Saturday, July 31, 2010

July


World Cup cuối cùng đã kết thúc với phần thắng thuộc về ... Paul the Octopus. Bốn investment banks lớn dám "dũng cảm" đưa ra dự báo của mình về nhà vô định WC đã không thể thắng được Paul, liệu investors có còn tin vào các quantitative models của họ nữa không đây? Nhưng có vẻ investors lại tin vào models của ECB dùng trong bank stress test tháng rồi, thị trường toàn cầu vực dậy mạnh mẽ trong tháng 7, ngay cả Shanghai Index cũng bắt chấp
cảnh báo của Rogoff tăng hơn 10%. Chớ trêu thay, Tây ban nha vừa mới ăn mừng lần đầu tiên vô địch WC thì kết quả stress test cho biết 5/7 các ngân hàng châu Âu sẽ fail là của nước này. Tháng trước nhiều pundits đã phán đồng Euro và kinh tế châu Âu chỉ đợi WC chấm dứt là sẽ sụp đổ vì traders quay về từ Nam Phi. Chưa rõ chức vô địch của TBN hay stress test của ECB đã giúp cho những tiên đoán này không/chưa thành hiện thực?

Ngoài kết quả stress test khá khả quan, chỉ 7/91 ngân hàng có khả năng phá sản và cần khoảng €3.5b để giải cứu, kết quả thành công các cuộc đấu thầu trái phiếu của Hi lạp và Tây ban nha trong tháng 7 có lẽ đã giúp nhiều người thở phào. Gần 2 năm lại đây, WS đã thay hẳn cặp từ "bull/bear" bằng cặp "risk on/risk off". Cứ mỗi khi "risk on" là cổ phiếu ào ào giảm giá, vàng ào ào tăng giá, dầu thô giảm, và đồng USD tăng. Tháng 7 vừa rồi rõ ràng là một tháng có "risk off", chỉ riêng đồng Yen đã đi ngược lại truyền thống, nhưng có lẽ nó tăng giá vì nghe đồn TQ đang giảm bớt dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD và EUR để
chuyển sang JPY. PBoC và SAFE không tuyên bố công khai kế hoạch này nhưng đã bắt đầu tính và công bố REER của đồng RMB, một động thái cho thấy TQ sẽ target một rổ tiền tệ thay vì chỉ một đồng USD như trước.

Thực ra đây là một chiến lược đúng và có lợi cho TQ, vừa tránh bị mang tiếng không giữ lời hứa thả nổi tỷ giá RMB với USD, vừa giúp TQ tránh không bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá EURUSD hay USDJPY như trong mấy tháng vừa qua. Chưa kể, như tôi có đề cập đến trước đây, việc này sẽ giúp TQ tiến gần hơn đến giấc mơ biến đồng RMB thành một đồng tiền dự trữ quốc tế. Chí ít cả IMF và ECB đã đánh tiếng về việc đưa RMB vào rổ tính tỷ giá SDR, có vẻ cả Dominique Strauss Kahn và Jean-Claude Trichet đều bị nghi ngờ đang muốn lấy lòng TQ để nước này đồng ý mở hầu bao ra mua bonds của các nước châu Âu và cả bonds của IMF.

Quả đúng là "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", trong khi Ireland, Hungary, Portugal, hay cả VN phải ngâm bồ hòn làm ngọt khi bị 3 đại gia rating đánh tụt hạng, TQ thẳng thừng tuyên bố không thèm coi những rating đó ra gì. Tự mình lập một rating agency mới (
Dagong), tự mình đánh giá và tự mình cho rằng credit rating của Mỹ, Đức, Anh, Pháp còn thấp hơn của TQ. Có lẽ Dagong nể tình "môi hở răng lạnh" nên vẫn giữ cho VN hạng BB- chứ không cắt xuống B+ như Fitch. Đáng ra NHNN và VNBA đừng "xử" Vietnam Credit thì biết đâu có ngày công ty này xếp rating của VN cao hơn Mỹ.

Nhưng dù Dagong có nói thế nào đi nữa và CSI có tăng hơn 10% trong tháng 7, bản thân PBoC cũng phải thừa nhận tăng trưởng sẽ chậm lại trong nửa cuối 2010 và khả năng easing đang tăng lên. Hàng loạt các ngân hàng trung ương cũng có chung nhận định H2 growth sẽ thấp: Fed, ECB, BoE, RBA. IMF dù có lạc quan hơn vẫn phải đánh tụt dự báo tăng trưởng cho các nước phát triển xuống trong bản WEO mới nhất. Mới chỉ đầu tháng 7 xác suất RBA sẽ tăng lãi suất vào tuần tới còn ở mức xấp xỉ 30%, vậy mà trong tuần cuối cùng market gần như chắc chắn sẽ không có chuyện tăng nữa. Fed và cả ECB đang chịu nhiều sức ép mở lại QE, trong khi BoE và BoC dù phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao hơn nhiều nhưng có lẽ sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng tới.

Duy nhất BoJ lại rất lạc quan dù chính trường Nhật vừa có biến động lớn trong tháng trước. Đây là nước phát triển duy nhất trong tháng 7 điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2010 tăng lên, mà tăng lên đến 1% chứ không nhỏ. Dù không lạc quan được như Nhật, nhiều nước Đông-ĐNÁ đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất (Malaysia, Philippines, Korea, Thailand, India). Lần này các nhà kinh tế nhắc đến decoupling nhưng không phải giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới mà là giữa TQ và phần còn lại của châu Á, tiếc rằng không có VN. Không biết có phải vì NHNN đang tìm cách hạ lãi suất xuống không mà thống đốc Nguyễn Văn Giàu không được mời dự một hội nghị 20 central bankers châu Á do RBA tổ chức hồi trung tuần tháng 7 mà FT gọi là "
rate raisers' meeting".

Cũng trong tháng 7, GS được cho là đã thắng SEC khi chỉ phải nộp phạt $550m cho vụ Abacus, thấp hơn nhiều số tiền phạt nhiều người dự đoán trong khi vẫn phủ nhận "wrong doing". Cũng tương tự như vậy, giới WS đã "thắng" Obama/Dodd/Frank khi dự luật thắt chặt lại quản lý hệ thống tài chính Mỹ đã phải có nhiều nhượng bộ vào giờ chót. Gần như toàn bộ ý tưởng của Volcker's rules đã bị bỏ ra hoặc bị suy yếu rất nhiều, chưa kể luật này để cho Fed/SEC/FDIC quá nhiều discretion sẽ là những lỗ hổng cho WS tiếp tục lobby. Thực tế một ngày trước khi Obama đặt bút ký vào Dodd-Frank bill, cả 3 credit rating agencies lớn đã đồng loạt "
đình công" viện dẫn qui định mới về liability của họ khi đưa ra rating quá rủi ro.

Có lẽ chỉ có một discretion duy nhất không có lợi cho giới bankers là khả năng Fed sẽ nhanh chóng áp dụng Basel III vào cuối năm nay mà không cần QH Mỹ phê chuẩn như lần Basel II trước đây. Và có nhiều lý do để tin rằng Basel III sẽ thắt chặt hơn khả năng kiếm tiền của giới bankers. Với qui định về leverage tối đa, những mánh khóe book dressing như dùng CDS để giảm VaR của các ngân hàng trước đây sẽ không còn tác dụng. Việc đưa ra yêu cầu quản lý liquidity và maturity mismatch cũng làm các banks khó có thể huy động vốn rẻ trên thị trường vốn ngắn hạn để fund cho các long-term assets. Qui định về CAR sẽ minh bạch hơn và không cứng nhắc như trước mà sẽ có tính chất couter-cyclical, nghĩa là khi kinh tế booming CAR sẽ phải tăng lên để các banks có buffer cho thua lỗ khi kinh tế suy thoái. Chi tiết về Basel III sẽ được BIS công bố cuối năm nay, hi vọng các nước sẽ nhanh chóng áp dụng những qui định mới này giống như Mỹ.

Tháng 7 năm nay có nhiệt độ trung bình cao kỷ lục, chẳng biết thời tiết nóng bức làm Paul Krugman khó chịu hay vì các "bonds vigilantes". Hết "gây gổ" với Prescott lại đến Rajan, hết Trichet lại đến Reinhart-Rogoff, Krugman có vẻ càng ngày càng mất kiên nhẫn với conservatism. Sự thực là economist/economic theory/model phản ánh ideology nhiều hơn là science, cho nên khi đã có ideology trái ngược nhau thì dùng mô hình hay lý thuyết cãi nhau chẳng có ý nghĩa gì, như trường hợp mô hình của Zandi và Blinder vậy. Cứ khiêm tốn và thực tế như nhà kinh tế này có lẽ lại có ích hơn cho xã hội.



Friday, July 30, 2010

Fitch's downgrade


Trước hết là phần "bảo vệ gà nhà". WSJ nói "No Vietnamese government officials were available to comment on the Fitch move". Nếu tôi là người phát ngôn của Bộ Tài chính, comment sẽ như sau:

"We were totally surprised by the move. This downgrade contradicts recent improvements in our macroeconomic conditions and prospects, endorsed by international community, among which are the ADB, IMF, WB, and more importantly an increasing number of foreign investors who cast the confident votes by their surging investment in Vietnam. We challenge three basics on which Fitch had made its decision. First, the 79% GXFR estimate is too pessimistic and does not take into account the dynamic of our balance of payments in the face of two recent VNĐ adjustments, as well as our commitment to more flexible exchange rate. The claim that the FXR growth relies on SOEs' external asset repatriation is unfounded, the SOEs have very little offshore assets anyway. In fact the FXR is expected to increase steadily as the current account is stabilizing and more FDI investors are switching to Vietnam in an anticipation that China is revaluing its currency and restructuring its imbalances.

Second, we admit that many policies implemented in the last two years were ad hoc and reactive. But facing large and unexpected shocks from the global financial crisis, that has been the best way to head off economic fallouts and recession. Policies around the globe in the last two years have been all ad hoc and reactive anyway. We are proud to be among a few economies which have maintained positive growth in the last two years. This proves that our pro-growth policies have been consistent and effective. Our current cautious easing policy is a forward-looking and proactive move in the situation of cooling down domestic inflation and falling commodity price. Perhaps Chairman Bernanke wishes he has some room to cut rate further like us.

Third, we believe our banking system, although not top rated in the world, is strong and well capitalized. The current CAR has been raised from 8% to 9% last month and all small banks have been asked to replenish their capital level to the required minimum by the end of 2010. In the first half of this year, all commercial banks report strong profits even after they were required to set aside adequate reserves to head off the worst case of NPL's fallouts. Contrary to Fitch's belief, widespread dollarization and even gold hoarding have put very little pressure on our banking system. Recent regulatory changes have stemmed down foreign exchange and gold speculations, evidenced by the fact that the market rates have been converged to official rates in the last few months.

In short, we disagree with Fitch's assessments and we are confident that our macroeconomic conditions and prospects are strong."


OK, "nói láo" thay các quan chức như vậy đủ rồi. Bây giờ là phần "đóng cửa bảo nhau". Trước hết tôi có bất ngờ không với lần downgrade này? Không, vì đã chứng kiến những gì vừa xảy ra với Vinashin và cả vụ đường sắt cao tốc. Fitch phê phán chính sách của VN là "reactive", nhưng bản thân rating của họ và các CRA khác cũng đang bị phê phán khắp nơi là "reactive", chạy theo những gì đã xảy ra chứ không forward looking. Một bằng chứng nữa là sau khi downgrade, Fitch đã bỏ VN ra khỏi negative watch list và đánh giá outlook là stable. Chứng tỏ những rủi ro Fitch viện dẫn không đe dọa credit worthiness của VN trong giai đoạn trước mắt, họ downgrade vì những gì đã xảy ra và những ai đã theo dõi tình hình kinh tế VN mấy tháng qua không có gì bất ngờ.

Fitch đã rất chính xác khi đánh giá rằng chính sách nới lỏng của VN gần đây kích thích tăng trưởng để "chào mừng" đại hội Đảng năm tới. Quan điểm của tôi từ trước tới giờ vẫn là VN phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại để rebalance lại nền kinh tế và có được sustainable growth. VN đã và đang tăng trưởng quá nóng so với capacity của mình, biểu hiện rất rõ qua lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng cao, thâm hụt thương mại lớn, hạ tầng quá tải. Vụ Vinashin sụp đổ, ngoài lý do không may do ảnh hưởng của khủng hoảng và tham nhũng của một số cán bộ, có thể thấy năng lực điều hành của Vinashin và năng lực giám sát của các cơ quan chức năng chưa đủ tầm để hấp thụ một lượng lớn các hoạt động kinh doanh đầu tư mới như vậy.

Fitch chê chính sách của VN "stop-go" và "inconsistent", chủ yếu nhắm vào SBV (Fitch không nhắc đến fiscal policy ngoài vấn đề high budget deficit). Theo tôi phê phán này của Fitch inconsistent nếu Fitch cho răng VN bị đô la hóa quá cao (vàng + ngoại tệ). Nếu đô la hóa cao đến mức làm nguy hiểm hệ thống ngân hàng thì chính sách tiền tệ của SBV cũng không còn hiệu quả, stop-go cũng chẳng có ý nghĩa gì. Cá nhân tôi đánh giá tình trạng đô la hóa của VN không đến nỗi tệ như vậy, SBV vẫn có khả năng điều chỉnh lãi suất và cung cầu ngoại tệ. SBV còn có thể can thiệp trục tiếp qua các biện pháp phi thị trường như đặt trần tín dụng trong năm 2008 hoặc yêu cầu các doanh nghiệp kết hối 100% ngoại tệ như trước đây. Tuy nhiên tôi đồng tình với Fitch rằng chính sách của SBV cần được cải thiện hơn nữa.

Có 3 điểm mà SBV (và bất kỳ central bank nào) cần phải cải thiện là predictability, transparency, và accountability. Điểm thứ nhất liên quan đến các mục tiêu, công cụ của chính sách tiền tệ, cũng như tính independence của SBV. Điểm thứ hai liên quan đến số liệu, mô hình dự báo/tính toán, và cách thức announce chính sách tiền tệ. Hôm qua VNE có một bài cho biết SBV dù đã công khai số liệu đấu thầu (OMO) vẫn không cung cấp đầy đủ và nhiều công ty chứng khoán phải khai thác các kênh "không chính thống" để có thông tin. Điểm cuối cùng là khả năng chất vấn và truy trách nhiệm của người dân và QH với các lãnh đạo SBV. Chí ít nếu SBV không hoàn thành nhiệm vụ (vd để lạm phát quá cao) thì QH/người dân phải được SBV giải trình đầy đủ.

Fitch có nhắc đến twin deficit, tuy nhiên có lẽ đã khá "ngây thơ" khi cho rằng chính phủ phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Tôi nghĩ mục tiêu phát hành trái phiếu ngoại tệ phức tạp hơn, nhiều khả năng chính phủ phải ra tay để giúp SBC tăng FXR và bình ổn mặt bằng lãi suất và tỷ giá hơn là nhu cầu bù đắp thâm hụt. Fitch nói đúng khi cho rằng việc bù đắp thâm hụt trên 7.6% GDP sẽ khó khăn và đặc biệt là vấn đề contingent liabilities (nợ do chính phủ bảo đảm) sẽ là gánh nặng cho ngân sách. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp nhà nước đa số làm ăn thua lỗ và nguồn thu quan trọng từ dầu thô có khả năng biến động mạnh theo giá quốc tế, chính phủ phải tìm cách giảm thâm hụt xuống thấp hơn 5% nếu không muốn lạm phát tiếp tục tăng cao. Xét cho cùng, resource của một nền kinh tế có hạn nên nếu chính phủ chi tiêu không hiệu quả thì nên để private sector làm việc này.

Điểm cuối cùng là đánh giá của Fitch về NPL và yêu cầu capital cho 6 ngân hàng lớn nhất lên đến 12% GDP. Tôi không rõ con số này chính xác đến đâu, nếu có điều kiện SBV hoặc các cơ quan chức năng của VN nên liên hệ với Fitch để làm rõ thêm về con số này. Nên nhớ trong cuộc khủng hoảng vừa rồi, không kể Iceland, các gói bank bailout của các nước tính theo tỷ lệ GDP thấp hơn nhiều con số 12% đó. Stress test vừa rồi của châu Âu cho thấy số tiền cần phải recapitalize cho 7 ngân hàng sẽ fail nếu khủng hoảng nợ leo thang cũng chỉ hơn €3.5b, chưa bằng 0.2% GDP của riêng Đức. Nói gì thì nói, vấn đề NPL trong hệ thống ngân hàng VN phải giải quyết triệt để, SBV có thể phải yêu cầu write off hoặc trích lập dự phòng nhiều hơn. Không nên để các ngân hàng tiếp tục có lợi nhuận cao nhưng rủi ro của NPL ngày càng tích tụ.

Dù tôi không thích thú gì khi Fitch downgrade VN, nhưng đây là một lời cảnh tỉnh cần thiết cho các policy makers. Nền kinh tế VN có rất nhiều troubles chứ không tốt đẹp như trong các báo cáo tại đại hội Đảng. Càng trì hoãn giải quyết, hậu quả sau này càng nặng và khả năng tiếp tục bị downgrade là khó tránh khỏi. Không một người VN nào muốn như vậy.


Note: Bản rating release chính thức của Fitch ở đây (có thể phải register mới đọc được).


Thursday, July 29, 2010

Links


Week 1:

- Paul Kedrosky: Gold is way under-owned: so sánh market capitalization của gold, equity, bond năm 1982 và hiện tại
- Businessweek:
Keynes vs Alesina: Alesina dẫn chứng kinh nghiệm cắt giảm chi tiêu của các nước thời 1980s để chứng minh austerity sẽ giúp tăng trưởng kinh tế trở lại (có trích dẫn phản biện của Krugman/Eggertsson)
- NYT:
in 1930s echo: công kích chính sách austerity của châu Âu khi thế giới còn chưa ra khỏi suy thoái, hệt như Mỹ đã làm năm 1936-1938. Điểm khác biệt duy nhất là hiện tại China và emerging markets đã tương đối lớn nên có thể bù một phần AD của các nước phát triển.
- Martin Wolf:
The global game of "pass the parcel": tiếng Việt có thành ngữ "đá bóng trách nhiệm" rất hợp với trò chơi này
- Yahoo!7:
Ryanair to introduce "standing" flights: sẽ có vé đứng giá dưới $10 trong các chuyến bay ngắn và hành khách phải trả $1.7 để sử dụng toilet - Nếu giá vé máy bay HN-Vinh, HCMC-Nha Trang có giá vé dưới $10 thì sao nhỉ?
- SMH:
Jetstar executives allowed to leave Vietnam: sau khi phó TT mới của Úc Wayne Swan "nói chuyện" với TT Nguyễn Tấn Dũng tại G20 Toronto, hai executives người Úc đã được phép rời VN tuy nhiên TGĐ Lương Hoài Nam vẫn chưa được trả tự do dù "...the investigation was 'terminated'"
- Michael Pettis: Banking crisis and consumption: các chính phủ giải cứu hệ thống ngân hàng về bản chất là đẩy thua lỗ của ngân hàng cho người dân gánh chịu (thông qua thuế và inflation). Bởi vậy banking crisis sẽ làm giảm consumption và giảm GDP growth.
- Bruce Krasting: NFP - A view from the street: birth/death model có (big) adjustments vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm
- James Hamilton: No double dip: các indicators quan trọng cho thấy khả năng double dip rất nhỏ, PMI dù đang giảm nhưng vẫn trên 50 (second derivatives?). Nhiều commenters trong post này không đồng ý với Hamilton.
- Frankel and Saravelos: Early warning indicators: hai indicators quan trọng nhất là central bank's foreign reserve và real effective exchange rate (sẽ tính REER cho VN trong vài ngày tới)


Week 2:

- Paul Krugman: Memories of scare tactics past: "I'm ... a lot more cynical now."
- Stephen Williamson:
Unemployment insurance: giống như các loại insurance khác, UI cũng phải đối mặt với moral hazard và adverse selection. Tuy nhiên UI còn bị macro risk, nghĩa là tình hình labor market nói chung sẽ ảnh hưởng lên xác suất người mua bảo hiểm bị thất nghiệp và khó tìm được việc mới. Bởi vậy UI khác với các loại bảo hiểm khác ở chỗ nó không chỉ spread risk ra nhiều đối tượng mà còn spread risk trong thời gian (quá khứ và tương lai). Người mua bảo hiểm thực ra có thể tự spread risk này bằng borrowing, nhưng nếu bị liquidity constraint thì họ buộc phải mua UI. Do đó equilibrium price của private UI sẽ phản ánh các constraint này và sẽ quá đắt cho đa số người dân. Bởi vậy government phải đứng ra cung cấp UI.
- VoxEU: Short-term funding: tôi đã từng phản đối qui định quản lý maturity mismatch của NHNN, tuy nhiên càng ngày càng nhiều người ủng hộ chính sách này
- VoxEU: RMB appreciation and imbalances: một yếu tố ảnh hưởng đến global imbalances sau khi RMB được flexible hơn là các nước châu Á khác sẽ chấp nhận để đồng tiền của mình appreciate theo RMB
- Calculated Risk: Chinese property market: Rogoff cho rằng property market của TQ đang "collapse" và sẽ ảnh hưởng đến banking system
- FT: Greek debt started restructuring: ... với 19% discount
- BW: VR Capital Asks Dragon to close 2 Vietnam funds: VR Capital có trụ sở ở Moscow, có assets ở VN, và có tên bắt đầu bằng chữ V, không biết các "soái" ở Moscow có liên quan gì đến fund này không nhỉ? Một điều lạ là Richard Deitz thành lập fund này năm 1999 nhưng lại có investment trong một fund của Dragon Capital cách đây 15 năm, nghĩa là từ năm 1995-1996.
- Bruce Krasting: Yield curve slope and GDP growth: Cleveland Fed dùng yield curve slope (10y-3m) dự đoán US GDP growth, cho rằng xác suất double dip chỉ là 10%
- Tim Duy: Why ís the American jobs machine broken? Tim Duy nghi ngờ tình trạng thất nghiệp cao của Mỹ là structural chứ không phải cyclical, có liên quan đến việc Mỹ mất manufacturing jobs to China and developing economies. Một nghi ngờ quan trọng nữa là manufacturing sector không chỉ tạo jobs mà còn là gốc rễ của innovations, bởi vậy protectionism có thể có lợi cho dài hạn. Đây là ý tưởng cực kỳ quan trọng, nó có thể thay đổi ideology và policy của Mỹ.
- FT: RMB bonds begin to flourish: RMB tiến ra thị trường tài chính quốc tế
- News: Paul the Octopus: không biết Goldman Sachs hay JPM có định mời Paul về làm analyst không khi forecast của họ không thể bì được với con bạch tuộc này. Nhưng thực ra với 6 lần đoán đúng liên tục, nếu chỉ đơn thuần "ăn may" thì xác suất là 1/2^6=1/64, vẫn còn lớn hơn nhiều xác suất trúng độc đắc.
- Paul Krugman: Austerity math: Krugman ước lượng rằng nếu giảm government spending 1% GDP mà làm future GDP (level) giảm 0.08% thì ảnh hưởng vào future budget sẽ lớn hơn phần lãi suất phải trả cho số spending đó. Điểm mấu chốt trong tranh luận của 2 phe nằm ở con số 0.08% này, những người ủng hộ austerity cho rằng giảm budget deficit sẽ làm tăng future GDP.
- Greg Mankiw: Why spending more may not help: phản biện lại Krguman, Mankiw cho rằng tăng spending sẽ tăng debt, do vậy tăng future tax. Điều này sẽ ảnh hưởng đến private consumption (Ricardian equivalent) và investment (distortionary effect of tax).
- Free exchange: Trust the yield curve: trước 7 lần recession gần đây nhất của Mỹ, yield curve slope đều bị negative (long-term yield thấp hơn short-term yield), bởi vậy xác suất double dip rất thấp vì hiện tại yield curve vẫn có positive slope (mặc dù tác giả cảnh báo ZIRP và ví dụ Nhật bản trong thập kỷ vừa qua).
- Money Supply: Implicit Fed voting rules: 7 governors luôn bỏ phiếu cùng chairman, NY Fed luôn cùng chairman, tối đa 2 regional presidents bỏ phiếu chống chairman


Week 3:

- George Soros: The crisis & the Euro: 4 khiếm khuyết cơ bản của EMU là (i) thiếu fiscal union, (ii) tin tưởng mù quáng vào sự ổn định của hệ thống tài chính/ngân hàng, (iii) chỉ lo chống inflation chứ không quan tâm đến rủi ro deflation, (iv) không tính đến khả năng các thành viên sẽ không thực hiện được cam kết Maastricht (3% deficit, 60% debt) và do vậy không có phương án adjustment hoặc exit tối ưu.
- FT: BIS gold swaps: BIS swap $14bn USD cho các commercial banks lấy 342 tấn vàng, phần lớn trong tháng 1/2010 ngay trước khi Fed chấm dứt swap lines với ECB và các central banks khác (hiện tại Fed đã nối lại swap lines)
- China Daily: China buys Japanese bonds at record pace: thảo nào
- David Harvey: Crises and capitalism: khủng hoảng dưới cách nhìn của Marxism hiện đại - sự luận chuyển của capital và debt một cách không hiệu quả là căn nguyên của capitalism crisis, nhớ lại một số đề nghị gần đây (chủ yếu từ Austrian school) về việc xóa bỏ fractional reserve system và loại bỏ debt financing (đánh thuế lên interest expenses).
- Olivier Jeanne: Dealing with volatile capital flows: bài học của Korea trong cuộc khủng hoảng vừa rồi cho thấy vai trò của foreign reserve (để chống khủng hoảng) khá mờ nhạt, trong khi swap lines (với Fed) có ý nghĩa hơn nhiều. Capital control cũng có thể là một biện pháp tốt và cần thiết để chống lại bubble trước các cuộc khủng hoảng.
- Paul Krugman: Football: "... it's not the flying Dutchman, it's the fouling Dutchman."
- Paul Krugman: "... right now I'm feeling pretty bleak": dẫu sao vẫn lạc quan hơn "... I'm terrified" ngày 18/09/2008.
- The Economist: House price: rất ngạc nhiên là giá nhà đất TQ tăng thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (US, UK, AU)
- Free exchange: Virginity ratio: khảo sát của Wellesley College cho thấy sinh viên các ngành khoa học tự nhiên (math, chemistrsy) có tỷ lệ "còn trinh" cao nhất, thấp nhất là các ngành xã hội nhưng đặc biệt là computer science cũng nằm trong top 5
- Daniel Drezner: 7 rules reading research papers: #1: nếu bạn không thích/không hiểu abstract nói gì không nên đọc tiếp, #2: search Google Scholar để đánh giá nhanh citation count, càng nhiều citation càng nên đọc (note: với các bạn chuyên ngành kinh tế nên tham khảo trong RePec, Ideas)
- Ray Madoff: Dynasty trust: việc hủy bỏ "rule against perpetuities" ở nhiều bang của Mỹ có thể sẽ tạo ra các dòng họ (dynasty) giầu có kéo dài nhiều thế hệ.
- Telegraph: China rating agency: TQ thành lập một rating agency của riêng mình vì không tin các rating agencies của Mỹ. Rating agency mới đánh giá credit rating của TQ cao hơn của Mỹ, Anh và một số nước phát triển khác.
- 7news: France bans burqa and niqab: trước quốc khánh 1 ngày, QH Pháp thông qua luật cấm phụ nữ Hồi giáo đội khăn che mặt (burqa/niqab) ở các địa điểm công cộng. Một điều ngạc nhiên là đảng Socialist và Communist bỏ phiếu trắng không ủng hộ luật này, ngược lại với truyền thống chống tôn giáo của người cộng sản.
- Business Insider: Portugal means nothing to Europe: sau khi Moody downgrade Portugal, EU stocks và EUR rallied ngày hôm qua, thậm chí Greece cũng không hề hấn gì vừa bán thành công €1.6b trái phiếu chính phủ.
- Felix Salmon: Paying executives in debts: trả lương/thưởng cho executives bằng (unsecured) debts thay vì equity, như vậy họ sẽ có incentives phải giảm leverage của công ty để bảo vệ số debts mà mình được hưởng.
- Đỗ Mười: "Tính chất giai cấp của TTCK là gì?": noice traders vs smart money
- Michael Pettis: Capital tsunami vs nuclear option: TQ có 4 cách giảm UST holdings: (i) swap UST lấy US assets, (ii) swap UST lấy Euro/Yen assets, (iii) swap UST lấy commodity, (iv) swap UST lấy Chinese assets.
- Yahoo: Yahoo Research: cạnh tranh với Google Research? Nhìn vào danh sách people at Yahoo Research thấy có đến 1/3 là người Ấn độ
- Khoi Vinh: NYTines.com Design Derector: tình cờ được biết design director của NYTimes.com là người Việt
- The Times of India: Inflation in June: 10.55%
- Newsweek: The creative crisis: sau IQ, EQ, bây giờ đến CQ (creative quotient). Theo bài báo này CQ có correlation với creative accomplishment cao gấp 3 lần so với IQ. Một điểm nữa là IQ có xu hướng tăng dần theo thời gian, CQ cũng vậy nhưng chỉ đến năm 1990. Từ khi Internet ra đời đến nay CQ đang có xu hướng giảm dần.


Week 4:

- Felix Salmon: Goldman Sachs' settlement: thực ra số tiền $550m GS nộp phạt cho SEC không phải lớn nhất trong lịch sử như nhiều báo đưa tin, AIG đã phải nộp phạt $800m năm 2006 và WorldCom $750m năm 2003. Nếu tính theo inflation adjusted, từ năm 1990 Mike Milken cũng nộp phạt lớn hơn số GS phải nộp (Milken đã từ bỏ WS và hiện đang run Milken's Institute rất đình đám). Chẳng trách ngày (15/7) SEC công bố số tiền phạt $550m, giá cổ phiếu của GS tăng 4.4%.
- Felix Salmon: Basel III: vừa đưa ra ý tưởng "countercyclical capital buffer", nghĩa là gia tăng capital ratio (CAR) cho tất cả các banks khi credit growth tăng nhanh hơn GDP growth. Xét theo tiêu chí này, credit growth của VN từ năm 1999 đã tăng nhanh hơn NGDP rất nhiều, nhưng đáng ra yêu cầu tăng CAR thì NHNN lại yêu cầu tăng capital. Một điểm nhỏ liên quan đến financial reform bill vừa được QH Mỹ thông qua là QH đã cho phép các regulators áp dụng tiêu chuẩn Basel III khi BIS thông qua cuối năm nay (dự kiến). Nghĩa là QH Mỹ đã approve Basel III trước khi nó được BIS đưa ra, khác với Basel II trước đây.
- Felix Salmon: JPM analyst: share price của ATP Oil and Gas rớt 12% trong một ngày rồi tăng lại 11% ngày hôm sau vì JPM analyst viết nhầm $50m thành $500m. Yes, market is very efficient!
- Bruce Krasting: Hungary and the Euro: cuộc đàm phán giữa IMF và Hungary vừa tan vỡ vì Hungary không chịu giảm budget deficit xuống 2.8% như IMF yêu cầu, liệu Euro có ignore Hungary lần này như đã ignore Portugal downgrade tuần trước?
- Free Exchange: China's labor cost: phản bác lại quan điểm của NYT về sự gia tăng lương nhân công của TQ trong mấy tháng gần đây và khả năng TQ sẽ mất dần manufacturing jobs cho các nước lân cận như VN, Cambodia, Bangladesh.
- Free Exchange: India's currency symbol: Ấn độ vừa thông qua biểu tượng đồng rupee của mình, tất cả các bàn phím máy tính ở Ấn độ sẽ thay dấu $ (shift-4) bằng biểu tượng mới này.
- James Hamilton: Realtime recession calls: một số phương pháp dự báo recession in real time thay vì đợi NBER công bố cả năm sau đó.
- Business Insider: Krugman's misleading: trích dẫn một bài của CFR cho rằng Krugman đã cố tình chọn đoạn đồ thị đẹp nhất cho Iceland để củng cố cho quan điểm cần phải có thêm stimulus của mình.
- Paul Krugman: more stimulus please
- RBA: Demography and growth: hầu hết các nước, kể cả TQ và Ấn độ, sẽ bị ảnh hưởng bởi demography adverse effect vào GDP growth trong giai đoạn sau 2010. TQ sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất khi working-age share sẽ peak vào khoảng 2015.
- Trần Hữu Dũng: Hôm nay (18/7) Vietstudies có links tới 3 bài viết của các thành viên nhóm Thứ Sáu: Phan Chánh Dưỡng, Trần Trọng Thức, Lê Trọng Nhị (chưa kể 2 bài của Nguyễn Ngọc Bích vài ngày trước). Các lãnh đạo hiện tại của VN có ai dám/có khả năng lập lại nhóm Thứ Sáu không nhỉ?
- Raghu Rajan: World economic outlook: cựu kinh tế gia trưởng của IMF đưa ra dự báo kinh tế thế giới
- Hans Rosling: Asia's rise - How and When: một bài presentation tuyệt hay về Asia's catching up, đặc biệt phần visualization. Bạn có thể chọn subtitle tiếng Việt (thank to LD and Loren Đan)
- WSJ: Sunglasses: phần lớn các brand kính mát nổi tiếng (Prada, Bulgari, Chanel, Polo Ralph Laurence, Versace, Vogue, Ray Ban) đều được sản xuất bởi một công ty duy nhất không mấy ai biết đến - Luxottica - ở Ý. Công ty này mua lại brand licence của các công ty thời trang lớn, tự thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, và thậm chí bán lẻ trên khắp thế giới, với lợi nhuận trước thuế lên đến 64%.
- Paul Krugman: Is there a jobs mystery: Okun's law (1% GDP giảm làm tăng 0.5% unemployment rate) gần đây không còn đúng nữa, có lẽ vì các recession sau này có nguyên nhân là financial crisis hơn là tightening policies bởi vậy doanh nghiệp không hoard labor như trước nữa.
- Simon van Norden: Double dip risks: Goldman Sachs estimate 25-30%, tuy nhiên Norden cho biết trong lịch sử Survey of Professional Forecasters (SPF) luôn bi quan sau mỗi kỳ recession. Trung bình họ dự báo 31% recession sẽ tiếp tục 4 quí sau khi recession xảy ra nhưng thực tế chỉ có 25% số dự báo đó chính xác.
- NYT: Stock for longrun: bài báo này cho biết Jeremy Siegel dự báo 96.6% US stock sẽ tăng trong 5 năm tới, trung bình 11% trong vòng 10-20 năm. Chi tiết thú vị hơn: hồi còn nhỏ Siegel đã vẽ đồ thị chỉ số Dow Jones lên tường phòng ngủ của mình. Tối nay về cho ông con trai cái bút, hi vọng sau này nếu không thành Warren Buffett thì cũng thành Wharton's professor :-)
- New Yorker: Volcker's rule: Barney Frank nói: "...you are not going to see anything in this bill that Paul [Volcker] objects to."
- VoxEU: Chinese ancient money: John Whalley, một đại thụ trong làng CGE thế giới, cùng với 2 học giả TQ viết về lịch sử tiền tệ TQ thời xưa. Không những cho rằng TQ là nơi phát minh ra tiền giấy (Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên copy ý tưởng tiền giấy của TQ vào thế kỷ 17), các tác giả này cho rằng học thuyết kinh tế lâu đời nhất cũng xuất phát từ TQ và rất có thể các học giả của TQ đã truyền bá các tư tưởng kinh tế của mình sang phương Tây theo con đường tơ lụa. Một ý tưởng quan trọng của bài viết này là sự phân biệt giữa knowledge và wisdom, theo các tác giả giới học giả phương Tây chạy theo knowledge còn phương Đông đi tìm kiếm wisdom.
- Paul Krugman: Debt ratios: số liệu trong giai đoạn Great Depression cho thấy debt/GDP tăng mạnh trong thời Hoover mặc dù FDR tăng fiscal spending trong New Deal sau đó. Lý do là GDP dưới thời Hoover đã giảm mạnh dẫn đến debt/GDP tăng.
- Michael Pettis: Sovereign default possibility: một bài cực kỳ quan trọng về tình trạng nợ quốc gia và khả năng default của các nước - sẽ viết thêm về bài này trong một entry tới.
- PEW Survey: Attitude toward China's expansion: tiếc là không có số liệu VN, nhưng có thể đoán VN sẽ theo đa số các nước Đông Á không thích thú gì khi TQ bành trướng cả về kinh tế lẫn quân sự. Một điều ngạc nhiên là Pháp lại là nước có ác cảm nhất với TQ trong số các nước phương Tây.
- FT: China's land value bubble: từ năm 2003 đến nay, giá đất của TQ tăng 800%, một nửa số tăng đó diễn ra trong vòng 2 năm gần đây (có lẽ do stimulus money). Một trong những lý do làm giá đất tăng cao là các SOE đã bid giá đất cao hơn 27% trung bình so với private bidders.
- Paul Krugman: Fedfail index: tiếp tục gây sức ép lên Bernanke để có second QE
- Paul Krugman: On Rogoff: tiếp tục "gây gổ" với một ex-IMF chief economist nữa. Lập luận của Krugman về Rosie the Riveter (tương tự như của Paul Samuelson năm 1943) bị David Henderson bắt bẻ: unemployment của Mỹ sau WWII chỉ tăng từ 1.9% năm 1945 lên 3.6% năm 1947.
- Mish Mike Shedlock: China's housing bubble: ngay cả các qui định phải có downpayment lớn (30-40% giá trị mortgage) cũng không an toàn và thậm chí còn làm bubble dễ vỡ vì người mua nhà sẽ đi vay nặng lãi bên ngoài để đóng downpayment.
- Bloomberg: China's NEER: PBoC sẽ tính và công bố tỷ giá của đồng RMB so với một rổ các đồng tiền lớn (trade-weighted), nghĩa là một dạng NEER


Week 5:

- Mankiw's blog: Economic jargon: giới economist rất thích dùng thuật ngữ "first approximation", có lẽ là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng "first order linearization"
- Paul Krugman: Anti-austerity: Krugman bất bình việc Trichet đem "non-linear phenomena" ra dọa, có lẽ Trichet chẳng bao giờ dùng "first approximation"
- Paul Krugman: R-R paper: tiếp tục phản bác Reinhart-Rogoff paper cho rằng toàn bộ debt history của phương Tây nằm trong 4 sự kiện chính
- Nick Rowe: Rational vs adaptive expectation: thực ra rational expectation chỉ là một trường hợp đặc biệt của adaptive
- Nick Rowe: "It's not the level of uncertainty that matters for liquidity preference, but the expected rate of change of uncertainty": tuy nhiên bên cạnh trend/momentum followers còn có contrarian traders
- Free Exchange: Trichet speech: thêm một phản đối nữa về lời kêu gọi austerity của Trichet, giống Krugman bên trên cho răng debt/GDP tăng vì GDP giảm chứ không phải debt tăng quá nhanh, ngoài ra kêu gọi austerity cho toàn bộ châu Âu bất kể hoàn cảnh của từng nước là không hợp lý
- WSJ: Basel III: Basel committee đã thỏa thuận được các qui định cơ bản cho Basel III bao gồm định nghĩa về capital, credit risk, leverage ratio, liquidity requirement. Kế hoạch triển khai cụ thể sẽ đưa ra trong tháng 9.