Tuesday, August 31, 2010

Master Chef


Cuộc bầu cử sớm ngày 21/8 vừa rồi (vẫn bất phân thắng bại) là sự kiện vô cùng quan trọng cho tương lai nước Úc. Ấy vậy mà cuộc debate duy nhất của 2 đối thủ chính trong cuộc bầu cử này đã phải dời sớm lên 1 tiếng so với 7:30pm truyền thống của các kỳ bầu cử trong quá khứ. Lý do là ... Master Chef Finale diễn ra đúng vào giờ đó. [Note cho các bạn không sống ở Úc: Master Chef là một reality TV show trong đó các contestants thi thố tài nghệ nấu ăn. Đêm chung kết Master Chef có 1/4 dân Úc theo dõi chương trình này, kỷ lục của các TV show từ trước tới giờ.]

Nhưng Master Chef không chỉ ảnh hưởng đến chính trị. Hôm nay ABS, cơ quan thống kê của Úc, công bố số liệu tăng trưởng kinh tế trong Q2 và kết quả là 3.3% (yoy) cao hơn nhiều so với dự báo của đa số các chuyên gia kinh tế (mean forecast = 2.9%). Theo WSJ lý do là .... Master Chef. Cụ thể, tiêu dùng cá nhân đã tăng mạnh do chi tiêu cho restaurants và cafes tăng rất cao. It nhất theo các nhà kinh tế của UBS, CommSec, và Deutsche Bank đó là do tác động của chương trình Master Chef. Nếu quả đúng như vậy, một TV show với chi phí vài triệu AUD có tác động mạnh không kém những chương trình kích cầu hàng trăm triệu của chính phủ.

Thế mới thấy dự báo kinh tế khó khăn như thế nào, Keynesian lẫn Monetarist làm sao có thể đưa được Master Chef vào mô hình của mình. Thôi thì đến mùa Master Chef sang năm nhớ mua cổ phiếu restaurant trước :-)


Links


- Marginal Revolution: Barro vs Barro: hai cha con cãi nhau về ảnh hưởng của unemployment insurance vào unemployment rate.
- Forex Blog: RMB: Trong 6 tháng đầu năm TQ giảm foreign reserve bằng US Treasury 5.7% trong khi tăng Korean won thêm 113%, có lẽ để đồng won lên giá so với RMB. Không biết đến khi nào TQ sẽ mua trái phiếu của chính phủ VN.
- Karl Smith: Low interest rate and deflation: cuộc đấu khẩu/đấu blog giữa các macro/monetary economists liên quan đến bài phát biểu của chủ tịch Fed Minneapolis Narayana Kocherlakota đang lên cao trào sau entry của Nick Rowe tôi có link bên dưới. Các bạn đang học macro/monetary economics nên theo dõi cuộc debate này: Krugman, Krugman 2, Krugman 3, Thoma 1, Thoma 2, Thoma 3, Thoma 4, Thoma 5, Harless, Williamson, Williamson 2, Williamson 3, Williamson 4, Rowe 1, Rowe 2, Rowe 3, Sumner 1, Sumner 2, Waldmann, DeLong 1, DeLong 2, Sethi. Karl Smith hi vọng rằng sẽ có ngày blogosphere sẽ thay thế academic journals, tôi cũng mong như vậy.
- Ronald McKinnon: Washington Consensus vs Beijing Consensus: viện trợ cho các nước nghèo của Mỹ do Bộ Ngoại giao quản lý, của TQ do Bộ Ngoại thương quản lý
- NBER: Automatic stabilizer: 38% income shock in EU, 32% in US, châu Âu quả thật Keynesian hơn Mỹ.
- End users modeling: Numerical Recipes in VB: dành cho ai muốn xây dựng các mô hình quant trong VB (Excel)
- VNEconomy: Vay ngoại tệ: trong tháng 4/2010 đã có 22000 tỷ trên tổng số 28000 tỷ tín dụng ngoại tệ do các nhà xuất khẩu vay.
- Business Insider: Austerity and credit rating: Moody cho rằng việc châu Âu thắt lưng buộc bụng để giảm budget deficit sẽ làm credit rating xấu đi vì austerity sẽ làm giảm GDP growth dẫn đến giảm government revenue (Krugman will love this).
- Nick Rowe: Forget about interest rate: một quan sát thú vị: "lãi suất" thực ra là một derived concept không tồn tại trên thực tế, vd "lãi suất" gửi tiết kiệm chỉ là chênh lệch giữa số tiền nhận được với số tiền gửi vào. Do đó các phân tích kinh tế có thể bỏ qua khái niệm lãi suất mà vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên nếu tôi nhớ không lầm trước đây đã đọc một mô hình vẽ IS curve trên tọa độ AD/asset price rồi chứ không phải nó mới được phát minh ra bởi Andy Harless.
- Nick Rowe: Intro Economics: chủ tịch Fed Minniapolis, PhD economics từ Chicago, mà vẫn bị nhầm lẫn rất cơ bản khi nói lãi suất thấp sẽ dẫn đến deflation.
- Bloomberg: Tightening request: Raghu Rajan và William White cho rằng Fed phải bắt đầu tightening trong năm nay, có thể là 2% để tránh lạm phát. KrugmanRyan Avent (FE) phản đối.
- Mike Moffatt: Free Economic Journal
- Martin Wolf: 30-year conservatism reform: review lại "công cuộc" pro-market/deregulation reform khởi xướng bởi Thatcher và Reagon. Có bằng chứng cho thấy US và UK đã có economic progress trong giai đoạn reform này, tuy nhiên Wolf cho rằng đó có thể là hệ quả của sự bành trướng của financial sector (finance-led growth) và sự thu hẹp manufacturing sector (nhờ vào globalization và sự trỗi dậy của TQ).
- Steve Miller: CA+KA=0: trích dẫn William Poole cho rằng nếu chỉ tập trung giải quyết các nguyên nhân làm CA deficit thì có thể không thành công vì còn các nguyên nhân làm KA surplus
- NYT: UST bond holdings: hiện tại có 46% tổng số UST bonds được các tổ chức nước ngoài nắm giữ, giảm từ 49% năm 2008. Trong hai năm vừa qua số bonds do domestic (US) investors mua tăng vọt, bù đắp hoàn toàn số bonds phát hành thêm để kích cầu và giải cứu banking trong khi overseas holdings tăng chậm lại (TQ bán bớt UST, mua JGB/gold).
- James Hamilton: Stock vs bond: Hamilton cho rằng tương quan giữa dividend yield và bond yield trong 140 năm qua (Shiller's data) chủ yếu chịu ảnh hưởng của inflation. Trong nửa đầu (gold standard) deflation phổ biến còn nửa sau (fiat money+Fed) inflation cao hơn hẳn.
- Krugman: Bond yield: dùng Mankiw's rule (một dạng Taylor rule đơn giản) và CBO forecasts, Krugman estimate FFR sẽ nằm gần zero đến giữa năm 2013. Do vậy 10-year UST sẽ có yield vào khoảng 2.6%, khá gần với market yield mấy tuần vừa qua.
- TBKTSG: Tái cơ cấu Vinashin: nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã nêu ra một vấn đề rất quan trọng: Vinashin sụp đổ là chuyện đã rồi, nhưng dường như cách thức tái cấu trúc Vinashin vẫn chỉ là chuyện nội bộ giữa chính phủ và những người đã đưa con tàu này mắc cạn. Đúng ra chính phủ phải thuê/mời các chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp đảm nhận vụ này, bởi nếu không làm đúng bóng ma Vinashin sẽ quay trở lại. Năm 2008 khi phải đối mặt với những vụ phá sản của Bear Stearns, Lehman, GM, Bộ Tài chính Mỹ với một đội ngũ chuyên gia hùng hậu vẫn phải thuê các chuyên gia bên ngoài vào giải quyết.


- VNEconomy: VND sẽ giảm giá tiếp: chuyên gia Bùi Kiến Thành đã nhiều lần cho rằng phá giá VND không có nhiều tác dụng giảm thâm hụt thương mại vì rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN (vd dệt may) phải nhập phần lớn nguyên liệu, do đó khi tỷ giá USD tăng giá đầu ra tăng nhưng giá đầu vào cũng tăng. Tôi không đồng ý với quan điểm này ở chỗ ảnh hưởng của phá giá không tập trung ở những ngành công nghiệp chế biến/gia công xuất khẩu và không chỉ đơn thuần giúp hàng VN cạnh tranh hơn khi xuất khẩu. Ảnh hưởng chính của việc phá giá tập trung ở tác động làm giảm tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu, nhất là hàng hóa tiêu dùng nhập từ TQ. Điều này dẫn đến những mặt hàng tương tự do VN sản xuất sẽ có thể cạnh tranh và lấn át dần hàng TQ nên nhập siêu từ TQ (nguồn nhập siêu lớn nhất hiện nay) giảm. Ngoài ra bản thân các ngành chế biến gia công xuất khẩu sẽ quay lại tìm kiếm các nguyên vật liệu nội địa thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu khi giá hàng nhập khẩu gia tăng, do đó sẽ giúp cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.
- ODI: Competition: tổ chức này thực hiện case studies cho 4 thị trường (đường, xi măng, bia, điện thoại di động) ở 5 nước (VN, Bangladesh, Zambia, Ghana, Kenya) và kết luận ở đâu có cạnh tranh ở đó có hiệu quả.
- Macroblog: Beveridge curve: David Altig giới thiệu một số nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc Fed cho thấy thực ra Beveridge curve thường shift right ở các giai đoạn recovery của các lần suy thoái trước đây
- Free Exchange: Occupational licensing: tác giả cho rằng đây là một dạng "regressive transfer", vd giới dental hygenists (lương thấp) trung bình transfer $1.5b hàng năm cho giới dentist (lương cao) vì qui định phải có licence mới được làm dịch vụ về răng cho bệnh nhân
- Simon van Norden: Double-dip risk: số liệu mới nhất của SPF là 14% cho Q3, thấp hơn nhiều so với GS dự báo (25-30%)
- Forex blog: National debt and USD: không có bằng chứng gì cho thấy national debt cao sẽ làm USD mất giá, nhất là trong ngắn hạn
- WSJ: Devaluation: NHNN phá giá VNĐ thêm 2.1% ngày 17/8, báo chí trong nước đều đăng tin "NHNN tăng giá USD"
- The Economist: Structural unemployment: Minneapolis Fed president Kocherlakota cho rằng phần lớn (most) số thất nghiệp hiện tại là structural unemployment, nghĩa là monetary policy sẽ không có tác dụng giảm unemployment xuống nữa (bằng chứng là Beveridge curve đang shift out). Tuy nhiên nếu structural unemployment tăng thì tại sao inflation không tăng.
- Macroman: BoJ LLC: 4 điều kiện để BoJ có thể thành công khi can thiệp vào thị trường FX: (i) relative economic outlooks (đo bằng 5-year real interest rate spread), (ii) large misvaluation of real exchange rate (so với 5-year average), (iii) large long JPY positions in the market (CFTC), (iv) strong momentum (3m5d). Cả 4 đều cho thấy BoJ đang rất gần intervention, chưa kể JPY đã đạt 15-year high vào tuần trước và rất có thể sẽ hướng đến all-time high.
- Thanh niên: Tiết kiệm 4000 năm: tôi vẫn cho rằng cải cách hành chính hiệu quả mới là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế VN chứ không phải phải các kiểu kích cầu/kích cung hay đầu tư cho các đại công ty/tập đoàn (Nói thêm: phóng viên đặt tựa rất ấn tượng nhưng không chính xác, đúng ra là tiết kiệm được 4000 năm-người).
- Free Exchange: China's RMB: phản đối quan điểm của Krugman phải "get tough" với TQ để TQ nâng giá RMB. Lý do chính là TQ có các internal constraints (economic, political) ngăn không cho tăng giá RMB chứ không phải TQ "coi thường" sức ép của Mỹ. Nếu đúng như vậy, trade war sẽ không giải quyết được US/global imbalances.
- Economics of Contempt: Basel III Liquidity Coverage Ratio (LCR): yêu cầu tỷ lệ của liquid assets so với 30-day net cash outflow phải lớn hơn 1. Tử số gồm 2 levels trong đó level 1 (cash, sovereign bonds) phải chiếm ít nhất 60%, level 2 bao gồm một số AA- assets sau khi đã trừ đi một margin đáng kể (haircut). Mẫu số là tổng cash outflow trong trường hợp crisis, nghĩa là tỷ lệ của các risky liabilities có khả năng không rollover được (Basel III có một annex liệt kê tất cả các run-off rates này).
- Steve Waldman: 21 century monetary policy: Waldman tóm tắt hai giai đoạn monetary policy trong lịch sử bằng mối quan hệ CPI-wage (pre-90) và CPI-asset price/credit (post-90), và cho rằng cách tốt nhất để điều hành chính sách tiền tệ là target monetary growth thông qua "helicopter money", nghĩa là credit thẳng tiền vào tài khoản cho mỗi người dân nếu kinh tế suy thoái.
- Tyler Cowen: Australia: stock market của Úc tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất thế giới trong ... 110 năm vừa qua
- Naked Capitalism: Mark Hurd: vụ HP CEO từ chức/bị sa thải đang rất controversial, có người cho rằng Hurd ra đi là tất yếu nhưng ngược lại có người so sánh vụ này với vụ Apple sa thải Steve Jobs năm 1985. Tuy nhiên dù đúng hay sai, thông tin cho rằng có đến 2/3 nhân viên HP sẵn sàng nghỉ việc nếu có offer ở một công ty khác quả là đáng ngại cho HP.
- Free Exchange: In dog we trust: sự có mặt của một con chó giúp tăng cooporation giữa một nhóm người, giúp tránh/giảm được prisoners' dilemma
- Paul Krugman: Social security: Krugman có một loạt bài (1, 2, 3, 4) phản đối quan điểm cho rằng SS sẽ là gánh nặng cho ngân sách Mỹ
- Econompicdata: Second largest economy: TQ đã chính thức vượt Nhật
- TBKTSG: Minh bạch hóa thông tin của các công ty chứng khoán: tác giả Thủy Triều cũng cho rằng dự thảo thông tư của BTC về vấn đề này "đúng nhưng chưa đủ". Phản bác của ông Huy Nam và Johan Nyvene không hẳn đúng. Các brokers phải công bố thông tin về các investment positions của mình với một độ trễ nhất định để clients kiểm tra xem borkers có "front running" hay không chứ không phải dùng thông tin này để ra quyết định đầu tư. Công bố thông tin với độ trễ, để bảo vệ brokers và tránh herding behaviour, là điều nên có.
- Huỳnh Thế Du: Thông tư 13: HTD cho rằng TT13 tuy có một số bất cập nhưng đi đúng hướng. Tôi chỉ không đồng ý về qui định 3000 tỷ vốn tối thiểu và những lý do bạn Du nêu ra để bảo vệ cho qui định này. Tôi cho rằng khả năng các ngân hàng nhỏ bị biến thành "sân sau" cho một vài doanh nghiệp hoặc cá nhân không đáng ngại nếu NHNN làm tốt công tác giám sát. Vốn tối thiểu không giúp gì chống rủi ro này, ai dám chắc các ngân hàng trong các "keiretsu" PVN, EVN... không bị biến thành các "sân sau" nếu NHNN lơ là giám sát dù có vốn điều lệ trên 3000 tỷ? Một khi ngân hàng đã bị thao túng, tôi prefer nó nhỏ hơn là quá lớn. Một cách tốt hơn để chống lại rủi ro này là transparency, Thông tư 13 có qui định nào improve vấn đề này hay không? Cá nhân tôi thấy NHNN không mặn mà gì với vấn đề transparency, vụ Vietnam Credit là một ví dụ.


- Wired: Read Ayn Rand: biết đâu sẽ có người VN nào đó copy ý tưởng này dùng GPS vẽ lên Google Earth dòng chữ: HS-TS-VN trên bản đồ VN nhỉ.
- Michael Pettis: China's consumption share: TQ chỉ có thể tăng tỷ lệ consuption/GDP (rebalance) nếu chấp nhận giảm GDP growth xuống dưới 5% (giangle: VN chỉ có thể giảm lạm phát nếu chấp nhận GDP growth dưới 5%). Pettis chỉ ra một ngoại lệ cho TQ: massive privatization.
- Yukon Huang: "Fixed exchange rates have caused large current account surpluses...": nếu đơn giản thế thì VN đã không bị deficit từ lâu, may mà ông này không phải là giám đốc WB VN.
- David Merkel: FOMC statement: so sánh statement của Fed giữa tháng 6 và tháng 8
- Nemo: Negative real yield: giải thích lý do 5-year TIPS yield đã âm ngày hôm qua
- Krugman: 2.71%: năm ngoái tôi cho rằng cuộc tranh luận Krugman-Ferguson chỉ tạm lắng xuống và sẽ quay trở lại khi 10-year bond yield lại vượt qua mức 4%. Hóa ra tôi quên mất không nghĩ đến tình huống bond yield rơi xuống dưới 3% như hiện tại.
- WSJ: Fed's QE-lite: nhận định của giới kinh tế về kế hoạch QE-lite của Fed, giữ nguyên balance sheet size bằng cách mua vào UST khi MBScủa kế hoạch QE trước đây tới hạn.
- GS Võ Tòng Xuân: "... có nhiều doanh nghiệp VN dám xông vào thị trường châu Phi như TQ hay không?": giới thiệu các hoạt động của ông và các cộng sự trợ giúp kỹ thuật một số nước châu Phi trồng lúa nước đồng thời kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp "đầu tư" vào những hoạt động này.
- Keith Hennessey: NEC vs CEA: một bài viết rất quan trọng (làm thế nào add được cái mũi tên đỏ bên cạnh cách link quan trọng như GS Trần Hữu Dũng nhỉ?). Những ai muốn tìm hiểu cấu trúc và quan hệ của các bộ phận trong Nhà Trắng, nhất là qui trình hoạch định chính sách (kinh tế) của Mỹ thì nhất thiết phải đọc bài này. Thêm một thông tin nữa: có thể Christina Romer sẽ thay Janet Yellen cho chức vụ chủ tịch SF Fed.
- Martin Wolf: What is the role of the state? "... The market is a remarkable social institution. But it is far from perfect. Democratic politics can be destructive, but it is much better than the alternatives."
- Paul Krugman: Paul Ryan: một hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa bị Krugman gọi là "phét lác" khi đưa ra chương trình cải cách fiscal policy của mình. Ryan phản hồi ở đây, còn đây là phản hồi của phản hồi của Krugman và đây là một bằng chứng về "flimflam" mà Krugman đưa ra. Tôi thích bình luận của commenter thứ 2 bên dưới bài viết này, "Roadmap" của Paul Ryan thực ra chỉ là một chiêu bài chính trị cho cuộc bầu cử midterm tháng 11 tới. Không may cho Ryan và đảng Cộng hòa có một đối thủ như Krugman.
- VNEconomy: Thông tư 13/2010/TT-NHNN (20/05/2010): VNBA có văn bản "góp ý" cho thông tư của NHNN về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2010. Nhiều NHTM cho biết không thể thực hiện được yêu cầu này đúng hạn, điều này cho thấy những NHTM đó hiện đang có CAR rất sát 8% và có tỷ lệ long-term/illiquid assets khá cao nên không thể thanh lý bớt số assets đó trong 3 tháng tới. Một thông tin rất quan trọng từ văn bản của VNBA là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lên đến 15-20% tổng số vốn huy động. Nếu số tiền này phải để 100% required reserve các NHTM sẽ mất một nguồn vốn lớn cho vay, nói cách khác money multiplier sẽ giảm đáng kể và các NHTM phải tăng chênh lệch lãi suất huy động-cho vay để đảm bảo lợi nhuận. Trong khi đó NHNN đã buộc VNBA phải cam kết chênh lệch lãi suất này không quá 2%, đồng thời qui định các NHTM nhỏ phải tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3000 tỷ, nghĩa là ROE của các NH sẽ giảm. Tôi vẫn nghi ngờ rằng hàng loạt những qui định gần đây của NHNN đều nhằm đến mục tiêu là giảm bớt số lượng NHTM của VN, buộc những NH nhỏ phải sáp nhập với nhau hoặc vào các NH lớn.


- Business Insider: Christina Romer: vừa nộp đơn từ chức cho Obama, sẽ rời bỏ chức giám đốc CEA vào ngày 3/9 tới
- Free Exhange: Wheat export ban: Nga vừa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì từ giờ tới cuối năm vì lo ngại hạn hán sẽ làm giảm sản lượng trong nước
- Econompicdata: Mean reversion: trong 120 năm qua, S&P500 chưa khi nào có negative 10-year forward return ngay sau negative trailing 10-year return.
- Dealbook: GS vs MS: tối nay sẽ biết ai là winner: GS's Hatzius hay MS's Berner
- Business Insider: Information source: commodity traders bắt đầu follow tweets của farmers để update tình hình nông sản.
- WSJ: Uranium enrichment: vụ Hilary Clinton tuyên bố "quốc tế hóa" tranh chấp biển Đông vừa tạm lắng thì Mỹ "xì" tiếp thông tin sẽ không yêu cầu VN phải từ bỏ quyền làm giàu uranium như đã yêu cầu các nước Ả rập. VN sẽ thành "tiền đồn" cho phe tư bản?
- Krugman: Medicare costs: sau khi Obama thông qua được healthcare reform, dự báo spending của Medicare Trustee giảm gần 1% GDP vào năm 2020. Nếu dự báo này không bị chính trị tác động thì có thể nói healthcare reform của Obama vô cùng quan trọng cho budget của Mỹ.
- Free Exchange: Warning signs: TQ yêu cầu các banks làm stress test với giả thiết giá bất động sản sẽ giảm 50-60%
- Krugman: Internal devaluation: không phá giá nội tệ nhưng buộc phải balance current account thì chỉ có cách duy nhất là domestic deflation (internal devaluation), cả hai cách đều gây ra gánh nặng cho domestic debtors. Ngẫm lại VN đang có current account deficit, lạm phát cao, và thống đốc Giầu tuyên bố giữ tỷ giá ổn định...
- Krugman: 1981-1982 recession: do Volcker tăng lãi suất để chống lạm phát, sau khi Volcker giảm lãi suất housing sector đã vực nền kinh tế dậy. Lần này cả lãi suất lẫn housing đều không thể giúp recovery được.
- 7News: Giving Pledge: Bill Gates và Warren Buffett đã gọi điện cho khoảng 70-80 billionaires trong Forbes 400 người giầu nhất thế giới, 40 người trong số đó đã cam kết sẽ dành ít nhất 50% tài sản cho charity (trước đây Gates và Buffett đã tuyên bố dành 99% tài sản và hình như cả hai người này không ai có máy bay riêng cả).
- The Economist: Agent based models: cách đây 6-7 năm tôi đã định học cái này, đã bắt đầu đọc Tesfatsion và học lập trình Smalltalk, nhưng cuối cùng không theo được. Hồi đó định sẽ simulate giao thông trên đường phố SG và xây dựng mô hình dự báo tắc đường, bây giờ thì chẳng cần mô hình gì nữa, ngày nào mà chẳng tắc :-)
- Krugman: Government spending: 2 sáng kiến: tính ratio theo potential GDP và chỉ áp dụng cho spending trừ đi social security transfers, cái này gọi là data mining hay theo thuật ngữ của dân econometrics là data torture. Mà nếu đã tách ra như vậy thì phải cộng phần transfers tăng thêm do automatic stabilization mechanism vào fiscal stimulus mới phải.
- Reuters: China's shopping: TQ tiếp tục mua trái phiếu Nhật vì cho rằng UST không safe và liquid enough, hôm nay (4/8) JPY cao nhất trong 9 tháng qua (chỉ còn vài chục pips nữa sẽ phá đỉnh tháng 11/2009 và sẽ nhắm tới all time high 81.08 tháng 4/1995)
- Telegraph: Northern Rock: năm 2008 để cứu NR khỏi bị phá sản UK đã tách phần bad assets ra thành "bad bank" và phần còn lại là "good bank". Bây giờ bad bank đang có lãi còn good bank lỗ.
- VNEconomy: Hai kẻ phá bĩnh: còn một kẻ thứ ba nữa là thâm hụt ngân sách dẫn đến trái phiếu chính phủ crowd out vốn của doanh nghiệp
- VNEconomy: "...khi có kết quả CPI tháng 7, cơ quan này tiếp tục tái cấp vốn 10.000 tỷ đồng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...": chi tiết đáng giá nhất trong bài báo nói trên, nói lên rất nhiều cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
- Paul Krugman: Why is deflation bad?: vì nó làm giảm AD và AS, AD giảm vì buyers delay các kế hoạch mua sắm đợi giá giảm nữa (expectation) và debtors giảm spending để tích cóp tiền trả nợ (bị tăng lên về real term); AS giảm vì wage khó giảm (downside rigidity) nên labor demand sẽ giảm.
- James Hamilton: Options for monetary stimulus: đề nghị Fed target weeker USD bằng cách mua foreign assets. Một điểm rất quan trọng là Fed sẽ bị giới hạn bởi commodity price, cuộc chạy đua phá giá này sẽ làm commodity price tăng vọt và sẽ là negative supply shock, giảm/triệt tiêu hiệu quả của demand stimulus và có thể dẫn đến stagflation.


Friday, August 20, 2010

Dang Phong - RIP



Theo thông tin của GS Trần Hữu Dũng (Vietstudies), GS lịch sử kinh tế Đặng Phong đã từ trần sáng 20/8/2010 tại Hà nội. Xin được nghiêng mình trước một nhà khoa học nghiêm túc và chân chính.

Tuesday, August 10, 2010

VND Yield Curve


Dưới đây là biến động của interbank interest rates của VN từ năm 2001 đến nay (số liệu từ Datastream). Vì công nghệ rất thô sơ (Excel/VBA + ScreenToaster) nên video hơi bị giật, các bạn thông cảm :-)