Thursday, September 30, 2010

Links



- Ben Davies (via Alphaville): trong tuần trước có 25 central banks đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để kéo đồng tiền nước mình xuống. Competitive devaluation luôn là một "bad game", nhưng những kẻ đứng ngoài cuộc sẽ thiệt hại nhất. Rất có thể NHNN sẽ phải "động thủ" sớm hơn dự kiến.
- VNE: Thông tư 13: được sửa đổi vào giờ chót, dù không nhiều nhưng cũng dễ thở hơn cho giới ngân hàng. NHNN quả thật rất ... không chuyên nghiệp nhưng có thừa "mưu mô du kích", chỉ thay đổi vào giờ chót để giới ngân hàng không còn thời gian kêu ca hay lobby nữa.
- Xmarks: End of the road: Tôi đang sử dụng Xmarks và rất buồn khi biết dịch vụ này sắp đóng cửa. Lời của một commenter: "Capitalism really is a bitch sometimes", quả thật rất đúng trong trường hợp này. Dẫu sao trong cuộc đấu tranh sinh tồn phải chấp nhận thực tế là "the winner is the fittest, not the nicest."
- Forex blog: Thai Baht: đồng baht Thai đã tăng cao nhất trong 13 năm qua, Q2 yoy GDP growth đạt 9.1%. Không lẽ Thailand với khủng hoảng chính trị triền miên có tăng trưởng kinh tế tốt hơn VN với một nền chính trị "ổn định"?
- TBKTSG: Vinashin's debt: chính phủ vừa chi thêm tiền để Vinashin trả nợ $300m cho ngân hàng Natixis nhưng không ai rõ (tất nhiên trừ Vinashin và một số quan chức chính phủ) biết đó là khoản nợ gì và liệu Vinashin có còn giấu những khoản nợ tương tự như vậy ở đâu nữa hay không?
- Naked Capitalism: BP oil spill: BP hiện đang dùng một loại hóa chất gọi là Corexit để xử lý số dầu tràn trên biển. Tuy nhiên loại hóa chất này đã được sử dụng năm 1978 và kết quả là những nơi xử lý dầu tràn bằng Corexit bị hậu quả kéo dài hơn 30 năm, trong khi những nơi để dầu tự phân hủy đã phục hồi sau 5 năm. Ghi lại link này ở đây lỡ sau này VN bị tràn dầu và người ta lại đem Corexit ra xử lý.
- Business Insider: JPY: theo bài báo này đồng yen Nhật rớt giá mạnh sau khi Nhật tuyên bố thả thuyền trưởng tàu cá TQ sáng 24/9, tuy nhiên các nguồn tin khác cho rằng đó là tác động của tin đồn BoJ đã can thiệp vào thị trường ngoại hối đêm và sáng thứ Sáu vừa rồi.
- NYT: Rare earth: TQ bắt đầu cấm xuất các loại rare earth minerals sang Nhật để trả đũa cho việc Nhật bắt tầu cá của mình. Rare earths là một số loại khoáng sản quí hiếm dùng trong sản xuất nhiều đồ điện/điện tử hiện đại. TQ hiện đang nắm giữa hơn 90% sản lượng toàn thế giới sản xuất những khoáng sản này.
- NYT: Chinese yuan: trong khi David Leonhardt "bênh" TQ cho rằng phá giá RMB không giải quyết được trade deficit và unemployment của Mỹ, Dean BakerPaul Krugman đồng loạt phản đối. Baker có một lập luận khá mới là trong khi nhiều người viện dẫn vào việc TQ phải nhập rất nhiều intermediate goods để sản xuất/lắp ráp hàng xuất khẩu, nước này cũng xuất rất nhiều intermediate components cho Nhật, Đức. Bởi vậy RMB tăng giá sẽ gián tiếp làm hàng hóa xuất khẩu của Nhật và Đức tăng giá (cả hàng xuất khẩu của VN nữa :-()
- Michael Pettis: China's deposit rates: trong khi VN chỉ có trần lãi suất, TQ có cả trần lẫn sàn cho nên các ngân hàng TQ hoạt động khá dễ dàng. Ngay cả Mỹ trước năm 1980 cũng có qui định lãi suất trần, điều này làm các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau bằng các thể loại quà tặng, khuyến mãi cho người gửi tiền, hệt như ở VN.
- NYT: Larry Summers departure: nhà kinh tế thứ 3 của Obama's team rời Nhà Trắng, chẳng biết có phải bác chủ tịch nhà ta sang NY gây "chia rẽ nội bộ" chúng nó hay không.
- NYP: Two-day strategy: Nếu từ đầu năm đến giờ bạn mua vào S&P 500 trong 2 ngày đầu mỗi tháng rồi bán ra ngay thì total return cho đến tháng 9 là 10.49% so với buy-and-hold trong 9 tháng vừa rồi là 2.48%.
- Scott Sumner: Fair tax system: giống như câu chuyện ngụ ngô kiến/ve, thế nào là công bằng, thế nào là efficient.
- Krugman: Sence of Decency: sau vụ Todd Herdenson, Chicago law professor có family income $455K, vẫn than nghèo kể khổ vì thuế tăng, Krugman cho rằng đạo đức xã hội Mỹ đã xuống cấp trầm trọng so với thời những năm 80. Krugman dự đoán một ngày không xa các tạp chí lớn của Mỹ sẽ thảo luận một cách bàng quan về vấn đề .... osin, điều mà báo chí và không ít thị dân VN đã coi là một chuyện thường tình từ lâu.
- NBER: Recession ended: NBER công bố recession của Mỹ bắt đầu từ Q4 2007 đã kết thúc vào Q2 2009, bravo Robert Gordon
- FE: Debt thresholds: Krugman vẫn dè bửu 90% threshold mà Rogoff & Reinhart đưa ra vì đó không phải một nghiên cứu nghiêm túc. Bây giờ đã có nghiên cứu nghiêm túc, kết quả là threshold thấp hơn, trung bình 77% nhưng cho các nước đang phát triển là 64%.
- SGTT: Nông sản xuất khẩu: Để xuất 2.2-2.5 tỷ USD gạo phải mất 1.6-1.8 tỷ nhập phân bón và thuốc trừ sâu, chưa kể xăng dầu, máy móc thiết bị. Để xuất 1.3-1.5 tỷ USD cá tra, cần khoảng 1 tỷ nhập nguyên liệu thức ăn, 50 triệu thuốc thú y. Toàn bộ ngành chăn nuôi hàng năm cần nhập 1.8-2 tỷ USD nguyên liệu thức ăn, 1.5-1.7 tỷ thuốc thú y nhưng chủ yếu chỉ có thủy sản xuất được khoảng 4-4.5 tỷ.
- VNE: Bảo lãnh chính phủ: "hiện có đến 90% tổng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh thuộc về các doanh nghiệp nhà nước, trong khi công ty cổ phần và các đối tượng khác chỉ chiếm 10% còn lại." Những doanh nghiệp tư nhân "may mắn" nào được chính phủ bảo lãnh khi đi vay nhỉ?
-Yahoo News: China-Japan confrontation: TQ đã đình chỉ các quan hệ cấp bộ với Nhật vì vụ tàu cá của TQ bị Nhật bắt giữ trên vùng biển đang tranh chấp. Trong bản tin có ảnh dân TQ biểu tình đốt cờ Nhật. Các bác phòng VHTT chuyên photoshop ảnh TQ làm poster có dám lấy tấm hình này photoshop lại lá cờ không nhỉ?
- Douglas Irwin: France and the Great Depression: cho đến giờ nhiều người (aka Friedman & Schwartz) vẫn cho rằng Fed là tội đồ trong Great Depression khi thắt chặt tiền tệ trong lúc aggregate demand giảm, nhưng thực ra Pháp lúc đó đã gia tăng tích trữ vàng (tương đương với foreign reserve hiện tại) đã góp phần đáng kể tạo ra deflation trên toàn thế giới.


-Felix Salmon: Market mover: trong giới econbloggers nổi tiếng tôi vẫn nghi ngờ ZeroHedge và Bronte Capital có mục địch influence vào market price khi 2 blog này viết về stock và các thông tin kinh tế/tài chính khác. Điểm khác biệt lớn nhất giữa ZH và BC là ZH thường đưa ra các thông tin có tính chất rumor/speculative (bản thân các tác giả trên ZH cũng không công bố danh tính thật), trong khi BC thường đưa ra những bài phân tích rất chi tiết. Hôm qua BC đưa ra một bài phân tích về một công ty travel agency của China và short công ty này trên NYSE (bạn nào đang làm stock analyst hoặc đang học business/MBA nên đọc kỹ bài phân tích của BC). Sáng nay Felix Salmon cho biết cổ phiếu của công ty này rớt 20% và cho rằng chắc chắn đó là kết quả của bài viết trên blog của BC. Thực ra trước đây BC đã có lần thất bại với tactic này khi short First Solar, một công ty chuyên sẳn xuất pin mặt trời. Bài phân tích đó của BC cũng rất thuyết phục nhưng cổ phiếu First Solar vẫn tăng và BC bị lỗ lần đó.
- Krugman: IMF: cuối cùng thì IMF cũng phải quay về với Keynesian paradigm khi cho rằng "A recovery in aggregate demand is the single best cure for unemployment.", có vẻ như supply side economics đang thoái trào.
- Naked Capitalism: Basel III: không phải ai cũng hồ hởi với qui định mới của Basel Committee về tỷ lệ CAR. Richard Smith cho rằng tăng CAR chẳng có ý nghĩa gì nếu không quản lý chặt lại accounting stardard và valuation methods, các ngân hàng sẽ sử dụng thường xuyên hơn những thủ thuật accounting như Repo 105 để tăng CAR.
- nlpca: Non-linear PCA: Matlab toolbox
- Alea: Gold price: đối với Fed, giá vàng hiện đang là $42.22/ounce.
- FP: Iraq's payment: trong khi vẫn rất nghèo và phải nhận viện trợ quốc tế, Iraq vừa chấp nhận sẽ trả $400m cho các công dân Mỹ bị tra tấn dưới thời Saddam Hussein để được thoát khỏi các UN sanctions. Nhiều người sẽ thấy bất công nhưng sẽ phải chấp nhận một thực tế là nợ nần quốc gia, bất chấp chính thể trong nước thay đổi, vẫn là gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
- Clusterstock: Basel III: thông báo chính thức của Basel Committee: CAR tính theo common equity sẽ là 4.5% cộng thêm 2.5% cyclical buffer, tính theo Tier 1 equity sẽ là 6%+2.5% buffer, tính theo total capital vẫn là 8%. Leverage ratio tính theo Tier 1 equity sẽ là 3%. Thời hạn có hiệu lực là Jan 2015, từ giờ tới lúc đó sẽ có phasing in period (2013).
- Menzie Chinn: US government employment: không như nhiều người (cánh hữu), đang chỉ trích sự bành trướng của government, nghĩ, US government employment đang giảm (absolute number).
- Krugman: China's bond purchase: trong khi một số người (aka Niall Ferguson) lo ngại TQ dừng mua US bonds sẽ làm lãi suất/bond yield tăng, Nhật bản lại lo TQ mua JGB sẽ làm đồng yen tăng giá, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật.


- Goldman Sachs: Conference call (no link): GS cho rằng kinh tế châu Á (ex-Japan) trong H2 sẽ tăng trưởng chậm lại. Một thông tin thú vị trong buổi conference call này là Paul Green của Abu-Dhabi Investment (Authority-?) hỏi về triển vọng của kinh tế VN. Điều này cho thấy ADIA hoặc đã đầu tư hoặc đang có kế hoạch đầu tư vào VN. Câu trả lời của GS khá bi quan, cũng giống như quan điểm mới đây của IMF.
- Naked Capitalism: Obama's stimulus plan: sau US Treasury, bây giờ đến lượt White House tổ chức họp báo với giới bloggers.
- Thoma: WSJ symposium on monetary policy: theo Thoma những economists sau đây là right wing: John Taylor, Richard Fisher, Frederic Mishkin, Ronald McKinnon, Vincent Reinhart, Allan Meltzer.
- VNE: OMO: có lẽ có một sự hiểu nhầm giữa NHNN, NHTM, báo chí về vai trò/nhiệm vụ của OMO. Đây không bao giờ là một kênh "kiếm ăn" cho các NHTM trong một một hệ thống ngân hàng và tiền tệ lành mạnh. Vai trò duy nhất của OMO là điều hòa liquidity để đảm bảo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng (qua đêm) không đi quá xa khỏi policy rate. Hoạt động OMO của NHNN có thể còn nhiều bất cập nhưng đề nghị NHNN tạo điều kiện cho các NHTM "kiếm ăn" qua kênh OMO chẳng khác nào bảo chính phủ rót tiền trợ cấp cho doanh nghiệp.
- WSJ: EU bank stress test: bài báo này đã ảnh hưởng khá mạnh vào market mấy ngày qua, cho rằng đợt stress test vừa rồi các ngân hàng report sovereign exposure thấp hơn nhiều so với số liệu của BIS thu thập vì test design không rõ ràng. Cụ thể Barclay chỉ report Italy exposure có £787m nhưng thực tế trên balance sheet là £5.4b. Bốn ngân hàng lớn nhất của Pháp chỉ report Spanish exposure €6.6b trong khi số liệu của BIS là €34.7b.
- Free Exchange: Basel III: có vẻ như Basel Committee đã quyết định CAR on Tier 1 sẽ là 9% (so với 4% hiện tại) cộng thêm 3% counter cyclical buffer. Tuy nhiên chưa rõ quyết định cuối cùng về leverage ratio như thế nào, thực ra đây mới là khúc xương khó nuốt cho giới bankers. Cũng không thấy báo chí nói gì về liquidity regulation (ie maturity mismatch). Một thông tin quan trọng trong bài báo này là theo tác giả Jean Pisani-Ferry khi CAR tăng lên 1% thì lending-deposit spread trung bình tăng 13bps nhưng crisis frequency giảm 1/3, nếu đúng đây rõ ràng là đánh đổi quá hời cho regulators. Một điểm nữa, theo Felix Salmon, là nếu các ngân hàng không đạt được CAR tối thiểu thì sẽ không được trả dividend. Đây có lẽ là điều NHNN nên đưa vào các qui định CAR hiện tại của VN.
- Mark Perry: Blogostroika: có ai còn nhớ "perestroika" của Gorbachev không?
- Krugman: 1938: "Deficit spending created an economic boom — and the boom laid the foundation for long-run prosperity": không như Steve Williamson, tôi không quá dị ứng với câu này dù nó ... sai. Nó sai ở cả hai vế: deficit spending không phải lúc nào cũng tạo ra economic boom, bản thân Krugman vẫn luôn chỉ trích deficit spending của chính phủ Bush. Vế thứ hai, economic boom chỉ có thể tạo ra foundations cho long-run prosperity nếu đó là sustainable booms. Tìm mọi cách nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP/giá nhà đất/chứng khoán không phải là long-term solution.
- TBKTSG: Hot money: không rõ NHNN kiểm soát capital account thế nào nhưng trong 6 tháng đầu năm có vẻ như đã có hơn 2 tỷ USD chảy vào hệ thống ngân hàng trong nước, chủ yếu là hot money. Nếu hoạt động này đa số của các ngân hàng nước ngoài thì NHNN càng có lý do phá giá VNĐ thêm .... trừ khi các ngân hàng nước ngoài có khả năng lobby mạnh.
- Jim Bullard: Response to Tim Duy: một chủ tịch regional Fed viết thư trả lời chính thức cho một blogger, thế mới thấy sức mạnh của blogosphere.
- Bruce Krasting: No intervention for now: market đang "play chicken game" với JPY/CHF vì chưa có dấu hiệu nào Fed sẽ tham gia với BoJ và SNB trong FX intervention. Có vẻ như không có thỏa thuận nào đạt được ở Jackson Hole.



Wednesday, September 29, 2010

Thursday, September 23, 2010

Dung Quat


Tôi đã cho tin này vào mục Links nhưng thấy có nhiều vấn đề quan trọng nên tách ra đây làm một entry riêng.

Khi nhìn thấy title này trên VNE: "Petro Vietnam được vay 1 tỷ USD lãi suất 3,6%/năm" tôi giật mình vì nhà máy lọc dầu Dung quất đã đi vào hoạt động thì tại sao phải vay nhiều thế làm gì. Ngẫm một hồi thì đoán chắc operating costs của nhà máy này khá cao nên phải đi vay để hoạt động. Chìa khóa cho ước lượng operating costs là câu này: "Tính đến nay, Nhà máy đã nhập 5,72 triệu tấn dầu thô, chế biến 4,98 triệu tấn sản phẩm, bán ra thị trường 4,74 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng."

Nếu giả sử hao hụt trong quá trình chế biến không nhiều thì tồn kho dầu thô của nhà máy lọc dầu là 5.72-4.98=0.74 triệu tấn. Công suất lọc dầu là 6.5 triệu tấn/năm, như vậy tồn kho nguyên liệu là 0.74/6.5*365= 41 ngày, nghĩa là nếu nhà máy không nhập được nguyên liệu thì sau 41 ngày sẽ phải dừng hoạt động. Lượng tồn kho của sản phẩm sau khi lọc là 4.98-4.74=0.24 triệu tấn. Tính tổng tồn kho cả nguyên liệu và sản phẩm khoảng 1 triệu tấn (tương đương 7 triệu thùng dầu) nhân với giá dầu hiện tại khoảng $75/thùng sẽ ra chi phí tồn kho của Dung quất khoảng $525 triệu.

Như vậy chỉ tính riêng chi phí tồn kho Dung quất đã cần hơn nửa tỷ USD, nếu tính thêm các chi phí vận hành khác (lương bổng, maintenance, khấu hao...) thì rất có thể con số operating costs khoảng 1 tỷ là hợp lý. Nếu vậy chưa kể phần lãi suất phải trả cho fixed costs ban đầu (đầu tư xây dựng nhà máy, cảng biển), phần lãi suất cho operating costs đã khá lớn và Dung quất có rủi ro sẽ lỗ. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên là chính phủ phải đứng ra dàn xếp số 1 tỷ operating costs này cho PVN với lãi suất rất thấp là 3.6%/năm, cố định trong vòng 16 năm.

Để có số tiền này chính phủ đã phải vay quốc tế với "lãi suất" 6.95% cho phần 700 triệu (trái phiếu) và 3.3% cho 300 triệu (vay thương mại từ BNP Paribas). Mặc dù phần vay thương mại có lãi suất thấp nhưng có lẽ chính phủ đã bắt đầu phải trả gốc từ năm nay (vay từ năm 2007 với 3 năm ân hạn). Như vậy để rollover phần trả nợ gốc chính phủ sẽ phải vay thương mại với lãi suất thị trường nhiều khả năng cao hơn 3.3%. Dẫu sao lãi suất trung bình chính phủ đi vay (rồi cho PVN vay lại với lãi suất 3.6%) ít nhất là (6.95*700+3.3*300)/1000=5.9%, vị chi chính phủ subsidy 2.3% cho PVN trong ít nhất 10 năm tới. Đến năm 2020 chính phủ phải rollover số vay 1 tỷ này (vì cả 700 trái phiếu quốc tế lẫn khoản vay thương mại 300 triệu đều đáo hạn trong khi cho PVN vay đến 2026) và có rủi ro sẽ phải trả lãi suất cao hơn số 5.9% hiện tại. Không ai sướng như PVN, vừa được trợ cấp lãi suất vừa được chính phủ gánh chịu cho rủi ro rollover vào năm 2020.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa rồi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước trợ giúp 2% lãi suất trong vòng 1 năm. Trong 16 năm tới, nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được nhà nước trợ cấp lãi suất 2.3%. Rồi sẽ còn các nhà máy lọc dầu số 2, số 3 nữa...


Monday, September 20, 2010

Basel III


Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có vẻ khá lạc quan: "...cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”. Tại sao vậy? Vì theo ông Nghĩa CAR của các ngân hàng VN đều trên 8% và sẽ tăng lên 9% theo Thông tư 13 trong khi đó yêu cầu của Basel III cho tới năm 2019 mới chỉ là 4.5, 6, và 8% tính theo common equity, tier 1, total equity. Hơn nữa đa số total capital của các ngân hàng VN đều là tier 1, cho nên chưa cần tính đến TT13, qui định CAR hiện tại của VN thậm chí còn chặt hơn cả Basel III chỉ qui định 6%.

Thật vậy không? Dưới đây là một bảng phụ lục trong thông cáo của Basel III (tôi lấy từ blog của Felix Salmon. Vì chưa có điều kiện đọc bản gốc của Basel nên tôi không chắc những gì Salmon viết, nhưng tôi trust thông tin từ Felix Salmon, ai nghi ngờ có thể vào website của BIS tìm hiểu.):


Ông Nghĩa nói đúng là Basel III yêu cầu CAR tối thiểu cho Tier 1 capital là 6%, nhưng ông không nhắc đến conservation buffer 2.5%. Nếu tính cả buffer này thì CAR cho tier 1 sẽ là 8.5%, nghĩa là các ngân hàng nào có CAR dưới ngưỡng này sẽ bị đặt vào danh sách theo dõi đặc biệt và bị rất nhiều chế tài (không được trả dividend, không được thưởng cho executives). Con số tương đương cho total capital là 10.5%, cao hơn qui định của TT13. Có thể hiện tại total capital của các ngân hàng VN chủ yếu là tier 1, nhưng không thể vì thế mà áp dụng tiêu chuẩn tier 1 cho total capital được. Không thể giả định các ngân hàng sẽ giữ nguyên cơ cấu capital hiện tại, chắc chắn họ sẽ phát triển và nâng dần tỷ lệ tier 2 lên trong tương lai.

Dòng cuối cùng trong bảng phụ lục bên trên có thêm một buffer nữa, Basel chỉ khuyến cáo từ 0-2.5% và để các ngân hàng trung ương các nước tự quyết định. Tất nhiên NHNN có thể quyết định buffer này bằng 0, nhưng ai lại thế. Ngộ nhỡ ngân hàng trung ương Campuchia quyết định countercyclical buffer của họ bằng 2.5% rồi nói "các ông chủ nhà băng Campuchia có cam kết cao hơn các ông chủ nhà băng VN" thì sao? Nếu cộng thêm 2.5% buffer này thì tier 1 CAR sẽ là 11% còn total capital sẽ là 13%. Vậy NHNN sẽ có thêm thông tư 14, 15,....?

Chưa hết, Basel III tuy không đưa ra qui định cụ thể nhưng có khuyến cáo các ngân hàng trung ương phải "để ý" hơn các too-big-to-fail, tức là các đại gia trong giới ngân hàng. Nói nôm na là với những ngân hàng lớn có mức độ ảnh hưởng macro cao, lại phải có thêm một cái buffer vài % nữa cho riêng họ. Chẳng mấy chốc tier 1 CAR sẽ lên đến 15, thậm chí 20% như Simon Johnson kêu gọi cho một healthy banking system. Tóm lại với 8 hay 9% CAR của VN, dù cao hơn minimum 6% tier 1 CAR theo Basel III, các quan chức ngân hàng cũng không nên lạc quan về điều này.



Friday, September 17, 2010

VNIBOR


Nhân vụ "đấu khẩu" giữa Thanh Niên (Hoàng Hải Vân) và VNEconomy (TLS) về thông tin lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng vọt qua ngưỡng 8% trong ngày 8/9, tôi thấy cần làm rõ một số điểm liên quan đến khái niệm lãi suất liên ngân hàng.

Trước hết cần hiểu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là một biến số do thị trường quyết định và thay đổi liên tục phụ thuộc vào demand/supply (và expected demand/supply) trên thị trường này. Bởi vậy VNE/TLS nói đúng là lãi suất liên ngân hàng không phải là một con số duy nhất và sự khác biệt giữa các nguồn số liệu khác nhau là điều bình thường. Đồ thị dưới đây là VNIBOR qua đêm của SBV công bố trên website (tôi phải download manually :-( ) và Vietnam Interbank Overnight - Offered rate của Datastream (Thomson/Reuters) từ giữa tháng 6 đến nay:


Rõ ràng Datastream, một nguồn số liệu rất uy tín trên thế giới, đã không update sát với tình hình lãi suất liên ngân hàng VN. Đúng như TN/HHV nói, o/n VNIBOR vào ngày 8/9 xấp xỉ 7%, tuy trước đó và sau đó vài ngày đều có những ngày cao hơn ngưỡng resistant 7% trong 3 tháng trước cho thấy xu hướng gia tăng của o/n VNIBOR như VNE/TLS cảnh báo. Con số hơn 8% VNE/TLS giải thích rằng họ lấy số liệu thực của MB và Bloomberg, tuy nhiên giải thích này của VNE/TLS không thỏa đáng cho "chất vấn" của TN/HHV vì trong bài báo đầu VNE/TLS hoàn toàn không đả động gì đến nguồn MB và BB mà chỉ nhắc đến nguồn SBV. Theo tôi điều này đúng là misleading như cáo buộc của TN/HHV vì VNE/TLS đã so sánh cam với táo.

Thực ra vấn đề cam/táo này còn cho thấy VNE/TLS hiểu không chính xác bản chất của VNIBOR do SBC công bố. Lãi suất mà VNE/TLS thu thập từ MB hay Bloomberg là lãi suất thị trường, trong khi đó VNIBOR do SBV công bố là reference rate, mỗi ngày chỉ có một con số duy nhất và được nói rõ là offered rate (không phải bid rates). Như đã nói ở trên, market rate do thị trường quyết định và thay đổi liên tục trong ngày, ngoài ra market rates còn khác nhau đối với các ngân hàng khác nhau dù cùng thời điểm (vd MB có thể phải vay với lãi suất cao hơn so với VCB).

Điều này gây ra rắc rối cho thị trường tín dụng bên ngoài interbank vì khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân đi vay/gửi tiền) không thể theo dõi market rates từng giây như các ngân hàng được. Bởi vậy thông thường các hiệp hội ngân hàng hay các cơ quan quản lý tiền tệ (central banks) sẽ thu thập số liệu từ các ngân hàng vào một thời điểm nhất định trong ngày và tính một con số trung bình duy nhất làm reference rate. Reference rate nổi tiếng nhất là LIBOR do British Bankers' Association thu thập và công bố cho rất nhiều đồng tiền khác nhau.

Một điểm cần phân biệt là reference rate có 2 loại chính: interbank offered rates và transaction rates. LIBOR/EURIBOR/SIBOR/TIBOR... thuộc loại thứ nhất, nghĩa là là trung bình (trim-mean) của các offered rates mà một panel các commercial banks báo cáo hàng ngày. Đây không nhất thiết là lãi suất mà các ngân hàng thực sự vay mượn lẫn nhau mà là lãi suất tốt nhất mà họ có thể vay mượn (một số vấn đề kỹ thuật khác tôi đã viết ở entry này). Thường thì reference rates loại này có nhiều maturities và do các hiệp hội ngân hàng hoặc các tổ chức tư nhân đứng ra thu thập và công bố.

Loại thứ hai, vd Fed Funds Rate, EONIA, SONIA..., là lãi suất qua đêm trung bình các ngân hàng đã thực sự vay mượn lẫn nhau trong ngày (lưu ý chỉ có một maturity duy nhất). Loại reference rate này thường được các central banks thu thập và công bố. Đây cũng là targets của các central banks khi điều hành chính sách tiền tệ (thông qua OMO). Trong điều kiện bình thường, hai loại reference rates này khá gần nhau, tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra nó có thể khác nhau khá xa (xem thêm entry này). Trong những giai đoạn khủng hoảng, thậm chí reference rate loại 1 do các tổ chức khác nhau thu thập cũng có thể có khác biệt quan trọng (xem entry này).

Tôi không rõ VNIBOR do SBVC công bố thuộc loại 1 hay loại 2 dù cái tên của nó và các maturities cho thấy nó thuộc nhóm offered rates. SBV nên làm rõ điều này đồng thời nói rõ contributors' panel bao gồm những ngân hàng nào và cách thức tính trung bình hàng ngày. Tuy nhiên, tốt nhất SBV nên để VNBA thu thập và công bố VNIBOR còn mình thu thập và công bố VNONIA như thông lệ quốc tế.



Monday, September 13, 2010

Economics V


Tôi đã từng ngả về phe phản đối việc trao giải Nobel cho các nhà kinh tế, tuy nhiên với lý do khác hoàn toàn so với Gideon Rachman. Với tôi giải Nobel kinh tế có ảnh hưởng quá lớn vào sự phát triển/vận hành của xã hội vì những nhà kinh tế được giải thưởng này có tiếng nói rất lớn, được giới policy makers lắng nghe nên có thể bỏ qua những ý kiến phản biện khác. Một ví dụ rõ nhất là Paul Krugman đã và đang gây ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ Mỹ, theo tôi giải Nobel kinh tế năm 2008 của ông đã góp phần đáng kể vào sự ảnh hưởng này.

Trong khi đó Rachman, một nhà sử học, dường như dị ứng với "fake Nobel prize for economics" vì ngành sử học của ông không có vinh dự được vinh danh bằng một giải thưởng có cái tên đã thành thương hiệu như vậy. Rachman đả kích kinh tế học và trích dẫn Joseph Stiglitz (một cách không chính xác) cho rằng kinh tế học không phải là một ngành khoa học (science), ít nhất so với vật lý, và cũng không phải một ngành có ích cho xã hội, ít nhất so với y học. Rachman đặc biệt nhấn mạnh vào việc kinh tế học ứng dụng quá nhiều toán trong các mô hình của mình nhưng đã không thể dự báo được cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Mặc dù tôi cũng có quan điểm cho rằng nhiều nhà kinh tế học đã đi quá xa khi sử dụng toán để xây dựng các mô hình và từ đó đưa ra các qui luật kinh tế (tôi sẽ viết thêm trong một entry tới), tôi không sổ toẹt việc ứng dụng toán. Như phản bác của Martin Wolf (xem video trong bài báo của Rachman) và Tim Hardford, toán học là công cụ không thể thiếu để các nhà kinh tế học sắp xếp các logic và qui luật kinh tế một cách hệ thống. Không có toán học việc nghiên cứu một hệ thống phức tạp như một nền kinh tế sẽ không thể làm được.

Trước khi chứng minh tổng quát cho Bổ đề cơ bản, GS Ngô Bảo Châu và GS Gerard Laumon đã chứng minh được một trường hợp đặc biệt của bổ đề này và có lẽ đó là một bước tiến quan trọng cho những thành tựu sau này của GS Châu. Tương tự như vậy, dù các nhà kinh tế chưa thể chứng minh được kinh tế thị trường là ưu việt nhất, một trường hợp đặc biệt của nó (perfect competition, no externalities...) đã được Kenneth Arrow và Gerard Debreu chứng minh thông qua toán học. Mặc dù chưa thực sự đến đích, toán học đã giúp các nhà kinh tế học vững tin hơn vào research program của mình, cũng như công trình của GS Châu giúp các nhà toán học vững tin hơn vào Langlands program. Như Martin Wolf nói, thành tựu của kinh tế học trong hơn 100 năm qua vượt xa những thất bại của ngành học này, ví dụ rõ ràng nhất là sự bùng nổ kinh tế của TQ và nhiều nền kinh tế khác khi họ kiên quyết đi theo mô hình kinh tế thị trường, đi theo những chính sách mà các nhà kinh tế đã chỉ ra.

Một trong những phê phán của Rachman mà cả Wolf và Harford "lờ đi" là tại sao với cùng một vấn đề mà các nhà kinh tế lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Ví dụ có nên tiếp tục kích cầu không hay có nên tăng lãi suất hay không, dường như những người thuộc trường phái Keynesian (Krugman/DeLong) và những người thuộc trường phái Chicago (Rajan/Williamson) không thể xác định được ai đúng ai sai. Rachman cho rằng đó là bằng chứng không thể chối cãi kinh tế học không có một nền tảng bền vững như vật lý hay các ngành khoa học khác. Theo tôi đây là một phê phán quan trọng và các nhà kinh tế học phải thực sự nhìn lại ngành của mình. Tuy nhiên có lẽ đây là hệ quả chủ yếu của vấn đề thông tin không đầy đủ chứ không hẳn là nền tảng của kinh tế học có vấn đề. Một ví dụ tương tự là các nhà sử học vẫn còn tranh cãi với nhau liệu Napoleon có bị đầu độc hay không, điều này cũng do thông tin không đầy đủ chứ không phải sử học có vấn đề cần phải cải tổ.

Trong hầu hết các phê phán đối với kinh tế học của những người ngoại đạo, một điểm chung mà tôi nhận thấy là mọi người thường đánh đồng kinh tế học với macroeconomics. Đây là điều dễ hiểu vì kinh tế học hiện đại vốn xuất thân từ political economy và hầu hết những gì một người bình thường được nghe/nhìn về kinh tế học trên mass media đều xoay quanh những vấn đề macro của một nền kinh tế. Có lẽ vì thế Freakonomics đã trở thành bestseller vì nó giới thiệu cho người đọc một thế giới hoàn toàn khác về kinh tế học. Một điều đáng tiếc là trong số các phân ngành của kinh tế học, có lẽ macroeconomics là phân ngành có nhiều "vấn đề" nhất. Chưa kể đến những tranh chấp bất phân thắng bại của các trường phái lớn, số liệu kinh tế cho các nghiên cứu macro cũng là vấn đề rất đau đầu, không như trong micro hay các phân ngành khác. Bởi vậy một phê phán đối với macroeconomics có thể đúng nhưng không có nghĩa toàn bộ ngành kinh tế học phải chịu chung số phận. Rất nhiều thành tựu quan trọng của micro/game theory đã được ứng trong cuộc sống (auction theory, industrial organization...) mà tiếc là những người phê phán kinh tế học như Rachman không biết đến.

Một đồng nghiệp của tôi đã từng chua chát nói nếu kinh tế học phát triển tương đương như biology kể từ thời Darwin/Mendel thì chắc các nhà kinh tế học ngày nay đã có thể dự báo được chính xác giá vàng ngày mai là bao nhiêu. Tôi cũng chia sẻ quan điểm là dường như kinh tế học đã và đang bị tụt hậu so với nhiều ngành khoa học khác, nhưng biết đâu đó lại là cơ hội cho các nhà kinh tế trẻ.


Update (15/09): NPR Planet Money phỏng vấn Alex Tabarrok (GMU) và Tabarrok kể lại câu chuyện sau đây. Trong thế kỷ 18 sau khi khám phá ra châu Úc, Anh bắt đầu chở tù nhân đang chật cứng trong các nhà tù quá tải của mình sang miền đất mới. Vấn đề là trên những chuyến tàu này tù nhân bị đối xử tàn tệ và có đến 1/3 đã chết trên đường đi. Đối mặt với sự lên án của dư luận xã hội, chính phủ Anh đã tìm nhiều biện pháp đối phó với tình trạng này như cử bác sĩ đi theo tàu, thanh tra tàu, tăng lương cho thuyền trưởng... nhưng đều không thành công. Cuối cùng một nhà kinh tế (rất tiếc Tabarrok không nói tên) đã tư vấn cho chính phủ Anh thay vì trả công cho thuyền trưởng theo số lượng tù nhân chuyên trở, chính phủ sẽ trả theo số lượng tù nhân còn sống khi tới Úc. Biện pháp này được áp dụng vào năm 1793 và tỷ lệ sống sót của tù nhân tăng vọt lên 99% ngay sau đó.



Wednesday, September 1, 2010

August


Trong khi các nhà kinh tế phải tổ chức đại hội thường niên của mình vào tháng 1 để thuê được khách sạn giá rẻ, giới central bankers tụ họp nhau vào cuối tháng 8 hàng năm, đúng vào mùa cao điểm của các khu resorts, dù là resorts trong một cái lỗ (Jackson Hole). Có bất công không? Không, theo quan điểm của Stephen Williamson đó là equilibrium của labor market bởi invisible hand đã "phân công" những Bernanke, Kocherlakota vào các vị trí béo bở đó còn đặt những Krugman, Thoma vào các econ departments để ngồi viết blog. Trong khi các followers của Krugman/Thoma phải đợi đến tận tháng 11 mới được lên tiếng trong kỳ midterm election, chỉ vài giây sau khi Bernanke phát biểu tại Jackson Hole hàng vạn traders khắp nơi trên thế giới đã bấm vào nút sell.

Thông điệp của Bernanke đã rõ ràng: sẽ không có gì hơn "Lite QE", tên lóng giới báo chí đặt cho kế hoạch mua thêm US bonds bằng tiền của QE I. Giới traders/finance đã mong đợi nhiều hơn từ Fed, từ BoJ, SNB và thậm chí cả từ PBoC. Chưa ai, kể cả những Dr. Dooms như Krugman hay Roubini, chắc chắn rằng double dip sẽ xảy ra trong năm nay hay năm sau, nhưng một điều dễ thấy là số liệu kinh tế những tháng gần đây càng ngày càng xấu đi. Đến mức market chỉ vực dậy sau bài phát biểu của Bernanke khi Q2 GDP của Mỹ được revised down từ 2.4% xuống 1.6%, nhỉnh hơn so với 1.4% mà nhiều investment banks dự báo trước đó. Vâng, GDP bị revised down nhưng stock market tăng điểm vì investors đã quá bi quan về tương lai kinh tế.

Đúng ngày 19/8, trong khi cả nước VN đang hân hoan với giải Fields của GS Châu (chứ không phải chào mừng CMT8 như mọi năm), Initial Jobless Claim bất ngờ quay lại ngưỡng 500K. Hơn một năm lại đây chỉ số này được thị trường đặc biệt quan tâm sau bài báo của Robert Gordon. Trước đó 2 tuần, PMI của TQ (HSBC measure) cũng rớt qua ngưỡng 50 cho dù TQ đã chính thức vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ. Ngay cả khi TQ có đạt được mức trade surplus kỷ lục, bản thân nước này cũng nhận thấy rằng kỷ nguyên export-led growth dường như đã chấm dứt. Để tăng tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong GDP lên, TQ sẽ phải quay về với ý tưởng socialist của Marx: chuyển thặng dư từ giới chủ sang người lao động, nhưng không phải bằng cách mạng mà bằng cải tổ hệ thống tiền lương và luật lệ lao động. Thời kỳ tư bản tự do của Đặng Tiểu Bình đang chấm dứt và một thời đại mới do chủ tịch Hồ khởi xướng đã bắt đầu.

Dẫu sao, công xưởng lớn nhất thế giới đó không thể dừng ngay được nên TQ vẫn tìm mọi cách nứu kéo không để đồng RMB tăng giá quá nhanh/quá nhiều. Bán bớt trái phiếu Mỹ để mua trái phiếu Nhật/Hàn quốc là một nước đi có hai mục đích: gây sức ép tăng giá cho đồng yên và đồng won, đồng thời diversify bớt dự trữ ngoại tệ khỏi cái dollar trap mà Krugman đã từng phân tích. Hậu quả nhãn tiền là đồng yên Nhật đã vọt cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua và chỉ còn vài handles nữa là phá kỷ lục mọi thời đại. Cuối Q1 kinh tế Nhật còn được cho là khá "sáng sủa" so với Mỹ và châu Âu, vậy mà giờ này mọi chuyện lại đâu vào đấy và BoJ vừa phải bơm thêm 10 trillion yên nữa để kích thích kinh tế. Nhưng cũng như với Fed, market trông chờ nhiều hơn và khi biết BoJ không/chưa intervene giải cứu đồng yên, nút sell lại được đồng loạt bấm.

Không chỉ trông chờ BoJ, market cũng đang chăm chú theo dõi động thái của SNB vì đồng franc Thụy sĩ đã tăng cao kỷ lục so với đồng Euro. Kể cũng lạ là ai cũng biết central bank intervention vào FX market chỉ như muối bỏ biển, nhưng ai cũng đợi BoJ và SNB làm một cái gì đó. Theo Bruce Krasting có lẽ BoJ và SNB còn đang phải thuyết phục Fed và ECB cùng tham gia intervention, nhưng rõ ràng là cả Mỹ và EU đều được hưởng lợi khi đồng USD và EUR yếu. Bằng chứng là Q2 GDP của Đức tăng tới 8.8% (annualized), cứ như đây là một emerging market vậy. Tất nhiên cả Bernanke lẫn Trichet hiểu rằng thế giới hiện tại, hay ít ra hệ thống tài chính quốc tế hiện tại quá interconnected, không chừng kết quả cuối cùng lại là negative-sum game. Cho nên rất có thể trong kỳ "nghỉ mát" ở Jackson Hole vừa rồi các central bankers đã thỏa thuận được với nhau điều gì đó.

Điểm tối cuối cùng trong tháng là vụ "hung parliament" của Úc. Mặc cho kinh tế Úc tiếp tục làm nhiều nước ghen tỵ, các chính trị gia ở đây dường như chẳng còn quan tâm gì ngoài nói xấu và công kích nhau. Hay có lẽ chính vì kinh tế tăng trưởng tốt nên họ chẳng cần lo nghĩ, không như UK mấy tháng trước. Đã hơn 10 ngày mà chưa có bên nào vận động được các nghị sĩ độc lập ủng hộ để đứng ra lập chính phủ vì các ông independent đó đang tranh thủ làm cao, có lẽ đây là điểm yếu của Westminster system chăng? Nhưng dù ai lên nắm quyền đi nữa chắc chắn chính phủ sắp tới sẽ rất yếu và khả năng tan vỡ rất cao. Hiện tại tỷ lệ betting đã là 2.8 cho trường hợp sẽ có bầu cử lại trong năm tới. Hôm qua The Economist dè bửu đáng ra Úc có thể phát triển tốt hơn và có vai trò quốc tế lớn hơn nếu có domestic politics tốt hơn, nghe chẳng khác gì VN vậy.

Điểm sáng quan trọng nhất là BDI đã tăng liên tục trong tháng 8 dù vẫn còn khá thấp. Cũng mong ship demand tăng trở lại để Vinashin còn cửa sống.