Sunday, October 31, 2010

October


Lần đầu tiên trong lịch sử của 5-year TIPS, loại trái phiếu này có yield âm (lãi suất thực âm) khi nó được US Treasury đấu thầu ngày 25/10. Đây là biểu hiện rõ nhất của inflation expectation đã tăng cao, khi mà market hiểu rằng QE II là điều không thể tránh khỏi trong cuộc họp của Fed ngày 3/11 tới. Mặc dù Bernanke & Co. đã tìm mọi cách downplay QE II, ẩn dụ bằng một cú đánh golf không quá mạnh tay, không còn ai tin vào một tương lai vững vàng của đồng USD nữa. Chẳng thế mà hết Singapore, Malaysia bây giờ đến Nga và Brazil quay sang đồng RMB như là một phương tiện thanh toán quốc tế cho tương lai. RMB swap lines đã được những nước này bàn thảo công khai và sau ngày 3/11 có lẽ sẽ có thêm nhiều central bankers thắc mắc renminbi (RMB) và yuan (CNY) khác nhau như thế nào.

Tôi cũng từng thắc mắc điều này và được một người bạn làm ở PBoC giải thích rằng renminbi là tên riêng của đồng tiền TQ, còn yuan là "money" theo tiếng Trung. Đồng tiền của Hàn quốc là won, của Nhật là yen có lẽ có cùng gốc vì có phát âm tương tự. Nếu đồng VN cũng có cái gốc yuan/yen đó biết đâu bây giờ cũng đang chịu sức ép lên giá như đồng yuan và yen chứ không lo mất giá, đỡ cho BS Hồ Hải khỏi phải trăn trở/thắc mắc. Nói vậy không có nghĩa là các central bankers của TQ và Nhật không đau đầu khi đồng tiền của họ đã/đang/sẽ lên giá so với đa số các đồng tiền mạnh khác. Bằng chứng là BoJ đã phải hạ lãi suất một lần nữa, tiếp tục quantitative easing, và nhất là phải can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối hòng kéo đồng yen xuống dù biết điều đó là vô vọng.

Sau khi BoJ khai hỏa vào trung tuần tháng 9, "currency war" đã trở thành từ cửa miệng của giới chính trị gia lẫn kinh tế gia. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai nhóm "gia" này với đa số nhân loại là "war" luôn mang lại những cơ hội béo bở cho họ, như với bao cuộc chiến khác trong lịch sử. Giới chính trị tranh thủ "currency war" để đưa ra agenda cho mình hòng kiếm phiếu trong những kỳ bầu cử sắp tới, e.g. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu DoC phải có biện pháp chống lại currency manipulation, một cách nói tế nhị cho "đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ TQ". Trong khi đó giới kinh tế tất nhiên là ... tranh thủ kiếm tiền từ túi của các ngân hàng trung ương. Mấy tháng vừa rồi, BoJ và SNB đã lỗ hàng tỷ USD sau các cuộc intervention thât bại, không chừng BoK, BoT, RBI cũng có chung bottom line tồi tệ như vậy cho năm tài chính này. Theo "định luật bảo toàn lợi nhuận" của thị trường ngoại hối kẻ hưởng lợi là ai thì các bạn đã rõ.

Có điều tôi vẫn ngạc nhiên tại sao cả hai giới "gia" nói trên không nghĩ ra một từ gì thay thế cho chữ "war" để dân chúng đỡ tức giận. Chẳng hạn có thể gọi đó là "total/global easing", hay tuân thủ theo trường phái Keynes hơn là "global monetary expansion". Với đa số các nước mới nổi, tất nhiên không có VN trong đó, quả thật dòng vốn quốc tế lũ lượt đổ vào thị trường nội địa của họ rất phù hợp với khái niệm global easing. Có điều easing không phải lúc nào cũng tốt, Brazil, Thailand, Korea, Indonesia đều không muốn chào đó dòng vốn này. Bằng cách này hay cách khác, các quốc gia mới nổi này nói khéo với các nhà đầu tư/đầu cơ quốc tế rằng nền kinh tế của họ đã chạy quá công suất rồi, cõng thêm quí vị nữa thì chúng tôi "phát sốt" mất. Bởi vậy nếu quí vị muốn "ăn theo" thì chịu khó đóng thuế nhé, ít thì 15% như ở Thailand. Còn không, xin mời cứ đầu tư vào trái phiếu của chúng tôi (Mexico), nhưng 100 năm sau mới được lấy lại tiền.

Đấy là những nước đã thả nổi tỷ giá, còn một khi đồng nội tệ được/bị dính chặt vào đồng USD thì global easing sẽ mang đến lạm phát thông qua giá các loại nguyên/nhiên liệu nhập khẩu và các hoạt động bình ổn/can thiệp tỷ giá của ngân hàng trung ương. Global easing kéo theo local easing trong những trường hợp này buộc các ngân hàng trung ương TQ, Singapore, Ấn độ phải thắt chặt tiền tệ đột suất để đối phó với lạm phát tăng cao. Lần nâng lãi suất ngày 20/10 của PBoC còn đánh dấu việc chuyển sang dùng 25bps multiple giống phương Tây thay cho 27bps truyền thống, cột mốc lịch sử bỏ rơi tín ngưỡng 9 nút của văn hóa Trung hoa. Ngay cả ở VN, xu hướng thắt chặt tiền tệ cũng đang hình thành dù "hot money" dường như vẫn lẩn tránh cơ hội đầu tư ở một nền kinh tế vốn được cho là đầy tiềm năng này.

Cách đây vài năm, VN được cho là có tiềm năng vì sẽ là một thành tố trong công thức China+1. Từ khi các cuộc cãi vã về tỷ giá đồng RMB trở nên căng thẳng, việc TQ không sớm thì muộn cũng phải tăng domestic consumption thông qua higher wages làm cho cheap labor của VN càng hấp dẫn hơn. Rồi sau cuộc đối đầu giữa TQ và Nhật bản về rare earth, VN lại hi vọng sẽ là nguồn cung cấp loại khoán sản này cho thế giới, tiềm năng là nơi có thể chấp nhận cheap technologies dù môi trường có nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn. Rồi thêm tiềm năng Cam ranh sẽ trở thành quân cảng cung cấp cheap services cho tàu ngầm các nước. Khẩu hiệu "kinh tế tri thức" rất thịnh hành mấy năm trước giờ đang được thay bằng các thể loại "tiềm năng", nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là "cheap talks".


Saturday, October 30, 2010

Links



- Thanh Niên: 94,000 tỷ cho Đại lễ: bài phỏng vấn ông Hồ Quang Lợi, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về đại lễ, của phóng viên (Nguyễn?) Việt Chiến. Ông Lợi thẳng thừng bác bỏ con số 94 nghìn tỷ nhưng vẫn chối quanh không biết số chính thức là bao nhiêu. Tôi tin ông Lợi không biết thật, và đó là điều đáng buồn cho VN. Mấy hôm trước tôi cho rằng dù chi phí có nhỏ hơn con số đó, một lượng tiền lớn của ngân sách đổ ra trong một thời gian ngắn như vậy là một gói kích cầu rất mạnh, có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát tăng cao. Ông Lợi nói rằng có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng nhân dịp này đằng nào cũng để phục vụ cho nhân dân HN lâu dài nên không cần tính vào chi phí cho Đại lễ. Điều này không hoàn toàn đúng, việc cấp tập xây dựng nhiều công trình hạ tầng để chào mừng Đại lễ đẩy kế hoạch chi tiêu công của HN nhanh lên, vừa tạo gánh nặng cho ngân sách, vừa gây sức ép cho lạm phát như tôi nói ở trên. Cho nên khi đánh giá tác động kinh tế của việc tổ chức Đại lễ thì chi phí cho các công trình hạ tầng này vẫn phải tính vào chi phí cho Đại lễ, giống như các nước khi tổ chức Olympics vẫn phải tính chi phí các công trình hạ tầng, sân vận động vào chi phí cho Olympics dù những công trình đó cũng được sử dụng lâu dài sau này.
- Bloomberg: Slower growth, lower inflation needed: hiếm khi thấy ai có quan điểm VN phải giảm tốc độ tăng trưởng xuống... giống như quan điểm của tôi trên blog này. Có điều bác Jim Walker này phát biểu hơn mạnh miệng, chẳng hiểu bác ấy căn cứ vào đâu mà cho rằng phải tăng lãi suất thêm 2% nữa.
- SGTT: Hiệu quả dự án bô xít sẽ vỡ: theo ông Nguyễn Thanh Liêm, TKV đã thuê Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá hiệu quả kinh tế. Vậy QH nên mời các chuyên gia của viện này đến thuyết trình. Trong lúc chờ QH, phóng viên kinh tế các báo nên tiếp xúc với Viện, phỏng vấn các chuyên gia liên quan và đề nghị họ công bố báo cáo nghiên cứu khả thi. Bạn nào có được bản báo cáo này cho tôi xin một bản, tôi sẽ viết ngay một bài phân tích/đánh giá thuần túy kinh tế cho dự án.
- VoxEU: Bond Beta: John Campbell và hai tác giả khác tính beta (theo CAPM) cho bonds, kết luận rằng khi bond có beta cao thì inflation expectation cao. Do đó central banks có thể dùng thước đo này để ước lượng inflation expectation.
- PBoC: Monetary committee: ngân hàng trung ương TQ cũng có monetary committee, tuy không hoàng toàn được quyết định chính sách tiền tệ nhưng cũng có các thành viên từ giới academic bên ngoài tham gia giống như đa số các monetary committee khác trên thế giới (trừ VN).
- FE: Golfer Ben: QE2 sẽ theo trường phái gradualism, nghĩa là tuần tới Fed sẽ công bố một gói easing nhỏ hơn và chậm hơn nhiều so với những gì market đã hi vọng. Mr. Chairman này có vẻ rất thích ví von, đã từng được thiên hạ gắn cho cái tên Helicopter Ben, sắp tới có lẽ sẽ là Golfer Ben hay Ben-the-Putter?
- Yahoo!7: Giving away: chắc bạn đã biết việc Bill Gates và Warren Buffett tuyên bố sẽ hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, nhưng có thể bạn không để ý rằng việc hiến tặng phần lớn/toàn bộ tài sản diễn ra khá nhiều ở Mỹ chứ hiếm khi thấy ở các nước khác. Ở nhiều nước, VN cũng vậy, hoạt động từ thiện rất phổ biến nhưng những người giầu thường vẫn giữ tư tưởng "dynastic wealth", để lại của cải cho con cháu, dòng họ mình. [Một bài "phản biện" Warren Buffett thú vị: trong khi Buffett donate $100 tỷ tài sản của mình cho charities, ông cũng "donate" từng đó tiền cho giới nhà giầu Mỹ, cụ thể là những người đã bỏ tiền đầu tư vào quĩ của Buffett.]
- TBKTSG: Bệnh thành tích: có một cách thế này để chống lại căn bệnh khai vống GDP của địa phương lên: so sánh GDP và tax revenue của các địa phương, nơi nào có GDP cao mà tax revenue thấp thì phạt thật nặng lãnh đạo địa phương đó vì thất thu thuế.
- FT: "The government ... says the country must shift from a reliance on low-cost exports, and improve productivity and competitiveness. But, without practical policies, such talk is as cheap as Vietnamese labour itself.": đọc câu này "đau" nhưng đúng, VN hiện chẳng còn gì competitive nữa ngoài cheap labor. Tệ hơn nữa "cheap talks" càng ngày càng nhiều.
- John Cochrane: Global central planning: một bài báo thể hiện rất rõ quan điểm của Chicago/fresh-water school, cũng như right-leaning position của tờ WSJ gần đây. Cochrane cho rằng thay vì target 4% current accounts như Geithner đề nghị, hay can thiệp vào thị trường FX (coordinated thông qua IMF), các nước nên chấp nhận trade surpluses/deficits như là điều không thể tránh khỏi và cần thiết. Tuy nhiên Cochrane mâu thuẫn khi so sánh Mỹ thế kỷ 19 với TQ thế kỷ 21, hai nước ở cùng giai đoạn phát triển nhưng có trade balance trái ngược nhau. Ngoài ra vấn đề trade deficit còn là hậu quả của budget deficit (twin deficits), còn trade surplus là một phần của chính sách export-led growth. Trong những trường hợp như vậy không thể nói nhà nước không thể làm gì để target current accounts và cũng khó có thể kết luận surplus/deficits là efficient outcomes cho nền kinh tế thế giới được. Một mặt, Cochrane có vẻ bênh vực TQ trước những chỉ trích về việc manipulate đồng RMB, mặt khác Cochrane lại yêu cầu gây sức ép để TQ thả nổi tỷ giá và mở cửa capital account. Ironically, phía bên kia (Geithner/Krugman) lại ủng hộ capital control trong khi muốn TQ nâng tỷ giá RMB.
- FT: "If China let the level of the renminbi be determined by the markets ..... , the US would deliberately use its financial institutions to destabilise China.": cái quan điểm nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch" này nghe quen quen. Mà đó là một nhóm "Chinese academics in Shanghai" đấy nhé chứ không phải báo Nhân dân nhật báo nói đâu. Có lẽ giới trí thức VN "thoáng" hơn các đồng nghiệp TQ?
- Zerohedge: Indonesia: trong thời gian qua, gần $20b đã chảy vào Indonesia khi kinh tế nước này tăng trưởng rất tốt và rất ổn định.
- Bloomberg: QE II: Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle thẳng thừng phê phán QE II, cho rằng đó là một chính sách sai lầm và là một cách manipulate tỷ giá gián tiếp của Mỹ.
- Naked Cap: HFT: 70% tổng số trade trên các exchanges của Mỹ chỉ có tuổi thọ trung bình 11 giây từ lúc mua đến lúc bán (hoặc ngược lại).
- Krugman: Debt/GDP: tỷ lệ này chủ yếu do phần mẫu số quyết định, bởi vậy vấn đề không phải là hạn chế chi tiêu chính phủ (austerity) mà là chi tiêu thế nào cho có hiệu quả (giúp tăng GDP)
- Mike Moffatt: Did WWII ended Great Depression: 12 năm trước chính Krugman viết rằng fiscal stimulus liên quan đến WWII spending không phải là nguyên nhân chấm dứt Great Depression, điều mà Krugman (ver 2010) implied trong bài báo bên trên.
- Eichengreen: Reserve currencies: Barry cổ súy cho một hệ thống tài chính quốc tế với 3 đồng tiền là reserve currencies: USD, EUR, RMB.
- Insider Monkey: Index funds: từ trước tới giờ đa số mọi người đều cho rằng index funds là một dạng low cost investment. Tuy nhiên tác giả bài viết này chỉ ra thực chất index funds có một loại hidden cost khá quan trọng và có thể làm thay đổi cách nhìn với loại funds này. Cụ thể là mỗi khi một (vài) công ty dưới bottom của index bị loại ra và thay bằng các công ty khác (điều này xảy ra khá phổ biến cho những index lớn), các index funds thường react chậm hơn nhiều so với các traders khác, bởi vậy họ thường phải bán rẻ/mua đắt cho những transaction này. Theo tôi, lập luận này đúng nhưng hơi phóng đại vì các công ty ở bottom của một index thường có weights nhỏ, ít ảnh hưởng vào toàn bộ index. Hơn nữa các index funds có thể chấp nhận tracking errors và trên thực tế chẳng bao giờ mua những bottom stocks cả.
- Ethan Zuckerman: International shipping freights: tác giả dùng dịch vụ online của Maersk để tính ra chi phí vận chuyển một bình nước tinh khiết từ Fiji đến Cambridge (Massachusetts). Tính theo $/km thì trên tuyến đường này vận tải biển rẻ bằng 1/5 lần so với vận tải đường bộ. Một chi tiết thú vị nữa là phí vận chuyển container từ TQ đi Mỹ đắt gấp đôi so với chiều ngược lại. (Tôi cũng vào thử website của Maersk đăng ký account và check cước containers từ VN đi Mỹ, kết quả giống hệt như TQ. Trong khi đó cước hai chiều VN-TQ, VN-Singapore, VN-Úc giống nhau.)
- A Fine theorem: PPP-based GDP: Giới thiệu bài viết của Deaton and Heston về phương pháp và các problems khi tính PPP adjustment (có link đến pdf của bài viết). Tác giả khá bi quan về độ chính xác của PPP, cho rằng phải rất cẩn thận khi dùng PPP-based GDP cho các empirical works.


- Time: QE II and civil war: dù đây chỉ là bài viết trên một blog của Time, ý tưởng QE II có thể tạo ra civil war ở Mỹ (mà lại trích dẫn Zerohedge) được đăng ở đây thì quả thực chất lượng (phóng viên) của Time bây giờ tuột dốc xa thời Phạm Xuân Ẩn. [Hồi trước khi học tiếng Anh ở VN, thầy giáo của tôi thường cho readings lấy từ Time và Newsweek, tôi vẫn thích các bài viết của Time hơn. Sau này có vài năm tôi đặt Time dài hạn để đọc, cũng thấy chất lượng không còn tốt như xưa. Có lẽ hình thức báo chí này phải thay đổi (kém chất lượng đi) để cạnh tranh với các dạng Internet media khác, chẳng biết Time/Newsweek/The Economist có đi theo con đường của FEER không.]
- TBKTSG: CPI Tháng 10: so với TPHCM (0.45%), CPI của HN tăng cao hơn nhiều (1.22%) ... vì Đại lễ. Tất nhiên giá cả của các mặt hàng dịch vụ (hàng quán, giữ xe...) tăng cao do nhu cầu tăng, nhưng phải kể đến một yếu tố nữa là chi tiêu của HN cho Đại lễ, nghe đồn đại lên đến 10% GDP. Dù con số thực có thể không đến mức như vậy và một phần số tiền này chảy ra bên ngoài (vd Đường tới thành Thăng Long), một khoản chi lên đến vài phần trăm GDP trong một thời gian cực ngắn như vừa qua có thể nói là một gói "kích cầu" thuộc loại "khủng" trên thế giới. Lạm phát không tăng mới là lạ.
- Econbrowser: QE II: James Hamilton, tác giả cuốn textbook Time Series Analysis nổi tiếng, trả lời các phản bác về hiệu quả của QE II. Gần đây thấy Hamilton promote rất nhiều cho Cynthia Wu, một (nữ) sinh viên gốc TQ của mình.
- Marc to market: Rare earth war: mấy ngày vừa rồi Nhật lại tố cáo TQ tiếp tục ngăn cấm xuất rare earth sang Nhật, bây giờ đến lượt Mỹ. Lập luận của TQ là họ hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cho nhu cầu trong nước, các nước khác nói nếu lo ngại supply không đủ thì tại sao không tăng giá?
- Macroblog: Price level targeting: chủ tịch Chicago Fed, Charles Evans, tuần trước đã chính thức đưa ra phương án price level targeting như là 1 trong 3 options Fed sẽ theo đuổi để stimulus kinh tế Mỹ. Trái với inflation targeting, chính sách này nếu được thực hiện sẽ có tính chất bù trừ cho lạm phát/thiểu phát trong quá khứ. Nghĩa là nếu hiện tại lạm phát quá thấp thì trong tương lai Fed có thể sẽ chấp nhận một giai đoạn có lạm phát cao hơn bình thường để đảm bảo price level đạt được target. Sở dĩ ý tưởng này được đưa ra vì nhiều người cho rằng thị trường đang lo ngại Fed sẽ buộc phải thắt chặt tiền tệ trong thời gian trước mắt khi lạm phát quay trở lại trong khi unemployment vẫn còn cao. Hơn nữa trong khi nguy cơ deflation đang rình rập, việc tạo ra inflation expectation là điều cần thiết nên nếu Fed công bố price level target thì thị trường sẽ tạo lập được cái expectation cần thiết đó.
- Thủ tướng: 1875/CT-TTg: nhân thấy báo chí nói nhiều về cái chỉ thị này của thủ tướng yêu cầu NHNN soạn thảo cơ chế cho các NHTM rút tiền ra khỏi lưu thông, tôi lần mò vào website của chính phủ xem thực hư thế nào. Hóa ra đây chỉ là một dạng văn bản hành chính khá bình thường của VN, hô hào khẩu hiệu là chính chứ không có biện pháp gì cụ thể cả. Cái câu làm nhiều người thắc mắc không biết (người soạn thảo văn bản cho) thủ tướng có hiểu thế nào là chính sách tiền tệ không cũng chỉ là một câu khẩu hiệu chung chung thôi, không phải tín hiệu thắt chặt tiền tệ hay mục tiêu mâu thuẫn gì đâu. Lần sau đề nghị các bạn phóng viên không đưa tin giật gân nữa :-)
- SGTT: Người kế vị: chỉ có ở những nước còn thế chế quân chủ hoặc chế độ cộng sản mới có khải niệm "kế vị" này. Lạ là các báo VN chưa bị thổi còi về chữ này.
- Yiping Huang: "Most importantly, China is not Japan. China will never let the US to force upon it any currency decisions.": Một câu nói rất trịnh thượng với ... Nhật, thể hiện rõ tâm thế của một nước lớn luôn tâm niệm không bao giờ chịu nhịn nhục trước phương Tây nữa như đã từng chịu đựng tại hiệp ước Nam Kinh và Thiên Tân trong thế kỷ 19. Yếu tố thể diện có vai trò quan trọng trong việc TQ tìm mọi cách cưỡng lại sức ép của Mỹ và các nước khác về vấn đề tỷ giá đồng RMB. Tuy nhiên Yiping Huang nói đúng, tỷ giá thực của đồng RMB đã lên giá, khoảng 5%/năm, vì TQ có lạm phát cao hơn Mỹ và nhiều nước phát triển khác (một phần vì chính chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối của TQ). Tôi đồng ý với tác giả này là Krugman/Wolf lờ đi không nhắc gì đến tỷ giá thực là một thiếu sót lớn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với Yiping Huang ở chỗ RMB vẫn còn undervalued kể cả xét theo tỷ giá thực, bằng chứng là TQ không dám thả nổi đồng tiền của mình vì chắc chắn điều này sẽ làm RMB lên giá mạnh. [Các cựu sinh viên VN học kinh tế tại ANU thời 95-98 chắc còn nhớ vị giáo sư gốc TQ này. Yiping Huang sau khi rời ANU đã sang làm cho Citigroup HK một thời gian và hiện giờ là giáo sư đại học Bắc Kinh.]
- BBC: Benoit Mandelbrot: cha đẻ của lý thuyết fractal vừa qua đời. Lý thuyết toán học này cũng đã được ứng dụng trong finance/trading.
- TBKTSG: Sân sau: nếu dạy macro ở VN, tôi sẽ dùng bài báo này làm ví dụ về crowding out của government spending.
- FT: "Most of the big investment banks are negative on Vietnam’s investment potential at the moment, with UBS summing up the mood with a rather sceptical recent note warning that Vietnam “is now in the midst of the largest credit expansion we [have] seen anywhere in the 80-plus emerging countries we cover in the past two decades years."”: một bài rất negative về tình hình đầu tư (gián tiếp) nước ngoài ở VN. Như với những report trước đây của các IB lớn, tôi không quá quan tâm tới những nhận định rất bi quan của họ về tình hình kinh tế VN. Tuy nhiên câu cuối cùng trong bài này có nhiều ý nghĩa: các IB nhận định không chính xác về triển vọng kinh tế VN vì họ không có số liệu, hay nói các khác là economic transparency của VN quá kém. Bởi vậy với họ cứ nhận định thật xấu để khách hàng của họ khỏi quan tâm, thắc mắc gì thêm về VN cho đỡ nhức đầu. Cái thương hiệu hay image về triển vọng đầu tư ở VN quả thực xấu hơn so với thực tế.
- Frankenblog: Spelling mistake: tôi rất hay viết sai chính tả cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên đọc bài này thấy được an ủi phần nào :-)
- Scott Sumner: Even a Nobel prize is not qualified: Sumner là người duy nhất vẫn tiếp tục cho rằng Peter Diamond không thích hợp cho vị trí Fed's governor ngay cả sau khi Diamond được trao giải Nobel. Tuy nhiên đề suất của Sumner đưa Woodford và Svensson vào Fed chưa hẵn là hay, hồi trước Fred Mishkin, một đại thụ khác trong monetary economics, đã phải từ chức khỏi Fed chỉ sau hơn 1 năm làm việc cùng với BB. Một rừng không thể có 2 chúa sơn lâm.
- Scott Sumner: India No.1: trong khoảng 3-5 năm nữa Ấn độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn TQ permanently và GDP sẽ vượt TQ trong khoảng 50 năm nữa. (TBKTSG cũng đã dịch bài này).
- Free Exchange: Nobel prize: trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua quĩ của giải thưởng Nobel bị mất 22.3% giá trị và vẫn chưa phục hồi lại số lỗ đó. Do đó trong vài năm gần đây (và cả vài năm tới) phần hiện kim của giải Nobel đang bị chựng lại. Tất nhiên không vì vậy giải thưởng này kém danh giá mặc dù vẫn có những nước cố tình quên đi Nobel Peace Prize mà công dân họ được trao tặng, vd giải thưởng năm 1973 của ông Lê Đức Thọ.
- NYT: Hegel on Wall Street: theo các lập luận triết học của Hegel thì cần phải có government regulation vì từng cá nhân (on Wall street) nếu thả tự do mất phương hướng. Nếu họ thực sự hiểu họ đang làm gì thì họ sẽ tự nguyện đút đầu vào tròng regulation để được an toàn hơn?
- ZH: Friday-Monday effect: nếu bạn buy SPY Friday-close và sell Monday-close từ đầu năm tới giờ thì return sẽ là 14.2%, so với B&H 0.42%. Liệu đấy có phải là risk premium cho weekend holding không?
- Quantitative Trading: Data mining: 10 indicators predict 60% accuracy
- Clusterstock: FX volume: theo BIS hiện tại thị trường FX thế giới trong 4 ngày có trading volume lớn hơn GDP cả năm của Mỹ.
- NVP: Thương hiệu: cách đây 2 năm tôi có nói chuyện với một doanh nhân ở TPHCM, anh này nói giao thông thành phố đã tệ hại đến mức chỉ cần chính quyền cho tháo vài cái lô cốt đi là dân chúng đã "tung hô vạn tuế" rồi, chẳng cần cải thiện gì thêm. Cuối năm nay tôi sẽ về VN và chắc sẽ được tận mắt chứng kiến sự "cải thiện giao thông" sau hai năm. Một điểm rất quan trọng trong bài của anh Phú: VN chưa biết cách PR cho các sự kiện, hoạt động của chính quyền, dường như người ta vẫn sử dụng lối tuyên truyền của những năm 70-80.


- Spiegel: Last payment: Ngày 3/10/2010 vừa rồi Đức thanh toán nốt khoản tiền cuối cùng mà nước này vay nợ liên quan đến các khoản bồi thường chiến tranh cho Thế chiến thứ Nhất gần 100 năm trước. Các nước thắng trận đã áp đặt các khoản bồi thường chiến tranh này trong hội nghị Versailles năm 1919, nơi mà Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra yêu sách 8 điểm kêu gọi nhân quyền cho nhân dân các nước Đông dương.
- SGTT: Tại sao?: thêm một bài báo của tác giả Cảnh Thái. Trong bài báo khoảng 1000 chữ này có tổng cộng 18 dấu hỏi, một kiểu viết đặc trưng của các (cựu) quan chức? (Note: tôi không biết tác giả Cảnh Thái là ai và cũng không chắc tác giả bài này có phải là tác giả bài trong VNR500 link bên dưới hay không - trong bài bên dưới có 33 dấu hỏi/2000 từ). Một comment nhỏ: khi so sánh lãi suất giữa các nước, nhất là các nước đang phát triển, cần so sánh real interest rate chứ nominal rate ít có ý nghĩa.
- VNR500: Định giá thấp đồng VN có tạo đòn bẩy xuất khẩu?: đây là bài phản biện lại ý kiến của Huỳnh Thế Du. Nếu có điều kiện trao đổi với tác giả Cảnh Thái tôi sẽ chỉ hỏi một câu: vậy định giá cao VNĐ có tạo đòn bẩy cho xuất khẩu không?
- Macroblog: Deflation expectation: một phương pháp rất thông minh để estimate xác suất deflation sẽ xảy ra dựa vào đặc tính của TIPS mà tôi đã đề cập đến trong entry này
- WSJ: 40% rule: ai làm dự báo kinh tế nên học cái rule này
- The Economist: Global Debt Clock:
- FT: “Many of our exporting companies would have to close down, migrant workers would have to return to their villages,” Mr Wen said. “If China saw social and economic turbulence, then it would be a disaster for the world.”: thủ tướng một nước than nghèo kể khổ với thế giới trong khi có foreign reserve gần bằng nửa GDP, trong khi đang đóng tầu ngầm tàng hình, trong khi đang chuẩn bị phóng phi hành gia lên mặt trăng. Điều này thể hiện rất rõ bản chất dân tộc Trung hoa, sẵn sàng làm mọi điều để nuôi giấc mơ bá chủ. VN quả thật không may khi là hàng xóm của dân tộc này.
- TBKTSG: Ai quản lý cổ tức của nhà nước: nhà nước giữ hơn 50% trong số vốn điều lệ 3500 tỷ của Vinamilk nhưng nhân được dividend hơn 500 tỷ. Có thể nói kinh doanh sữa là một ngành siêu lợi nhuận và chắc chắn các công ty sữa nước ngoài không phải ngoại lệ. Vậy tại sao nhà nước, với control right ở Vinamilk, không yêu cầu công ty này giảm profit margin xuống để tăng cạnh tranh trong thị trường này, buộc các công ty sữa nước ngoài phải giảm giá bán? Xét trên quan điểm kinh doanh, với ROE cao như vậy tại sao Vinamilk không đẩy mạnh cạnh tranh trong ngành nghề của mình để giành thêm thị phần từ các công ty sữa nước ngoài mà lại đầu tư vào tài chính, dầu khí, địa ốc?
- Free Exchange: BoJ: giảm lãi suất từ 0.1% xuống 0-0.1%, tăng thêm QE ¥5 tril
- Econopicdata: MBA unemployment: trong năm 2009 hơn 10% MBA graduate từ Harvard, Stanford, MIT không tìm được việc làm 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
- TT: Lãi thực của xuất khẩu: tác giả bài viết này không phân biệt rõ khái niệm value-added (giá trị gia tăng) và profit margin (lãi ròng). Đúng là profit margin của một số ngành xuất khẩu tụt xuống dưới 5% là một thực tế đáng buồn, tuy nhiên trong nhiều trường họp value-added của các ngành này vẫn đạt 30-40% và đây mới là con số được đưa vào GDP. Nên nhớ với những ngành công nghiệp đã mature và unprotected, profit margin sẽ không thể giữ cao được mãi (ai đã học micro hẳn còn nhớ khái niệm zero-economic profit trong competitive market). Nhưng với chủ doanh nghiệp, quan trọng là ROE chứ không đơn thuần là profit margin. Một doanh nghiệp có thể có profit margin không cao nhưng vẫn có ROE chấp nhận được nếu có capital structure hợp lý, quản lý inventory tốt, đầu tư máy móc thiết bị hiệu quả. Việc thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ đúng là không tốt, nhưng đấy không phải là lý do profit margin ngày càng giảm. Ngay cả nếu toàn bộ nguyên liệu được sản xuất trong nước và thị trường cạnh tranh, các công ty sản xuất hàng xuất khẩu vẫn không hưởng được phần economic profit này và nhiều khả năng profit margin của họ vẫn thấp. Có chăng họ sẽ có profit margin ổn định hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. Một câu hỏi cần đặt ra là tại sao các ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển nếu thực sự họ có thể đem lại economic profit và không bị các rào cản kỹ thuật? Trên quan điểm kinh tế học chỉ có 2 câu trả lời: (i) economic profit mà mọi người vẫn nghĩ thực ra không có hoặc rất nhỏ, (ii) các nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ nước ngoài bán phá giá và/hoặc được chính phủ của họ trợ giá (vd thông qua tỷ giá thấp như trường hợp đồng RMB của TQ).
- Patrick Chovanec: Rare earth: một bài review chi tiết về thị trường rare earth thế giới
- Yahoo Finance: May's flash crash: cuối cùng tội đồ của vụ flash crash hồi tháng 5 là Waddell & Reed, đã đặt automatic sell 75K e-mini contracts ($4.1b) với một algorithm sai. Đơn giản thế này: sell order được thực hiện với 9% market liquidity cap nhưng họ không tính là khi có order lớn như vậy các HFT sẽ lập tức respond và market volume tăng vọt, nghĩa là cái cap 9% đó cũng tăng vọt theo giá trị tuyệt đối của order. Nhưng đó chỉ là trigger, sự lan truyền sau đó sang các market khác là do HFT và các thể loại algorithmic trading.
- Stiglitz: The euro may not survive: bài này không có gì mới nhưng tôi chợt ngẫm ra hơn nửa thế kỷ nay, phương Tây hay châu Âu chỉ còn quan tâm đến các vấn đề kinh tế và đã không còn ai nhớ gì về những tranh chấp lãnh thổ/tài nguyên nữa. Trong khi đó châu Á vẫn sôi sục các vấn đề biển đảo, sông nước.
- Dạ Ngân: Đau lòng con quốc: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Tôi làm cùng một anh người Đức và một anh người Nga. Hỏi họ có hay về nước không cả hai đều nói chẳng hứng thú gì quay về quê cũ dù vẫn còn cha mẹ họ hàng ở đó. Hỏi họ có hay đọc báo theo dõi tin tức từ Đức, từ Nga không, cả hai đều nói chẳng quan tâm. Hỏi họ có bắt con cái nói tiếng Đức, tiếng Nga ở nhà không, cả hai đều nói tùy chúng nó. Đúng là làm người Việt là một định mệnh.


Friday, October 29, 2010

First 9 months


SGTT có một bài báo "tiết lộ" số liệu mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM do NHNN tổng kết (tiếc là không có số liệu cho cả nước). Theo bài báo này, trong 9 tháng đầu năm 2010 các ngân hàng ở TPHCM đã mua vào $44.7, tỷ trong khi bán ra $45.4 tỷ. Như vậy các ngân hàng này bị thâm hụt 0.7 tỷ trong vòng 9 tháng, kể cả sau khi đã được NHNN trợ giúp $1.3 tỷ (trong khi NHNN tuyên bố vẫn mua ròng ngoại tệ). Hiển nhiên việc bị thâm hụt như vậy là áp lực lên cán cân cung-cầu ngoại tệ và gây sức ép mất giá cho VNĐ, chẳng ngân hàng nào muốn trạng thái ngoại tệ của mình xấu đi.

Phân tích thêm những con số trong bài báo của SGTT có thể thấy gần một nửa (47%) lượng ngoại tệ mua được là từ thị trường liên ngân hàng. Tương tự như vậy 45% số ngoại tệ được các ngân hàng bán ra trên thị trường này, có nghĩa là gần nửa lượng giao dịch ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu liquidity của các ngân hàng chứ không phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Những kẻ xấu miệng có thể nói giới ngân hàng, với đặc quyền được mua bán ngoại tệ, đã lợi dụng mua đi bán lại loanh quanh với nhau để kiếm lời chứ không chịu phục vụ cho doanh nghiệp.

Thực tế số ngoại tệ ngân hàng bán cho các doanh nghiệp chỉ chiếm 48% (21.8 tỷ) trong tổng số ngoại tệ được bán ra, ngược lại 40% (17.9 tỷ) mua vào có nguồn gốc từ doanh nghiệp. Đây mới thực sự phản ánh cung cầu ngoại tệ từ nền kinh tế thực (từ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài). Hai con số này cho thấy lượng ngoại tệ bị thâm hụt vào khoảng 16.6% số bán ra, cao hơn nhiều nếu so với tổng mua-bán đề cập bên trên (gộp cả mua bán trên thị trường liên ngân hàng và các nguồn khác). Nghĩa là cán cân cung-cầu ngoại tệ từ nền kinh tế thực căng thẳng hơn nhiều so với sức ép thâm hụt trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, ít nhất trên thị trường TPHCM.

Điều này có thể kiểm chứng được bằng số liệu XNK từ website của TCTK. Tài liệu này cho biết trong 9 tháng đầu năm TPHCM có kim ngạch xuất khẩu là $14.1 tỷ trong khi nhập khẩu $22.5 tỷ. Như vậy các ngân hàng ở TPHCM đã mua được số ngoại tệ từ các doanh nghiệp (17.9 tỷ) nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu, có lẽ còn từ các nguồn đầu tư nước ngoài giải ngân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên ở phía bán ra họ chỉ đáp ứng được 97% cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ (bao gồm doanh nghiệp nhập khẩu), có lẽ các doanh nghiệp này phải mua thêm ngoại tệ từ các địa phương khác và/hoặc từ thị trường chợ đen (xem thêm bài của SGTT). Chả trách giá USD chợ đen trong tháng 10 tăng phi mã.

Một điểm nữa, cũng theo TCTK, trong 9 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu $60 tỷ tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng TPHCM nhập $22.5 tỷ, tăng 15.6% so với cùng kỳ. Điều này có nghĩa là loại trừ TPHCM, phần còn lại của VN đã nhập khẩu $37.5 tỷ và tăng 25.8% so với cùng kỳ năm 2009. Không rõ bao nhiêu phần trăm tăng nhập khẩu đó là hàng hóa dịch vụ phục vụ cho Đại lễ.


Wednesday, October 27, 2010

US employment


Một phân tích rất hay của Keith Hennessey, cựu giám đốc NEC dưới thời Bush (tương đương với vị trí của Larry Summers vừa rồi), phản bác lại bài "tuyên truyền" của Austan Goolsbee, giám đốc CEA của Obama. Giá trị kinh tế trong bài thuyết trình của hai tác giả này không nhiều, nhưng giá trị (tuyên truyền) chính trị rất đáng học hỏi. Một điểm cần lưu ý nữa là YouTube đã và đang trở thành một kênh truyền thông cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong tương lai khi smart phone trở nên phổ biến như mobile phone hiện nay.



Friday, October 22, 2010

Bauxite


Vấn đề khai thác bauxite ở Tây nguyên lại nóng lên sau khi Hungary xảy ra tai nạn tràn bùn đỏ, gióng lên làn sóng lo ngại về một thảm họa nghiêm trọng hơn nhiều nếu xảy ra ở VN. Tôi ủng hộ việc QH tiếp tục đưa vấn đề này ra thảo luận, tuy nhiên không tán thành ý kiến của Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình. Ông Bình cho rằng có thể đồng ý với việc khai thác bauxite nếu chính phủ "cam kết với Quốc Hội và nhân dân về sự an toàn, đặc biệt là xử lý bùn đỏ."

Tôi không rõ ông Bình hiểu chữ "cam kết" như thế nào, đối với tôi cam kết phải bao hàm hai khía cạnh: pháp lý và tính khả thi. Nếu cam kết không có giá trị pháp lý thì người đưa ra cam kết có thể/nhiều khả năng sẽ không thực hiện cam kết khi trách nhiệm xảy ra. Ngay cả nếu cam kết có giá trị pháp lý, nếu nó không có khả năng thực thi thì cũng chẳng có giá trị. Ví dụ nếu "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh ký hợp đồng đuổi mưa cho HN trong dịp đại lễ, hợp đồng qui định nếu có mưa ông ta sẽ bồi thường cho HN 1 tỷ đô. Hợp đồng đó có thể có giá trị pháp lý nhưng rõ ràng không có khả năng thực hiện.

Quay lại vấn đề chính phủ cam kết an toàn cho dự án khai thác bauxite Tây nguyên. Muốn cam kết này có giá trị pháp lý ràng buộc chính phủ, chính QH phải đưa nó thành một đạo luật. Điều này khá phức tạp và chưa có tiền lệ ở VN nên không hi vọng sẽ xảy ra. Nhưng ngay cả nếu có một đạo luật như vậy tính khả thi cũng không cao vì khả năng tài chính của chính phủ có hạn. Nếu thảm họa xảy ra khi bùn đỏ tràn xuống Nam Trung bộ và Đông Nam bộ, chính phủ chắc gì đủ khả năng tài chính để khắc phục triệt để hậu quả, đừng nói gì đến đền bù thiệt hại vật chất và tình thần cho hàng triệu người dân/doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Bởi vậy dù ông bộ trưởng Bộ TNMT, ông TGĐ TKV, hay ông Thủ tướng đứng ra "cam kết" hay "thề độc" với QH và nhân dân về tính an toàn của dự án, đây không phải là giải pháp tốt và đáng tin. Giải pháp của tôi như sau: QH yêu cầu TKV mua bảo hiểm cho thảm họa tràn bùn đỏ từ một công ty bảo hiểm uy tín quốc tế hoặc từ một/vài công ty bảo hiểm VN với điều kiện các công ty này phải tái bảo hiểm trên 80% liability với các công ty tái bảo hiểm quốc tế. Hợp đồng bảo hiểm phải cam kết cover toàn bộ chi phí khắc phục hậu quả đưa môi trường về nguyên thực trạng và bồi thường thiệt hại cho tất cả dân chúng/doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nếu thực hiện được điều này tôi cho rằng cả vấn đề pháp lý và tính khả thi về cam kết an toàn của dự án sẽ được đảm bảo.

Nhưng xin đừng quên đấy chỉ là khía cạnh môi trường/an toàn của dự án. Ngay cả khi TKV mua được bảo hiểm, QH vẫn cần xem xét các mặt khác như hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng xã hội, an ninh, quốc phòng... trước khi đồng ý.


Update (25/10): Kỹ sư Nguyễn Thành Sơn cho rằng người tuyên bố "ta theo mô hình của Brazil và Úc chứ không theo mô hình của Hungary" là "lừa bịp dự luận" và "chẳng hiểu gì". Người nói câu đó là Bộ trưởng TNMT Phạm Khôi Nguyên.

Update (25/10): Hóa ra: "Về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế thì đưa xuống bờ biển là hợp lý nhất.... Nhưng Bộ Chính trị yêu cầu để trên Tây nguyên vì không chỉ là yếu tố kinh tế mà còn cả yếu tố xã hội. Để nhà máy trên đó giúp phát triển Tây nguyên." Đây là lời ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Chủ tịch HĐQT TKV. Lập luận này nghe quen quen, có ai nhớ đến một dự án "khủng" trước đây được dời từ Vũng tàu ra Dung quất không? Cũng vì yếu tố xã hội và giúp miền Trung phát triển đấy! Bác này khôn ghê, đá ngay quả bóng cho Bộ Chính trị, đố ai còn dám cãi.


Currency war


Thứ Hai tuần trước, Andrew Robb, bộ trưởng tài chính đối lập của Úc đã lên tiếng yêu cầu chính phủ nước này phải có biện pháp ngăn chặn xu hướng tăng giá của đồng nội tệ. Trước đó hai tuần, Guido Mantega, bộ trưởng tài chính Brazil đã thừa nhận một cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế đã xảy ra. Ông này ám chỉ việc ngân hàng trung ương Nhật và một số nước khác can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối nhằm kéo đồng tiền nước mình xuống - một cuộc chiến mà ai cũng muốn mình là người thua trận.

Tại sao có chuyện ngược đời như vậy? Thông thường giá trị của một đồng tiền quốc gia có liên hệ mật thiết với tình hình kinh tế của nước đó. Khi kinh tế phát triển mạnh, cán cân thanh toán dồi dào thì đồng tiền quốc gia đó có xu hướng lên giá, đó là ước mơ của tất cả các nước. Một đồng tiền yếu thường gắn liền với một nước luôn bị thâm hụt cả trong lẫn ngoài, lạm phát cao, sức cạnh tranh kém. Tuy nhiên, Trung quốc với nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong hơn ba thập kỷ qua và thặng dư thương mại cũng lớn nhất thế giới lại có một đồng tiền bị cho là yếu. Nhiều nhà kinh tế, điển hình nhất là Paul Krugman - người được giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008, cho rằng đồng RMB yếu là chìa khóa cho thành công kinh tế của nước này nhưng cả thế giới mà chủ yếu là Mỹ phải trả giá.

Thực ra chính sách giữ nội tệ yếu để phát triển kinh tế thông qua xuất khẩu đã được nhiều nước áp dụng trước đây. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1999, hầu hết các nước Đông-ĐNÁ áp dụng chiến thuật này và đã phục hồi nhanh chóng. Trước đó, trong những năm 1980-1990, Mexico, Thụy điển, Canada, Ireland đều có những giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh khi tỷ giá yếu. Đi xa hơn nữa, trong giai đoạn Đại Suy thoái 1929-1933, những quốc gia chấp nhận phá giá nội tệ bằng cách từ bỏ cơ chế bản vị vàng bị ảnh hưởng nhẹ hơn những nước cố gắng bảo vệ đồng nội tệ. Qui luật này đã được hai nhà kinh tế Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff chỉ ra trong một nghiên cứu của mình: sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các quốc gia thường dựa vào tỷ giá yếu để phục hồi nhanh xuất khẩu, qua đó thoát ra khỏi suy thoái kinh tế.

Lần khủng hoảng này cũng không nằm ngoài qui luật. Khi khủng hoảng tài chính qua đi, sức cầu trong nước sụt giảm và không thể tăng nhanh vì thất nghiệp cao, nhiều nước quay ra tìm thị trường xuất khẩu. Nhưng khác với đa số những lần khủng hoảng trước, thế giới không thể trông chờ vào Mỹ như là điểm đến cuối cùng cho hàng xuất khẩu của mình nữa vì bản thân kinh tế Mỹ cũng rơi vào suy thoái. Nước Mỹ trong nỗ lực tái cơ cấu lại nền kinh tế sau khủng hoảng, xuất khẩu ra thế giới xem ra cũng là cứu cánh cho thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới này. Đích thân Tổng thống Obama đã đề ra mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu trong vòng 2 năm tới, và con đường dễ dàng nhất để đạt được mục tiêu này là một đồng USD yếu.

Ngay khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu lắng xuống vào cuối nửa đầu 2010, đồng USD bắt đầu yếu đi nhanh chóng khi hai ngân hàng trung ướng lớn nhất thế giới bên hai bờ Đại Tây Dương quyết định đi theo hai thái cực. Một bên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ kiên quyết lập trường nới lỏng tiền tệ, thậm chí ám chỉ sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng số lượng (QE) để kích thích kinh tế. Bên kia, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, vẫn khẳng định chống lạm phát là mục tiêu duy nhất mà cơ quan này được giao phó và sẽ theo đuổi đến cùng. Bởi vậy giới đầu cơ tiền tệ quốc tế không khó có thể tính ra được cán cân cung cầu USD-Euro sẽ ngả theo hướng nào. Như đổ thêm dầu vào lửa, nhiều ngân hàng trung ương các nước khác đã bán USD để dịch chuyển bớt dự trữ ngoại tệ của mình sang Euro. Đồng USD, từ chỗ là nơi tránh bão chỉ mấy tháng trước khi các quốc gia khối PIIGS (Hi lạp, Ý, Tây ban nha, Bồ đào nha, Ireland) có nguy cơ vỡ nợ, bỗng chốc tuột dốc không phanh.

Một thực tế là hầu hết các nước đang phát triển khi giao dịch ngoại thương đều dùng đồng USD làm phương tiện thanh toán. Do đó khi đồng USD mất giá thì các quốc gia này phải cố giữ cho tỷ giá của đồng tiền nước mình so với USD không tăng, nếu không cái miếng bánh xuất khẩu toàn cầu đã vốn nhỏ sau khủng hoảng lại càng thu hẹp lại. Hậu quả là chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật khởi xướng cuộc chiến tranh tiền tệ, 25 ngân hàng trung ương khác đã nhanh chóng tham gia và con số này không dừng lại ở đó. Trong cuộc chiến tranh tiền tệ này - hay còn gọi là cuộc chạy đua phá giá cạnh tranh - các ngân hàng trung ương mua USD vào rồi chuyển số USD này thành Euro, bảng Anh, yên Nhật, đô la Úc, và có lẽ một phần không nhỏ thành vàng. Đây là nguyên nhân quan trọng làm giá vàng tăng phi mã trong tháng 9.

Vì nước nào cũng muốn đẩy USD ra khỏi hệ thống tài chính của mình, một hệ quả quan trọng là dòng vốn USD bỗng trở nên tràn ngập trên thị trường tài chính quốc tế. Các nước đang phát triển lại phải đối mặt thêm với vấn nạn dòng "tiền nóng" (hot money) do các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nước ngoài tuồn vào. Bởi vậy dù cho nhiều nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, các nhà chức trách bắt đầu lo ngại khả năng bong bóng chứng khoán và bất động sản lại xảy ra. Brazil, Hàn quốc rồi Thái lan đã chính thức đưa ra các biện pháp ngăn chặn dòng tiền nóng này, họ vẫn còn ám ảnh bởi những gì xảy ra hồi khủng hoảng 1997-1999. Nhưng khác với Malaysia thời gian đó, lần này những biện pháp kiểm soát dòng vốn quốc tế này lại được ca ngợi là cẩn trọng.

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh tiền tệ đã thực sự xảy ra và một cuộc chiến tranh thương mại không còn quá xa vời, các tổ chức quốc tế không thể làm ngơ. Cuộc họp thường niên của các thành viên IMF tuần trước có tâm điểm là vấn đề tỷ giá. Đích thân Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã phải cố gắng hòa giải căng thẳng giữa các nước mà mũi nhọn chủ yếu tập trung vào Trung quốc. Tuy nhiên chưa có một giải pháp nào được đưa ra và giới tài chính quốc tế đang ngóng chờ cuộc họp G20 sắp tới ở Seoul như một hi vọng cuối cùng. Cả Mỹ và Trung quốc đã có một số nhượng bộ nhỏ trước thềm cuộc họp này. Mỹ đồng ý hoãn việc phán xét Trung quốc có phải là quốc gia can thiệp không lành mạnh tỷ giá hay không (curency manipulator), còn Trung quốc cho đồng RMB tăng thêm 2% so với hồi đầu tháng 9. Điều này lặp lại kịch bản đã diễn ra hồi cuối tháng 3, nhưng khác với lần trước, lần này giải pháp cho đồng RMB sẽ không còn là chuyện nội bộ giữa Mỹ và Trung quốc nữa.

Năm 1945 tại Bretton Woods, John Maynard Keynes đã đề suất một cơ chế tái cân bằng thương mại quốc tế trong đó cả những nước có thặng dư cũng phải chia sẻ gánh nặng với các nước bị thâm hụt. Phía Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Keynes vì lúc đó họ là nước chủ nợ và xuất siêu ra thế giới. Đúng 65 năm sau cán cân đã đảo ngược và những nhà hoạch định chính sách Mỹ bây giờ mới thấm thía đề nghị của Keynes. Không phải Keynes đã dự báo được tương lai của Mỹ mà ông nhìn vào quá khứ: một hệ thống tài chính quốc tế quá thiên vị các nước có thặng dư đã góp phần tạo mầm mống cho chiến tranh thế giới thứ hai. Lần này một cuộc chiến tiền tệ và thương mại đã manh nha, nếu không ngăn chặn được hậu quả của nó sẽ là một thế giới bất ổn hơn.

(Một version của entry này đã được đăng trên SGTT)


Update (24/10): Bài này tóm tắt ý tưởng của Keynes 65 năm trước với mục tiêu chia sẻ gánh nặng rebalancing cho cả các nước bị thâm hụt lẫn các nước có thặng dư thương mại. Như đã nói bên trên, kế hoạch này bị phía Mỹ gạt bỏ và thay bằng hệ thống Bretton Woods, trong đó đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Hôm qua Tim Geithner đã đưa ra đề nghị capping current account (khoảng 4% GDP) mà mục tiêu chính là nhắm vào TQ. Về bản chất đây là điều Keynes đã đề nghị, nhưng phương án của Keynes có tính khả thi (enforcible) hơn.




Sunday, October 17, 2010

Gold price model


Tôi không biết nhiều về thị trường vàng và các nghiên cứu liên quan đến thị trường này. Tình cờ đọc được bài này post lên đây cho các bạn tham khảo. Theo tác giả Eddy Elfenbein, giá vàng có liên hệ chặt chẽ với lãi suất thực của Mỹ, nếu lãi suất thực dưới 2% thì giá vàng sẽ tăng, trên 2% sẽ giảm. Dùng lãi suất thực (T-bill) tác giả đưa ra kết quả sau, theo tôi khá ấn tượng. Khi nào có thời gian tôi sẽ test lại mô hình này một cách formal hơn (e.g. cointegration), bạn nào muốn test thử vào webstie của tác giả có link tới spreadsheet số liệu.



Update (21/10): Paul Kedrosky trích dẫn JPM cho rằng giá vàng sẽ còn tăng lên nữa vì hiện tại tỷ lệ vàng trong các portfolio quá thấp, bằng chứng là đồ thị sau đây:



Wednesday, October 6, 2010

RBA


Ngân hàng trung ương Úc RBA hôm nay làm toàn bộ market bất ngờ khi quyết định không tăng lãi suất thêm 25bps. Từ 1 tuần nay derived probability (tính từ interest rate futures) cho khả năng tăng lãi suất đã lên đến 100%, điều khá hiếm trong giai đoạn kinh tế bất ổn như hiện tại. Tất cả các investment bank lớn đều dự đoán RBA sẽ tăng lãi suất, survey của Reuters cũng vậy. Tuy nhiên Adam Carr của ICAP (tuy phát biểu sau quyết định của RBA) cho rằng điều này không bất ngờ vì trong tháng 9 có rất ít số liệu kinh tế của Úc được công bố, cho nên có lẽ RBA đã không làm gì cả để đợi số liệu tháng 10 được công bố rồi mới quyết định có tăng tiếp hay không. Vì số liệu kinh tế hàng năm được công bố định kỳ đều đặn, nếu giả thuyết của Adam Carr đúng, quyết định của RBA trong kỳ họp đầu tháng 10 hàng năm sẽ thường là không thay đổi lãi suất. Dưới đây là một thống kê nhỏ số lần tăng và giảm lãi suất của RBA trong lịch sử.

Từ năm 1990 đến nay, trong 259 tháng có 26 lần RBA tăng lãi suất, 33 cắt và 191 lần giữ nguyên. Một điểm cần lưu ý là RBA không họp định kỳ trong tháng 1, do vậy tăng hoặc giảm lãi suất trong tháng 1 chỉ xảy ra trong trường hợp RBA họp đột suất. Thực tế RBA chỉ có 2 lần giảm lãi suất trong tháng 1 năm 1990 và 1992 và chưa bao giờ tăng lãi suất trong tháng này. Tháng có số lần cắt lãi suất nhiều nhất là tháng 12 với 5 lần, sau đó là tháng 4 và tháng 7 với 4 lần. Tháng 6 và tháng 8 có số lần cắt ít nhất, 0 và 1 lần. Tháng 6 cũng là tháng có 1 lần tăng duy nhất và tổng cộng trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay tần suất thay đổi lãi suất (cắt+tăng) trong tháng 6 thấp nhất trong các tháng trong năm, chỉ là 4.8%. Trong khi đó tháng 8 dù là tháng có tần suất cắt thấp thứ hai trong năm, lại là tháng có tần suất tăng lớn thứ 2 (4 lần tăng), chỉ sau tháng 11 với 5 lần tăng. Tháng 1, 7, 9 là những tháng RBA chưa bao giờ tăng lãi suất kể từ năm 1990.

Tính theo tần suất thay đổi lãi suất (cắt+giảm), tháng 1, 6, 9 là những tháng RBA rất "lười" trong khi tháng 4, 5, 11, 12 là những tháng RBA rất active. Tính theo quí thì Q1 và Q3 là những quí ít có thay đổi lãi suất còn Q4 là quí có tần suất thay đổi cao nhất. Điều này làm 6 tháng cuối năm có xác suất lãi suất thay đổi cao hơn 6 tháng đầu năm. Một điểm cần lưu ý là financial year của Úc kết thúc vào tháng 6, do đó 6 tháng đầu năm theo lịch thực ra là 6 tháng cuối năm theo financial year (có thể vì vậy nên tháng 6 ít có thay đổi lãi suất nhất). Một điểm cần lưu ý nữa là Úc ở Nam bán cầu nên các mùa ở đây ngược với mùa của Bắc bán cầu, i.e. mùa đông từ tháng 5 đến tháng 8, còn mùa hè từ tháng 11 đến tháng 2.

Quay lại giả thuyết của Carr, trong các tháng 10 kể từ năm 1990, RBA đã tăng lãi suất 2 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 16 lần. Xác suất giữ nguyên lãi suất trong tháng 10 là 76.2%, gần bằng trung bình cho cả 12 tháng. Xác suất này cho tháng 9 là 85.7%, tháng 11 là 60%. Như vậy có thể tạm kết luận giả thiết của Adam Carr không chính xác, dường như RBA có thông tin trước market nên tháng 9 (ít số liệu) cũng là tháng có xác suất lãi suất không thay đổi cao hơn hẳn (85.7%). Nếu giả thiết này đúng (RBA biết trước số liệu 1 tháng so với market), việc RBA giữ nguyên lãi suất hôm nay có nghĩa là economic data trong tháng 10 sẽ yếu hơn so với market dự kiến. Wait and see!


Update (07/10): Giả thuyết bên trên của tôi lung lay rồi, hôm nay employment data của Úc trong tháng 9 tăng gần 50K, vượt quá xa market expectation (Reuters survey) chỉ 20K. Vài tiếng sau khi số liệu này được release (EU markets open) AUD vượt qua mức 0.99, cao kỷ lục trong hơn 37 năm qua, kể từ khi đồng tiền này được thả nổi.

Update (11/10): Hôm nay Aug Housing Finance tăng 1% so với consensus 1.5%, đặc biệt Investment Housing Finance giảm -3.9%, giới đầu cơ nhà đất bắt đầu tháo chạy?


Friday, October 1, 2010

September


Cuối cùng nước Úc cũng có kết quả bầu cử liên bang sau hơn 2 tuần bất phân thắng bại. Đảng Lao động cánh tả tiếp tục nắm quyền sau khi được sự hậu thuẫn của 2 trong số 3 nghị sĩ độc lập. Tương tự như chính trường Úc, đương kim thủ tướng Nhật cũng giữ được ghế của mình trước một đối thủ khác trong đảng. Nhưng khác với Úc, thủ tướng Naoto Kan có khuynh hướng thiên hữu hơn, ít nhất trong các chính sách kinh tế gần đây. Điều này, cộng với một làn sóng các chính sách khá conservative của các nước châu Âu, làm Scott Sumner đưa ra nhận xét về một paradox mới: cánh hữu có vẻ đang thắng thế trên chính trường thế giới bất chấp nhiều nhận định về sự quay trở lại của Keynesianism và government interventions sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra.

Theo Krugman sở dĩ cánh tả đang mất dần lòng tin của cử tri vì những gì họ làm trong 2 năm qua chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế (Mỹ/thế giới). Krugman và khá nhiều nhà kinh tế/bình luận cánh tả không ngừng kêu gọi kích cầu thêm thông qua cả tài khóa lẫn tiền tệ. Tuy nhiên có vẻ như chính phủ Obama chỉ đủ sức đưa ra một kế hoạch khá khiêm tốn với khoảng $50b cho các chương trình xây dựng hạ tầng và $200b giảm thuế đầu tư. Bernanke vẫn dấm dứ QE II để "dụ khị" giới currency traders bán tháo USD, cùng với Geithner gia tăng sức ép lên đồng RMB đều chỉ là những mánh khóe "can thiệp miệng". Chính sách không làm gì cả, theo Krugman, là hậu quả của những lập luận/phân tích của phe conservatism như viện dẫn structural unemployment (Kocherlakota). Khi đối mặt với uncertainty, các policy makers đang áp dụng chiến thuật wait-and-see. Như Mervyn King tuyên bố, BoE đang có quan điểm 50-50, sẵn sàng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ tùy vào tình hình kinh tế mấy tháng tới.

Quả thực economic uncertainty đang làm các policy makers đau đầu. Trong khi unemployment đang rất cao và nguy cơ defltion rình rập, có dấu hiệu kinh tế Mỹ và châu Âu đang rời xa dần nguy cơ double dip. Chí ít NBER đã chính thức công bố kinh tế Mỹ đã ra khỏi recession lần cuối cùng từ tháng 6 năm ngoái. Số liệu PMI/NFP/IJC trong tháng 9 đều không tệ đi và một số ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu tăng lãi suất (BoC, RBI, khả năng RBA trong tuần tới). Goldman Sachs, IB có quan điểm bi quan nhất trong số các "big boys", đã downplay khả năng double dip trong các reports/webcasts của mình, trong khi ADB vừa upgrade tăng trưởng kinh tế cho châu Á.

Tiếp tục xu hướng tăng trong tháng trước, chỉ số BDI trong tháng 9 đã phục hồi lại level tương đương như đầu năm 2010, hi vọng lần này nó vẫn là leading indicator đáng tin cậy. Tuy nhiên rủi ro một currency war/trade war xảy ra không phải nhỏ khi hàng loạt central banks thi nhau phá giá nội tệ. BDI rất sensitive với international trade nên đây sẽ là chiếc hàn thủy biểu quan trọng trong thời gian tới cho cơn sốt phá giá của các nước. Vàng cũng là một thước đo quan trọng không kém.

Trước mắt là vậy nhưng về lâu dài những qui định mới của Basel III mới là điều đáng quan tâm. Mặc dù nhiều người (Johnson/Wolf/Smith) đã thất vọng khi Basel committee phải thỏa hiệp khá nhiều với giới bankers, có thể nói những qui định mới này không ít thì nhiều sẽ giúp cho hệ thống tài chính các nước và toàn thế giới an toàn hơn. Đổi lại, banking/investment sẽ không còn profitable như trước và chắc chắn finance-led growth sẽ mất dần vị thế. Bong bóng chứng khoán/bất động sản sẽ khó có điều kiện phình to như cách đây vài năm và tất nhiên nhiều nhà đầu tư sẽ "nghèo đi". Sự kiện DE Shaw, một hedge fund hàng đầu thế giới, vừa sa thải 150 nhân viên rất có thể là tín hiệu của sự thoái trào của giới finance quốc tế. Larry Summers, vừa tuyên bố rời bỏ chức vụ giám đốc NEC của nhà Trắng, khó có thể quay lại DE Shaw với mức thu nhập không tưởng $100K/ngày như trước nữa.

Trong khi giới hedge funds phải quay về với mặt đất theo nghĩa bóng, Nhật phải đối mặt với "đất" theo đúng nghĩa đen của từ này. Chính xác là đối mặt với "rare earth", một vũ khí mới của TQ trong cuộc chiến kinh tế/chính trị/ngoại giao với các cường quốc công nghiệp. Mặc dù các quan chức TQ chối quanh, giới traders đã xác nhận các chuyến hàng xuất rare earth từ TQ sang Nhật đã bị chặn lại khi vụ tranh chấp Trung-Nhật nổ ra. Cho dù đây là một vũ khí lợi hại và Nhật đã phải xuống thang, nhiều nhà phân tích cho rằng TQ đã sai lầm khi từ bỏ chiến lược "peaceful rise" của Đặng Tiểu Bình và trở nên aggressive hơn với thế giới bên ngoài. Dẫu TQ có sai hay đúng trong chiến lược này, đây rõ ràng là điều không tốt cho VN cả ngắn hạn lẫn dài hạn.