Tuesday, September 18, 2012

Michael Woodford


Tối thứ Năm tuần trước (13/9 giờ Úc), chỉ mấy tiếng trước khi Fed công bố press release cuộc họp 12-13/9, tôi đặt lệnh trades với mục đích betting vào khả năng market sẽ thất vọng vì QE3 sẽ không được như mọi người mong đợi (don't ask details please). Tôi có 2 lý do để đánh cuộc vào khả năng này. Thứ nhất về mặt chính trị phe Cộng hòa đã rất lớn tiếng cảnh báo Bernanke không được vung tiền ra kích thích nền kinh tế trước cuộc bầu cử vì sẽ có lợi cho Obama, điển hình là vụ Rick Perry kết tội Bernanke "phản quốc". Fed luôn mong muốn là một tổ chức độc lập với chính phủ và cả QH Mỹ sẽ không muốn chính sách của mình có hơi hướng "partisan", càng làm những chính khách diều hâu như Ron Paul hay Paul Ryan có lý do tìm cách can thiệp và hạn chế bớt quyền lực của Fed. Ngay cả nếu Mitt Romney thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới, Hạ viện và có khả năng cả Thượng viện sẽ nằm trong tầm kiểm soát của phe Cộng hòa.

Thứ hai về mặt kinh tế bản thân Bernanke đã không lộ ra một tín hiệu nào rõ ràng trong bài phát biểu ở Jackson Hole cuối tháng 8, không như lần QE2 năm 2010. Trong 2 tuần từ Jackson Hole đến 13/9 xác suất Fed sẽ đưa ra QE3 tương đương như QE2 chỉ khoảng 60% theo survey của Reuters. Hơn nữa tình hình kinh tế Mỹ dù chưa sáng sủa cũng không phải quá tệ. Cả PMI lẫn NFP đều tương đối tốt so với thời điểm QE2 hay so với tình hình hiện tại ở châu Âu. Bond yields của Mỹ nói chung đã rất thấp nên tiếp tục kích thích tiền tệ bằng QE sẽ khó có room để chính sách này tác động vào nền kinh tế thông qua kênh lãi suất. Một điểm quan trọng nữa là equity market của Mỹ đã tăng liên tục từ tháng 6, gián tiếp loại bỏ một kênh truyền dẫn của QE mà chính Bernanke đã viện dẫn khi nói về QE1 và QE2. Nhiều chuyên gia (kể cả Robert Shiller) cho rằng housing market của Mỹ đã vượt qua đáy, do đó QE3 có thể sẽ đẩy giá nhà đất lên tạo một bong bóng mới. Tóm lại có nhiều lý do kinh tế cho thấy Bernanke sẽ lưỡng lự với QE3 hoặc nếu có QE3 sẽ tương đối nhỏ, nghĩa là sẽ có downside surprise sau press release.

Vài tiếng sau Fed công bố QE3 vượt quá expectation của tất cả mọi người, có thể nói là một biggest upside surprise trong vài năm lại đây. Strategy của tôi thất bại thảm hại. Ngồi gặm nhấm nỗi đau và review lại strategy để xem mình sai ở chỗ nào, kết luận đầu tiên là "đừng dây vào chính trị". Đây là lĩnh vực còn phức tạp và khó hơn kinh tế, không nên phân tích và ra quyết định dựa vào yếu tố chính trị. Xét cho cùng mình không phải chuyên gia về lĩnh vực này mà chỉ "ăn theo, nó leo" với giới báo chí. Từ giờ xin chừa.

Về mặt kinh tế sai lầm lớn nhất là khi theo dõi Jackson Hole tôi đã không chú trọng bài phát biểu của Michael Woodford mặc dù bài này được giới econbloggers nhắc đến liên tục trong 2 tuần vừa qua. Jackson Hole năm nay với sự vắng mặt của Mario Draghi và với bài phát biểu khá boring của Bernnanke làm tôi (và có lẽ nhiều người khác) "mất cảnh giác". Woodford, có thể nói là cây đại thụ lớn nhất trong monetary economics hiện thời, đã khá kín tiếng trong mấy năm vừa qua. Khi Mỹ bị rơi vào zero-lower-bound, nghĩa là lãi suất đã xuống gần zero nên không thể cắt được nữa, giới kinh tế chỉ viện dẫn một số bài viết/phát biểu của chính Bernanke trước đây (về trường hợp Japan) chứ ít khi thấy ai nhắc đến Woodford.

Không kể Paul Krugman, thực ra khá dè dặt với monetary policy vì cho rằng Mỹ đang bị rơi vào liquidity trap, to mồm nhất về hiệu quả của QE hay các thể loại monetary stimulus phải kể đến các blogger/academic thuộc trường phái NGDP targeting (mà họ tự gọi là Market Monetarism) như Scott Sumner, David Beckworth, Nick Rowe. Không hẳn họ cổ vũ cho QE (như QE1-2) nhưng họ tin tằng nếu QE được thiết kế tương đương như NGDP targeting (sẽ nói kỹ thêm bên dưới) thì monetary policy hoàn toàn có thể vực dậy nền kinh tế mà không cần fiscal stimulus như giới Keynsian kêu gọi. Mặc dù trường phái này càng ngày càng có nhiều tín đồ và được những tên tuổi lớn support (McCallum, Krugman, Evans, The Economist, Goldman Sachs), chỉ đến khi Michael Woodford lên tiếng trong Jackson Hole vừa rồi thì Bernanke mới quyết định đổi lái.

Nominal GDP (NGDP) targeting thực ra có xuất xứ từ ý tưởng nominal income targeting từ những năm 1970 của Bennett McCallum, một đại thụ thế hệ trước của Michael Woodford. Nhớ lại đẳng thức PY=MV, trong đó Y là real GDP, PY là nominal GDP. Nếu V ổn định central bank có thể sử dụng Taylor's rule để cùng lúc target P (inflation) và Y (employment) theo một tỷ lệ nào đó. Thậm chí nếu quan hệ giữa P và Y ổn định (stable Phillips' curve) thì chỉ cần target P (inflation targeting) là đủ. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng vừa rồi cho thấy V có thể biến đổi rất lớn trong những giai đoạn thị trường tài chính bị gián đoạn/khủng hoảng. Lúc đó mối quan hệ giữa P và Y thay đổi hoàn toàn và cả Taylor's rule lẫn inflation targeting đều không phù hợp nữa. NGDP targeting nhằm giải quyết tình trạng này bằng cách target PY trong một tổng thể thống nhất.

Cái khó của NGDP targeting là central bank phải sử dụng công cụ nào và làm thế nào để đo được cái target cần đạt được một cách kịp thời (hầu hết các nước chỉ thống kê GDP theo quí). Trong giai đoạn đầu, Scott Sumner và các Market Monetarist khác đề xuất central bank tạo ra một market cho NGDP futures contract. Nếu có một market như vậy central bank sẽ mua và bán các futures contract để target một con số nào đó, vd 5% NGDP growth cho Mỹ. Nhưng tất nhiên giới Market Monetarism hiểu rằng điều này không tưởng, ít nhất trong ngắn hạn. Một sản phẩm tài chính ra đời phải xuất phát từ nhu cầu thị trường chứ không phải ý nguyện của ai đó. Nhiều công cụ tài chính đã âm thầm biến mất khỏi thị trường do không có nhu cầu thực tế, vd một số futures contracts liên quan đến housing do chính Robert Shiller thiết kế.

Trong khoảng một năm lại đây, sau khi Goldman Sachs và nhất là Paul Krugman ủng hộ ý tưởng NGDP targeting, Scott Sumner và Nick Rowe chuyển sang promote sử dụng expectation để thực thi chính sách tiền tệ này. Thực ra ý tưởng chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng bởi expectation đã có từ lâu và đã được đưa vào nhiều mô hình kinh tế. Tuy nhiên hầu hết khái niệm expectation phải được trói buộc vào một qui luật cụ thể, vd Taylor's rule, để mô hình có thể "giải" được (theo nghĩa có dynamic equilibrium). Giới Market Monetarism cho rằng có thể cởi trói cho expectation bằng cách central bank tuyên bố sẽ "do whatever it takes" để đạt được NGDP target. Nhiều người nghi ngờ vào phương án open-end expectation này vì cho rằng như vậy central bank sẽ đánh mất "monetary anchor", một thuật ngữ để chỉ cơ chế xác định mức giá trong nền kinh tế khi đồng tiền không bị trói buộc vào một loại hàng hóa cụ thể nào đó (vd gold, silver...). Tất nhiên giới Market Monetarism chưa bao giờ đưa ra một mô hình formal để chứng minh open-end expectation có thể dẫn đến dynamic equilibrium ít nhất trên lý thuyết.

Dẫu sao ý tưởng và những lập luận cho NGDP targeting rất thuyết phục và càng ngày càng được nhiều người ủng hộ. Nhưng chỉ đến khi Michael Woodford đăng đàn ở Jackson Hole vào cuối tháng 8 tuyên bố ủng hộ NGDP target thì giới academic mới tạm gạt đi những nghi ngờ về tính legitimacy của chính sách tiền tệ này. Woodford chỉ ra rằng đối mặt với zero-lower-bound, Fed đã thực hiện hai biện pháp nới lỏng tiền tệ là QE1-2 và expectation guidance (i.e. tuyên bố giữ lãi suất thấp cho đến hết năm 2013). Tuy nhiên cả hai chính sách này đều có giới hạn (có thời hạn và số lượng cụ thể) cho nên không có tác dụng khi nền kinh tế rơi vào liquidity trap. Woodford đề xuất nên chuyển sang open-end commitment với NGDP target, gần giống với quan điểm của giới Market Monetarism. Bernanke bỏ ngoài tai những lời kêu gọi của Sumner, Rowe, Krugman, nhưng đã nghe theo Woodford. Nói cách khác endorsement của Woodford là điều kiện cần để Bernanke tiến vào một vùng uncharted water.

QE3 khác hoàn toàn với hai lần QE trước ở chỗ nó open-ended. Mặc dù Fed vẫn khá mơ hồ QE3 sẽ open đến khi nào, Bernanke có lẽ không muốn sử dụng thuật ngữ NGDP target, nhưng Charles Evans trước đó đã suggest sử dụng qui tắc 7/3, nghĩa là QE3 sẽ được giữ cho đến khi unemployment giảm xuống 7% hoặc inflation vượt quá 3%. Lưu ý qui tắc này khác với Taylor's rule ở chỗ nó không đòi hỏi trọng số cụ thể cho unemployment và inflation và cũng không đến xỉa gì đến lãi suất. Fed sẽ mua vào financial assets (bơm tiền ra) bất chấp mặt bằng lãi suất hiện tại cho đến khi nào mục tiêu đạt được. Đây chính là tính chất open-end mà giới Market Monetarism cổ vũ. Giới conservative blogger đã đặt tên lóng QE3 là QEternity để phản đối tính chất open-end này. Tuy nhiên dù quan điểm chính trị thế nào sẽ còn rất ít người dám short market vào thời điểm này. Bài học "Don't fight the Fed" vẫn còn nguyên giá trị, bên cạnh đó tôi còn có thêm một bài học nữa: "Don't fight Michael Woodford".


34 comments:

  1. Phải ngồi gặm nhấm nỗi đau thế này chắc hậu quả phải nặng nề lắm :-)
    bác thấy trading/investing có phải là gambling không bác Giang?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trading và gambling có một điểm rất giống nhau là cả hai đều cần luck. Nhưng điểm khác biệt quan trọng là traders (chuyên nghiệp) có thể học từ các sai lầm trong quá khứ. Những traders (nghiệp dư) không học được từ sai lầm của mình sẽ trở thành gambler :-)

      Delete
    2. Bác Giang cho rằng gambler không biết học từ các sai lầm chăng?

      Trader là cách gọi hoa mỹ của một loại gambler mà thui!

      Học thì cứ học, thua thì cứ thua. Tất cả vẫn do thần tài quyết định.

      Lần này thấy Woodford phán có vẻ trúng phóc, lần sau theo đuôi, có gì đảm bảo không chết nhăn răng?

      Chứ nếu học xong mà thắng suốt thì trader có mà thành tỷ phú hết à?

      Cái kiểu sau khi mọi chuyện đã xảy ra, ngồi ngẫm nghĩ lại bỗng phát hiện ra ai đó đã nói thế này, thế nọ mà mình không để ý, hoặc có để ý nhưng không tin, chả khác gì đám chơi số đề suốt ngày rên rỉ “Thôi chết tôi rồi, sao mình không để ý đến cái đó nhở? Biết thế…”

      Investor là một cách gọi hoa mỹ khác của gambler. Có điều, Investor đánh bạc bằng tiền của mình, còn trader ở các quỹ đánh bạc bằng tiền người khác, nhỉ!

      Delete
    3. Bác nên phân biệt investor với trader. Tôi đoán bác chưa từng gặp trader nào được dùng tiền của người khác để "đánh bạc" mà chỉ biết những trader/investor nhan nhản ở các sàn chứng khoán, vàng, FX online. Những trader/investor loại này phải dùng tiền của họ bác ạ, và họ đúng là không khác gambler là mấy (tất nhiên có ngoại lệ).

      Delete
    4. Dĩ nhiên tôi phân biệt trader với investor chứ. Trader nói ở đây là trader trong các cty quản lý quỹ, đánh bạc bằng tiền của người mua chứng chỉ quỹ, như Dragon Capital chẳng hạn. Tôi đã viết rõ thế rùi kia mà.

      Xin lỗi nếu có làm bác tự ái nghề nghiệp.

      Delete
    5. Nhân tiện, bác cũng không cần đoán mò làm gì. Tôi ở trong tổ IR của công ty, tuần nào cũng phải tiếp, trao đổi với đại diện các nhà đầu tư tổ chức, trong đó có các quỹ đầu tư, đến dò hỏi về tình hình cty, vì CP cty tôi cũng được xếp vào loại blue chip trên TTCK.

      Delete
    6. Tôi không phải trader nên không có gì mà tự ái nghề nghiệp. Mà hóa ra tôi đoán đúng, các fund manager như Dragon thì làm sao có trader được. Ở VN tôi nghĩ chỉ có FX desk của một số ngân hàng là có trader chuyên nghiệp (tôi đã gặp FX trader của Citi và Deutsche bank). Các công ty chứng khoán và quĩ đầu tư chừng nào chưa làm chức năng market maker thì cũng chưa có trader.

      Delete
    7. @Kaufmann: Thế nào là Bluechip vậy Kaufmann? Tự phong hay một chuẩn mực nào?...

      Delete
    8. hay bác Kaufmann cứ đưa tên công ty lên đây để tất cả mọi người xem có phải bluechip hay không :))

      Delete
    9. Các bác bây giờ có "thói quen" dùng từ "blue-chip" vô tội vạ, "thói quen" này đến từ một "thói quen" khác, đó là "tự kỷ"

      Delete
  2. Đọc từ đầu chí cuối thì em thấy bác Giang chỉ có kinh tế chứ chưa hề có chính trị . Chính trị nó dơ bẩn ở chỗ quyền lợi của cá nhân / tổ chức thường được đặt lên trên quyền lợi của chung của đất nước .
    Ở đây , khoan hãy xét QE3 đúng hay sai , không nói thì ai cũng hiểu QE3 là một việc làm có lợi cho Obama . FED bắt buộc phải ủng hộ Obama trong thời điểm này . Nếu đảng cộng hòa chiếm ưu thế , thì quyền lợi của FED sẽ bị đe dọa nghiêm trọng , những thành phần như Ron Paul sẽ ít nhiều khiến FED bị thu hẹp ảnh hưởng của mình . Thậm chí "end the FED " .
    Em vẩn cho rằng , QE3 để giúp Obama hơn là giúp nước Mỹ .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ bạn nói đúng, 3 tuần sau QE3 xác suất (Intrade) thắng cử của Obama đã vượt 74%.

      Delete
    2. Anh Giang ạ, thay đổi trong xác suất thắng của Obama còn phụ thuộc nhiều vào những 'scandal' nhỏ của Romney, kiểu như việc tiết lộ bài phát biểu đánh dấu 47% victims trong buổi gây quỹ.

      Cá nhân em nghĩ Bernanke không quá nặng gánh việc giữ chiếc ghế ở Fed. Vị trí này không có thu nhập quá cao. Mặc dù có prestige trên toàn thế giới, nó không có quá nhiều prestige trong giới academic ở tầm Bernanke (nếu so với position ở Princeton). Nó có quyền lực vô cùng lớn, nhưng theo em thì Bernanke thực sự chỉ cần quyền lực để làm điều mình cho là đúng (giống với Greenspan, nhưng khác ở điểm cho cái gì là đúng). Mấy chục năm làm academic, reputation của Bernanke rất tốt (không phải ai cũng được thế), nên em tin là Bernanke không bị lung lạc vì chính trị nhiều quá.

      Một điểm thú vị là Bernanke được chính W. Bush bổ nhiệm. Có lẽ là quyết định tốt nhất của tổng thống này :))

      Delete
  3. Một bài viết quá tuyệt vời của Thầy Giang.

    Thưa thầy, nếu em muốn học về kinh tế thì những chương trình nào là căn bản nhất để em có thể theo ạ?

    Thưa thầy, không phải em đã kích nền giáo dục VN. Nhưng thật sự nó quá tệ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Góp ý của bạn Truong Tri Vinh rất đúng, tự học là cách tốt nhất. Trong thời đại Internet, blog, online lectures như hiện nay các bạn có thuận lợi hơn thế hệ của tôi rất nhiều. Vấn đề chỉ là đam mê tìm tòi và học học.

      Delete
  4. Đã đành giáo dục Việt Nam nó tệ. Thế nhưng mà Galois với Edison cũng đâu có được hưởng một nền giáo dục tử tế đâu.

    Giáo dục là nền tảng cơ bản để xã hội phát triển, nhưng với mỗi cá nhân thì lựa chọn và nỗ lực mới quyết định.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sao có thể so sánh với những thiên tài như Galois hay Edison được. Như Bill Gates là người giàu nhất thế giới trong khi chưa học hết đại học. Nhưng đâu phải tất cả những ai không học đại học đều được như vậy, nếu không thì còn mở trường đại học làm gì nữa ^^

      Delete
  5. Đọc comment của anh Vĩnh em chợt nhận ra Galois và Edison là người Mỹ chứ không phải là người Việt Nam. :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Galois là thiên tài toán học người Pháp chứ :-)

      Delete
  6. Tôi chỉ muốn nói là đã rất chán khi phải nghe những bạn trẻ than vãn và đổ lối cho nền giáo dục về những yếu kém, thiếu hụt của bản thân.
    Nền giáo dục có lỗi, nhưng là có lỗi với xã hội vì đã không tạo ra được một lực lượng lao động có mặt bằng cao, có sức cạnh tranh. Điều đó không có nghĩa là nó có lỗi với tôi hay bạn, và vì nó mà tôi hay bạn yếu kém. Nói vậy chẳng khác bạn vượt đèn đỏ và đổ lỗi do giao thông Việt Nam chưa phát triển.
    Muốn có thì phải đi tìm, vậy thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em hoàn toàn đồng ý với anh Vinh.
      Thay vì ngồi đó than vãn thì hay tự học là cách tốt nhất!

      Delete
    2. Việt Nam không có khoa học gia nào đoạt giải Nobel thì có nên đổ lỗi cho nền giáo dục không? Em nghĩ là có.

      Sự yếu kém của nền giáo dục ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội. Anh không sống trong một môi trường chân không mà sống trong một xã hội đang thụ hưởng nền giáo dục đó và mỗi cá nhân chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng bởi môi trường đó.

      Nếu một người không kiếm được một trường đại học tốt là do anh ta hay do nền giáo dục?

      Một người Việt Nam sẵn sàng vượt đèn đỏ bởi vì anh ta biết rằng mình có thể hối lộ cho công an giao thông, nhưng nếu anh ta qua Mỹ sống thì sẽ không dám vượt đèn đỏ vì anh ta biết rằng mình sẽ bị phạt rất nặng. Hành vi của một con người thay đổi do chính bản thân anh ta hay do cơ chế?

      Delete
    3. E đồng ý với quan điểm của a Trương Trí Vinh hơn. Thực tế là hệ thống giáo dục VN chưa tốt, nhưng với internet thì mọi kiến thức đều có thể học được. Nhưng chắc không quá 20% sinh viên chủ động tìm kiếm bổ sung những phần thiếu sót của mình. Số 20% đó luôn dẫn đầu,thay vì ngồi chỉ trích họ đã dùng thời gian có ích hơn số 80% còn lại, những sinh viên chỉ chê trách xã hội nhưng lại không có hành động gì để cải thiện tình hình của chính mình.
      Ở VN hay Mỹ, Anh gì cũng vậy, nền giáo dục phổ thông không thể giúp họ đạt được giải nobel. Muốn đạt tới đỉnh cao như vậy họ phải tự thân vận động & học tập, đổ mồ hôi nước mắt rất nhiều năm mới trở thành best of the best được.

      Delete
  7. Ở New York thì vẫn thấy xe vượt đèn đỏ, đi đè vạch, không nhường đường cho người đi bộ. Michael Woodford giảng bài thì cũng cầm tờ giấy đọc như đọc textbook, cái chính là do ý thức tự học và khả năng của mỗi cá nhân thôi.

    Thầy Giang cũng học ở VN chứ đâu :d

    ReplyDelete
  8. Mình đang thắc mắc là "ở VN hay Mỹ, Anh gì cũng vậy, nền giáo dục phổ thông không thể giúp họ đạt được giải nobel", "cái chính là do ý thức tự học và khả năng của mỗi cá nhân thôi" thế nhưng chờ mãi không thấy kinh tế gia nào của Việt Nam đoạt giải Nobel kinh tế.

    Các bạn lý giải giúp là do giáo dục ở VN kém hay do ý thức tự học của các chuyên gia kinh tế VN kém?

    ReplyDelete
  9. mình nghĩ là đơn giản chúng ta chưa tiếp cận được với kiến thức thế giới theo cách dễ dàng nhất ( tiếng anh) và việc không được định hướng rõ ràng trong việc nghiên cứu hay làm bất cứ việc gì, mạnh ai nấy làm ...

    ReplyDelete
  10. bài viết này bác viết và lập luận rất hay ạ. Cháu cám ơn bác nhé

    ReplyDelete
  11. @All: Tôi luôn tôn trọng tinh thần free speech trên blog này nhưng vừa phải remove một comment hoàn toàn chỉ công kích cá nhân. Rất mong các bạn trao đổi trên tinh thần xây dựng và học hỏi, tôn trọng những commenters khác.

    ReplyDelete
  12. Một trong những khác biệt lớn nhất của giáo dục tại VN và US là ở 1 nơi người ta dậy và vun bồi ý thức tự lập, tự chủ, tự sáng tạo còn ở 1 nơi người ta dậy và huấn luyện ra những con vẹt. Ý thức tự học hay những thứ liên quan chỉ đến với thiểu số, phần đông cần được dậy dỗ, rèn luyện để có được ý thức đấy.

    ReplyDelete
  13. *Ở New York thì vẫn thấy xe vượt đèn đỏ, đi đè vạch, không nhường đường cho người đi bộ. Michael Woodford giảng bài thì cũng cầm tờ giấy đọc như đọc textbook, cái chính là do ý thức tự học và khả năng của mỗi cá nhân thôi.*
    Xin lỗi chứ không thể mang 1 vài hiện tượng cá biệt để đánh giá toàn xã hội.

    ReplyDelete
  14. em nghĩ nhận định của bác có thể đúng, chỉ có điều timming của bác chưa chuẩn nên tạm thời bác sai. Em cho rằng các chính sách hiện tại của FED cần thời gian để trả lời.Em cũng là dân Spec ở US market mấy năm nay nên em học được nhiều kinh nghiệm từ sai lầm của bản thân.Em cho rằng cứ chờ market reaction rõ ràng mới vào sau.

    ReplyDelete
  15. nhìn chung vấn đề về ý thức của mình không bằng ngước ngoài được, sau vài năm học người ta có thể tự lắp ráp 1 chiếc máy tính 8 hay 16bit, còn mình học cầm bằng để mà thất nghiệp, buồn

    ReplyDelete
  16. Nói về giáo dục hay kinh tế em càng thấm câu nói của một thầy giáo VN có chia sẽ : ở một số nước như Nhật , Mỹ … người ta coi sau một cuộc chiến tranh là thời cơ tốt để cố gắng phát triển mạnh mẽ hơn trong khi VN tư tương đa số vẫn là gặm nhấm nỗi đau và đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn trong khi tài nguyên thiên nhiên nước ta rất tốt. Sao mình không lấy tinh thần Nhật làm động lực cố gắng giúp VN thành cường quốc thế giới . Khi mạnh về giáo dục – kinh tế thì sẽ có vị thế trên bản đồ thế giới.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.