Q&A


Các bạn đặt câu hỏi vào một comment bên dưới. Nếu bạn muốn hỏi xin số liệu thì hãy đọc entry này.


144 comments:

  1. Thưa chú, cháu thấy trong một số bài của chú có nhắc sơ tới quantitative models. Cháu rất quan tâm tới vấn đề này, theo hiểu biết hạn hẹp của cháu thì người ta sử dụng các models này trong định giá sản phẩm phái sinh (một ví dụ là Black-schole equation), không biết ngoài ứng dụng trên thị trường tài chính này, trên thế giới họ có sử dụng các mô hình này cho các thông số vĩ mô không ạ?

    Và chú nghĩ các models sử dụng phân phối ngẫu nhiên này có hợp lý và thực tế, cũng như có tương lai phát triển không ạ?

    Chân thành cảm ơn chú! Mong sớm nhận được hồi âm từ chú ạ :).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các quantitative models được sử dụng rất phổ biến trong kinh tế, cả micro lẫn macro. Trên thực tế phần lớn các nghiên cứu kinh tế là quantitative, số lượng nghiên cứu thuần tuý lý thuyết rất ít (tất nhiên không kể những "nghiên cứu" dạng nói xuông rất phổ biến ở VN). Bạn có thể tham khảo các entry tôi viết về DSGE, VAR trên blog này để có thêm thông tin.

      Việc sử dụng random distributions trong các mô hình kinh tế/tài chính là điều cần thiết và sẽ còn phát triển. Tuy nhiên đã là mô hình thì luôn đơn giản hoá so với thực tế, kể cả khi mô hình là một random distribution. Tuỳ vào mức độ đơn giản hoá đến đâu mà người ta có thể sử dụng những mô hình đi từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ để đơn giản cho việc tính VaR nhiều người chấp nhận sử dụng Normal/Gaussian distribution mà trong nhiều trường hợp có hậu quả đáng tiêc.

      Delete
    2. Chú ơi cháu đang nghiên cứu một paper làm khóa luận :http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0929119913000825

      Có một thuật ngữ là firms growth option nhưng cháu tìm không có định nghĩa !Chú giúp cháu với ạ

      Delete
  2. chào chú, cháu đang nghiên cứu về khủng hoảng Nga năm 98 và lên hệ với Việt Nam hiện nay. đặc biệt là các vấn đề tỷ giá, hệ thông ngân hàng và nợ công. chú có thể giúp cháu vấn đề này được không ạ. cảm ơn chú nhiều.

    ReplyDelete
  3. Chào chú! Cháu đã theo dõi những bài viết chủa chú khoảng 3-4 năm nay. Cháu đang theo học chương trình CFA. Ở môn Fixed Income, cháu có thấy Spread for life của floating security. Cháu tìm tài liệu đọc thêm mà vẫn ko rõ, nó đo lường gì? Chú giúp cháu giải thích vấn đề này với ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng không biết khái niệm này, bạn có thể gửi cho tôi phần tài liệu CFA về nó được không?

      Delete
  4. Chú ơi. Chú xem trong link này nhé (trang 70): http://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=BZ-sZcMGKAwC&q=spread+for+life#v=snippet&q=spread%20for%20life&f=false. Cháu cảm ơn chú!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bond là một loại security đặc biệt khi bạn phải so sánh mức độ "đắt/rẻ" giữa 2 bonds khác nhau. Bạn không thể chỉ so sánh giá vì ngoài giá còn có coupon rate và maturity. Đối với fixed rate bond cả 3 thông tin này có thể gom lại trong yield to maturity và bạn có thể so sánh 2 bond bằng cách so sánh yield.

      Với floating rate bond vì không thể tính được yield (vì không biết chính xác cash flow ở thời điểm hiện tại) nên bạn phải gom thông tin giá, quoted spread và maturity vào một đại lượng khác. Spread for life là một cách để gom thông tin như vậy và bạn có thể so sánh spread for life của 2 bond khác nhau. Đây chỉ là 1 phương pháp và nó có nhiều khiêm khuyết như Fabozzi đã chỉ ra.

      Trong công thức tính spread for life, phần tử đầu trong ngoặc vuông là cách bạn chuyển price discount/premium thành spread (đơn vị là basis point). Như vậy toàn bộ phần trong ngoặc vuông là spread đã được hiệu chỉnh cho discount/premium. Phần tỷ số bên ngoài ngoặc (100/price) là hiệu chỉnh cho việc bạn áp dụng spread không phải cho face value mà cho price.

      Delete
  5. Dạ. Cháu cám ơn chú ạ! Khả năng đọc hiểu của cháu còn kém quá! Chú giải thích cháu hiểu hơn nhiều rồi ạ.

    ReplyDelete
  6. Chú cho cháu hỏi là tại sao trang web chính thức của Agribank không thấy công bố các bản báo cáo tài chính kể từ Quý III/2012 đến nay ạ? Trong khi cháu vẫn thấy trên tin bài của các báo có đề cập. Ví dụ như bài này: http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Vi-sao-Agribank-duoc-mua-no-xau-dot-dau/141574.bld
    Báo Lao Động còn đưa thông tin của quý II/2013. Chú có biết họ lấy thông tin từ đâu không ạ? Trong khi một số NH khác như VCB hay BIDV thì họ đưa lên website rất đầy đủ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Agribank chưa phải là công ty đại chúng (public company) nên chưa có nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính như VCB hay BIDV. Tất nhiên họ vẫn có báo cáo tài chính trong nội bộ của họ và phóng viên các báo có thể tiếp cận được.

      Delete
    2. Cháu đã hiểu, cảm ơn chú nhiều ạ.

      Delete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. Em xin chào anh Giang

    Em đang nghiên cứu về Nợ xấu (NPL). Trong khi đọc một số paper, em lại phát hiện có một khái niệm gọi là "Classified Loans". Em muốn hỏi anh rằng có phải Classified loans = NPL không?
    Em xin cám ơn anh nhiều ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không rõ khái niệm này là gì, bạn gửi cho tôi tài liệu của bạn để tôi tham khảo. Nếu dịch theo nghĩa thông thường thì classified loans chỉ là những khoản vay đã được phân loại, có thể gồm NPL lẫn non-NPL.

      Delete
    2. Chú ơi, con gửi link chú xem thử dùm con
      http://www.ajbmr.com/articlepdf/aus_20_70i2n2a4.pdf

      Phần đầu của trang 35 đó chú. Classified loan (CL)
      Cám ơn chú nhiều ạ.

      Delete
    3. Tôi không biết chính xác nhưng cho rằng CL ở đây là những khoản vay có vấn đề. Thông lệ banking trên thế giới phân loại nợ thành 5 nhóm, NPL thường là 3 nhóm cuối. Cần phải tìm hiểu luật/qui định kế toán của từng nước để biết chính xác định nghĩa CL (có phải là NPL hay bao gồm cả nhóm 2).

      Delete
  9. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  10. Cháu mới được biết trước VAMC thì CP cũng đã từng thành lập một công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) năm 2003, mà theo cháu thì không có sự khác biệt nào trong cơ chế vận hành. Qua tìm hiểu thì cháu thấy DATC từng bị kiểm toán nhà nước phát hiện sai phạm hơn 1.200 tỷ (trong đó có việc gửi tiền ở "con sâu" ALCII). Link bài viết tại đây: http://www.doanhnghiepvuavanho.com/index.php/Cau-chuyen-phap-luat/sai-phm-hn-1200-t-cong-ty-mua-ban-n-mt-vn.html

    Cháu không tìm được nhiều thông tin khác, vậy chú cho cháu hỏi VAMC có phải chính là DATC (đã đổi tên, tái cấu trúc và chuyển hướng mục tiêu) không ạ? Nếu không thì DATC hiện nay giữ vai trò gì? Sai phạm đã bị xử lý như nào? Cháu cảm ơn chú trước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi chưa tìm hiểu kỹ về DATC nhưng có lẽ đó là một dạng liquidator, nghĩa là công ty chuyên đi bán tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản. Còn VAMC là môt dạng SIV, là nơi để các ngân hàng chuyển NPL vào đổi lấy trái phiếu đặc biệt.

      Delete
    2. DATC thuộc quản lý BTC trong khi VAMC là của NHNN, 2 đơn vị này khác nhau. DATC ban đầu ra đời là để tiếp nhận tài sản loại trừ (ko bán đc) của DNNN cổ phần hóa, sau mới chuyển sang lĩnh vực mua bán nợ - tái cơ cấu DNNN. Trong khi VAMC đơn thuần mua lại nợ xấu ngân hàng thì DATC được phép quản lý các cty con (là DNNN sau khi đc DATC mua lại nợ xấu) với tư cách chủ sở hữu mới. Vì thế lợi nhuận của DATC cụ thể hơn VAMC, ví dụ như việc các cty con này cổ phiếu phát hành (SADICO, đường Kon Tum v.v). Về kinh nghiệm, rõ ràng DATC đi trước VAMC nhưng về cơ chế mua nợ xấu ngân hàng, VAMC lại đc dễ dàng hơn.

      Delete
  11. Thưa chú, cháu đang làm bài luận văn nghiên cứu về việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động can thiệp vô hiệu hóa ở Việt Nam, trong đó có phần đo lường mức độ can thiệp vô hiệu hóa ở Việt Nam bằng cách ước lượng mô hình (theo Edison, J. Hali, 1993):

    Trong mô hình này, DC và NFA lần lượt là domestic credit và net foreign assets của các NHTM việt Nam, và tất cả dữ liệu lấy theo tháng
    Mặc dù đã tìm hết trên tất cả các trang WB, IMF, Econstat, trading economy..., cháu cũng chỉ tìm được dữ liệu theo năm mà ko có dữ liệu tháng hoặc quý
    Chú có thể giúp cháu tìm dữ liệu quý hoặc tháng của DC và NFA được ko ah? Cháu cám ơn chú rất nhìu!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước đây IFS có số liệu tháng nhưng gần đây đã bỏ, có thể vì NHNN không cung cấp nữa. Vậy nên bạn chỉ có thể hi vọng tìm được những số liệu này từ NHNN.

      Delete
  12. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  13. Gửi chú Giang,

    Cháu là Tuấn Duy, cử nhân khoa quản lý công nghiệp đại học Bách Khoa Tp.HCM.

    Hiện tại, cháu đang có ý định theo đuổi ngành học kinh tế học. Cháu được biết chú là chuyên gia kinh tế học và hiện đang giảng dạy tại Úc. Nên cháu xin phép được hỏi chú về vài lời khuyên.

    Cháu đang cân nhắc học kinh tế học tại Đức và khối nước Anh ngữ (Úc, Mỹ, Anh). Theo suy nghĩ của cháu, kinh tế học thực sự bắt đầu trở thành lĩnh vực khoa học từ ông Adam Smith, sau này có rất nhiều những thiên tài người Anh, Mỹ đóng góp. Thế nên cháu nghĩ kinh tế học như là một ''đặc sản'' của khối nước Anh ngữ (như triết học là “đặc sản” của khối Đức ngữ). Vậy liệu rằng khi cháu học kinh tế học bằng tiếng Đức thì có thể nghiên cứu bàn bản về các học thuyết kinh tế không? Mặc dù cháu được lời khuyên của Thầy Bùi Văn Nam Sơn là hệ thống đào tạo của nước Đức rất vững chắc, giúp sinh viên có nền tảng tốt để tư duy nghiên cứu độc lập sau này. Và cháu có hỏi lời khuyên từ người bạn đang thực hiện Phd kinh tế học tại Pháp thì được chia sẻ là chỉ tại những trường đại học lớn, uy tín, có truyền thống thì cháu mới có thể nghiên cứu được tỉ mỉ những lý thuyết kinh tế học. Dựa vào hồ sơ của cháu thì cháu không thể nhập học tại Cambridge, Oxford, Chicago, Yale… được. Thế nên cháu không rõ là nếu theo học tại một trường không lớn, uy tín như những đại học hàng đầu thì cháu có thể đạt được mục tiêu không? Và yếu tố ngôn ngữ, chi phí học, triển vọng sau tốt nghiệp cũng khiến cháu đang rất băn khoăn. Chú có thể cho cháu một lời khuyên được không ạ? Cháu hy vọng câu hỏi không quá dài mà làm phiền chú. Cháu cảm ơn chú.

    Thân trọng,
    Tuấn Duy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng là Đức không phải là trung tâm của kinh tế học nhưng Đức có một số trường chuyên về applied economics khá tốt. Mà không chỉ Đức hiện ở châu Âu lục địa ngoài Pháp ra đa số các nước khác (Hà lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ...) chỉ mạnh về applied economics. Nhưng gần đây xu hướng chung, kể cả ở Anh, Mỹ, applied economics đang được ưa chuộng hơn kinh tế học thuần tuý lý thuyết. Bởi vậy bạn đừng quá lo ngại, nếu xin được vào những trường tốt ở Đức thì bạn vẫn học và nghiên cứu kinh tế học rất bài bản. Bạn không nhất thiết phải vào những trường top, chỉ cần tránh những trường tư nhỏ chủ yếu chạy theo lợi nhuận thôi.

      Delete
    2. Chú Giang có thể giới thiệu cho cháu một số trường chuyên về applied economics khá tốt tại Đức được không? Chân thành cảm ơn chú.

      Delete
  14. Chú ơi! Con đang tìm hiểu về Ownership Structure tác động lên FCF và Asset utilization đó chú. Con cũng có đọc bài chú viết về Ownership Structure rồi mà vẫn chưa biết phải dịch cái từ này thế nào nữa chú. Và từ Asset utilization phải dịch thê nào vậy chú? Con rất mong hồi âm của chú sớm! Và nếu chú có papers nào relate tới chủ để của con thì con mong chú có thể recommend cho con với nhe chú! Con cám ơn chú nhiều lắm!
    Thân ái,
    Than Nguyen

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn hỏi về dịch thuật ở đây thì sai địa chỉ rồi, tôi rất kém về khoản ngôn ngữ và dịch thuật. Ownership structure hiểu nôm na là cơ cấu chủ sở hữu của một công ty, nghĩa là công ty đó do một nhóm cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần hay được rải đều ra nhiều cổ đông nhỏ lẻ. Còn asset utilization không phải là một thuật ngữ chuẩn tắc nên hiểu/dịch phải tuỳ theo ngữ cảnh.

      Delete
  15. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  16. chú ơi, cho cháu hỏi lấy dử liệu về tăng trưởng tín dụng, cung tiền, lạm phát theo từng quý ở VN từ 2000 tới nay ở đâu ạ. cháu đang làm đề tài quan hệ tăng trưởng tín dụng và lạm phát ở VN. mô hình cháu định sử dụng là Log(CPI)= A+Blog(GCredit_t-n)+Clog(GCredit_t-n-1)......+e.
    chú có thể giúp cháu được không ạ. cháu cảm ơn chú nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn đọc bài Economic data tôi có link ở menu bên trên nhé.

      Delete
  17. Chào bác, cháu định làm đề tài nghiên cứu về tác động của cú shocks tỷ giá tác động đến thương mại ( xuất khẩu) nhưng sử dụng phương pháp multivariate GARCH-M. Cháu không biết vấn đề này có quá cũ ở giới academic hay không? (vì cháu đang làm nghiên cứu khoa học và muốn tìm hướng nghiên cứu mới ở VN) Nếu được, bác có thể gợi ý cho cháu một số hướng nghiên cứu được không ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nghĩ ở VN chưa có ai làm multivariate GARCH, nếu bạn làm được đó sẽ là một công trình tiên phong. Có thể không phải trong giới academic quốc tế nhưng sẽ là đầu tiên của VN.

      Delete
    2. Chị Primrose Nguyen ơi, em cũng làm bài nghiên cứu có sử dụng mô hình garch-m đa biến, chị chạy mh bằng phần mềm gì vậy ạ, em thấy trên eview chỉ chạy được garch-m hoặc garch đa biến mà không chạy được cùng lúc garch-m đa biến,chị có thể giúp em với được không cả, cảm ơn chị!

      Delete
  18. Chào chú! Cháu đang làm khóa luận về "Điều hành doanh nghiệp và quản trị thu nhập", cháu đang muốn tìm số liệu về thông tin tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông lớn của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Nhưng rất tiếc là chưa thể tìm thấy, chú có thể cho cháu biết mình có thể thu nhập nguồn dữ liệu này ở đâu được không ạ! Cảm ơn chú!

    ReplyDelete
  19. chú cho con hỏi số lieu NFA theo quý của việt nam mình có thể tìm kiếm ở đâu ạ? Theo bài nghiên cứu thì tác giả sử dung công thức NFA = rerserve - foreign liabilities, mà nợ nước ngoài con lại tìm không đc

    ReplyDelete
  20. Xin chào anh Giang.

    Anh cho em hỏi về dữ liệu của thành phố Phuket của Thailand dạng dữ liệu như trên data.worldbank.org thì có ở trang nào.

    Xin cảm ơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết, có lẽ bạn phải tìm trong website của cơ quan thống kê của Thailand.

      Delete
  21. Em chào thầy,

    Hôm nay em mới lang thang trên mạng và biết được blog của thầy thấy rất hữu ít, Hiện em đang học cao học QTKD ở DH Kinh Tế HCM và em rất muốn học hỏi thêm về ngành tài chính do đó em rất mong thầy share cho em 1 vài nguồn tài liệu có thể tự học cũng như nâng cao khả năng, kiến thức về ngành này. Thanks in advance thay

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn chịu khó search lại blog này, tôi đã share một số tài liệu và khoá học online rồi.

      Delete
    2. thưa chú, cháu gõ lên thanh search query "tài liệu và khóa học online", "khóa học online", "online". Chưa kiếm dc, mong chú gợi ý vài từ khác search lại các tài liệu cũ, vì rất nhiều năm ko nhớ ở page nào.

      Delete
  22. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  23. Chào chú, chú có thể cho con xin dữ liệu về VNBOR 3-month được không ạ. Con đã tìm trên web NHNN tuy nhiên dữ liệu chỉ từ Tháng 11/2005. Chú có dữ liệu từ 2002 không, cho con xin được không ạ. Con cám ơn chú nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu NHNN không có dữ liệu từ trước 2005 thì bạn đừng hi vọng kiếm được số chính thức. Có thể một số NHTM lớn có nhưng chỉ là số không chính thức do họ tự ghi nhận.

      Delete
  24. Chào chú.
    Em đang làm đề tài về Quản trị rủi ro lãi suất của một Ngân hàng thương mại.
    Theo như em tìm hiểu, trong Basel 2 đưa ra khuyến nghị các NH nên dùng VaR (Value at risk) để đo lường rủi ro gặp phải đối với danh mục.

    Em dự định dùng cách tính MÔ PHỎNG DỮ LIỆU LỊCH SỬ để tính VaR. Tuy nhiên em đang chưa xác định được mình nên dùng dữ liệu về LÃI SUẤT nào để đưa vào mô hình.

    Anh có giải pháp nào có thể giúp em không?

    Cảm ơn anh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn phải dùng lãi suất nào mà ngân hàng đã thực sự sử dụng, vd lãi suất họ huy động vốn và lãi suất họ cho vay.

      Delete
  25. Chào chú
    cháu đang làm đề tài nghiên cứu về mối quan hệ của ERPT Và lạm phát. và phải chạy mô hình có biến là PPI và IMP, cháu tìm miết mà k ra dữ liệu của Việt Nam, chú có thể cho cháu xin số liệu 2 chỉ số này được k ah?
    cháu cảm ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu bạn không hiểu PPI và IMP là gì thì nên đọc kỹ lại tài liệu tham khảo đã. Tôi tin khi nào bạn hiểu rõ chúng bạn sẽ tự tìm được số liệu.

      Delete
  26. Thưa chú chú có thể giải thích hộ cháu rogue trading là như thế nào không ạ? Cháu xin cảm ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nghĩa là trader trong một công ty đầu tư/ngân hàng kinh doanh vượt quá giới hạn được cho phép dẫn đến thua lỗ lớn.

      Delete
  27. Bác giúp con một nguồn số liệu tỷ giá của VND với các nước khác để tính REER với, dựa vào post emconomic data con tìm vẫn chưa ra được :(

    ReplyDelete
  28. Chào chú,
    Cháu đang làm nghiên cứu về forward-looking Taylor rule, trong bài gốc có sử dụng biến FCI - financial condition index, là trung bình của 3 biến REER, Real share prices and Real property prices.
    Chú có thể cho cháu hỏi là tại Việt Nam thì mình nên sử dụng biến nào để thay thế cho biến Real Property Prices? Và chỉ số FCI ở Việt Nam có thể được tính theo cách nào khác không ah?
    Cháu cảm ơn!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. FCI chỉ là một cách tổng hợp một số chỉ số kinh tế, bạn cần hiểu họ tổng hơp như vậy để làm gì. Nếu hiểu được bản chất của FCI thì bạn có thể tự đề xuất các tính khác phù hợp hơn với VN.

      Delete
  29. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  30. Thưa bác, con đang cần thực hiện một bài nghiên cứu có sử dụng output gap...và con ko thể tìm được số liệu GDP theo quý (2012-2013). Bác giúp con được không ạ.
    Con cũng xin hỏi thêm 1 câu nữa là: con có thể dựa trên chuỗi GDP năm để tính PGDP được không với HP filter ??
    Dạ con cảm ơn bác nhiều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Về vấn đề số liệu bạn đọc lại bài này nhé: http://kinhtetaichinh.blogspot.com.au/2012/03/economic-data.html.

      HP filter có thể sử dụng cho bất kỳ frequency nào, có điều bạn phải thay đổi lambda cho phù hợp. Nguyên tắc là frequency càng thấp thì lambda càng nhỏ nhưng không có con số hay công thức cụ thể, ban phải tự quyết định lambda bằng bao nhiêu. Quan trọng hơn là bạn phải giải thích rõ tại sao bạn chọn lambda như vậy trong bài nghiên cứu.

      Delete
  31. Cháu chào bác!

    Cháu đang làm khóa luận nghiên cứu chạy bằng mô hình space-state và dùng bộ lọc unscented Kalman để xử lý.
    Vậy cháu muốn hỏi bác, mô hình này mình có thể thực hiện trên eview được không ạ, hay phải dùng đến chương trình c++ hay matlab ạ.

    Cháu cảm ơn bác nhiều và thực sự rất cần sự giúp đỡ của bác ạ! Cháu mong sớm được bác hồi đáp ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi chỉ có Eviews 6 và chỉ chạy được standard Kalman filter. Tuy nhiên bạn có thể lập trình ngay trong Eviews (hoặc c++/Matlab) nếu bạn hiểu nguyên tắc tính toán của unscented Kalman.

      Delete
  32. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  33. Cháu chào bác Giang!
    Em hiện đang làm khóa luận tốt nghiệp và rất cần các số liệu theo tháng từ 2005 đến 2012 của CPI, lãi suất ngắn hạn của Mỹ, và tỷ giá hối đoái kỳ hạn VND/USD 1 hoặc 3 tháng. Thường thì cháu hay tìm số liệu trên IMF bằng tài khoản trial nhưng hiện nay IMF đã khóa tài khoản và không cho dùng trial nữa. Hiện giờ cháu không biết có thể tìm nguồn số liệu này ở trang nào khác.
    Cháu rất mong bác có thể cho cháu biết nguồn nào khác để lấy được số liệu này. Hoặc nếu có thể bác có thể cho cháu xin các số liệu này được không ạ!
    Cháu chân thành cảm ơn bác nhiều ạ!

    ReplyDelete
  34. Cháu chào chú Giang Lê
    Cháu là Ngô Thanh Huyền, cháu đang học tới các international parity relations của môn Economics và cháu chưa hiểu rõ bản chất của covered và uncovered int rate parity. Cháu mong chú bớt chút thời giờ giảng giải cho cháu bản chất và cách phân biệt 2 khái niệm đó với ạ.
    Cháu xin cảm ơn chú.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Covered nghĩa là interest parity được "bảo hiểm" bằng hợp đồng forward nên luôn đúng. "uncovered" nghĩa là parity này cân bằng không phải bằng forward mà là expectation, nên nếu expectation sai thì parity không đúng nữa.

      Delete
  35. à cháu nhầm phải là covered và uncovered int parity ạ.

    ReplyDelete
  36. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  37. Dạ thưa Bác Giang Lê ạ,
    Cháu là sinh viên năm thứ 3 đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại cháu đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về Mô hình ngân hàng đầu tư phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam ạ.
    Theo cháu tìm hiểu được thì hiện tại ở VN, hoạt động của các quỹ đầu tư cá nhân cũng như các công ty chứng khoán riêng lẻ và các công ty con của các ngân hàng thương mại như SSI, SBS, BSC,.. đang dần chuyển mô hình kinh doanh sang dạng ngân hàng đầu tư, do như kiến thức hạn chế của cháu tìm hiểu được là:
    1. các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase cũng rất quan tâm đến việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam do tình hình thị trường chứng khoán đang khởi sắc (chứng khoán vốn và nợ)
    2. hoạt động M&A những năm qua rất sôi nổi và có xu hướng gia tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng.
    3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam" với quan điểm xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, không để thị trường chứng khoán phái sinh tự do hình thành và hoạt động tự phát. câu hỏi đặt ra liệu 2016 sẽ có giao dịch phái sinh phổ thông cho quần chúng nhà đầu tư ở VN?
    4. mảng dịch vụ NHDT ở VN cũng đang được các công ty quỹ, chứng khoán nói chung đẩy mạnh
    5. nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung cũng như trình độ dân trí càng ngày cao hơn trước nên nhận thức của họ đề đầu tư là rất lớn.

    Vấn đề đặt ra ở đây hoạt đông của NHDT rất rủi ro (một phần do bản chất giới ngân hàng nói chung là tiếp nhận, phân tán, và hưởng lợi nhuận từ kinh doanh rủi ro).
    Liệu xu thế chuyển đổi mô hình kinh doanh mới sẽ diễn ra theo hướng Ngân hàng đầu tư?
    Bên cạnh đó, các quỹ hiện nay hoạt động chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước vay với mức lãi suất ưu đãi, vậy các doanh nghiệp ngoài nhà nước liệu có tiếp cận được hay không?
    Vậy Bác có thể cho cháu một ý kiến về việc thiết lập một mô hình ngân hàng đầu tư đặc thù với nền kinh tế Việt Nam hiện nay và mở ra xu hướng mới cho việc giải quyết vấn đề ứ đọng vốn trong các ngân hàng thương mại (lãi suất vay cao) nên các doanh nghiệp cần vốn sản xuất thì không thể tiếp cận, trong khi một lượng lớn tiền mặt trong dân lại "mang đi đánh bạc" đổ vào vàng và ngoại tệ, bất động sản (sự biến động giá là liên tục nên rất rủi ro cũng như thiếu kiến thức, đầu cơ không phải đầu tư).
    Trong 6 nghiệp vụ cốt lõi của NHDT, thì chúng ta có nên đẩy mạnh nghiệp vụ đầu tiên là Nghiệp vụ NHDT như những mô hình trước kia của Mĩ hay những mảng khác ạ?
    Hình thức quĩ tiền tệ bán lẻ (money market funds) để tạo thêm sức ép cạnh tranh cho giới ngân hàng thương mại. (Cháu không hiểu về hoạt động của quỹ này ạ). <>
    Cháu xin cảm ơn Bác đã xem qua bài thắc mắc của cháu ạ, trong tầm kiến thức của cháu, nếu có gì sai sót, xin Bác chỉnh sửa cho cháu ạ.
    Cháu chúc bác luôn mạnh khỏe và thành công hơn ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn ra đầu bài khó quá :-), vấn đề NHĐT (IB) tôi đã có lần viết trên blog này rồi. IB luôn luôn cần thiết và nên tách ra khỏi NHTM để tránh rủi ro. Dịch vụ chính của IB là giúp khách hàng raise fund trên capital market để giảm bớt sự phụ thuộc vào NHTM. Money market funds cũng giống như những investment fund khác, nghĩa là huy động tiền của investor rồi đem đi đầu tư. Điểm khác biệt lớn nhất là MMF chỉ đầu tư vào các công cụ ngắn hạn trên money market, vd commercial papers, short term notes, short term loans...

      Delete
  38. Cháu chào chú,
    Hiện tại cháu đang kiếm dữ liệu để tính REER Việt Nam, cháu tình cờ thấy trên blog của chú có dữ liệu tính REER nhưng mới chỉ tới khoảng cuối năm 2011. Cháu đang kiếm thêm dữ liệu để update cho tới gần đây. Chú có thể chỉ cháu cách lấy giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với nước khác trên trang IMF được không ạ? Cháu đã có tài khoản trên trang này rồi ạ. Cháu thử vào elibary data và chọn external trade, chọn 2 nước Bỉ và Việt Nam chẳng hạn mà hình như nó ra giá trị xuất nhập khẩu của riêng từng nước chứ không phải 2 nước với nhau ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn phải sử dụng database DOTS của IMF mới có số liệu trade giữa 2 nước với nhau.

      Delete
    2. Chào bạn Nga Mai, chào thầy Giang Le
      Mình đang làm đề tài luận văn bên trường kinh tế. Mình cũng đang cần dữ liệu cập nhật tới hết năm 2013 như bạn. Không biết bạn đã có được dữ liệu này chưa? Nếu có xin bạn vui lòng chia sẻ với mình qua địa chỉ email nhanksd85@gmail.com nhé. Chân thành cám ơn bạn nhiều.

      Delete
    3. @Giang Le: Bác Giang ơi nếu dữ liệu CPI của cháu tìm được năm gốc là 2005=100 thì chọn năm gốc để tính REER là 2000 có bị sai lệch không ạ?
      @ Nhan Le Trong: hiện tại mình vẫn đang tiến hành thu thập bạn ạ. Khi nào xong m sẽ gửi cho bạn nhé.

      Delete
    4. Trên nguyên tắc năm gốc không ảnh hưởng vào kết quả vì bạn sử dụng tốc độ lạm phát. Nhưng trên thực tế các chuỗi CPI với năm gốc khác nhau có thể có tốc độ lạm phát khác nhau vì sai số và rổ CPI được điều chỉnh. Bởi vậy nếu có thể thì bạn nên sử dụng hai chuỗi số cùng năm gốc.

      Delete
    5. Dạ cháu ảm ơn bác. Bác ơi cho cháu hỏi thêm điều này, cháu có đọc các bài nghiên cứu nước ngoài về tỷ giá thực đa phương và PPP. Cháu thấy họ có đề cập cách xác định có tồn tại PPP không bằng việc xét xem chuỗi tỷ giá đó có phải là chuỗi dừng hay không. Cháu có tìm hiểu nhưng vẫn chưa giải thích được tại sao lại như thế ạ? Mong bác giả đáp giúp.

      Delete
    6. Dạ cháu ảm ơn bác. Bác ơi cho cháu hỏi thêm điều này, cháu có đọc các bài nghiên cứu nước ngoài về tỷ giá thực đa phương và PPP. Cháu thấy họ có đề cập cách xác định có tồn tại PPP không bằng việc xét xem chuỗi tỷ giá đó có phải là chuỗi dừng hay không. Cháu có tìm hiểu nhưng vẫn chưa giải thích được tại sao lại như thế ạ? Mong bác giả đáp giúp.

      Delete
    7. Nếu tỷ giá thị trường tuân theo PPP thì gap giữa 2 loại tỷ giá đó sẽ phải stationary, do đó có thể kiểm định PPP bằng stationary test.

      Delete
    8. @Nga mai: Chao Nga, minh hien cung dang thuc hien de tai nghien cuu can lay so lieu cua cac bien vi~ mo. Nhung minh kg dang ky duoc account tren IMF, rat mong Nga co the ho tro minh lay so lieu theo quy cua mot so bien duoc kg? email cua minh la:pqbinhk21@gmail.com
      Nga cho minh xin dia chi email de lien he duoc kg? chan thanh cam on Nga

      Delete
  39. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  40. Em chào thầy Giang,
    Hiên em đang nghiên cứu về mô hình ARDL (autoregressive distributed lag), nhưng chưa hiểu nhiều về nó. Và em cũng muốn phân biệt ARDL với VECM & VAR.
    Em rất mong được sự trợ giúp và giải thích từ thầy về mô hình này.

    Em chân thành cảm ơn thầy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Distributed lag là cách để bạn giảm bớt số lượng parameter phải estimated trong một mô hình có quá nhiều lag. VECM và VAR là 2 dạng AR cho một hệ phương trình có nhiều biến.

      Delete
  41. Chào chú,
    Cháu có theo dõi blog của chú thường xuyên. Hôm nay cháu có 1 vấn đề kinh tế lượng mà cháu khá là bế tắc nên cháu muốn hỏi chú mong chú giúp cháu ạ.
    Cháu đang muốn chạy một mô hình S-VAR mà sử dụng cholesky decomposition. Cháu dùng công cụ kinh tế lượng với built-in code VAR. Vậy cháu có thể dùng VAR rồi dùng cholesky decomposition thì sẽ được kết quả SVAR mà cháu cần tình không. Theo cháu hiểu (cháu không chắc) thì như vậy là đúng. Mong chú trả lời giúp cháu ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. SVAR có nhiều restriction hơn VAR+Cholesky. Nếu chỉ đơn giản dùng Cholesky decomposition cho một VAR bình thường thì mô hình của bạn chỉ xắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các biến theo thứ tự equation thôi (một dạng restriction đơn giản nhất).

      Delete
  42. Thưa bác Giang. Cháu đã đọc Hướng dẫn của bác về việc tìm số liệu và cũng đã thử tìm kiếm. Cháu cũng đã tìm được một số dữ liệu cần cho luận văn của mình. Tuy nhiên, cháu vẫn chưa tìm được số liệu Cán cân ngân sách và cán cân TK vãng lai (theo quý) của các quốc gia. Cháu cũng đang rất lo lắng vì hạn nộp luận văn gần kề. Nên cháu xin phép hỏi bác có thông tin gì về số liệu này thì share cho cháu với. Cháu cảm ơn bác nhiều lắm! Chúc bác sức khoẻ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu hướng dẫn của tôi không giúp được bạn thì tôi cũng không thể làm gì hơn, xin lỗi bạn.

      Delete
  43. Chào bác Giang, cháu đang nghiên cứu về việc phá giá VNĐ nhưng cháu không tìm được chỉ số và số liệu nào để minh chứng cho việc VNĐ đang bị định giá cao. Mong bác có thể giúp cháu được không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không bạn à, bạn phải tự xác định (bằng mô hình) xem VND có đang bị định giá cao hay không chứ không có chỉ số nào đâu.

      Delete
  44. Chào bác Giang,
    Vừa qua, ngân hàng nhà nước mới ban hàng thông tư 36/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động TCTD, chi nhánh NH nước ngoài”. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/2/2015.
    cháu có đọc thêm một số bài báo:
    http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/khong-cho-vay-kinh-doanh-co-phieu-qua-5-von-dieu-le-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-2014112109353415717ca31.chn
    hay
    http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/co-hay-khong-viec-siet-cho-vay-dau-tu-chung-khoan-201411192348275971ca31.chn
    Xin bác cho cháu xin ý kiến về thông tư mới này ? Theo bác, thông tư này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng ?
    Thân bác Giang.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nghĩ bất kỳ qui định siết chặt tín dụng nào cũng làm hoạt động tài chính liên quan thu hẹp lại. Còn cụ thể thế nào phải hiểu rõ cấu trúc thị trường và có số liệu cụ thể mới ước lượng được, cái này ngoài khả năng của tôi.

      Delete
  45. Chào bác Giang
    Hiện tại cháu đang nghiên cứu về Taylor o việt nam. Cháu có đọc comment của bác và thấy bác nói sử dụng Eview 6 để dùng bộ lọc Kalman, Bác cho cháu hỏi cách mình lọc Kalman từ 3 biến thành 1 biến dạ
    Thân bác Giang.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không hiểu bạn dùng Kalman filter thế nào để đổi 3 biến thành 1 biến. Còn trong Eview 6 nhiều phương pháp tính ban phải tự lập trình, tôi đã có một ví dụ về cách tính potential GDP trên blog này rồi bạn chịu khó search lại nhé.

      Delete
  46. Chào Bác Giang
    Cháu tên Phương Thảo, hiện tại cháu là sinh viên năm cuối trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Cháu đang làm một đề tài có liên quan đến FDI, nguồn số liệu trong paper gốc của cháu lấy từ PRSgroup.com, gồm các biến số: mức độ tham nhũng, hệ thống luật pháp, ổn định chính trị...Bác có cách nào down data này không ạ? Vì phí cho bộ dữ liệu này khá cao đối với một sinh viên như cháu.
    Cháu rất mong nhận được phản hồi từ Bác
    Chúc Bác nhiều sức khỏe
    Thân chào Bác Giang,

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn cứ thử email cho họ trình bày mình là sinh viên đang làm nghiên cứu xin họ cho số liệu.

      Delete
  47. Chào Bác Giang, em là Lê Thông Tiến học tại đại học Kinh Tế TPHCM. Hiện em đang làm khóa luận về quản trị rủi ro ngân hàng với mô hình mạng thần kinh nhân tạo ANN, em còn thiếu bộ dữ liệu về chấm điểm tín dụng của các DN trên thị trường chứng khoán VN, Bác có thể giúp em tìm bộ dữ liệu này được không ạ. Em cám ơn Bác nhiều ạ, Chúc Bác và gia đình luôn vui khỏe ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn đọc bài Economic Data link bên trên nhé.

      Delete
  48. Cháu chào chú. Chú cho cháu hỏi số liệu cung tiền m1 theo quý của việt nam có thể tìm ở đâu? Hoặc mua ở đâu. Tại cháu đã tìm ở imf nhưng chỉ có m2. Cháu có hỏi mua của vietstock nhưng không có. Cháu đang cần để làm luận văn tốt nghiệp. Cháu cảm ơn chú.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn đọc lại bài Economic Data nhé.

      Delete
  49. Chào bác Giang, hiện tại cháu đang tìm hiểu bài nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế Asean đến FDI. Bài nghiên cứu có dùng mô hình hấp dẫn, hồi quy theo mô hình tác động cố định. Cháu có tìm hiểu trên mạng nhưng vẫn chưa hiểu rõ mô hình lắm. Nếu được bác có thể giải thích sơ về mô hình giúp cháu được không ạ?
    ln (1+FDI)ijt = α + βYijt + μXij + τ REI-1 + σREI-2 + εijt (1)
    trong đó:
    α = η + ξt + λi + γj + δij
    Y = (ln GDPit, ln GDPjt, ln PGDPit, ln PGDPjt, ln OPENjt)
    X =(ln DISTij + LANGij + BORDERij )
    ln (1+ FDI)ijt: là log of FDI từ các nước tài trợ (i) chảy vào các nước tiếp nhận (j) được tính bằng năm (t),
    GDPit, GDPjt: tổng sản phẩm quốc dân, đại diện cho quy mô thị trường.
    PGDPit, PGDPjt: bình quân thu nhập đầu người, đại diện cho trình độ phát triển.
    OPENjt: tỷ lệ tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP của nước tiếp nhận
    DISTijt: là khoảng cách giữa hai thủ đô của nước tài trợ I và nước tiếp nhận j tính bằng km, đại diện cho chi phí vận chuyển.
    LANGij: biến giả đại diện cho hai quốc gia có ngôn ngữ chung.
    BORDERij: biến giả đại diện (control) đường biên giới chung của hai quốc gia.
    REI-1: biến giả, có giá trị bằng 1 nếu 2 quốc gia đều thuộc ASEAN 5 (Malaysia, Indonesia, the Philippines, Thailand and Singapore), ASEAN4 (Brunei, Laos, Myanmar and Vietnam); trường hợp khác bằng 0.
    REI-2: biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu nước tài trợ ( i) thuộc ASEAN (Malaysia, Indonesia, the Philippines, Thailand and Singapore); East Asia (Japan, South Korea, China, Taiwan, Hong Kong), North America (United States of
    America and Canada); AUNZ (Australia and New Zealand); and Europe (France, Germany, United Kingdom and Netherlands) hoặc bằng 0 ở các trường hợp khác.
    Cháu không hiểu chỗ Y khi thay vào mô hình sẽ như thế nào?
    Cám ơn bác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Y là tập hợp một số biến mà bạn đã liệt kê bên trên. Trong mô hình đầu tiên người ta viết Y để tiết kiệm chỗ thôi, còn đúng ra nó sẽ là một dãy các biết liệt kê trong Y.

      Delete
  50. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  51. Cháu chào Bác Giang!
    Hiện tại cháu đang viết đề tài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tác động của lãi suất ngắn hạn, dài hạn và biến động của nó tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Multivariate-Garch.Cháu đã tìm nhiều tài liệu trên mạng cách chạy mô hình này, vì kiến thức kinh tế lượng của cháu không được tốt với lại không có tài liệu hướng dẫn cách chạy mô hình rõ ràng. Cháu xin Bác hướng dẫn giúp cháu cách chạy mô hình hoặc các tài liệu hướng dẫn chạy M-GARCH!
    Cháu xin chân thành cảm ơn Bác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước đây tôi dùng Eviews 6 không chạy được multivariate GARCH trực tiếp mà phải lập trình. Nếu bạn có Matlab có thể download package UCSD GARCH của Kevin Sheppard về sử dụng.

      Delete
    2. Dạ chào bác,
      Cho con hỏi mình có thể dùng eview 7 hoặc 8 được không ạ. Nếu không được cho con hỏi download package UCSD GARCH của Kevin Sheppard cái này dùng để chạy mô hình hay sao hả bác.
      Con cảm ơn bác.

      Delete
    3. Tôi lâu rồi không dùng Eviews nên không rõ version 7/8 có multivariate Garch không. UCSD Garch là package chạy trong Matlab, bạn phải có Matlab và một số toolbox mới chạy được.

      Delete
  52. Cháu chào bác ạ,
    hiện cháu đang làm khóa luận, đề tài phân tích và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng biến động tỷ giá cặp EUR/VND. Theo cháu nghĩ thì chu kì của dữ liệu tốt nhất là daily/weekly vì đây là nghiên cứu biến động, và cháu dự định chu kì nghiên cứu từ 2005-2015. Tuy nhiên, qua tìm kiếm data, cháu tìm được GDP chỉ có dữ liệu annual, một số dữ liệu khác như tỷ lệ lạm phát, kim ngạch xuất, nhập khẩu... chỉ có monthly.
    Như vậy, cháu muốn hỏi, liệu dùng monthly data với nghiên cứu định lượng trong chu kì 2005-2015 có ổn không. Và liệu có cách nào lấy hoặc tính monthly GDP từ annual không ạ? Cháu tìm hiểu qua thì có spline method để nội suy monthly từ annual, bác có thể cho cháu comment về phương pháp này không, và nếu đây là phương pháp tốt để dùng thì bác có thể cho cháu xin nguồn tham khảo để cháu hiểu kĩ hơn về phương pháp được không ạ?
    Cháu cảm ơn bác nhiều ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn có đọc qua bài viết này chưa ?
      http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2013/09/data-interpolation.html

      Delete
    2. @Huyền Vân Đoàn: đúng là bài về data interpolation giải thích nhiều điểm trong câu hỏi của bạn.

      @Nhóm học tập: Cám ơn.

      Delete
    3. @Bác Giang: cháu cảm ơn bác ạ, còn về nghiên cứu định lượng biến động, liệu sử dụng monthly data giai đoạn 2005-2015 có ổn không ạ?

      @Nhóm học tập: Cảm ơn các bạn nha

      Delete
    4. Trên nguyên tắc sample của bạn càng dài càng tốt, nhưng tất nhiên nếu bạn không có số liệu dài hơn thì phải chấp nhận những gì mình có. Số liệu monthly data trong vòng 10 năm có 120 observation không phải là nhỏ, nhưng tất nhiên còn tuỳ vào mô hình và cả chất lượng của số liệu.

      Delete
    5. Vầng, cháu cảm ơn bác nhiều ạ :)

      Delete
  53. Cháu chào bác Giang ạ.
    Bác nghĩ sao về chính sách tài khóa linh hoạt mà chính quyền Shinzo Abe đang áp dụng ạ? Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng hơn chính sách tiền tệ trong việc phục hồi kinh tế Nhật Bản hiện nay, liệu có đúng không ạ?

    Cháu xin cảm ơn.

    ReplyDelete
  54. Cháu chào bác ạ.
    Thưa bác, bác có thể cho cháu biết ý nghĩa của độ trễ trong kiểm định tự tương quan LM Test và kiểm định PSSS thay đổi ARCH trong Eview 6 được không ạ? Làm thế nào để lựa chọn được độ trễ thích hợp cho 2 kiểm định trên ạ?
    Cháu cảm ơn bác ạ

    ReplyDelete
  55. Cháu chào Bác ạ!
    Hiện tại cháu đang làm một bài nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển kinh tế lên tiêu thụ năng lương. Trong bài có sử dụng mô hình ngưỡng (Panel threshold model), cụ thể là sử dụng phương pháp bootstrap được đề xuất bởi Hansen (1999). Cháu đã tìm câu lệnh trên stata mà không thấy. Không biết Bác có tài liệu hướng dẫn chạy mô hình trên không ạ! Mong Bác hướng dẫn cháu cách chạy mô hình này.
    Cáu cảm ơn Bác rất nhiều ạ!

    ReplyDelete
  56. Dear anh Giang,
    trong bài báo này

    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vietinbank-du-chi-hon-3-700-ty-dong-de-chia-co-tuc-ty-le-10-bang-tien-mat-20150414003437157.chn

    tỷ lệ chia cổ tức được tính bằng % trên vốn điều lệ (10%). Theo kinh nghiệm của anh, việc này có hợp lý không? (chẳng hạn so với việc chia % cổ tức trên lợi nhuận trước thuế) Nó ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng?
    Nếu tỷ lệ này là 10% trong khi lợi nhuận trước thuế thấp hơn, ví dụ là 5%, không có gì đảm bảo vốn chủ sở hữu không bị lấy ra để chia cổ tức, mặc dù người ta có thể giảm tỷ lệ theo.
    Rất mong anh cho ý kiến về vấn đề này. Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe.

    ReplyDelete
  57. Xin chào anh Giang,

    Có một số nguồn tin nói rằng người Việt Nam nên rút hết tiền ra khỏi ngân hàng vì kinh tế Việt Nam sẽ ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và sẽ down rất sớm.

    Em không phải là dân kinh tế nên không có chút thông tin gì liên quan đến vấn đề quan trọng này và rất mong nhận được sự tư vấn chút ít của anh với thị trường và nền kinh tế hiện tại của Việt Nam.

    Em cám ơn anh rất nhiều
    PC

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kinh tế VN chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, đến mức độ nào tôi không thể biết. Thực ra từ mấy tháng trước tôi đã thấy có dấu hiệu năm nay VN sẽ gặp khó khăn chứ không phải bây giờ mới lo ảnh hưởng của TQ. Nhưng kinh tế suy giảm không có nghĩa là bạn phải rút hết tiền ra khỏi ngân hàng, trừ khi bạn có mục đích sử dụng nào khác.

      Delete
  58. Thầy ơi, thầy có thể giới thiệu cho em quyển sách nào nói về tổng quát tình hình tài chính thế giới hiện tại được ko ah? Em cảm ơn thầy nhiều ah.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết quyển sách nào như vậy, mà chẳng ai có thể viết được một quyển sách như thế. Muốn biết tình hình hiện tại bạn phải chịu khó đọc báo.

      Delete
  59. Em đang tìm dữ liệu cập nhật cho dữ liệu REER trước đây của Thầy (http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2010/07/reer.html) nhưng hiện tại IMF có 1 số thay đổi nên em gặp 1 số khó khăn nhờ Thầy hướng dẫn giúp.
    1) Dữ liệu trước đây năm gốc 2005, hiện nay là 2010. Như vậy khi tính dạng chỉ số % (tốc độ tăng CPI, GDP) thì có phải chuyển hết về năm gốc 2010 hay không? Có thể dùng công thức nào để chuyển đổi vậy Thầy.
    2) Khi cập nhật GDP các quốc gia thì không tìm được GDP của Trung Quốc và Ấn Độ. Số liệu từ http://data.stats.gov.cn/english/easyquery.htm?cn=B01 thì kết quả chênh lệch khá nhiều so với số liệu trước đây.
    3) Chủ đề tác động tỷ giá/giá dầu/cung tiền M2 đến CCTM Việt Nam có bị cho là lạc hậu không vậy Thầy?.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1) Không cân chuyển năm gốc nếu bạn chỉ cần tính % tăng trưởng. Năm gốc là năm nào thì về nguyên tắc growth rate không thay đổi.

      2) Chắc chắn IFS có số liệu GDP của TQ và Ấn độ. Như đã nói bên trên growth rate không phụ thuộc vào năm gốc nên các chuỗi số khác nhau không thành vấn đề vì % growth như nhau, nếu khác nhau thì bạn phải chấp nhận chọn một chuỗi mà bạn tin hơn.

      3) Không có gì lạc hậu cả nếu bạn làm nghiêm túc và khoa học.

      Delete
    2. Em cảm ơn Thầy nhiều. Em sẽ cố gắng làm nghiêm túc và chặc chẽ.

      Delete
  60. Cháu chào chú. Chú cho cháu hỏi một số vấn đề với ạ.
    Cháu đang có case phân tích một mã cổ phiếu ngân hàng, cháu cũng tham khảo các bài phân tích của các công ty chứng khoán để có cách phân bổ bài làm hợp lý và biết các thông tin cần tìm kiếm, tuy nhiên cháu vẫn đang rất loay hoay.
    -Có một vấn đề cháu đang băn khoăn là về phương pháp định giá bank stock, cháu có hỏi và được biết thường người ta dùng phương pháp Residual Income hoặc P/E và P/B chứ không dùng phương pháp Discounted cash flow. Chú có thể giải thích cho cháu rõ thêm tại sao lại không dùng được phương pháp Discounted cash flow không ạ? ---Nếu người ta yêu cầu cháu đc dùng một trong 2 phương pháp định giá là P/E hoặc DCF thì cháu nên dùng phương pháp nào? cháu có nên cứ tính Residual income của các năm ra rồi áp dụng vào với phương pháp discounted CF nhưng là discounted các khoản RI không ạ?
    -Khi làm phân tích một bank stock như này thì cháu có gì cần đặc biệt lưu ý ạ? Khác so với phân tích một doanh nghiệp sản xuất như thế nào?
    Cháu cảm ơn chú nhiều ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không làm về company valuation nhưng một đồng nghiệp làm về mẳng này cho biết anh ấy vẫn dùng DCF cho các ngân hàng. Sử dụng phương pháp nào là thế mạnh của từng analyst chứ không hẳn cái nào tốt hơn. Tôi nghĩ DCF khó hơn vì phải forecast CF rất dài, bạn dự báo residual income thì cũng khó tương tự.

      Delete
  61. Chào chú Giang,
    Hiện nay con đang muốn thực nghiệm 1 mô hình T_Garch và chạy trên phần mềm Stata, con chưa hiểu rỏ lắm về cách sử dụng stata với mô hình này, chú Giang có thể chỉ cho con hay nói con biết 1 nguồn tài liệu nào có thể đọc về chủ đề này được không ạ.
    Con cảm ơn rất nhiều, kính chào chú!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không dùng Stata nên không biết cụ thể, nhưng với bất kỳ phần mềm nào bạn cũng nên đọc kỹ manual sẽ có chỉ dẫn chi tiết.

      Delete
  62. Cháu chào Bác Giang,
    Hiện cháu đang sử dụng mô hình Garch (1 1) để nghiên cứu cho đề tài của mình. Khi cháo sử dụng phần mềm Stata chay thì nó báo "flat log likelihood encountered, cannot find uphill direction" cháu không hiểu nguyên nhân. nhờ Bác Giang chỉ giúp cháu.
    Cháu cảm ơn rất nhiều, kính chào Bác!

    ReplyDelete
  63. Cháu chào Bác Giang,
    Hiện cháu đang sử dụng mô hình Garch (1 1) để nghiên cứu cho đề tài của mình. Khi cháo sử dụng phần mềm Stata chay thì nó báo "flat log likelihood encountered, cannot find uphill direction" cháu không hiểu nguyên nhân. nhờ Bác Giang chỉ giúp cháu.
    Cháu cảm ơn rất nhiều, kính chào Bác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các phần mềm kinh tế lượng thường sử dụng phương pháp maximum likelihood để ước lượng các parameter của mô hình. Đằng sau phương pháp này là một optimization function (tìm cách maximize hàm likelihood của mô hình của bạn). Nếu quá trình maximization không đạt được kết quả mong muốn thì nó sẽ báo lỗi cho bạn biết.

      Trong trường hợp này hàm likelihood của bạn không đạt được cực đại mà rơi vào một vùng phẳng (flat) nên optimization function dừng lại và báo lỗi. Bạn thử thay đổi starting value hoặc mô hình của bạn (thêm/bớt lag, thêm bớt biến số) xem sao. Nếu vẫn không được bạn trao đổi với giáo viên về kết quả này (không phải lúc nào mô hình cũng ra kết quả) và có thể viết paper dựa vào những gì mình có. Đừng tìm cách "nắn" số liệu để có kết quả đẹp.

      Delete
  64. Con chàu Chú, hiện tại con đang nghiên cứu về tỷ giá của Việt Nam, theo con được biết thì từ đầu năm 2016 thì Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang cơ chế " tỷ giá trung tâm", cơ chế tỷ giá này được tính toán dựa trên 3 yếu tố (1) bình quân tỷ giá liên NH, (2) tham chiếu tỷ giá của 8 đồng tiền có giao dịch thương mại lớn của Việt Nam và (3) cân đối vĩ mô.
    Con tìm rất nhiều tài liệu và thắc mắc không biết cách tính toán chi tiết là thế nào, chú có thể giải thích cách tính toán giúp còn không ạ.

    Con cảm ơn chú nhiều.

    ReplyDelete
  65. Chào Bác,

    Cháu đọc quyển "Thiên Nga Đen" của tác giả Nassim Nicholas Taleb Có đoạn (trang 92) nói: "không phải Boogle nào cũng là Zoogle" . Cháu không hiểu ý của tác giả ở đây là gì ạ. Bác có thể xem chi tiết ở link ảnh phía dưới ạ.
    http://www.upsieutoc.com/image/hdki

    Cháu cám ơn bác ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu này chỉ là một dạng đố logic thôi, bạn có thể thay Boogle bằng B, Zoogle bằng Z.

      Tất cả Z đều là B không có nghĩa là bất kỳ B nào cũng là Z. Nói cách khác Z là tập hợp con của B, cho nên có thể có phần tử thuộc B nhưng không thuộc Z.

      Delete
  66. Cháu chào chú, Gần đây có rất nhiều người cho rằng đồng USD sẽ sụp đổ trong tương lai không xa. Chú nhận định như thế nào về điều nạy ạ?.

    ReplyDelete
  67. Cháu chào chú, cháu là Nguyên, nhân viên tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Bình Dương. Công việc của cháu thẩm định nhiều hồ sơ cho vay của các doanh nghiệp, hiện cháu có thẩm định hồ sơ vay của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên cháu chưa hiểu cách thức họ né thuế và chuyển lợi nhuậnvề nước như thế nào. Chú có thể giới thiệu cho cháu một vài nội dung để tìm hiểu vấn đề này ạ!

    ReplyDelete
  68. Kính chào Chú,
    Cháu là Khánh Hồng, sinh viên cao học ngành tài chính. Hiện tại cháu đang làm luận văn đề tài "Vận dụng mô hình hồi quy ngưỡng trong nghiên cứu tác động của nợ lên giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh". Tuy nhiên cháu đang gặp một vài vướng mắc trong việc chạy mô hình hồi quy ngưỡng.
    Khi tra cứu các tài liệu tham khảo, cháu thấy hầu hết các bài nghiên cứu đều sử dụng phương pháp bootstrap để kiểm định tác động ngưỡng cũng như xác định các giá trị ngưỡng của mô hình.
    Tuy nhiên cháu vẫn chưa hiểu rõ họ sử dụng phần mềm gì để chạy bootstrap? Phương pháp chạy như thế nào để xác định được các giá trị F và P-value và làm thế nào để xác định được các giá trị ngưỡng của mô hình?
    Kính mong Chú có thể giải đáp cho cháu những thắc mắc trên hoặc giới thiệu cho cháu một số tài liệu liên quan để nghiên cứu được không ạ?
    Cháu cảm ơn Chú rất nhiều. Chúc Chú sức khỏe.
    Trân trọng,
    Ngô Lê Khánh Hồng

    ReplyDelete
  69. Thưa chú cháu hiện tại bắt đầu học về trái phiếu và có xem ví dụ ở WallstreetJournal.
    http://online.wsj.com/mdc/public/page/2_3020-treasury.html#treasuryA.
    Tuy nhiên cháu chưa hiểu asked yield ở đây là gì? Và áp dụng các công thức để tính đc asked yield đều lêch so với số liệu trên web. Chú giảng giúp cháu phần này được không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. và Làm thế nào để tính được asked yield như trên web của WSJ ạ

      Delete
  70. Cháu chào Chú Giang, hiện nay cháu đang làm nghiên cưú về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại VN.Cháu sử dụng chuỗi số liệu tháng của chỉ số giá xuất nhập khẩu (export & import price indices). Cháu muốn hỏi Chú là cháu có thể tìm được dữ liệu loại này ở đâu, và nếu không có sẵn thì mình tự tính như thế nào ạ.Cháu cảm ơn Chú nhiều.

    ReplyDelete
  71. Cháu chào Chú Giang, hiện nay cháu đang làm nghiên cưú về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại VN.Cháu sử dụng chuỗi số liệu tháng của chỉ số giá xuất nhập khẩu (export & import price indices). Cháu muốn hỏi Chú là cháu có thể tìm được dữ liệu loại này ở đâu, và nếu không có sẵn thì mình tự tính như thế nào ạ.Cháu cảm ơn Chú nhiều.

    ReplyDelete
  72. Chào anh! Anh cho em hỏi, dạo gần đây báo đài có đưa tin về việc Mỹ phạt ngân hàng BNP paribas 9 tỷ đô hay mới đây nhất là việc phạt công ty ZTE của Trung Quốc 1 tỷ đô, vậy anh cho em hỏi quyền lực nào khiến Mỹ có thể phạt các công ty trên thế giới như vậy ạ (BNP của Pháp hay ZTE của TQ)? Nếu anh có thể viết 1 vài để nói về vần đề này thì em cảm ơn rất nhiều ạ! Rất mong sự chia sẻ từ anh!

    ReplyDelete
  73. Kính gửi chú,
    Đối với các sách kinh tế khi tìm ebook thì chú có thể gợi ý giúp cháu một vài thư viện được không ạ. Có mấy quyển sách mà cháu tìm chưa ra chú ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.