- Thanh Niên: 94,000 tỷ cho Đại lễ: bài phỏng vấn ông Hồ Quang Lợi, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về đại lễ, của phóng viên (Nguyễn?) Việt Chiến. Ông Lợi thẳng thừng bác bỏ con số 94 nghìn tỷ nhưng vẫn chối quanh không biết số chính thức là bao nhiêu. Tôi tin ông Lợi không biết thật, và đó là điều đáng buồn cho VN. Mấy hôm trước tôi cho rằng dù chi phí có nhỏ hơn con số đó, một lượng tiền lớn của ngân sách đổ ra trong một thời gian ngắn như vậy là một gói kích cầu rất mạnh, có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát tăng cao. Ông Lợi nói rằng có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng nhân dịp này đằng nào cũng để phục vụ cho nhân dân HN lâu dài nên không cần tính vào chi phí cho Đại lễ. Điều này không hoàn toàn đúng, việc cấp tập xây dựng nhiều công trình hạ tầng để chào mừng Đại lễ đẩy kế hoạch chi tiêu công của HN nhanh lên, vừa tạo gánh nặng cho ngân sách, vừa gây sức ép cho lạm phát như tôi nói ở trên. Cho nên khi đánh giá tác động kinh tế của việc tổ chức Đại lễ thì chi phí cho các công trình hạ tầng này vẫn phải tính vào chi phí cho Đại lễ, giống như các nước khi tổ chức Olympics vẫn phải tính chi phí các công trình hạ tầng, sân vận động vào chi phí cho Olympics dù những công trình đó cũng được sử dụng lâu dài sau này.
- Bloomberg: Slower growth, lower inflation needed: hiếm khi thấy ai có quan điểm VN phải giảm tốc độ tăng trưởng xuống... giống như quan điểm của tôi trên blog này. Có điều bác Jim Walker này phát biểu hơn mạnh miệng, chẳng hiểu bác ấy căn cứ vào đâu mà cho rằng phải tăng lãi suất thêm 2% nữa.
- SGTT: Hiệu quả dự án bô xít sẽ vỡ: theo ông Nguyễn Thanh Liêm, TKV đã thuê Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá hiệu quả kinh tế. Vậy QH nên mời các chuyên gia của viện này đến thuyết trình. Trong lúc chờ QH, phóng viên kinh tế các báo nên tiếp xúc với Viện, phỏng vấn các chuyên gia liên quan và đề nghị họ công bố báo cáo nghiên cứu khả thi. Bạn nào có được bản báo cáo này cho tôi xin một bản, tôi sẽ viết ngay một bài phân tích/đánh giá thuần túy kinh tế cho dự án.
- VoxEU: Bond Beta: John Campbell và hai tác giả khác tính beta (theo CAPM) cho bonds, kết luận rằng khi bond có beta cao thì inflation expectation cao. Do đó central banks có thể dùng thước đo này để ước lượng inflation expectation.
- PBoC: Monetary committee: ngân hàng trung ương TQ cũng có monetary committee, tuy không hoàng toàn được quyết định chính sách tiền tệ nhưng cũng có các thành viên từ giới academic bên ngoài tham gia giống như đa số các monetary committee khác trên thế giới (trừ VN).
- FE: Golfer Ben: QE2 sẽ theo trường phái gradualism, nghĩa là tuần tới Fed sẽ công bố một gói easing nhỏ hơn và chậm hơn nhiều so với những gì market đã hi vọng. Mr. Chairman này có vẻ rất thích ví von, đã từng được thiên hạ gắn cho cái tên Helicopter Ben, sắp tới có lẽ sẽ là Golfer Ben hay Ben-the-Putter?
- Yahoo!7: Giving away: chắc bạn đã biết việc Bill Gates và Warren Buffett tuyên bố sẽ hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, nhưng có thể bạn không để ý rằng việc hiến tặng phần lớn/toàn bộ tài sản diễn ra khá nhiều ở Mỹ chứ hiếm khi thấy ở các nước khác. Ở nhiều nước, VN cũng vậy, hoạt động từ thiện rất phổ biến nhưng những người giầu thường vẫn giữ tư tưởng "dynastic wealth", để lại của cải cho con cháu, dòng họ mình. [Một bài "phản biện" Warren Buffett thú vị: trong khi Buffett donate $100 tỷ tài sản của mình cho charities, ông cũng "donate" từng đó tiền cho giới nhà giầu Mỹ, cụ thể là những người đã bỏ tiền đầu tư vào quĩ của Buffett.]
- TBKTSG: Bệnh thành tích: có một cách thế này để chống lại căn bệnh khai vống GDP của địa phương lên: so sánh GDP và tax revenue của các địa phương, nơi nào có GDP cao mà tax revenue thấp thì phạt thật nặng lãnh đạo địa phương đó vì thất thu thuế.
- FT: "The government ... says the country must shift from a reliance on low-cost exports, and improve productivity and competitiveness. But, without practical policies, such talk is as cheap as Vietnamese labour itself.": đọc câu này "đau" nhưng đúng, VN hiện chẳng còn gì competitive nữa ngoài cheap labor. Tệ hơn nữa "cheap talks" càng ngày càng nhiều.
- John Cochrane: Global central planning: một bài báo thể hiện rất rõ quan điểm của Chicago/fresh-water school, cũng như right-leaning position của tờ WSJ gần đây. Cochrane cho rằng thay vì target 4% current accounts như Geithner đề nghị, hay can thiệp vào thị trường FX (coordinated thông qua IMF), các nước nên chấp nhận trade surpluses/deficits như là điều không thể tránh khỏi và cần thiết. Tuy nhiên Cochrane mâu thuẫn khi so sánh Mỹ thế kỷ 19 với TQ thế kỷ 21, hai nước ở cùng giai đoạn phát triển nhưng có trade balance trái ngược nhau. Ngoài ra vấn đề trade deficit còn là hậu quả của budget deficit (twin deficits), còn trade surplus là một phần của chính sách export-led growth. Trong những trường hợp như vậy không thể nói nhà nước không thể làm gì để target current accounts và cũng khó có thể kết luận surplus/deficits là efficient outcomes cho nền kinh tế thế giới được. Một mặt, Cochrane có vẻ bênh vực TQ trước những chỉ trích về việc manipulate đồng RMB, mặt khác Cochrane lại yêu cầu gây sức ép để TQ thả nổi tỷ giá và mở cửa capital account. Ironically, phía bên kia (Geithner/Krugman) lại ủng hộ capital control trong khi muốn TQ nâng tỷ giá RMB.
- FT: "If China let the level of the renminbi be determined by the markets ..... , the US would deliberately use its financial institutions to destabilise China.": cái quan điểm nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch" này nghe quen quen. Mà đó là một nhóm "Chinese academics in Shanghai" đấy nhé chứ không phải báo Nhân dân nhật báo nói đâu. Có lẽ giới trí thức VN "thoáng" hơn các đồng nghiệp TQ?
- Zerohedge: Indonesia: trong thời gian qua, gần $20b đã chảy vào Indonesia khi kinh tế nước này tăng trưởng rất tốt và rất ổn định.
- Bloomberg: QE II: Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle thẳng thừng phê phán QE II, cho rằng đó là một chính sách sai lầm và là một cách manipulate tỷ giá gián tiếp của Mỹ.
- Naked Cap: HFT: 70% tổng số trade trên các exchanges của Mỹ chỉ có tuổi thọ trung bình 11 giây từ lúc mua đến lúc bán (hoặc ngược lại).
- Krugman: Debt/GDP: tỷ lệ này chủ yếu do phần mẫu số quyết định, bởi vậy vấn đề không phải là hạn chế chi tiêu chính phủ (austerity) mà là chi tiêu thế nào cho có hiệu quả (giúp tăng GDP)
- Bloomberg: QE II: Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle thẳng thừng phê phán QE II, cho rằng đó là một chính sách sai lầm và là một cách manipulate tỷ giá gián tiếp của Mỹ.
- Naked Cap: HFT: 70% tổng số trade trên các exchanges của Mỹ chỉ có tuổi thọ trung bình 11 giây từ lúc mua đến lúc bán (hoặc ngược lại).
- Krugman: Debt/GDP: tỷ lệ này chủ yếu do phần mẫu số quyết định, bởi vậy vấn đề không phải là hạn chế chi tiêu chính phủ (austerity) mà là chi tiêu thế nào cho có hiệu quả (giúp tăng GDP)
- Mike Moffatt: Did WWII ended Great Depression: 12 năm trước chính Krugman viết rằng fiscal stimulus liên quan đến WWII spending không phải là nguyên nhân chấm dứt Great Depression, điều mà Krugman (ver 2010) implied trong bài báo bên trên.
- Eichengreen: Reserve currencies: Barry cổ súy cho một hệ thống tài chính quốc tế với 3 đồng tiền là reserve currencies: USD, EUR, RMB.
- Insider Monkey: Index funds: từ trước tới giờ đa số mọi người đều cho rằng index funds là một dạng low cost investment. Tuy nhiên tác giả bài viết này chỉ ra thực chất index funds có một loại hidden cost khá quan trọng và có thể làm thay đổi cách nhìn với loại funds này. Cụ thể là mỗi khi một (vài) công ty dưới bottom của index bị loại ra và thay bằng các công ty khác (điều này xảy ra khá phổ biến cho những index lớn), các index funds thường react chậm hơn nhiều so với các traders khác, bởi vậy họ thường phải bán rẻ/mua đắt cho những transaction này. Theo tôi, lập luận này đúng nhưng hơi phóng đại vì các công ty ở bottom của một index thường có weights nhỏ, ít ảnh hưởng vào toàn bộ index. Hơn nữa các index funds có thể chấp nhận tracking errors và trên thực tế chẳng bao giờ mua những bottom stocks cả.
- Ethan Zuckerman: International shipping freights: tác giả dùng dịch vụ online của Maersk để tính ra chi phí vận chuyển một bình nước tinh khiết từ Fiji đến Cambridge (Massachusetts). Tính theo $/km thì trên tuyến đường này vận tải biển rẻ bằng 1/5 lần so với vận tải đường bộ. Một chi tiết thú vị nữa là phí vận chuyển container từ TQ đi Mỹ đắt gấp đôi so với chiều ngược lại. (Tôi cũng vào thử website của Maersk đăng ký account và check cước containers từ VN đi Mỹ, kết quả giống hệt như TQ. Trong khi đó cước hai chiều VN-TQ, VN-Singapore, VN-Úc giống nhau.)
- A Fine theorem: PPP-based GDP: Giới thiệu bài viết của Deaton and Heston về phương pháp và các problems khi tính PPP adjustment (có link đến pdf của bài viết). Tác giả khá bi quan về độ chính xác của PPP, cho rằng phải rất cẩn thận khi dùng PPP-based GDP cho các empirical works.
- Time: QE II and civil war: dù đây chỉ là bài viết trên một blog của Time, ý tưởng QE II có thể tạo ra civil war ở Mỹ (mà lại trích dẫn Zerohedge) được đăng ở đây thì quả thực chất lượng (phóng viên) của Time bây giờ tuột dốc xa thời Phạm Xuân Ẩn. [Hồi trước khi học tiếng Anh ở VN, thầy giáo của tôi thường cho readings lấy từ Time và Newsweek, tôi vẫn thích các bài viết của Time hơn. Sau này có vài năm tôi đặt Time dài hạn để đọc, cũng thấy chất lượng không còn tốt như xưa. Có lẽ hình thức báo chí này phải thay đổi (kém chất lượng đi) để cạnh tranh với các dạng Internet media khác, chẳng biết Time/Newsweek/The Economist có đi theo con đường của FEER không.]
- TBKTSG: CPI Tháng 10: so với TPHCM (0.45%), CPI của HN tăng cao hơn nhiều (1.22%) ... vì Đại lễ. Tất nhiên giá cả của các mặt hàng dịch vụ (hàng quán, giữ xe...) tăng cao do nhu cầu tăng, nhưng phải kể đến một yếu tố nữa là chi tiêu của HN cho Đại lễ, nghe đồn đại lên đến 10% GDP. Dù con số thực có thể không đến mức như vậy và một phần số tiền này chảy ra bên ngoài (vd Đường tới thành Thăng Long), một khoản chi lên đến vài phần trăm GDP trong một thời gian cực ngắn như vừa qua có thể nói là một gói "kích cầu" thuộc loại "khủng" trên thế giới. Lạm phát không tăng mới là lạ.
- Econbrowser: QE II: James Hamilton, tác giả cuốn textbook Time Series Analysis nổi tiếng, trả lời các phản bác về hiệu quả của QE II. Gần đây thấy Hamilton promote rất nhiều cho Cynthia Wu, một (nữ) sinh viên gốc TQ của mình.
- Marc to market: Rare earth war: mấy ngày vừa rồi Nhật lại tố cáo TQ tiếp tục ngăn cấm xuất rare earth sang Nhật, bây giờ đến lượt Mỹ. Lập luận của TQ là họ hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cho nhu cầu trong nước, các nước khác nói nếu lo ngại supply không đủ thì tại sao không tăng giá?
- Macroblog: Price level targeting: chủ tịch Chicago Fed, Charles Evans, tuần trước đã chính thức đưa ra phương án price level targeting như là 1 trong 3 options Fed sẽ theo đuổi để stimulus kinh tế Mỹ. Trái với inflation targeting, chính sách này nếu được thực hiện sẽ có tính chất bù trừ cho lạm phát/thiểu phát trong quá khứ. Nghĩa là nếu hiện tại lạm phát quá thấp thì trong tương lai Fed có thể sẽ chấp nhận một giai đoạn có lạm phát cao hơn bình thường để đảm bảo price level đạt được target. Sở dĩ ý tưởng này được đưa ra vì nhiều người cho rằng thị trường đang lo ngại Fed sẽ buộc phải thắt chặt tiền tệ trong thời gian trước mắt khi lạm phát quay trở lại trong khi unemployment vẫn còn cao. Hơn nữa trong khi nguy cơ deflation đang rình rập, việc tạo ra inflation expectation là điều cần thiết nên nếu Fed công bố price level target thì thị trường sẽ tạo lập được cái expectation cần thiết đó.
- Thủ tướng: 1875/CT-TTg: nhân thấy báo chí nói nhiều về cái chỉ thị này của thủ tướng yêu cầu NHNN soạn thảo cơ chế cho các NHTM rút tiền ra khỏi lưu thông, tôi lần mò vào website của chính phủ xem thực hư thế nào. Hóa ra đây chỉ là một dạng văn bản hành chính khá bình thường của VN, hô hào khẩu hiệu là chính chứ không có biện pháp gì cụ thể cả. Cái câu làm nhiều người thắc mắc không biết (người soạn thảo văn bản cho) thủ tướng có hiểu thế nào là chính sách tiền tệ không cũng chỉ là một câu khẩu hiệu chung chung thôi, không phải tín hiệu thắt chặt tiền tệ hay mục tiêu mâu thuẫn gì đâu. Lần sau đề nghị các bạn phóng viên không đưa tin giật gân nữa :-)
- SGTT: Người kế vị: chỉ có ở những nước còn thế chế quân chủ hoặc chế độ cộng sản mới có khải niệm "kế vị" này. Lạ là các báo VN chưa bị thổi còi về chữ này.
- Yiping Huang: "Most importantly, China is not Japan. China will never let the US to force upon it any currency decisions.": Một câu nói rất trịnh thượng với ... Nhật, thể hiện rõ tâm thế của một nước lớn luôn tâm niệm không bao giờ chịu nhịn nhục trước phương Tây nữa như đã từng chịu đựng tại hiệp ước Nam Kinh và Thiên Tân trong thế kỷ 19. Yếu tố thể diện có vai trò quan trọng trong việc TQ tìm mọi cách cưỡng lại sức ép của Mỹ và các nước khác về vấn đề tỷ giá đồng RMB. Tuy nhiên Yiping Huang nói đúng, tỷ giá thực của đồng RMB đã lên giá, khoảng 5%/năm, vì TQ có lạm phát cao hơn Mỹ và nhiều nước phát triển khác (một phần vì chính chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối của TQ). Tôi đồng ý với tác giả này là Krugman/Wolf lờ đi không nhắc gì đến tỷ giá thực là một thiếu sót lớn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với Yiping Huang ở chỗ RMB vẫn còn undervalued kể cả xét theo tỷ giá thực, bằng chứng là TQ không dám thả nổi đồng tiền của mình vì chắc chắn điều này sẽ làm RMB lên giá mạnh. [Các cựu sinh viên VN học kinh tế tại ANU thời 95-98 chắc còn nhớ vị giáo sư gốc TQ này. Yiping Huang sau khi rời ANU đã sang làm cho Citigroup HK một thời gian và hiện giờ là giáo sư đại học Bắc Kinh.]
- BBC: Benoit Mandelbrot: cha đẻ của lý thuyết fractal vừa qua đời. Lý thuyết toán học này cũng đã được ứng dụng trong finance/trading.
- TBKTSG: Sân sau: nếu dạy macro ở VN, tôi sẽ dùng bài báo này làm ví dụ về crowding out của government spending.
- FT: "Most of the big investment banks are negative on Vietnam’s investment potential at the moment, with UBS summing up the mood with a rather sceptical recent note warning that Vietnam “is now in the midst of the largest credit expansion we [have] seen anywhere in the 80-plus emerging countries we cover in the past two decades years."”: một bài rất negative về tình hình đầu tư (gián tiếp) nước ngoài ở VN. Như với những report trước đây của các IB lớn, tôi không quá quan tâm tới những nhận định rất bi quan của họ về tình hình kinh tế VN. Tuy nhiên câu cuối cùng trong bài này có nhiều ý nghĩa: các IB nhận định không chính xác về triển vọng kinh tế VN vì họ không có số liệu, hay nói các khác là economic transparency của VN quá kém. Bởi vậy với họ cứ nhận định thật xấu để khách hàng của họ khỏi quan tâm, thắc mắc gì thêm về VN cho đỡ nhức đầu. Cái thương hiệu hay image về triển vọng đầu tư ở VN quả thực xấu hơn so với thực tế.- Frankenblog: Spelling mistake: tôi rất hay viết sai chính tả cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên đọc bài này thấy được an ủi phần nào :-)
- Scott Sumner: Even a Nobel prize is not qualified: Sumner là người duy nhất vẫn tiếp tục cho rằng Peter Diamond không thích hợp cho vị trí Fed's governor ngay cả sau khi Diamond được trao giải Nobel. Tuy nhiên đề suất của Sumner đưa Woodford và Svensson vào Fed chưa hẵn là hay, hồi trước Fred Mishkin, một đại thụ khác trong monetary economics, đã phải từ chức khỏi Fed chỉ sau hơn 1 năm làm việc cùng với BB. Một rừng không thể có 2 chúa sơn lâm.
- Scott Sumner: India No.1: trong khoảng 3-5 năm nữa Ấn độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn TQ permanently và GDP sẽ vượt TQ trong khoảng 50 năm nữa. (TBKTSG cũng đã dịch bài này).
- Free Exchange: Nobel prize: trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua quĩ của giải thưởng Nobel bị mất 22.3% giá trị và vẫn chưa phục hồi lại số lỗ đó. Do đó trong vài năm gần đây (và cả vài năm tới) phần hiện kim của giải Nobel đang bị chựng lại. Tất nhiên không vì vậy giải thưởng này kém danh giá mặc dù vẫn có những nước cố tình quên đi Nobel Peace Prize mà công dân họ được trao tặng, vd giải thưởng năm 1973 của ông Lê Đức Thọ.
- NYT: Hegel on Wall Street: theo các lập luận triết học của Hegel thì cần phải có government regulation vì từng cá nhân (on Wall street) nếu thả tự do mất phương hướng. Nếu họ thực sự hiểu họ đang làm gì thì họ sẽ tự nguyện đút đầu vào tròng regulation để được an toàn hơn?
- ZH: Friday-Monday effect: nếu bạn buy SPY Friday-close và sell Monday-close từ đầu năm tới giờ thì return sẽ là 14.2%, so với B&H 0.42%. Liệu đấy có phải là risk premium cho weekend holding không?
- Quantitative Trading: Data mining: 10 indicators predict 60% accuracy
- Clusterstock: FX volume: theo BIS hiện tại thị trường FX thế giới trong 4 ngày có trading volume lớn hơn GDP cả năm của Mỹ.
- NVP: Thương hiệu: cách đây 2 năm tôi có nói chuyện với một doanh nhân ở TPHCM, anh này nói giao thông thành phố đã tệ hại đến mức chỉ cần chính quyền cho tháo vài cái lô cốt đi là dân chúng đã "tung hô vạn tuế" rồi, chẳng cần cải thiện gì thêm. Cuối năm nay tôi sẽ về VN và chắc sẽ được tận mắt chứng kiến sự "cải thiện giao thông" sau hai năm. Một điểm rất quan trọng trong bài của anh Phú: VN chưa biết cách PR cho các sự kiện, hoạt động của chính quyền, dường như người ta vẫn sử dụng lối tuyên truyền của những năm 70-80.
- Spiegel: Last payment: Ngày 3/10/2010 vừa rồi Đức thanh toán nốt khoản tiền cuối cùng mà nước này vay nợ liên quan đến các khoản bồi thường chiến tranh cho Thế chiến thứ Nhất gần 100 năm trước. Các nước thắng trận đã áp đặt các khoản bồi thường chiến tranh này trong hội nghị Versailles năm 1919, nơi mà Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra yêu sách 8 điểm kêu gọi nhân quyền cho nhân dân các nước Đông dương.
- SGTT: Tại sao?: thêm một bài báo của tác giả Cảnh Thái. Trong bài báo khoảng 1000 chữ này có tổng cộng 18 dấu hỏi, một kiểu viết đặc trưng của các (cựu) quan chức? (Note: tôi không biết tác giả Cảnh Thái là ai và cũng không chắc tác giả bài này có phải là tác giả bài trong VNR500 link bên dưới hay không - trong bài bên dưới có 33 dấu hỏi/2000 từ). Một comment nhỏ: khi so sánh lãi suất giữa các nước, nhất là các nước đang phát triển, cần so sánh real interest rate chứ nominal rate ít có ý nghĩa.
- VNR500: Định giá thấp đồng VN có tạo đòn bẩy xuất khẩu?: đây là bài phản biện lại ý kiến của Huỳnh Thế Du. Nếu có điều kiện trao đổi với tác giả Cảnh Thái tôi sẽ chỉ hỏi một câu: vậy định giá cao VNĐ có tạo đòn bẩy cho xuất khẩu không?
- Macroblog: Deflation expectation: một phương pháp rất thông minh để estimate xác suất deflation sẽ xảy ra dựa vào đặc tính của TIPS mà tôi đã đề cập đến trong entry này
- WSJ: 40% rule: ai làm dự báo kinh tế nên học cái rule này
- The Economist: Global Debt Clock:
- FT: “Many of our exporting companies would have to close down, migrant workers would have to return to their villages,” Mr Wen said. “If China saw social and economic turbulence, then it would be a disaster for the world.”: thủ tướng một nước than nghèo kể khổ với thế giới trong khi có foreign reserve gần bằng nửa GDP, trong khi đang đóng tầu ngầm tàng hình, trong khi đang chuẩn bị phóng phi hành gia lên mặt trăng. Điều này thể hiện rất rõ bản chất dân tộc Trung hoa, sẵn sàng làm mọi điều để nuôi giấc mơ bá chủ. VN quả thật không may khi là hàng xóm của dân tộc này.
- TBKTSG: Ai quản lý cổ tức của nhà nước: nhà nước giữ hơn 50% trong số vốn điều lệ 3500 tỷ của Vinamilk nhưng nhân được dividend hơn 500 tỷ. Có thể nói kinh doanh sữa là một ngành siêu lợi nhuận và chắc chắn các công ty sữa nước ngoài không phải ngoại lệ. Vậy tại sao nhà nước, với control right ở Vinamilk, không yêu cầu công ty này giảm profit margin xuống để tăng cạnh tranh trong thị trường này, buộc các công ty sữa nước ngoài phải giảm giá bán? Xét trên quan điểm kinh doanh, với ROE cao như vậy tại sao Vinamilk không đẩy mạnh cạnh tranh trong ngành nghề của mình để giành thêm thị phần từ các công ty sữa nước ngoài mà lại đầu tư vào tài chính, dầu khí, địa ốc?
- Free Exchange: BoJ: giảm lãi suất từ 0.1% xuống 0-0.1%, tăng thêm QE ¥5 tril
- Econopicdata: MBA unemployment: trong năm 2009 hơn 10% MBA graduate từ Harvard, Stanford, MIT không tìm được việc làm 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
- TT: Lãi thực của xuất khẩu: tác giả bài viết này không phân biệt rõ khái niệm value-added (giá trị gia tăng) và profit margin (lãi ròng). Đúng là profit margin của một số ngành xuất khẩu tụt xuống dưới 5% là một thực tế đáng buồn, tuy nhiên trong nhiều trường họp value-added của các ngành này vẫn đạt 30-40% và đây mới là con số được đưa vào GDP. Nên nhớ với những ngành công nghiệp đã mature và unprotected, profit margin sẽ không thể giữ cao được mãi (ai đã học micro hẳn còn nhớ khái niệm zero-economic profit trong competitive market). Nhưng với chủ doanh nghiệp, quan trọng là ROE chứ không đơn thuần là profit margin. Một doanh nghiệp có thể có profit margin không cao nhưng vẫn có ROE chấp nhận được nếu có capital structure hợp lý, quản lý inventory tốt, đầu tư máy móc thiết bị hiệu quả. Việc thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ đúng là không tốt, nhưng đấy không phải là lý do profit margin ngày càng giảm. Ngay cả nếu toàn bộ nguyên liệu được sản xuất trong nước và thị trường cạnh tranh, các công ty sản xuất hàng xuất khẩu vẫn không hưởng được phần economic profit này và nhiều khả năng profit margin của họ vẫn thấp. Có chăng họ sẽ có profit margin ổn định hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. Một câu hỏi cần đặt ra là tại sao các ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển nếu thực sự họ có thể đem lại economic profit và không bị các rào cản kỹ thuật? Trên quan điểm kinh tế học chỉ có 2 câu trả lời: (i) economic profit mà mọi người vẫn nghĩ thực ra không có hoặc rất nhỏ, (ii) các nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ nước ngoài bán phá giá và/hoặc được chính phủ của họ trợ giá (vd thông qua tỷ giá thấp như trường hợp đồng RMB của TQ).
- Patrick Chovanec: Rare earth: một bài review chi tiết về thị trường rare earth thế giới
- Yahoo Finance: May's flash crash: cuối cùng tội đồ của vụ flash crash hồi tháng 5 là Waddell & Reed, đã đặt automatic sell 75K e-mini contracts ($4.1b) với một algorithm sai. Đơn giản thế này: sell order được thực hiện với 9% market liquidity cap nhưng họ không tính là khi có order lớn như vậy các HFT sẽ lập tức respond và market volume tăng vọt, nghĩa là cái cap 9% đó cũng tăng vọt theo giá trị tuyệt đối của order. Nhưng đó chỉ là trigger, sự lan truyền sau đó sang các market khác là do HFT và các thể loại algorithmic trading.
- Stiglitz: The euro may not survive: bài này không có gì mới nhưng tôi chợt ngẫm ra hơn nửa thế kỷ nay, phương Tây hay châu Âu chỉ còn quan tâm đến các vấn đề kinh tế và đã không còn ai nhớ gì về những tranh chấp lãnh thổ/tài nguyên nữa. Trong khi đó châu Á vẫn sôi sục các vấn đề biển đảo, sông nước.
- Dạ Ngân: Đau lòng con quốc: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Tôi làm cùng một anh người Đức và một anh người Nga. Hỏi họ có hay về nước không cả hai đều nói chẳng hứng thú gì quay về quê cũ dù vẫn còn cha mẹ họ hàng ở đó. Hỏi họ có hay đọc báo theo dõi tin tức từ Đức, từ Nga không, cả hai đều nói chẳng quan tâm. Hỏi họ có bắt con cái nói tiếng Đức, tiếng Nga ở nhà không, cả hai đều nói tùy chúng nó. Đúng là làm người Việt là một định mệnh.
Chú Giang viết ít viết thế này có khi lại hay, bọn cháu có thời gian để đọc lại những bài cũ :)
ReplyDeletehihi, rất đồng ý với ý kiến của bạn này :p
ReplyDelete@Anh Giang: Xét trên quan điểm kinh doanh, với ROE cao như vậy tại sao Vinamilk không đẩy mạnh cạnh tranh trong ngành nghề của mình để giành thêm thị phần từ các công ty sữa nước ngoài mà lại đầu tư vào tài chính, dầu khí, địa ốc?
ReplyDelete=====================
Em được biết là Vinamilk không đầu tư vào tài chính, dầu khí, địa ốc? theo nghĩa là đầu tư vào các công ty bên ngoài. Họ có đầu tư vào tài chính và địa ốc hiểu theo nghĩa đầu tư vào các công ty con phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và mở rộng hoạt động.
Profit của ngành sữa Việt Nam và của Vinamilk rất cao. Tuy nhiên em có tìm hiểu thị trường sữa bột của Việt thì giá sản phẩm sữa bột của Vinamilk rẻ gấp đôi so với giá của các sản phẩm ngoại nhập
Sữa bột Dielac Alpha - Step 1 - Hộp thiếc 400g giá 67.500 đồng/hộp, một sản phẩm tương tự của nước ngoài có giá đắt gấp đôi và gấp ba Vinamilk. Anh có thể tham khảo giá sữa Việt Nam tại đây http://www.vatgia.com/864/sua.html
Vì sao giá sữa Việt Nam đắt nhất thế giới (theo tường thuật của báo chí) là một câu chuyện rất dài. Nhưng em nghĩ lỗi không phải do nhà nước hay do Vinamilk. Không ai có thể ép người tiêu dùng Việt Nam mua sữa giá đắt trong khi họ có sản phẩm tương đương với giá rẻ hơn.
Dear anh Giang
ReplyDeleteEm xin phép đính chính 1 chút về phần VNM ạ.
1. Nhà nước hiện giữ 47,6% anh a, không phải hơn 50% như bài của chị Lý viết.
2. VNM không có đầu tư dầu khí, còn phần đầu tư tài chính là một trong những bước đi sai lầm của họ, phần bất động sản theo như giải thích từ hồi họp ĐHCD thì cty con đó được set up để chuẩn bị cho cac dự án xây dựng của chính VNM.
3. Về ý kiến giảm tỷ suất lợi nhuận để giành thị phần thì em thấy VNM hiện vẫn đang cố gắng tăng thị phần cho phần sữa bột (phần cạnh tranh mạnh nhất với các sữa nhập), giá hiện giờ so với giá sữa nhập của họ là rất rẻ rồi anh. Còn sữa tươi và yoghurt thì họ vẫn đang là leader.
4. Bài của chị Lý cũng nói rằng phần cổ tức là lớn, thật ra khó nói như thế là lớn hay không vì đây là cổ tức nguyên năm, chứ không phải của 1 đợt, và VNM hầu như năm nào cũng chia cổ tức như vậy ạ.
PS1: anh Giang cho bọn em xin nhận định về giá vàng hiện nay với ạ, đêm qua vàng lên dễ sợ quá.
PS2: không biết anh Giang có dùng Y!M hay Skype không a?
Có một phần do tâm lý người tiêu dùng. Có đến hơn 90% người tiêu dùng (sữa bột) cho rằng sữa càng đắt càng tốt, càng "ngoại" càng tốt. Chỉ có gia đình nào không có điều kiện mới chịu cho con mình uống sữa nội. Vì thế nếu VNM giảm giá để cạnh tranh chắc chắn không hiệu quả bằng ...tăng giá. Đó là Việt Nam.
ReplyDelete@Anonymous: bạn nói đúng, đó là một thực tế đáng buồn. Ngay cả ở gia đình mình thì mọi người cũng muốn mua sữa bột nhập ngoại vì quan niệm "của rẻ là của ôi", mặc dù thông tin báo chí vẫn cho biết là giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu vào Vietnam chỉ bằng 50% giá bán trên thị trường, phần còn lại là cho phân phối, quảng cáo, v.v.
ReplyDelete@ anh Giang: nếu đọc kỹ báo cáo tài chính của VNM thì gross margin của họ chỉ xấp xỉ 30% (trừ 2 năm gần đây có tăng hơn 30% do giá bột sữa thế giới giảm). Mức gross margin này tương đương với khá nhiều DN sản xuất trong nhiều ngành hàng tại Việt Nam, và thấp hơn nhiều so với gross margin khoảng 50% của các tập đoàn sữa trên thế giới (lưu ý là theo VAS, gross margin tính trên LN đã trừ đi depreciation cho máy móc thiết bị sản xuất). Điểm khác biệt lớn nhất là VNM có chi phí bán hàng & quản lý / doanh thu thấp, chỉ khoảng 11 - 14%. Vì vậy, operating margin của họ cao.
@Duy Linh @ NQA: Thank các bạn đã correct tôi về VNM, hôm qua tôi nhìn nhầm từ annual report của VCB sang VNM, đúng là VNM không đầu tư vào dầu khí mà là VCB. Tuy nhiên VNM đầu tư vào Saigon Capital chắc không phải để phục vụ cho kinh doanh sữa.
ReplyDelete@Duy Linh: Cám ơn em về vấn đề giá sữa, đúng là anh hơi "quan liêu" khi cho rằng VNM có thể giảm giá sữa xuống tiếp để cạnh tranh. Tuy nhiên nếu anh nhớ không nhầm thì VNM vẫn thường xuyên bị ca thán ép giá mua sữa tươi của nông dân (hình như họ mới tăng gần đây).
@NQA: Anh không biết nhiều về thị trường vàng/commodity nói chung, anh sẽ links một số bài về giá vàng vào các links bên trên. Hiện giờ giới IB cho rằng giá vàng phản ánh expectation về QE 2 của Fed. Trong office anh không được sử dụng YM, Skype, FB..., may mà blogspot chưa bị firewalled :-)
@Anonymous (Oct 6) & ISS: Đồng ý là người tiêu dùng có nhiều "nghịch lý" so với lý thuyết kinh tế, tuy nhiên trên quan điểm thuần túy kinh tế học tôi có 2 nhận xét thế này:
1 Quan điểm "của rẻ là của ôi" thực chất là vấn đề bất đối xứng thông tin, người tiêu dùng không có đủ thông tin để có quyết định đúng đắn nên đành phải dựa vào giá và brand để ra quyết định. Đây là lĩnh vực mà ngay cả những nhà kinh tế có quan điểm tự do nhất cũng phải đồng ý vai trò can thiệp nhà nước.
Một thực tế tôi quan sát được là các hãng sữa nước ngoài quảng cáo rất tự do ở VN, trái ngược hoàn toàn với Úc và Mỹ nơi họ gần như bị cấm không được quảng cáo và nhất là không được thổi phồng giá trị của sữa bột. Tôi không rõ ở VN thế nào nhưng ở Úc các bà mẹ được tuyên truyền rất nhiều về vai trò của sữa mẹ từ trước khi sinh con cho đến những lần đi khám định kỳ cho con sau này. Tôi cho rằng vấn đề thông tin bất đối xứng ở đây thấp hơn rất nhiều so với VN, các hãng sữa bột không ít thì nhiều phải cạnh tranh bằng giá chứ không phải bằng cách thổi phồng giá trị sữa của họ.
2. Thị trường sữa bột cao cấp ở VN chắc rất nhỏ, chỉ có một số ít các gia đình có điều kiện mới mua sữa ngoại cho con uống. Bởi vậy vấn đề giá sữa ngoại không hẳn quan trọng, nhưng không vì thế mà nhà nước không cần để mắt tới thị trường này và hoạt động của VNM, một công ty mà nhà nước giữ (gần) 50% cổ phần. Có hai lý do là sức khỏe cộng đồng và phát triển ngành công nghiệp sữa (phát triển đàn bò sữa + chế biến/phân phối/xuất khẩu sản phẩm sữa). Vế thứ hai tôi không rõ lắm vì chưa chắc VN có comparative advantage trong ngành sữa, những nhà hoạch định chính sách phải tìm hiểu thêm.
Về mặt sức khỏe cộng đồng, đây là một dạng public goods trên quan điểm kinh tế học, nên nhà nước cần phải có vai trò nhất định trong điều phối thị trường sữa. Chính phủ Úc có chương trình cung cấp 1 cốc sữa/ngày cho học sinh các trường tiểu học là một ví dụ về can thiệp của nhà nước trong thị trường này. Nếu nói sản phẩm của VNM rẻ so với các hãng sữa ngoại, liệu mức giá hiện tại đã đủ rẻ để đa số người dân VN mua được chưa? Nếu chưa liệu lợi nhuận cao của VNM có phải là điều đáng mừng hay không?
@ISS: Tôi chưa xem kỹ annual report của VNM, nhưng có ấn tượng là ROA và ROE của VNM khá cao. Tôi không ngạc nhiên gross margin của các hãng sữa ở nước ngoài cao, nhiều ngành consumer goods khác cũng vậy vì giá nguyên liệu thế giới gần như đã đồng nhất trong khi thu nhập đầu người ở các nước cao hơn VN nhiều lần nên họ có thể bán sản phẩm với giá cao hơn. Tuy nhiên xét trên ROA/ROE một doanh nghiệp khó có thể có lợi nhuận cao trên khía cạnh này lâu dài mà không bị cạnh tranh hoặc taken over. Tất nhiên thị trường VN có đặc thù riêng nhưng dần dần sẽ phải theo qui luật chung thôi.
@Anh Giang: Em có khảo sát các tiệm sữa ở thị trường Tp.HCM thì đa số các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em chiếm tỷ lệ cao.
ReplyDeleteNhận định của anh về: "Thị trường sữa bột cao cấp ở VN chắc rất nhỏ, chỉ có một số ít các gia đình có điều kiện mới mua sữa ngoại cho con uống" có lẽ không đúng với thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của các công ty sữa, các chuyên gia marketing và chuyên gia thị trường thì hiện tại trên 85% giá trị của thị trường sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em thuộc về các hãng sữa ngoại.
http://www.bsc.com.vn/News/2010/6/7/97294.aspx
Dưới góc nhìn lý thuyết kinh tế thì dường như đó là một nghịch lý nhưng nó vẫn đang tồn tại ở Việt Nam.
Báo chí thì luôn kêu rằng giá sữa ngoại nhập tăng quá cao nhưng người dân Việt Nam dù vẫn còn nghèo nhưng vẫn thích dùng sữa ngoại với giá rất cao so với sữa nội.
Nhìn dưới góc độ tâm lý thì có thể lý giải rằng các bậc phụ huynh ở VN luôn muốn con mình thông minh hơn con hàng xóm. Do tác động của quảng cáo, họ nghĩ rằng uống sữa đắt tiền hơn sẽ giúp con mình thông minh hơn. Do đó, họ chọn loại sữa đắt tiền nhất mà ngân sách của họ cho phép. Em cho rằng yếu tố tâm lý của người Việt Nam trong việc chăm sóc con cái ảnh hưởng rất lớn đến thị trường sữa hiện tại.
Bac Giang oi, y chinh cua bac Canh Thai nam o nhung cau hoi cuoi bai. Y tuong VN nen pha gia VND thi nhieu nguoi da noi va bac Canh Thai co le cung khong phan doi y kien nay. Tuy nhien, bac CT phan bien bai viet cua bac HTD co le vi bai bac HTD viet hoi phien dien, su dung nhung lap luan thieu chat che (vi du bang so dua vao gia thiet TQ cung chap nhan dua dong tien TQ ve dung gia tri; cac nuoc khac thi khong lam gi; ganh nang no cua VN khong thay doi ma duoc cai thien).
ReplyDeleteBác Giang ơi, bài Deflation Expectation hình như cả 2 links đều chỉ chuyển đến post On-the-run TIPS thì phải. Bác check dùm cháu nha. Cám ơn bác nhiều lắm ạ
ReplyDeleteTheo suy nghĩ của em về bài toán tỷ giá, việc giảm giá VND chỉ là sách vở thuần túy. Thứ nhất, nếu giả sử giảm giá tỷ giá NDT/VND về giá trị thực thì sẽ có abitrage xảy ra.Còn nếu chỉ đưa tỷ giá USD/VND về giá trị thực có nghĩa NDT/VND vẫn còn cao hơn 30% so với giá trị thực - như vậy các doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng nguồn lực trong nước hay vẫn phải nhập khẩu từ TQ.
ReplyDelete@Anonymous (Oct 8): Vấn đề là cái title của bài viết đó hàm ý VNĐ đang có fair value và HTD cổ súy cho việc phá giá VNĐ để nó undervalued. Thực sự HTD và cả tôi vẫn luôn argue là VNĐ hiện đang overvalued và cần phải đưa VNĐ về đúng giá trị thực.
ReplyDelete@Anonymous (Oct 9): Fixed!
@QSQN: Đúng là phá giá đơn thuần không phải là giải pháp toàn diện, nhưng VN hiện tại (gần như) không có giải pháp nào khác. Tôi đã có lần viết thực ra NHNN đang phải cân bằng giữa lạm phát và external competitiveness thông qua tỷ giá danh nghĩa. Nếu lạm phát chựng lại NHNN sẽ tiếp tục phá giá, vấn đề nợ nước ngoài chưa phải là hard constraint đối với tỷ giá.
Một điểm nữa chưa ai nhắc đến là sovereign rating của VN đang yếu dần, điều này sẽ ảnh hưởng vấn đề liquidity (credit rollover) cho cả nợ quốc gia lẫn nợ doanh nghiệp. Nếu càng ngày VN càng khó đi vay quốc tế thì đó mới là rủi ro cho việc trả nợ các khoản vay nước ngoài tới hạn chứ không phải vấn đề original sin (không phá giá được vì gánh nặng nợ nần tăng cao).
Bản yêu sách gồm 8 điểm:
ReplyDelete* Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
* Cải cách nền pháp lí Đông Dương
* Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
* Tự do lập hội và hội họp.
* Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
* Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
* Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
* Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
==================
Nhờ Nguyễn Ái Quốc mà ngày nay nhân dân Việt Nam được thừa hưởng tất cả các quyền tự do mà ông đã dành suốt cuộc đời để đấu tranh.
Chú Giang hoặc mọi người có ai biết những chỗ dạy CFA ở Việt Nam không ạh, ở HN hay HCM cũng được. Bạn cháu đang làm luận án về CFA market ở vn và trung quốc nên nó cứ nhờ hỏi hộ. Mà muốn biết số người thi hàng năm ở vn thì có contact nào để hỏi không ạh? Sorry cháu hỏi chả liên quan lắm đến bài này :D. Cám ơn chú và mọi người trước!
ReplyDelete@ Anonymous : theo mình biết thì FTMS có chỗ dạy, bạn vào đây nhé
ReplyDeletehttp://www.ftmsglobal.com.vn/
Nhân nói về chính tả.
ReplyDeleteChữ hẵn trong từ "chưa hẵn" đã "tố cáo" anh giangle là người miền Nam :)
40% rule ne` anh Giang: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21C6A/
ReplyDelete@Anonymous (oct 17): Chắc đó là typo thôi, tôi ít khi sai chính tả ?/~ vì tôi nói giọng Bắc. Nếu bạn đọc kỹ blog này sẽ thấy tôi thường xuyên sai s/x, ch/tr, d/gi. Nhưng bạn cũng không sai, tôi lớn lên ở SG và vẫn coi SG là "home". Chí ít theo các qui định hành chính (nơi cư trú/thường trú) thì tôi là người Nam :-)
ReplyDelete@Nhan: qui luật này đúng là có tính "quốc tế" :-)
Sao cái này của anh nó đề ngày post là October 30 anh nhỉ?
ReplyDeletehttp://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/41879/Kho-tranh-lam-phat-cao-keo-dai.html
ReplyDeletelúc nào rảnh bác giangle đọc và bình luận bài báo này nhé, cho luôn vào mục link của bác cũng được, em rất mong được nghe ý kiến chuyên gia về vấn đề lạm phát ở VN. Em thì không tin những lời bao biện này mà nghĩ vấn để chủ yếu vẫn là do VN quản lý yếu thôi.
@5xu: Tôi cố tình set ngày của entry này vào cuối tháng để nó luôn đứng trên top của blog. Như thế mọi người dễ theo dõi những updates mới hơn và bản thân tôi cũng dễ edit hơn (khỏi phải scroll xuỗng dưới).
ReplyDelete@Runi2410: Tác giả bài này có một cái nhìn khá "bình tĩnh", không như mấy ông quan chức cao cấp QH trích dẫn trên đầu bài báo. Tuy nhiên tác giả đã vô tình hay cố ý tránh không đề cập đến nguyên nhân quan trọng nhất mà tôi đã nên lên nhiều lần trên blog này. Vấn đề cốt lõi của lạm phát tại VN là việc chạy theo tăng trưởng quá cao so với năng lực thực sự (potential growth) của nền kinh tế.
Vấn đề không hẳn là "cầu kéo" như lập luận thứ ba của tác giả, cầu kéo chỉ tạo ra lạm phát nếu cung không theo kịp. Nên nhớ cầu ở đây không chỉ bao gồm tiêu dùng cá nhân mà còn cả chi tiêu của nhà nước, đầu tư (tư nhân và SOE), và xuất khẩu. Hai yếu tố sau tăng quá nhanh do ý chí chủ quan của nhà nước muốn có thành tích tăng trưởng cao, tất nhiên không bền vững.
Nếu VN có một central bank thực sự độc lập và có năng lực, việc kiểm soát lạm phát hoàn toàn trong tầm tay. Có điều chắc chắn tăng trưởng sẽ không "đẹp" như trong báo cáo tại các kỳ đại hội.
Wordpress có cái tính năng stick to front page, tức là entry cũ mà anh muốn đưa lên đầu tiên thì anh set phát là nó thòi lên. Bên blog em, em cũng thỉnh thoảng dùng. Chắc blogspot cũng có đấy. Hôm nọ em thấy Goldmund nó cũng làm vậy.
ReplyDelete@5xu: Thanks. Mình loay hoay tìm mãi không thấy chức năng này trong Blogspot, thôi đành dùng cách thủ công vậy.
ReplyDeleteÝ của anh Giang (Có lẽ hình thức báo chí này phải thay đổi (kém chất lượng đi) để cạnh tranh với các dạng Internet media khác) là chí lý. Tình trạng này cũng đang diễn ra ở VN, nhất là báo điện tử và với nhiều cây bút.
ReplyDelete