Friday, July 9, 2010

REER


Đồ thị dưới đây là nghịch đảo của nominal/real effective exchange rate (NEER/REER) của VN và nominal VNDUSD, nghĩa là khi VND mất giá thì đồ thị giảm. Cả ba đường đồ thị đều là index có giá trị bằng 1 tại tháng 01/1995. NEER được tính bằng một rổ tỷ giá của top 20 các nước có trade share lớn nhất với VN (import+export), còn REER là NEER sau khi hiệu chỉnh bằng CPI (đúng ra cần sử dụng GDP deflator nhưng số liệu này chỉ có annual nên tôi dùng monthly CPI).


Có thể thấy VNDUSD (đường mầu đỏ) đã mất giá khoảng 40% từ năm 1995 đến nay, trong khi NEER (mầu xanh) mất giá thấp hơn một chút. Ngược lại REER (mầu xanh đậm) hiện tại đã lên giá khoảng 12% so với năm 1995. Trong khi tỷ giá VND mất giá liên tục so với USD, NEER có một giai đoạn tăng rất mạnh từ năm 1995 đến 1998 do đồng Yen và các đồng tiền ĐNA mất giá vì khủng hoảng. Từ năm 1999 đến 2002, NEER khá ổn định rồi sau đó mất giá liên tục một phần do VNĐ mất giá so với USD trong khi Euro, SGD, KRW, và thậm chí cả RMB lên giá so với USD.

Từ năm 1995 đến 2004 REER bám khá sát với NEER nhưng sau đó REER đi ngược hoàn toàn lại xu hướng giảm giá của NEER. Trong khi NEER mất giá khoảng 25% trong giai đoạn này thì REER lên giá 20%. Đây là hệ quả của việc VN bị lạm phát cao so với các trading partner chính và hậu quả là hàng VN (cả trong nước lẫn xuất khẩu) trung bình mất 20% competitiveness so với hàng nước ngoài chỉ tính riêng ảnh hưởng của REER (chưa tính đến ảnh hưởng của productivity mà nhiều khả năng VN cũng thua về mặt này nếu lấy ICOR làm proxy). Không có gì lạ là trade deficit của VN tăng mạnh, từ 7.7% NGDP năm 2004 lên 17.1% năm 2008.

Vậy làm thế nào để kéo REER xuống? Có 2 cách: giảm lạm phát trong nước xuống hoặc phá giá nội tệ. Để giảm lạm phát buộc phải thắt chặt tiền tệ và tài khóa với hậu quả là tăng trưởng sẽ chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Phá giá dễ thực hiện hơn nhưng chưa chắc đã hiệu quả vì lạm phát có thể tăng lên, chưa kể nợ nước ngoài sẽ phình to ra càng đè nặng lên cán cân thanh toán. Dẫu sao đi nữa VN phải hành động nhanh, càng để lâu cái giá phải trả càng cao và lựa chọn sẽ càng khó khăn. Quan điểm của tôi là kết hợp cả phá giá (khoảng 10-15%) và thắt chặt tiền tệ/tài khóa, giữ chính sách này cho đến khi nào deficit giảm xuống dưới 5% bất kể tăng trưởng sẽ chậm lại. Chậm mà chắc, các cụ nói rồi...(*).


(*): Mượn lời ông Phạm Viết Muôn



Update (16/09): China's REER from Econbrowser:




142 comments:

  1. Bữa nào rảnh bác Giang viết một bài về cách tính REER và NEER đi.

    ReplyDelete
  2. @Phan Thuy: Tôi tính theo textbook thôi, nghĩa là lấy trade weights (IM+EX) nhân với (returns) tỷ giá của từng nước rồi cộng lại. Với REER thì hiệu chỉnh theo CPI của VN với đối tác thương mại. Công thức như sau:

    NEER(t+1)=NEER(t)*(1+sum[w1*r1+w2*r2+...])
    REER(t+1)=REER(t)*(1+sum[w1*r1*log(cpi(vn)/cpi(f))+...])

    ReplyDelete
  3. anh có số liệu của biểu đồ trên ko ạ

    ReplyDelete
  4. @Anonymous (Mar 12): bạn gửi email cho tôi.

    ReplyDelete
  5. email của em là: vietphuong8@gmail.com

    ReplyDelete
  6. @Anonymous (Mar 12): Tôi đã email cho bạn.

    ReplyDelete
  7. bác Giang ơi, bác cho cháu xin số liệu của biểu đồ trên được không ạ, mail của cháu là viethoa_ueh@yahoo.com

    ReplyDelete
  8. cháu đã nhận được dữ liệu bác gửi. Cháu cảm ơn bác.

    Bác cho cháu hỏi thêm một chút, vì sao bác lại chọn năm gốc là 1995 mà ko phải năm 2000 hoặc các năm khác ạ?

    ReplyDelete
  9. @Nguyễn Hòa: Tôi muốn có một cái nhìn dài hạn nhưng không đi quá xa vào thời nền kinh tế VN vẫn còn ảnh hưởng của thời bao cấp. Thực ra bạn chọn năm gốc la 2000, 2003 thì hiện tượng NEER và REER tách xa nhau sau năm 2004 vẫn không đổi.

    ReplyDelete
  10. Hi Nguyễn Hòa, mình là Minh, như những comments bên trên, chú Giang đã gửi bạn dữ liệu biểu đồ của entry trên. Vậy bạn có thể cho mình xin số liệu đó được không? do mình cũng đang cần xem và học cách tính. Nhân đây con xin phép chú Giang cho phép bạn Hòa gửi dữ liệu cho con. Cám ơn chú và bạn Hòa trước!
    Email: bachminh8503@yahoo.com

    ReplyDelete
  11. cháu xin phép bác gửi bộ Data cho bạn Minh ở trên ạ.

    ReplyDelete
  12. @Nguyễn Hòa: Bạn cứ gửi cho Minh và các bạn khác. Khi sử dụng số liệu các bạn nên ghi rõ nguồn là Datastream.

    ReplyDelete
  13. Bác Giang ơi cho cháu xin bộ data với, cháu cần gấp quá ạ. Xin cảm ơn bác rất nhiều.
    chuyengiabip@yahoo.com.vn

    ReplyDelete
  14. thầy và các bạn cho mình hỏi "Notional amount" là gì?tại sao lãi suất mỗi thời kì lại được nhân lên bởi "Notional amount" ? Và trong " Interest rate swaps" để thực hiện điều này có phải dựa vào kì vọng của mỗi bên về lãi suất trong tương lai không? cảm ơn thầy và các bạn!!!

    ReplyDelete
  15. @All: Bạn nào cần bộ số liệu tôi sử dụng để tính NEER/REER bên trên gửi email vào reerdata4vn@gmail.com sẽ nhận được link trực tiếp vào spreadsheet (Google Docs). Số liệu trong spreadsheet đó chia ra theo các tab sau:
    - WMR: spot exchange rates (USD base)
    - LocalER: spot exchange rates (VND base - indexed from 1995)
    - Weight: trade share of country X in the total VN trade
    - Các tabs còn lại số liệu theo đúng tên của tab.

    Tất cả số liệu lấy từ Datastream, update đến tháng 10/2010. NEER và REER tính theo công thức tôi viết bên trên.

    ReplyDelete
    Replies
    1. BÁC CHÓ CHÁU HỎI ĐƠN VỊ TÍNH TRONG PHẦN IMPORT & EXPORT LÀ GÌ VẬY ẠH?

      Delete
  16. Rất mong bác có thể check mail sớm và gửi cho cháu.
    Thank bác nhiều.

    ReplyDelete
  17. Bác Giang cho cháu hỏi. CPI NADJ là gì ạ? trogn data của bác, CPI của VN tháng 10/2010, CPI của Việt Nam là 176,5. Con số này có ý nghĩa gì ạ? vì cháu chỉ thấy người ta công bố CPI là tốc độ tăng thôi (ví dụ 12%). Bác giải thích hộ cháu ạ.

    ReplyDelete
  18. @All: Xin lỗi hôm trước tôi không nói rõ. Email reerdata4vn@gmail.com được để ở chế độ tự động reply lại email của các bạn. Bởi vậy bạn nào cần số liệu cứ gửi một email tới địa chỉ đó sẽ nhận được link, sau đó không cần phải gửi thêm email cám ơn đâu vì các bạn sẽ lại nhận được link một lần nữa :-)

    @BIP: NADJ là non-seasonally adjusted, nghĩa là số liệu thô chưa hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ. Cái này không quan trọng nếu bạn phân tích số liệu trong thời gian dài (vài năm) vì yếu tố mùa vụ sẽ tự hiệu chỉnh sau mỗi 12 tháng.

    CPI là index, nghĩa là một chuỗi số bắt đầu ở một thời điểm nhất đinh, tương tự như VN-Index của thị trường chứng khoán. Khi người ta nói lạm phát tăng x% là người ta so sánh CPI ở 2 thời điểm khác nhau đã tăng lên bao nhiêu phần trăm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chú Giang ơi, cho cháu hỏi xíu. Trong file Reer Data, sheet CPI, cột "CN CHANGE IN CPI (%YOY) NADJ" ấy ạh, đó là annual inflation rate của Trung Quốc đúng ko ạ? Nếu đúng vậy sao cháu thấy số liệu này khác với các nguồn thông tin khác cháu cập nhật được? (Example: http://www.tradingeconomics.com/china/inflation-cpi)
      Chú giải thích giúp cháu với, cháu cũng đang tập hợp data để tính Reer/Neer nhưng vì nguồn lực có hạn nên chỉ có thể dùng free data thôi. Chú xem giúp cháu với có khác biệt gì giữa số liệu của chú và của trang ở trên không nhé chú. Cháu cám ơn chú nhiều.

      Delete
    2. Đúng đó là annualized vì là yoy. Khi so sánh số bạn cẩn thận xem đó có phải là yoy không và có được seasonally adjusted không.

      Delete
  19. @Anonymous (Mar 27): Bạn chịu khó đọc lại ví dụ tôi viết trong entry Notional value. Về bản chất đó chỉ là một con số để người ta tính toán lời/lỗ cho các công cụ derivatives, không phải là số tiền thực tế được trao đổi.

    ReplyDelete
  20. Bác cho cháu hỏi thêm 1 câu nữa, ko biết bác có nhầm lẫn ko?:
    - Khi tính tỷ giá danh nghĩa quy đổi về năm gốc, bác ko lấy giá năm n chia cho năm 0 mà lại làm ngược lại?
    - Kéo theo là bác lấy cpi(vn)/cpi(nước ngoài), nhưng các tài liệu cháu đọc thì người ta làm ngược lại.
    - Cuối cùng là đồ thị REER và NEER của bác đều lật ngược lại so với các đồ thị cháu xem.
    Theo cháu hiểu thì kết quả REER và NEER của bác nó ko phải là exchange rate nữa mà nó là "value" của đồng VN. Nếu là exchange rate thì NEER nó phải tăng liên tục từ 1995 đến nay.
    Cháu thấy cách của bác tính cũng có lý và cách của các tài liệu khác cũng đúng. Chỉ có điều là 2 cách nhìn khác nhau, đó là "tỷ giá" và "giá trị".
    Cháu đang băn khoăn không biết làm theo cách nào :(

    ReplyDelete
  21. @BIP: Hai cách tính khác nhau chỉ là về mặt qui ước. Cách tính của tôi khác với textbook vì tôi muốn đồ thị tăng lên đồng nghĩa với VNĐ lên giá. Nếu bạn không quen có thể tính ngược lại cho giống sách. Chỉ cần ghi chú rõ đồ thị tăng lên là VNĐ lên giá hay mất giá để người đọc không bị nhầm lẫn là được.

    ReplyDelete
  22. Bác Giang ơi, cháu nhận được data của chú ở trên rồi. Cháu cảm ơn chú.

    Chú ơi, cháu cần thêm số liệu để phân tích chích sách tỷ giá sau đợt phá giá vừa rồi ( tháng 2/2011). Chú có số liệu cập nhật hơn nữa không ạ ? Hay có nguồn nào mà có thể lấy số liệu để cháu tự tính, bác chỉ giúp cháu với ? Cháu cảm ơn chú trước !

    Email : trangmaithang@gmail.com

    ReplyDelete
  23. Sorry chú, làm phiền chú quá.
    Cháu đính chính email tranmaithang@gmail.com

    ReplyDelete
  24. Chịu khó lên mạng kiếm thêm đi bạn, vào GSO hay google đi. DATA của Bác Giang cũng chỉ đến tháng 10/2010 thôi.

    ReplyDelete
  25. @Anonymous (Mar 29): Số liệu này tôi lấy từ Datastream là một dịch vụ của Reuters. Datastream lấy từ IFS và DOT là 2 database của IMF, còn IMF lại lấy số của GSO và SBV bởi vậy luôn bị trễ vài tháng. Nếu bạn muốn có số cập nhật hơn thì buộc phải tìm từ 2 nguồn nói trên (GSO và SBV).

    ReplyDelete
  26. Em đã gửi vào email reerdata4vn@gmail.com cho Thầy 2 lần, nhưng không hiểu sao em vẫn không nhận được data?. Xin Thầy kiểm tra lại giúp em.

    ReplyDelete
  27. @All: Khi các bạn gửi mail cho reerdata4vn để lấy số liệu, gmail server sẽ tự động reply lại email của các bạn với link đến spreadsheet. Nếu sau một thời gian bạn không nhận được automatic reply thì kiểm tra junk mail box của bạn, nếu vẫn không có thì các bạn để lại email ở đây tôi sẽ gửi lại.

    Lưu ý gmail chỉ tự động gửi reply 1 lần trong 4 ngày, nghĩa là nếu bạn đã gửi mail đến reerdata4vn để request số liệu rồi thì không thể gửi thêm một lần nữa trong vòng 4 ngày từ cùng một email.

    ReplyDelete
  28. Xin Thầy gửi cho em qua email dinhpro@yahoo.com.

    ReplyDelete
  29. Bác Giang ơi, bác giải thích thêm cho cháu về cách lấy năm gốc 1995 của bác được không ạ. Cháu đọc thì hình như giai đoạn 1995, Việt Nam cũng định giá cao đồng tiền tức là NEER và REER cách xa nhau, bác gộp chung vào 1 gốc thì có sao không ạ ?
    Thêm nữa, cứ cho là NEER và REER trùng nhau năm 1995 cũng như năm 200 trùng nhau. Nhưng cách lấy gốc khác nhau cũng làm dịch lên(xuống) 2 đường NEER,REER. Nếu muốn so sánh với 1 để biết VN định giá cao bn% thì làm thế nào hả bác ?

    ReplyDelete
  30. Bác Giang giải thích rồi, vì muốn quan sát với tầm nhìn dài hạn hơn nên lấy năm gốc là 1995. còn bạn muốn lấy năm gốc là bao nhiêu cũng được, theo mình nghĩ nên lấy một năm mà vĩ mô tương đối ổn định.
    Còn chuyện mất giá bao nhiêu của REER với NEER thì mình nghĩ là cái này do ảnh hưởng lạm phát, ko nên link 2 cái lại như vậy.

    (ý kiến cá nhân thôi)

    ReplyDelete
  31. Bác Giang cho cháu hỏi, khi cháu export data từ IMF, có 2 dòng exchange rate:
    Market Rate.....................ae=
    Market Rate.....................rf=
    Bác giải thích hộ cháu ae và rf là gì với ạ :)
    thank bác nhiều, cháu mới có acc IMF nên nhìn ko hiểu.

    ReplyDelete
  32. @BIP: Bạn chịu khó đọc phần giải thích của IFS. Tôi chỉ nhớ đó là các ký hiệu cho biết biến số là "period average" hay "end of period" nhưng không nhớ chính xác là ký hiệu nào.

    ReplyDelete
  33. Làm phiền bác tẹo, nếu được, xin bác export cho cháu CPI quaterly (%change over previous previous)của 11 nước này từ 1999-2010. IFS của cháu ko xuất được cái này.

    1. China
    2. United States
    3. Thailand
    4. Singapore
    5. Malaysia
    6. Korea
    7. China
    8. Australia
    9. Japan
    10. Germany
    11. Vietnam
    ---
    Làm phiền bác quá, nhưng cháu đang rất cần ạ. Nếu có thể mong bác giúp cháu với. Dù sao cháu cũng cảm ơn bác đã giúp cháu rất nhiều.

    ReplyDelete
  34. Email của cháu đây ạ:
    chuyengiabip@yahoo.com.vn

    ReplyDelete
  35. Thanks Bác Giang nhiều, xin lỗi vì đã spam bác, cháu lấy đc từ IFS rồi, chỉ cần tính lại 1 chút :)

    ReplyDelete
  36. Mình đang cung cấp dữ liệu FREE từ IMF qua topic này, nếu các bạn nào cần thì để lại yêu cầu mình sẽ cung cấp trong vòng 24h:
    http://tcdn4.net/showthread.php/546

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn, mình đang cần dữ liệu lãi suất liên ngân hàng theo tuần hoặc theo tháng,bạn có thể gửi cho mình được ko? mail cua mình là
      ngoctiennguyen202@gmail.com
      Cám ơn bạn nhiều!

      Delete
  37. @BIP: em đang cần số liệu REER thì anh/chị có thể share cho e được không ạ. Gmail của e là lehonganh2407@gmail.com. Mong nhận được được sự phản hồi sớm nhất a.

    ReplyDelete
  38. @honganh: bạn gửi email request vào reerdata4vn@gmail.com sẽ nhận được đường link.

    ReplyDelete
  39. cháu lấy được tài liệu rồi bác ạ. Cháu cảm ơn nhiều ạ. Bác cho cháu hỏi 1 chút ạ: Cái REER trong bảng là theo tháng, cháu muốn đổi thành theo quý thì có phải là làm phép tính trung bình cộng của 3 tháng hay như thế nào ạ?

    ReplyDelete
  40. @honganh: đúng ra bạn phải tính lại trade weights theo quí rồi tính REER theo số liệu mới đó. Nhưng nếu không cần chính xác lắm thì có thể lấy REER (level) ở tháng cuối quí (3,6,9,12) đại diện cho REER của quí cũng được.

    ReplyDelete
  41. vâng, cháu hiểu rồi ạ. Cháu cảm ơn bác ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi Hồng Anh,

      Bạn có thể gửi lại cho mình REER, NEER tình theo quý không? Thanks!
      email: huy.nguyen@hafele.com.vn

      Mình cảm ơn.
      Huy

      Delete
  42. Bác ơi, cho cháu hỏi 1 câu nữa ạ. Trong phần import và export của Data này cháu không hiểu lắm về mốc thời gian.Người ta ghi giá trị vào ngày 15/1 là số liệu cho giai đoạn từ 15/12 đến 15/1 hay là chỉ của 15 ngày đầu tháng. Cháu đang làm số liệu theo quý nhưng bị lúng túng giải quyết chỗ này. Mong bác có thể giải đáp giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn bác!!!

    ReplyDelete
  43. @honganh: số liệu đó là cho hàng tháng, ngày 15 chỉ là reference date không quan trọng.

    ReplyDelete
  44. a Giang ơi. e là sinh vien Fulbright VN và nhóm em đang có ý định làm đề án kinh tế lượng về tác động của chênh lệch RER-REER lên xuất khẩu. Anh có thể cung cấp cho e thêm một số tài liệu về REER và cách hồi quy cũng như bảng dữ liệu cuả anh được không. Email của e là : nanhung2207@gmail.com. Cám ơn anh rất nhiều về những bài viết và chia sẻ của anh ^^

    ReplyDelete
  45. @Hong Nhung: anh đã post bộ số liệu đó lên mạng rồi (email vào reerdata4vn@gmail.com để lấy link), trong bảng tính có công thức cho REER/NEER. Em xem lại các comment bên trên anh có giải thích chi tiết cách tính và nguồn số liệu.

    ReplyDelete
  46. Chào a Giang,

    Anh có thể chỉ cho e cách lấy dữ liệu nguồn và tổng hợp dữ liệu như cách anh tính REER, vì e đang làm đề tài Pass though nên cần 1 số chỉ tiêu khác như Openness, Oil Price,... theo tháng

    Cám ơn a nhiều!
    Huy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em vào website của IMF đăng ký account sử dụng các database của họ (IFS, DOTS). Theo anh biết các IP từ VN sẽ được sử dụng miễn phí.

      Delete
  47. Chào a Giang,

    E đã đăng ký accout trên imfbookstore.org để có thể tham khảo thông tin, nhưng khi đăng nhập sử dụng 5 ngày free, thì website yêu cầu phải nhập số Promo code trong phần Shopping Cart. Em không biết tìm số này ơ đâu. Và trong trang website http://www.imfbookstore.org/ShoppingCart.asp?PG=&Type=&action=Del&Index=1, e cũng không biết tìm dữ liệu theo tháng ở chỗ nào?

    Anh có thể giúp e không?
    Thanks!
    Huy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ IMF đã thay đổi policy, trước đây anh có nhìn thấy một trang nói cho free access vào IFS, DOTS cho các nước đang phát triển. Lúc đó anh không kiểm chứng được vì IP của anh ở Úc. Hiện tại anh search lại không tìm được trang đó nữa, nếu em đang ở VN thử email cho publications@imf.org hỏi họ xem có còn cho free cho VN không. Nếu em ở HN có thể liên hệ văn phòng IMF hỏi mượn hoặc hard copy, tuy nhiên sẽ phải gõ tay số liệu vào bảng tính.

      Delete
  48. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  49. vẫn free access được anh ah.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn a Giang,

      Hiện tại thì e đang ở Tphcm.

      Hi Daipv,

      Bạn cò thề giúp cách truy cập và lấy dữ liệu này không?
      Mình đã tạo được account trên trang http://elibrary-data.imf.org/, nhưng mình vẫn chưa tìm được chỗ nào để load dữ liệu theo tháng và theo chỉ tiêu mình muốn.

      Cám ơn Daipv,
      Nguyễn Huy

      Delete
    2. bạn vào bookstore để order. Vào phần query data góc trái trang elibrary.

      rgds,

      Delete
    3. Xin hỏi bạn Daipv có lấy được số liệu đầy đủ trong elibrary không? Mình thấy họ chỉ cho phần summary với rất ít thông tin. Còn trong bookstore thì họ discount 75% và chỉ miễn phí cho academic và non-profit một số thứ thôi. Nếu bạn Daipv có thể lấy được đầy đủ số liệu thì xin hãy hướng dẫn giúp được không?
      Chân thành cảm ơn.

      Delete
  50. bác Giang ơi. em đã gửi mail request, kiểm tra thư rác rồi, nhưng ko nhận đc link phản hồi.
    Mong bác gửi lại bộ data vào mail:
    trungkenk35@gmail.com.
    Cảm ơn bác nhiều nhiều!

    ReplyDelete
  51. cho em hỏi: khi tính REER= TỔNG( Wi*Si*Pi)/P
    thì Pi & P được tính duới dạng
    Pi(năm t)/Pi (năm gốc)
    P(năm t) /P (năm gốc)
    phải ko ạh?

    ReplyDelete
  52. bác Giang cho cháu hỏi để kiểm định mối quan hệ giữa REER và cán cân thương mại Việt Nam làm sao ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn sử dụng một mô hình econometrics nào đó (vd OLS, cointegration) và test xem quan hệ đó có statistically significant hay không. Bạn nên tìm một quyển textbook để học các mô hình đó, rất tiếc tôi không thể dạy econometrics trên blog được.

      Delete
  53. bác ơi,,con đã gủi mail đến:reerdata4vn@gmail.com và nhận được mail reply,,nhưng chỉ có tỷ giá sao bác Giang?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong file đó có tỷ giá, trade shares, và CPI của các nước. Bạn kiểm tra lại các sheet xem sao.

      Delete
  54. Chào Bác Giang, bác cho cháu hỏi: Biến số nào thể hiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khi bạn đi mua đồ thì "biến số" nào bạn quan tâm nhất?

      Delete
    2. cảm ơn bác, cháu biết câu hỏi rất ngây ngô, cháu đang định sử dụng econometrics để xem tác động của REER lên khả năng cạnh tranh của hàng hóa Vn mà chưa biết sử dụng mô hình nào nên mới hỏi như vậy, mong bác thông cảm :)).

      Delete
    3. Ồ không có gì ngây ngô cả, tôi chỉ muốn gợi ý cho bạn thôi. Khi đi mua đồ cái đầu tiên tôi quan tâm là giá, tôi nghĩ đó là biến số thể hiện tính cạnh tranh tốt nhất (nhưng không phải duy nhất).

      Delete
  55. dạ cháu cảm ơn bác. Bác cho cháu hỏi thêm 1 vấn đề nữa là: việc giá hàng hóa phi mậu dịch và mậu dịch tăng giảm thì ảnh hưởng như thế nào lên tỷ giá REER ạ. Cháu vẫn chưa hiểu đc sự tác động này. Mong bác giúp cháu, làm phiền bác quá :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn cần tìm hiểu thêm về Samuelson-Balassa effect. Nói ngắn gọn là CPI của các nước có higher productivity sẽ cao hơn các nước có productivity thấp vì non-tradable goods không tuân theo PPP. Do đó real exchange rate sẽ thấp hơn nếu một nước có productivity cao.

      Delete
  56. Bác Giang ơi! Con muốn kiểm định tỷ giá thực đa phương với Cán cân thương mại với mô hình đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số. Nhưng con không biết cơ sở lí thuyết ra sao và cách tính như thế nào....Bác có thể chia sẻ những tài liệu con nên đọc được không ạ? Cám ơn Bác rất nhiều ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không có sẵn tài liệu để chia sẻ với bạn. Một địa chỉ khá nhiều nghiên cứu về đề tài này là website của IMF. Bạn vào đó tìm những paper có liên quan đến REER và current accounts.

      Delete
  57. Bác Giang ơi, cháu đang đo lường tác động của tỷ giá thực lên sản lượng. Nhưng mà cháu chỉ có số liệu GDP theo quý và REER theo tháng (cháu down từ đường link của bác cho). Vậy có cách nào để chuyển REER theo tháng thành REER theo quý không ạ? Cháu cám ơn bác nhiều ạ!

    ReplyDelete
  58. CHÁU CHÀO BÁC!
    BÁC CHO CHÁU HỎI MÌNH MUỐN LẤY TỶ GIÁ THEO NĂM THÌ LẤY TRUNG BÌNH HAY LẤY NGÀY CUỐI NĂM ẠH?
    CHÁU CÁM ƠN!

    ReplyDelete
  59. Con chào bác. Con cũng đang cần tính NEER và REER của Việt Nam để chạy mô hình hồi quy. Con kiếm số liệu trên IFS nhưng không được. Bác cho con xin số liệu hay chỉ con link download được không Bác. Con cảm ơn Bác nhiều.
    mail của con: nguyenlanhuong_212@yahoo.com

    ReplyDelete
  60. Chào bác Giang, bác chỉ cho con cách tính output gap ở Việt Nam được không bác. Con cảm ơn bác

    ReplyDelete
  61. Hi a Giang,

    Cùng với câu hỏi các trên, a có thể giúp chỉ các bạn và e đường link load các dữ liệu bổ sung để tính REER, NEER cho năm 2011 và năm 2010 còn thiếu nhé.

    Thanks a nhiều!
    Huy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dear Huy,

      Huy có số liệu vê NEER và REER của VN giai đoạn 2000-2010 ko vay?
      Neu có cho Tuong xin di, cách tính nua.
      Thank Huy nhieu
      Tuong:0987726796

      Delete
  62. Chào bác Giang,

    Bác Giang có thể chỉ cháu làm thế nào để lấy được dữ liệu bổ sung cho năm 2011 về CPI của các nước có quan hệ thương mại với VN. Vì hiện nay file dữ liệu của bác chỉ tới tháng 10/2010. Cháu cần số liệu của năm 2011 để tính REER.

    Cháu cám ơn bác Giang nhiều.Mong bác trả lời sớm cho cháu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu bạn ở VN chịu khó đăng ký account ở IMF website để lấy số liệu từ IFS. Ngoài ra website của các ngân hàng trung ương các nước đều cung cấp số liệu này.

      Delete
  63. Cháu đã đăng ký 1 account o IMF. Nhưng khi cháu muốn lấy số liệu từ IFS thi website đòi cháu cung cấp promo code mặc dùng cháu đăng ký xài trial trong 5 ngày. Cháu làm thế nào để có được promo code? Mong bác chỉ giúp. Cám ơn bác. Cháu ở Việt Nam

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không ở VN nên không giúp bạn được, cách tốt nhất là bạn liên hệ với văn phòng IMF VN và nhờ họ giúp đỡ/hướng dẫn.

      Delete
  64. bác Giang cho cháu hỏi có mối liên hệ nào giữa ICOR và Trade balance không vậy bác ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết có nghiên cứu nào về vấn đề này chưa, nhưng gần đây giới academic (quốc tế) không còn quan tâm đến ICOR nữa. Cá nhân tôi cho rằng ICOR và trade balance có rất ít liên hệ với nhau, có thể có positive correlation nhưng chắc do một nguyên nhân thứ ba gây ra.

      Delete
  65. Bác Giang ơi, cháu tính REER theo quý của năm 2011 thì thấy một xu hướng tăng trở lại theo cách tính ngược với của bác. Do không thể đăng ký tại IMF nên cháu đành sử dụng một số nguồn dữ liệu khác nhau nên chỉ sợ tính chính xác không cao của kết quả, cháu muốn nhờ bác Confirm lại xem xu hướng của REER có phải như kết quả của cháu không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Để vài hôm nữa tôi sẽ update lại số liệu và sẽ thông báo kết quả.

      Delete
  66. ui, mọi người ơi: sao trong sheet import với Japan năm 2008 = 0 hết vậy?

    ReplyDelete
  67. Bác Giang ơi cho cháu hỏi về cách tính CPI của TQ từ số liệu IMF: Bác lấy chỉ số so với kỳ trước chia 1200. Cháu không hiểu lắm. Nhân tiện Bác có thể chỉ cháu cách tính CPI TQ theo quý được không ạ, năm gốc 2005. Số liệu CPI TQ mà IMF cung cấp là chỉ số so với kỳ trước đó, không giông với CPI của các nước khác, có một kỳ gốc cố định. Cháu cám ơn Bác!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Số của TQ là annualized nên phải chia cho 12 để có lạm phát theo tháng. Chia cho 100 vì đơn vị là phần trăm. Bạn cộng 3 monthly inflation rate lại để có quarterly rate (muốn chính xác hơn thì dùng compound).

      Delete
  68. Bac Giang ơi.
    Bác cho em xin số liệu vê NEER và REER của Viet Nam giai đoạn 2000-2010 voi. em lam so lieu nay de chay mo hinh hoi qui.

    mail cua em. tuongpt18@gmail.com
    thanks bac nhiều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn đã đọc entry này chưa: http://kinhtetaichinh.blogspot.com.au/2012/03/output-gap-ii.html

      Delete
  69. Truoc het Em xinh cam on Bác Giang nhieu!

    E da doc va da lay duoc data để tính REER rồi ạ. nhưng em xin hoi Bac điều nay a: Bác cho em hỏi em tính REER cho năm thi em lấy tỷ giá như thế nào a? Trung bình cộng 12 tháng của năm đó hay là số liệu tháng 12 của năm đó a? Em cảm ơn Bác Giang nhiều a!

    Em Tuong

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái đó tùy bạn, không ai bắt buộc phải tính trung bình hay lấy số cuối kỳ. Nhưng bạn sử dụng phương pháp nào thì phải nói rõ cho người đọc biết.

      Delete
  70. Bác Giang có thời gian để update lại số liệu chưa bác?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi vẫn chưa update được, khoảng 2 tuần nữa tôi sẽ làm và thông báo lại.

      Delete
  71. Bác giang cho em hỏi: E muốn tìm số liệu về khoản đầu tư thuần trong nước thì em có thể ở đâu vậy a?
    Em ơn Bác nhiều a!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn tìm thử website và các ấn phẩm của TCTK xem sao.

      Delete
  72. Bác Giang có số liệu CPI(năm) của các nước này không nếu có cho cháu xin đi. mail của cháu: haidiep17_2@yahoo.com

    Thank Bác nhiều

    ReplyDelete
  73. A quen chác quên mất; thời gian từ năm 1995 đến nay nha Bác

    ReplyDelete
  74. Bác ơi, bác cho cháu xin số liệu NEER và REER bác tính trong bài này được không ạ?
    Email của cháu là: trangtranminh.nt@gmail.com
    Cảm ơn bác nhiều nhiều ạ!:)

    ReplyDelete
  75. Dear Bác Giang!

    Bác cho em hỏi em muốn hiệu tính REER của năm thì em có thể dùng GDP deflator để hiệu chỉnh NEER thay cho CPI được không a?

    Em cảm on Bác

    ReplyDelete
    Replies
    1. Việc sử dụng chỉ số giá nào là quyền của bạn, chỉ cần bạn nói rõ trong nghiên cứu của mình. Nếu sau khi tính REER bằng các chỉ số giá khác nhau bạn thấy có sự khác biệt lớn thì cần tìm nguyên nhân.

      Delete
  76. Chào bác Giang,

    Cháu có thắc mắc về số liệu trong sheet WMR.

    Theo cháu biết từ 1/1/1999. Các nước EU bắt đầu sử dụng EUR. Vậy sao tỷ giá của các nước thuộc EU trong sheet WMR lại khong giống nhau? Bác làm cách nào để qui đổi tỷ giá của Mác Đức, Fran Pháp,....

    ReplyDelete
    Replies
    1. em cũng có thắc mắc giống bạn này, đang định update số liệu mà bị vướng chỗ này :D

      Delete
    2. Sau khi có đồng EUR thì các đồng tiền cũ của châu Âu được indexing theo EUR, nghĩa là tỷ lệ tăng giảm hàng ngày của EUR được sử dụng để tính spot rate cho các đồng tiền cũ từ tháng 1/1999.

      Delete
    3. ok, tại vì em chia tỉ lệ tăng của đồng Mark và đồng Franc thấy vẫn lệch sau dấu phẩy 1 ít nên tưởng là nó tăng không cùng 1 tỉ lệ.

      Delete
  77. Cám ơn bác Giang đã cập nhập số liệu mới nhất để tính REER

    ReplyDelete
  78. Anh Giang ơi,
    Cho e hỏi trong sheet "LocalER", các số liệu (0.008958805 và 0.000131598) như bên dưới là gì vậy anh? nó được lấy từ đâu.

    Em cảm ơn!
    Hùng

    Name JAPAN SINGAPORE
    Code VII7D1JPA VII7D1SPA
    CURRENCY 0.008958805 0.000131598
    1/15/1995 1 1
    2/15/1995 0.976288932 0.996324556

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó là giá trị của LocalER tại thời điểm gốc, nghĩa là ô ngay bên dưới mỗi con số đó. Tôi copy riêng ra để sau đó index tất cả các chuỗi về cùng một điểm gốc (có giá trị =1).

      Delete
  79. Dear Bác Giang,

    Bac Giang giup em cho em xin so liêu GDP theo quí của Việt Nam từ năm 1995 đến nay dược không a!

    Thank Bac!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Số liệu này bạn có thể lấy được từ website của TCTK.

      Delete
    2. Deer Bác Giang!

      Em cũng có nhu cầu GDP theo quý, theo hướng dẫn của bác. em tìm được GDP theo giá hiện hành đến Q1- 2005. Mong bác giúp em tìm được đến năm 2000. Em cảm ơn bác!

      Delete
  80. Chào bác, e đang làm luận văn về tỷ giá và cán cân thương mại, bác cho e hỏi những nhân tố tác động đến cán cân thương mại bao gồm những gì ạ, e xin cảm ơn.
    Chúc bác sức khỏe!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có cả một lý thuyết đồ sộ về trade theory, tôi không thể viết đơn giản vài dòng trên blog cho bạn được. Bạn chịu khó đọc sách hoặc search các paper (trên Google Scholar) về trade models, sẽ có rất nhiều reference.

      Delete
  81. cám ơn bác đã reply cho e.E đã đọc nhiều tài liệu sách nhưng e không thấy có sách nào viết về nhân tố tác động đến cán cân thương mại. E có search trên mạng và có thấy 3 yếu tố tác động đó là: nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái. Nhưng e thấy giải thích chưa rõ lắm. E nhờ bác chỉ ra những nhân tố nào ạ, còn như thế nào e sẽ tự tìm hiểu. Chân thành cảm ơn Bác.
    Chúc bác sức khỏe!

    ReplyDelete
  82. Dear Anh Giang,
    Mô hình này có thể áp dụng để tính trượt giá từ VND sang US$ không? Ví dụ: Giá xây dựng ở VN tăng 15% hàng năm (tính theo VND), vậy khi tính theo US$ thì sẽ là x%?
    Mong anh tư vấn giúp.
    Cảm ơn anh.
    Tony

    ReplyDelete
  83. Chào bác!
    Bác có thể gửi cho cháu số liệu của biểu đồ trên được không ạh. Email của cháu là: hoangngocthuylien@gmail.com
    Cám ơn bác nhiều ạh!

    ReplyDelete
  84. Chào a Giang,

    Cho e hỏi RER Misalignment= REER thực - REER potential, như là tính Outgap không anh?

    Thanks!
    Hùng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh không nghĩ có khái niệm REER potential, anh thường thấy nói đến exchange rate misalignment chứ không thấy REER misalignment.

      Delete
  85. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  86. Bác có thể cho em xin dữ liệu cặp tiền EU từ năm 2000 hoặc trước đó cho tới nay được không bác?
    Cám ơn bác rất nhiều
    libiland@gmail.com

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn có thể download từ Yahoo hay Google được những dữ liệu như vậy.

      Delete
  87. Chào Bác Giang, con có gởi mail qua reerdata4vn@gmail.com nhưng không nhận được mail trả lời ạ. Bác Giang gởi link qua mail này cho con với ạ: truongthanhde.ueh@gmail.com
    Con cảm ơn Bác.

    ReplyDelete
  88. Bác Giang ơi! con cũng đã mail vào reerdata4vn@gmail.com nhưng ko nhận đc reply, bác gởi link cập nhật REER cho con với, mail con là: lethithom1991@gmail.com.
    Con cảm ơn nhiều lắm!

    ReplyDelete
  89. Con nhận được mail rồi bác Giang ơi! Cảm ơn bác nhiều nhiều lắm!

    ReplyDelete
  90. Bác Giang cho cháu hỏi
    Sao trong cái bảng dữ liệu để tính NEER/REER không thấy có tỉ trọng với các đối tác thương mại chủ chốt vậy ạh?
    Chác xin cám ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn xem kỹ lại các công thức, có phần tính tỷ trọng dựa vào số liệu XNK.

      Delete
  91. Chào bác Giang, cháu có gửi mail cho reerdata4vn@yahoo.com hơn một tuần rồi mà không thấy reply. bác có thể gửi trực tiếp cho cháu được không ạ. Ngoài ra, cháu cần số liệu về NEER hàng tháng từ năm 2000 đến hết năm 2012, bác có sẵn số liệu không bác, nếu bác không có, bác có thể gửi cho cháu số liệu về giá trị XNK hàng tháng theo từng nước và tỷ giá để cháu tự tính toán được không ah. Cháu đang làm dề tài tốt nghiệp, nên thực sự rất cần những số liệu này. Mong bác giúp đỡ. cảm ơn bác nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn phải gửi vào reerdata4vn@gmail.com chứ không phải yahoo.

      Delete
  92. Cháu quên, mail của cháu là thuyvy102@mail.com
    Một lần nữa xin cảm ơn bác Giang

    ReplyDelete
  93. xin lỗi bác, vội qua, cháu viết thiếu. mail cháu là thuyvy102@gmail.com

    ReplyDelete
  94. Chào bác, cháu đã có số liệu rồi ạ,nhưng nó chỉ cập nhật đến tháng 1 năm 2012, liệu cháu có thể có sổ liệu về NEER mới nhất đến cuối tháng 12 năm 2012 được không bác. Khoảng bao lâu thì bác cập nhật số liệu mới? Mong bác giúp cháu, cảm ơn bác nhiều.

    ReplyDelete
  95. bác ơi, cháu đang cần số liệu NEER theo quý tới tháng 12/2013 mà không biết kiếm ở đâu. Bác đã cập nhật tới thời điểm đó chưa bác, cho cháu xin với. Cháu đang làm luận văn nếu không có số liệu này thì không biết làm sao. Cám ơn bác nhiều ạ

    ReplyDelete
  96. cháu chào bác ạ!
    bác ơi cho cháu hỏi xíu được không ạ, cháu đang làm bài về mô hình liên quan đến Ln (REER)t= ∝ +B((Ln(CTOT)t@(Gov)t@(TradeOpen)t@(USINF)t@(TimeTrend)t@CapitalOpen)t@(IntSpread)t ))+ ε_ti . hiện giờ cháu đang rất cần những số liệu liên quan đến Time trend, Government expenditure, trade openess, nếu bác có bác có thể share cho cháu với được không ạ, cháu cảm ơn ác nhiều! mail của cháu là: phuongtc36@gmail.com

    ReplyDelete
  97. Bác ơi, con cũng cần dữ liệu NEER đến hết năm 2012, Bác cập nhập đến thời gian này cho con xin với. Cám ơn Bác!

    ReplyDelete
  98. Bác Giang ơi!con tên là Oanh- sinh viên ĐHKT TPHCM
    Con được bạn giới thiệu blog của Bác và biết được Bác có thể giúp con về mảng số liệu.
    Bác có thể cho con và các bạn xin số liệu của NEER đến hết năm 2012 không ạ?
    Chúng con cảm ơn Bác rất nhiều!

    ReplyDelete
  99. cháu chào bác ạ, cháu là Long hiện đang học tại dại học kinh tế quốc dân hà nội. bác có thể gửi cho cháu số liệu REER tính đến hết năm 2012 được không ạ? mail cháu là:
    log.n.thang@gmail.com
    cháu cám ơn bác ạ :D

    ReplyDelete
  100. Tôi không có ý định sẽ update bộ số liệu này thêm nữa, bài viết này có mục đích giới thiệu với các bạn phương pháp tính NEER/REER chứ không phải là nơi cung cấp số liệu. Các bạn đọc entry về Economic Data để xem các hướng dẫn và gợi ý của tôi về cách tìm số liệu kinh tế.

    ReplyDelete