Tôi không bênh vực Vinashin, nhưng thấy gần đây nhiều người, trong đó có cả TS Lê Đăng Doanh, hiểu sai con số 80,000 tỷ của Vinashin nên thấy cần nói lại cho rõ.
Theo tôi hiểu số 80,000 tỷ đó là liabilities (tiếng Việt dịch là "Tài sản nợ") chứ không phải debts ("Nợ"), mặc dù 2 khái niệm này khá gần nhau. Liabilities của một công ty có thể bao gồm debts, nhưng không nhất thiết tất cả liabilities là debts. Lấy ví dụ (giả tưởng) Vinashin ký một hợp đồng đóng tàu trị giá 1000 tỷ, khách hàng ứng trước 500 tỷ và Vinashin dùng số tiền này để mua sắt thép thực hiện hợp đồng. Như vậy liabilities của Vinashin tăng lên 500 tỷ nhưng assets cũng tăng lên tương ứng với số sắt thép trong xưởng. Khi bàn giao tàu và thanh lý hợp đồng, toàn bộ số liability này sẽ được đưa ra khỏi balance sheets của Vinashin mà không có một dòng cashflow chảy ra tương ứng. Đây không gọi là "trả nợ" như TS Doanh trả lời phỏng vấn.
Giả sử trong hợp đồng nói trên Vinashin cần phải có thêm 100 tỷ để trả lương công nhân và các chi phí khác trong thời gian đóng tàu (khi chưa nhận được 500 tỷ còn lại từ khách hàng), Vinashin sẽ phải vay ngân hàng số tiền này và đây mới chính xác là debt. Số nợ 100 tỷ này sẽ là liability của Vinashin, và sẽ được ghi tương ứng 100 tỷ vào cột assets khi nhận cash từ ngân hàng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và nhận được 500 tỷ còn lại, Vinashin sẽ trả ngân hàng 100 tỷ này và đó là trả nợ (có cashflow chảy ra). Tôi nghĩ ông Trần Quang Vũ nói trả nợ là theo nghĩa này chứ không có nghĩa là xóa hết 80,000 liabilities.
Thực tế một công ty trả hết liabilities của mình cũng đồng nghĩa với nó bị đóng cửa. Nếu đó thực sự là ý của ông Vũ (i.e. thanh lý hết assets/liabilities của Vinashin trong 3 năm nữa), tôi thấy có khi đó lại là điều tốt vì như vậy nền kinh tế VN sẽ rũ bỏ được một gánh nặng. Chỉ sợ phần còn lại của Vinashin vẫn tiếp tục ngắc ngoải và chính phủ lại phải tiếp tục giải cứu bằng taxpayers' money, cách này hay cách khác.
Ang Giang thân,
ReplyDeleteVề nguyên tắc, tôi đồng ý và hiểu ý anh trong entry “Vinashin’s debts”.
Đúng là không ai tính chuyện doanh nghiệp phải “thanh toán” cho xong mọi liabilities. Như vậy là thanh lý doanh nghiệp rồi còn gì.
Tuy nhiên, trong thực tế 80.000 tỷ đồng trong liabilities của Vinashin phần lớn là debts.
Các hợp đồng đóng tàu của Vinashin chỉ tạm ứng một phần rất nhỏ. Nói cho dễ hình dung, giả dụ như Vinashin là ông thợ may, người ta ứng cho một khoản tiền nhỏ để mua vải may áo. Nhưng ông này phải đi vay những khoản tiền lớn hơn nhiều lần để mua… máy may, khi đó mới có đồ nghề may áo. Tổng cộng Vinashin vay nước ngoài khoảng 3 tỷ đô-la để xây hàng loạt các nhà máy đóng tàu, lúc đó giá cả mọi thứ cao hơn bây giờ rất nhiều. Nguy hiểm hơn, ông thợ may này không dùng tiền vay về để mua máy may không thôi, ông ta còn dùng nó để chơi chứng khoán, mua bán địa ốc, xây nhà, làm du lịch… đủ kiểu.
Nay liabilities thì như thế mà assets nó giảm mạnh so với giá trị sổ sách ban đầu.
NVP
Anh Phú, cám ơn anh đã góp ý. Như đã nói bên trên tôi không bênh Vinashin và cũng không bênh ông Trần Quang Vũ. Tôi đã viết nhiều entries trên blog này (từ những ngày đầu) không đồng tình với cách thức kinh doanh của Vinashin và cảnh báo những rủi ro mà VNS sẽ gặp khi khủng hoảng nổ ra. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là assets của VNS nếu mark-to-market thì công ty này đáng ra đã phá sản từ lâu, chính phủ "tái cơ cấu" VNS vừa rồi quá muộn. Tôi không rõ tình hình cụ thể nên không muốn bàn về cách thức tái cơ cấu VNS, dù trong thâm tâm tôi mong muốn cho VNS phá sản ngay và những người có trách nhiệm (ban giám đốc, HĐQT, bộ GTVT, và cả chính phủ) phải bị kỷ luật.
ReplyDeleteTuy nhiên việc nào ra việc ấy, TS Lê Đăng Doanh và nhiều người khác đã nhầm lẫn giữa liabilities và debts, cho dù có thể liabilities của VNS gần như toàn bộ là debts. Bởi vậy tôi muốn mọi người, nhất là các em sinh viên, hiểu rõ hơn con số 80,000 tỷ liabilities của VNS để tránh không bị nhầm lẫn tương tự trong tương lai.
Cháu hiểu rồi ạ. Cám ơn bác Lê Giang ạ.
ReplyDeleteWSJ cũng hiểu lầm tương tự bác Lê Đăng Doanh. Hình như họ lấy nguồn từ bác Doanh phát biểu với báo chí trong nước.
ReplyDeleteVinashin, which has the full name Vietnam Shipbuilding Industry Group, has total debts of 80 trillion Vietnamese dong ($4.2 billion), while its total assets are 90 trillion Vietnamese dong ($4.7 billion), reported online news provider VnExpress, which is run by the Ministry of Science and Technology.
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704518904575366060548946630.html?KEYWORDS=vinashin
Rất đồng ý với anh Lê Giang.
ReplyDeleteTuy nhiên, số tiền nợ là có thực trên hợp đồng, đang đẻ lãi mẹ lãi con. Còn cái tài sản không những không sinh lời mà còn bị mất giá thành bãi cỏ hoang để chăn lợn... như những gì báo chí thể hiện... nên chẳng ai thắc mắc nhiều
@Duy Linh: Ministry of Public Securities :|
ReplyDelete"...according to Cong An Nhan Dan newspaper, which is run by the Ministry of Public Securities."
Có vẻ người đưa tư liệu cho WSJ có vấn đề "nhẹ" về translation, thật tai họa những nội dung thế này sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm.
@Thu Bộ Công an tiếng Anh là Ministry of Public Security. Mình nghĩ WJS biên tập không kỹ thôi.
ReplyDeleteVấn đề là giá trị thực của tổng tài sản Vinashin có đúng là như thế hay không ? Nếu áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế của IASB thì nếu giá trị thực của tổng tài sản Vinashin không còn nguyên vẹn thì phải có hành động ngay. Hiện giờ theo như báo chí ví dụ như về tàu Hoa sen, giá trị thực mua khoảng 1.6 ngàn tỷ mà giá trị thực bây giờ còn không đến 300 tỷ đồng thì đã mất hết 1.3 ngàn tỷ đồng rồi còn gì. Như vậy bên liabilities nợ vay thì vẫn nguyên vẹn cộng thêm với tiền lãi suất mà bên giá trị tài sản đã đi xuống như thế nghĩa là đã ăn lạm vào vốn chủ sở hữu âm rồi còn gì. Balance Sheet thì lúc nào hai bên cũng bằng nhau nhưng mà qui ra nợ vay thì vốn chủ sở hữu đã âm quá rồi còn gì
ReplyDelete@Thu & Duy Linh: Nhiều người than phiền về chất lượng WSJ sau khi Rupert Murdoch took over. Viết về kinh tế VN mà không lấy nguồn từ TBKTSG hay VNEconomy mà lại lấy từ VNExpress và Công An Nhân Dân thì đủ biết trình độ của phóng viên như thế nào.
ReplyDelete@Người Sài Gòn: Bởi vậy mới phải chia 3 Vinashin ra để PVN và Vinalines lãnh bớt một phần lỗ. Về mặt kế toán, cho Vinashin phá sản hay chia 3 và bắt những SOE khác (cả các SOCB) chịu bớt lỗ không khác gì nhau, tất cả đều là tiền nhà nước (ở nước ngoài phải gọi là taxpayers' money). Tuy nhiên về mặt politics thì giữ cho Vinashin không phá sản chắc giúp cho một số sếp giữ được ghế sau đại hội Đảng năm tới.
Vấn đề không phải ở chổ chia lỗ cho PVN và Vinalines mà phải giải phẫu khối ung thư này thật kỹ, điều tra và chữa trị ở Vinashin trước để bảo đảm khối ung thư Vinashin này không di căn. Nếu cứ chuyển một số sang PVN và Vinalines mà không cần biết nguyên nhân và vấn đề thì sẽ di căn, đầu tiên là Vinalines vốn đã ốm yếu lụ cụ. điều này tạo tiền lệ rất xấu cho những Tập đoàn nhà nước đang bị thanh tra khác như TVN, Bảo Việt, vân vân...
ReplyDelete@ Anh Giang: Ở VN nhiều người hiểu tiền nhà nước là tiền của nhà nước làm ra (kiểu như tiền của các tổng công ty nhà nước làm ra) chứ không được hiểu là taxpayers money nên việc chia 3 Vinashin chẳng cần hỏi ý kiến taxpayers.
ReplyDeleteEm mơ đến một ngày nhà nước Việt Nam sống bằng tiền của taxpayers. Chắc ngày đó còn xa lắm :)
@Người Sài Gòn: Bởi vậy mới phải chia 3 Vinashin ra để PVN và Vinalines lãnh bớt một phần lỗ. Về mặt kế toán, cho Vinashin phá sản hay chia 3 và bắt những SOE khác..
ReplyDelete-----------
Cái này thật tai hại vì mấy anh nhận nợ & dự án của Vinashin sẽ phải chịu tổn thất đặc biệt cho các cổ đông của mấy anh này. Nếu gánh nặng quá coi chừng sập tiếp.
Còn nếu việc chia nhỏ Vinashin mà để mấy anh được giữ ghế sau Đại hội tới thì rất nguy hiểm vì mấy anh này đáng lẽ bị xử tội thì lại được dấu diếm để tiếp tục điều hành kinh tế. Mà không khéo các anh ấy lại tiếp sức cho mấy cái như Vinashin nữa thì bà con mình còn khổ và vất vả nai lưng làm để trả nợ.
Sao mình không làm như cái gì như xoá xổ Lehman Brothers?