Update cho các bạn không theo dõi chính trường Úc: Sau khi Julia Gillard "lật đổ" Kevin Rudd, các opinion polls đổi chiều và trong vài tuần qua Labor đã lấy lại được đa số tín nhiệm của công chúng so với liên minh đối lập. Bởi vậy Gillard đã tuyên bố bầu cử sớm vào ngày 21/8 tới để tranh thủ "political momentum" của mình (thông thường Úc bầu cử vào tháng 11, ba năm một lần).
Tối qua Julia Gillard và Tony Abbott, lãnh tụ liên minh đối lập, đã có một tiếng tranh luận trực tiếp trên truyền hình, một truyền thống trong mùa bầu cử của các nước dân chủ. Mặc dù nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng cả Gillard và Abbott đều "play safe cards" trong buổi debate tối qua và không ai là "clear winner", opinion polls sáng nay cho thấy Abbott đã thắng khi tỷ lệ ủng hộ cho liên minh đối lập tăng trở lại, 48 vs 52, dù vẫn thua Labor nhưng đã khá gần để họ có thể lật ngược tình thế trong 4 tuần campaign còn lại.
Cá nhân tôi khá dị ứng với cách Tony Abbott "debate", dành một nửa thời gian từ opening đến closing remarks để công kích đối thủ thay vì tập trung nói về các chính sách của mình. So với những election debates của Mỹ mà tôi từng theo dõi, có lẽ politics của Úc chưa thực sự "mature" dù nước này đã có hơn 100 năm truyền thống dân chủ. Tuy nhiên chiến thuật này đã đánh đúng điểm yếu của Labor và có lẽ đã "thuyết phục" được cử tri của Úc. Tôi tự hỏi nếu một ngày nào đó VN có election debates thì các candidates sẽ nói gì và họ sẽ dùng chiến thuật nào, có lẽ công kích/nói xấu đối thủ sẽ là chiến thuật hiệu quả nhất trong một nền dân chủ non trẻ.
Một thất vọng nữa của tôi về buổi debate tối qua là hai candidates đã dành gần 1/3 thời gian để thảo luận về vấn đề "thuyền nhân" thay vì các vấn đề xã hội/kinh tế/ngoại giao quan trọng hơn (không hề nhắc đến TQ và Mỹ). Abbott đã "khéo léo" không đả động đến mining tax và lảng tránh hầu hết các câu hỏi/tranh luận về chính sách kinh tế, theo tôi đây là chiến thuật đúng vì Labor đã khá thành công về mặt kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua và Gillard đã đạt được thỏa thuận với giới mining. Abbott chỉ xoáy mạnh vào vấn đề nợ công của Úc đang gia tăng (Úc có budget surplus dưới thời Howard và đã bị deficit sau khi Labor lên cầm quyền năm 2008). Tuy nhiên Úc đang có public debt vào loại "healthy" nhất trong số các nước OECD và tôi rất ngạc nhiên khi không thấy Gillard phản công lại về vấn đề này cũng như đề câp đến kinh tế nhiều hơn.
Điều này làm tôi nghi ngờ rất có thể Julia Gillard, và thậm chí cả Wayne Swan - Treasurer của chính phủ Rudd/Gillard, không confident về các vấn đề kinh tế như liên minh đối lập đã từng tố cáo. Có bạn có thể thắc mắc tại sao các lãnh đạo không rành về kinh tế mà kinh tế Úc lại phát triển tốt, ít ra là đã vượt qua cuộc khủng hoảng vừa rồi ít bị sứt mẻ nhất so với các nước phát triển. Lý do một phần là Úc gặp may (yếu tố TQ, đồng tiền thả nổi, thị trường tài chính lành mạnh, thị trường mortgage an toàn hơn đa số các nước G20). Nên nhớ ở một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và nhất là trong trường hợp kinh tế Úc, vai trò của nhà nước không lớn mà nội lực hiện tại của nền kinh tế mới là yếu tố quyết định. [Nói thêm: ở một nền kinh tế thị trường "không đúng nghĩa" như VN, vai trò của nhà nước vô cùng quan trọng bởi vì nếu có chính sách đúng đắn nhà nước sẽ giảm dần những cái "không đúng nghĩa" đó.]
Một lý do nữa là cách thức tổ chức chính quyền của Úc khi các politicians (như Rudd, Gillard, Abbott) không phải là người thực sự đưa ra các chính sách cụ thể mà chỉ có tính định hướng. Những chính trị gia này vận động tranh cử để nắm được chính phủ, trở thành thủ tướng, bộ trưởng..., rồi đưa ra những chính sách lớn. Bên dưới những chức danh chính trị đó là một bộ máy chuyên môn của các technocrats luôn theo nguyên tắc "non-partisan". Nghĩa là họ làm việc và đưa ra các quyết định dựa vào chuyên môn chứ không để quan điểm chính trị ảnh hưởng. Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, những chính sách kích cầu ứng phó với khủng hoảng hoàn toàn do những technocrats bên dưới đề suất và thực hiện, bộ trưởng và chính phủ gần như chỉ là "người phát ngôn" cho những chính sách này. Tôi nghĩ khi các bộ trưởng yếu về chuyên môn thì họ sẽ dễ dàng chấp thuận đề nghị của các technocrats bên dưới hơn trong hoàn cảnh khủng hoảng.
Quay lại cuộc debate tối qua, vấn đề môi trường và các chính sách giảm khí thải nhà kính cũng gần như bị ignore. Điều này có thể hiểu được vì bản thân Labor đã "thất hứa" về việc thực hiện một hệ thống carbon trading, trong khi liên minh đối lập từ trước tới giờ vẫn bị cho là "anti-green", luôn nghiêng về phía doanh nghiệp hơn là những nhóm bảo vệ môi trường. Đây là một điều đáng tiếc vì những đe dọa của biến đổi khí hậu vào kinh tế càng ngày càng lớn (hè năm nay nhiệt độ trung bình trên thế giới cao kỷ lục, chắc các bạn ở HN không nghi ngờ điều này). Tôi nghĩ các chính sách về môi trường, đặc biệt là đối phó với biến đổi khí hậu, sẽ trở thành những key issues trong tương lai không kém gì các chính sách kinh tế, quốc phòng, đối ngoại. Thụy sĩ trong thế kỷ trước đã thành công và thịnh vượng khi giữ được neutral về chính trị/ngoại giao. Giữ được neutral về biến đổi khí hậu và dân số sẽ là chìa khóa thành công cho thế kỷ 21 này.
Nói gì thì nói, dù tôi có thất vọng về cuộc debate tối qua hay cách hành xử của các chính trị gia Úc và nền dân chủ Úc, tôi không khỏi có cảm giác ghen tị khi chứng kiến dân Úc đi bầu cử vào ngày 21/8 tới. Trong gần 20 năm lại đây, tôi đã đọc nhiều mẩu tin đại loại là "... dân tộc xyz lần đầu tiên trong lịch sử có một cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu", Úc đã có cái may mắn đó cả trăm năm nay. Tôi mơ đến một ngày sẽ được xem một cuộc election debate thực sự trên truyền hình VN, và hứa sẽ viết một entry bình luận ngay sau cuộc debate đó :-)
Update: Trong khi tôi complain về chính trường Úc, Krugman rõ ràng không hài lòng với American politics, cụ thể là John McCain.
Update (1/8): Debate này giữa 2 đảng nhỏ của Úc hay hơn nhiều so với debate của Gillard-Abbott:
giấc mơ của bác thật là xa xỉ, hihi
ReplyDeletekhông rõ bác giangle năm nay bao nhiêu tuổi, em thì thuộc thế hệ 8x nên hi vọng "may ra" còn được nhìn thấy vào cuối đời (nếu sống được 5-60 năm nữa)
chứ bác giangle mà thế hệ 5x thì e là giấc mơ ... chỉ là giấc mơ thui :P
à, mà tiện thể lúc nào rảnh bác giangle đọc qua bài báo này và "lan man bàn luận" với bọn em nhé :D
ReplyDeletehttp://cafef.vn/20100722053115775CA34/ong-le-duc-thuy-6-thang-dau-nam-2010-tang-truong-tin-dung-dong-noi-te-qua-thap.chn
ý kiến chủ quan của riêng mình thì em thấy rõ ràng là tín dụng của VN đang có vấn đề j đó, nhưng bảo kích tín dụng lên thì em thấy còn nguy hiểm hơn vì trong bối cảnh hiện tại mà kích tín dụng thì nhiều khả năng tiền lại chảy vào BĐS và ck. Rõ ràng như thế thì không có lợi nhiều cho nền k.tế vì em e tín dụng vào tiếp thì dễ vỡ bong bóng BĐS ở VN mất. Hơn nữa, nửa đầu năm nay, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng GDP vẫn tăng 6.5%, mà lại sắp đại hội rồi, nên chắc các bác ý "để nguyên" thôi, hihi ^^
ko biết chú Giang nghĩ thế nào chứ cháu ko tin lắm vào những thứ được gọi là "non-partisan" hay "technocracy". Biết gọi thế nào là ko chịu ảnh hưởng từ chính trị? Nhiều technocrat như Paul Krugman rõ ràng chịu ảnh hưởng xu hướng, quan điểm chính trị của đảng phái. Mặt khác theo ý cháu các parties được lập ra cũng để đại diện cho lợi ích của các nhóm người, trong đó cũng có technocrats (dù cho cách đại diện có thể ko lấy gì làm đẹp đẽ).
ReplyDeleteNói chung em thấy năm nay cả 2 lãnh đạo này của Úc đều chán. Về tầm thua xa Howard và Rudd cãi nhau. Xem debate kiểu gì mà không khác gì xem kịch, không có không khí tranh luận tí nào.
ReplyDelete@Runi2410: đã mơ thì tội gì không xa xỉ :-). Tôi thuộc thế hệ 6x nhưng không đến nỗi bi quan như bạn.
ReplyDeleteVấn đề tăng trưởng tín dụng thấp có thẻ là hệ quả của chính sách kích cầu tín dụng năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển đầu tư lên trước 1 năm nên bây giờ nhu cầu vay vốn giảm xuống. Những doanh nghiệp trong năm ngoái không đầu tư mới thì có lẽ cũng tích cash để phòng ngừa rủi ro. Cho nên tôi đồng ý với bạn là tăng trưởng tín dụng thấp trong 6 tháng qua không đáng ngại và cố kích thích sẽ làm bubble nhà đất và chứng khoán quay lại.
@Thu: Krugman rõ là partisan rồi, không tính. Technocrat ở đây là chỉ tính những người trong bộ máy bureaucracy thôi. Tất nhiên không ai tránh khỏi không bị quan điểm chính trị, thậm chí tôn giáo ảnh hưởng vào hành vi của mình. Nhưng trên nguyên tắc bộ máy bureaucracy phải đảm bảo nguyên tắc non-partisan. Thực ra những người làm việc trong bộ mày cũng có incentive phải chứng tỏ non-partisan vì nếu không khi chính phủ thay đổi họ có thể sẽ mất việc.
@Anonymous: không chỉ 2 lãnh đạo hiện tại, anh theo dõi politics của Úc từ thời Keating, chưa thấy có lần debate nào được bằng Clinton/Bush(cha)/Perot debate năm 92.
Gui Ban Giangle,
ReplyDeleteBai viet cua ban rat thu vi. Ban co tu lieu ve kinh te Uc gan day khong, post cho moi ngwowi tham khao voi. Cam on nhieu.
@Anonymous (Aug 8): Bạn cần tư liệu kinh tế gì của Úc? GDP, unemployment rate, inflation...?
ReplyDelete