Sáng nay thủ tướng Úc Kevin Rudd đã từ chức để tránh bị thất bại mười mươi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nội bộ đảng Labor đamg cầm quyền. Phó thủ tướng Julia Gillard lên thay, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Úc. Kevin Rudd phải từ chức vì sức ép trong nội bộ đảng Labor khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng ủng hộ của người dân đối với đảng này trong thời gian qua.
Chỉ hơn 3 tháng trước, các cuộc tham dò dư luận cho thấy Labor sẽ thắng áp đảo liên minh đối lập với hơn 70% số cử tri ủng hộ. Tuy nhiên sau khi Kevin Rudd phải hoãn kế hoạch triển khai hệ thống emission trading như đã hứa trong cuộc tranh cử cách đây 2 năm, tỷ lệ ủng hộ Labor đã sụt giảm nghiêm trọng. Vào cuối tháng 5, sau khi chính phủ Kevin Rudd đưa ra kế hoạch đánh thuế đặc biệt các công ty khai khoáng Úc (extra-profit mining tax), tỷ lệ cử tri ủng hộ tiếp tục giảm sâu và hiện tại liên minh đối lập chắc chắn sẽ thắng nếu bầu cử diễn ra hôm nay.
Trong khi chính Julia Gillard và nhiều thành viên chính phủ vẫn tuyên bố ủng hộ Kevin Rudd trong suốt thời gian vừa rồi, các phe cánh địa phương từ các bang trong nội bộ Labor đã liên tục gây sức ép, ngấm ngầm và công khai đòi loại bỏ Kevin Rudd. Kết quả là tối qua họ đã thành công thuyết phục Julia Gillard đứng ra challenge leadership và buộc Kevin Rudd phải tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm 9h sáng nay, nhưng Kevin Rudd đã từ nhiệm trước khi cuộc họp diễn ra vài phút vì biết chắc sẽ thất bại.
Xét trên cương vị thủ tướng trong hai năm qua, Kevin Rudd có thể nói là một PM khá thành công. Úc là nước phát triển duy nhất không bị rơi vào suy thoái trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua một phần nhờ vào các biện pháp fiscal stimulus kịp thời và hiệu quả của chính phủ Kevin Rudd. Chính phủ này cũng cải tổ thành công hệ thống luật lao động và healthcare, có thể nói tương đương như thành công healthcare reform của chính phủ Obama ở Mỹ. Kevin Rudd sau khi nhậm chức đã dũng cảm thay mặt chính phủ Úc xin lỗi chính thức các thế hệ thổ dân bị ngược đãi, điều mà nhiều đời PM khác không làm được. Về mặt ngoại giao, Úc cũng nâng uy tín quốc tế cao hơn khi rất tích cực trong các cuộc họp G20 và hội nghị môi trường Copenhagen năm ngoái. Chính phủ Úc đã giữ được quan hệ "hòa thuận" với TQ, đối tác kinh tế chiến lược, ngay cả sau vụ Chinaco và Rio Tinto.
Tuy nhiên đảng Labor, đúng như tên gọi của nó là một đảng cánh tả với sự ủng hộ của giới lao động và công đoàn, đã không được lòng giới doanh nghiệp. Khi Kevin Rudd tranh cử, ông đã hứa sẽ xây dựng một hệ thống carbon permit trading như tinh thần của Kyoto Protocol để hạn chế khí thải nhà kính. Tuy nhiên kế hoạch này bị giới doanh nghiệp phản đối dữ dội vì nó sẽ tạo thêm một gánh nặng cho những doanh nghiệp phải dùng nhiều năng lượng, mà các "ông lớn" khai khoáng của Úc như BHP, Rio Tinto, Santos là những đối tượng chính. Và cũng chính những "ông lớn" đó lại trở thành mục tiêu của Kevin Rudd khi tuyên bố sẽ đánh thuế lên đến 40% vào phần siêu lợi nhuận của họ khi giá các loại nguyên liệu/khoáng sản tăng vọt trong những năm gần đây.
Với kế hoạch emission trading và mining tax, Kevin Rudd thực hiện đúng tư tưởng social-liberal của đảng Labor, nhưng mỉa mai thay chính đảng này đã loại bỏ ông. Không ai dám chắc nhưng một conspiracy theory đang được lan truyền là giới business đã đứng đằng sau cuộc lật đổ này. Mining là ngành công nghiệp lớn nhất Úc và các ông trùm trong ngành này có ảnh hưởng không nhỏ. Sau khi Kevin Rudd đưa ra kế hoạch mining tax, các kênh truyền hình lớn và báo chí đã liên tục đăng tải quảng cáo của các interest groups chống lại kế hoạch này. Trên quan điểm kinh tế, đánh thuế vào resource rent là một điều đúng đắn để phân bổ lại thu nhập cho toàn xã hội và để chuyển một phần lợi nhuận từ khai thác tài nguyên cho các thế hệ mai sau (như Nauy và Canada đang làm). Tuy nhiên kế hoạch mining tax của Kevin Rudd đã bị gán cho là một hình thức raising revenue để trang trải cho các chính sách stimulus vừa rồi và cho cuộc cải tổ hệ thống healthcare sắp tới. Đúng sai chưa biết thế nào nhưng opinion polls cho thấy các "ông trùm" khai khoáng đã thuyết phục được dân Úc chỉ trong thời gian rất ngắn.
Kevin Rudd phát biểu tối qua rằng ông được người dân Úc bầu làm thủ tướng chứ không phải các phe phái trong đảng Labor. Tuy nhiên chính Kevin Rudd phải thừa nhận rằng chính trị vô cùng khắc nghiệt. Những gì vừa xảy ra cho thấy tầm ảnh hưởng ghê gớm của các interest groups lớn, ngay cả trong một hệ thống democracy khá vững mạnh như của Úc. Năm ngoái, Simon Johnson đã cảnh báo "too big to regulate", ám chỉ những tập đoàn tài chính quá lớn có khả năng ảnh hưởng vào chính sách quốc gia, sự kiện Kevin Rudd từ chức hôm nay có lẽ là một minh chứng rất cụ thể cho lo ngại của Simon Johnson.
Bởi vậy bài học lớn cho VN là hãy ghìm cương các interest groups khi còn chưa muộn, đừng để đến một lúc nào đó các tập đoàn, tổng công ty, dù của nhà nước hay tư nhân, có thể gây ảnh hưởng lên chính sách quốc gia. Ngăn ngừa "too big to regulate" là một mặt, mặt khác phải tăng cường transparency và tạo điều kiện debate công khai các chính sách quan trọng của đất nước. Nên nhớ VN sẽ phải đương đầu không chỉ với cả các interest groups trong nước mà cả từ bên ngoài (eg từ "nước lạ"). Các interest groups trong nước có thể sẽ gây tác hại cho đa số người dân, nhưng ít ra những rent seekings mà họ đạt được không/ít tác hại ở tầm quốc gia, các interest groups nước ngoài không bao giờ như vậy.
Update (25/6): Cổ phiếu các công ty khai khoáng Úc tăng ào ạt sau khi Kevin Rudd từ chức và Julia Gillard ngay lập tức tuyên bố sẽ xem xét lại mining tax.
Update (2/7): Julia Gillard đã thỏa thuận được với "ming bosses" giảm super-profit tax xuống 30% (từ dự định 40% ban đầu của Kevin Rudd) và chỉ áp dụng cho iron ore và coal, loại trừ các loại khoáng sản khác. Nên nhớ corporate income tax của Úc hiện đang là 30% và sẽ được giảm xuống 29% (trước đây Kevin Rudd dự định giảm xuống 28%), như vậy mining tax chỉ cao hơn corporate tax 1%, gần như không đáng kể.
Update (5/7): Phần update trên tôi sai khi so sánh mining tax của Rudd/Gillard với corporate tax, đúng ra phải so sánh nó với resource royalty, là phần "thuế tài nguyên" đánh vào lợi nhuận trươc thuế của các công ty khai khoáng. Để tiện so sánh tôi tạm đưa ra một ví dụ đơn giản như sau theo bài báo SMH bác Anonymous (July 1) đưa link bên dưới:
Giả sử một dự án khai khoáng có lợi nhuận $100, theo phương án của Gillard tổng số "thuế" dự án này phải nộp là $45, nghĩa là effective tax rate là 45% trong đó một nửa là mining tax (đã được đổi tên thành Mineral Resource Rent Tax (MRRT). Còn theo hệ thống thuế do Rudd đề suất trước khi mất chức, tổng số thuế phải đóng là $56.8, bao gồm $40 super profit + 16.8 corporate tax (nghĩa là mining tax chiếm hơn 70% số thuế phải nộp).
Trước đây các bang đánh thuế tài nguyên (3-5%) trên doanh số bán ra của các công ty khai khoáng. Để có thể phải đóng MRRT, dự án khai khoáng phải có return bằng longterm bond yield + 7%, khoảng 12%. Rất khó để chuyển đổi return thành profit nếu không xem xét cụ thể từng dự án, tuy nhiên để đơn giản tôi tạm coi profit margin bằng với return (trên thực tế profit margin phải cao hơn return vì phải cover fixed costs). Như vậy để một dự án có profit là $100 thì sale phải là $100/12%=$833.3. Nếu lấy royalty rate bằng 3%, dự án này phải đóng thuế tài nguyên là $25, còn lại lợi nhuận trước thuế là $75. Như vậy cộng với corporate tax hiện tại (30%) tổng số thuế phải nộp là $47.5, tương đương so với hệ thống MRRT của Gillard nhưng thấp hơn nhiều so với phương án của Rudd. Có thể thấy Gillard đã nhượng bộ giới mining đáng kể.
Update (12/07): Martin Wolf cũng ủng hộ mining tax của Úc, thắc mắc về việc economic theory loại bỏ natural resources khỏi primary factors of production.
Update (06/08): Joe Stiglitz có một bài viết muộn màng khen Kevin Rudd, hi vọng Labor sẽ thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới.
Các nước theo chế độ dân chủ đại nghị, đảng ép từ chức thì thủ tướng phải từ chức. Như Nhật Bản cũng vậy. Vậy sự thay đổi thủ tướng, hoặc khi các liên minh cầm quyền tan rã thì bất ổn chính trị đó có làm các nhà đầu tư e ngại???
ReplyDeleteTại Mỹ theo tổng thống chế, có chuyện đảng ép tổng thống từ chức không thầy Giang nhỉ?
Ở Mỹ, tổng thống chỉ bị mất chức khi vi phạm luật pháp thôi.
ReplyDeleteBài học Dân Chủ từ nước Úc
ReplyDeletehttp://boxitvn.wordpress.com/2010/06/28/bi-h%e1%bb%8dc-dn-ch%e1%bb%a7-t%e1%bb%ab-n%c6%b0%e1%bb%9bc-c-2/
Anh Giang tham khảo bài viết của GSTS Nguyễn Thu đăng trên trang Bauxite Việt Nam có một góc nhìn khác với anh về cùng một sự kiện.
Nếu anh lo ngại "tầm ảnh hưởng ghê gớm của các interest groups lớn" thì Nguyễn Thu lại đề cao áp lực của dư luận: "Nước Úc với liệu pháp Dân chủ ghi sẵn trong Hiến pháp một thể chế chánh trị đa nguyên để phòng và chữa bệnh, và chính một phần áp lực của phe đối lập và dư luận công chúng đã tạo nên những sự tự hoán chuyển để tồn tại và phát triển, nên hẳn phải tìm ra lối thoát ngay tức thì!"
@Anonymous: Tôi không chắc nhưng cho rằng ở những nước có cơ chế tổng thống như Mỹ thì các đảng phái không phế truất được tổng thống là người do dân bầu trực tiếp. Ở Úc và các nước theo chế độ dân chủ đại nghị, người dân không bầu trực tiếp thủ tướng mà chỉ chọn ra đảng cầm quyền, rồi đảng này để cử thủ tướng. Do vậy đảng có quyền phế truất.
ReplyDelete@Duy Linh: Anh tôn trọng cách nhìn của GS Nguyễn Thu, nhưng không đồng ý với bài viết đó, nhất là với nhận định rằng Kevin Rudd bị mất lòng tin của dân Úc vì tỏ ra thân TQ quá đáng. Thực ra chính sách đối ngoại của Kevin Rudd bị chỉ trích nhiều nhất không phải là quan hệ với TQ mà là cách xử lý vấn nạn thuyền nhân.
Việc dư luận (opinion polls) bất lợi cho Labor trong vài tháng gần đây là một cái cớ để regional leaders trong nội bộ Labor lật đổ Kevin Rudd. Cuối thời John Howard, opinion polls cũng trở nên bất lợi cho Liberal/National nhưng liên minh này không "đảo chính" John Howard dù lúc đó Peter Costello là một ứng cử viên rất sáng giá.
Anh tin rằng nếu không vì mining tax, Kevin Rudd đã không bị mất chức dù opinion polls có xấu hơn nữa. Labor loại bỏ Kivin Rudd vì đó là cách duy nhất để có thể lật lại mining tax mà không mất mặt với cử tri. Tuy nhiên Labor đầu hàng giới miners nhanh như vậy là dấu hiệu cho thấy các leaders của đảng này đã bị lobby.
Tôi chia sẻ quan điểm với Giang Lê và xin phép chép lại bài về blog của tôi (http://leminhs.wordpress.com).
ReplyDeleteĐặc biệt về chuyện Trung Quốc, Kevin 07 là người chỉ trích khá mạnh Bắc Kinh về chuyện nhân quyền, và luật thuế siêu lợi nhuận của ông trực tiếp đánh vào quyền lợi khai khóang của các công ty có cổ phần nước ngoài tại Úc (Trung Quốc đã và đang ào ạt vào sở hữu.)Nói đơn giản là lấy lại một phần lợi nhuận của nuớc ngoài, trong đó có của người Hoa, để chan lại vào xã hội Úc. Trung Quốc đã phản ứng khá mạnh chuyện mining taxing của Rudd.
Một người bạn của em sống ở tiểu bang phụ thuộc vào ngành khai khoáng ở Úc nói rằng nhiều người dân Úc không muốn ngành mining bị đánh thuế cao vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và mức sống của họ.
ReplyDeleteViệc nghĩ đến lợi ích "tương lai" của việc đánh thuế em nghĩ là rất khó cho những người dân bình thường.
Bài viết của anh cho em thêm một bài học về việc một nền democracy trưởng thành, dưới sự lobby của các nhóm lợi ích, cũng có thể đưa đến một quyết định sai về mặt kinh tế.
@leminhs: Cám ơn bác đã chia sẻ quan điểm. Bác cứ sử dụng thoải mái bài của tôi.
ReplyDelete@Duy Linh: Đúng là người dân không nghĩ sâu xa về vấn đề này nên để giới mining dẫn dụ. Đó cũng là lỗi của Kevin Rudd/Labor không marketing tốt chính sách của mình. Thực ra thuế này đánh vào extra profit do giá khoáng sản trên thế giới tăng vọt, nếu chính phủ không đánh thuế thì phần lợi nhuận này không/ít có khả năng chảy xuống túi người dân. Trong khi đó nếu đánh thuế ít ra số tiền thuế sẽ được chi cho những dịch vụ công hoặc social security payout, có thể không hiệu quả nhưng ít ra cũng bất vụ lợi (ngoài ra người dân có thể có tiếng nói trong việc sử dụng số tiền này thông qua lá phiếu của mình).
"mining tax chỉ cao hơn corporate tax 1%, gần như không đáng"
ReplyDeleteNếu theo thông tin ở đây: http://www.smh.com.au/business/henry-junked-as-miners-do-the-numbers-20100702-zsd3.html?rand=1278037621134
thì cách tính mining tax có phần complicate hơn và effective rate sẽ là 45% (xem phần number crunching)
@Anonymous (July 1): Cám ơn bác đã chỉ ra lỗi này, tôi sai khi so sánh apple với orange. Tôi đã tính lại cụ thể hơn ở bên trên để thấy phương án Gillard thực ra rất gần với những gì giới mining đang phải trả trong hệ thống royalty hiện tại và là big concession so với Rudd.
ReplyDeleteCám ơn anh Giang viết bài update (5/7)
ReplyDeleteKhông biết về hệ thống royalty hiện tại, em cũng chỉ so sánh mining tax với corporate tax (lại apple & orange) và đã cho là Gillard đã achieve được chút ít trong vụ MRRT này
Thank a về bài viết này, mấy hôm đọc báo nói về mining tax mà e vẫn hok hiểu sự ảnh hưởng của loại hình đánh thuế này, cũng như cách thức tính ra sao. Hi vọng a sẽ có thêm nhiều bài viết hơn nữa của anh để e được học hỏi.
ReplyDeletee xin được phép đăng bài của anh trên fb để chia sẻ vs bạn bè.