Trong đồ thị bên dưới có thêm M1 của VN. Có thể thấy NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ trong 10 năm qua rất "không giống ai". Thứ nhất, M1 (tính theo % nominal GDP) đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn này cho thấy NHNN theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng rất aggressive mặc dù lạm phát của VN khá cao và tăng trưởng không thấp. Thứ hai, M1 của VN có độ biến động rất cao, chỉ trong vòng 3 quí đầu năm 2008 giảm gần một nửa rồi tăng trở lại với tốc độ nhanh không kém (V-shape). Đây là bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ của NHNN rất "giật cục", thiếu khả năng dự báo và dựa quá nhiều vào các biện pháp hành chính. [Update 25/6: Một điểm nữa tôi quên không nhắc đến là tính independence của NHNN. Việc gia tăng M1/NGDP quá nhanh như trên và bị giật cục nhiều lần còn chứng tỏ NHNN bị chi phối rất nhiều bởi chính phủ chứ không được hoạt động độc lập. Có điều nửa đầu (thời ông Lê Đức Thúy) chính sách có vẻ ổn định hơn nửa sau (thời ông Nguyễn Văn Giàu) nên có thể còn do leadership của NHNN nữa.]
Đồ thị cuối cùng là Domestic Credit tính theo % nominal GDP. Trong hơn 10 năm qua, các nước láng giềng của VN đều có xu hướng giảm Domestic Credit (deleverage), có lẽ đã "thấm đòn" sau cuộc khủng hoảng 97-99. Trong khi đó VN tăng tỷ lệ này lên hơn 5 lần (tăng leverage), nghĩa là tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này đã được support rất nhiều nhờ vào credit expansion (nhớ lại: ROE tăng không phải vì ROA tăng mà vì leverage tăng, tất nhiên rủi ro tăng theo). Điều này phù hợp với việc ICOR ngày càng tệ, hay nói cách khác đầu tư ngày càng kém hiệu quả. Nếu tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 13% như ông Lê Xuân Nghĩa nói, con số này tương đương 15% nominal GDP vào cuối năm 2009, nghĩa là khi các ngân hàng phải write off số nợ xấu này thì tăng trưởng nominal GDP của một năm sẽ mất sạch.
Tóm lại, nếu M1 tiếp tục tăng như 10 năm vừa qua, lạm phát cao là điều không thể tránh khỏi, bất luận giá cả thế giới thế nào. Milton Friedman nói "Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon", "always and everywhere" chưa chắc đúng nhưng ít nhất ở VN điều này đúng. Còn nếu domestic credit tiếp tục tăng (cái này không chỉ phụ thuộc vào NHNN mà còn ở hệ thống NHTM và cả người dân và doanh nghiệp đi vay), khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính/ngân hàng không quá xa vời. Nên nhớ Finance-led growth như Mỹ trong hơn một thập kỷ qua là tiền đề của cuộc khủng hoảng tài chính 07-09, và cả nhiều cuộc khủng hoảng trước đây. VN đã và đang đi theo con đường này trong 10 năm qua vì "Đổi mới" và "export-led growth" đã hết tác dụng.
Vì vậy ở VN tăng trưởng cao nhưng mức sống chung của XH có vẻ chẳng khá lên mà ngày càng khó cho người lao động bình thường!
ReplyDeleteChao anh Giang,
ReplyDeleteXin cam on anh da neu ra mot van de rat dang quan tam. Toi nghi nhan xet cua anh ve quan he giua toc do tang truong cua M1/GPD va viec dieu hanh chinh sach tien te cua NHTU co le chinh xac, nhat la doi voi truong hop cua Viet Nam, nhung de lap luan duoc chat che thi co it nhat hai diem can phai xac nhan nhu sau:
1, NHTU co the target M1 o muc do nao? Trong M1, ngoai currency ma NHTU co the quan ly truc tiep, con co nhung phan khac ma NHTU chi co the tac dong gian tiep nhu demand deposits, checkable deposits. Nhung phan nay phu thuong nhieu vao he thong ngan hang thuong mai va co the la ca hanh vi cua doanh nghiep co tai khoan o ngan hang.
2, Neu chi dua vao do thi cua M1/GDP lieu co the ket luan ve cach dieu hanh CSTT cua NHTU? Ve ly thuyet thi quan he nhan qua (causality) giua GDP va M1 khong chi don la GDP-->M1 ma co the la nguoc lai. Co the xac nhan dieu nay bang nhung cong cu nhu Granger causality test.
@Tran Binh Lang:
ReplyDelete1. Anh cứ xem Indonesia, Thailand, Philippines target M1 như thế nào thì thấy điều này hoàn toàn trong tầm tay của central bankers. Đồ thị bên trên tôi dùng quarterly series, nghĩa là đã loại bỏ hết daily, thậm chí monthly noise. Cho nên thay đổi M1 mạnh như trên chỉ có thể là từ chính sách tiền tệ chứ không phải behaviour của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp/người dân.
2. Tôi không nói gì về quan hệ nhân quả giữa GDP và M1. Đồ thị về tỷ lệ M1/NGDP bên trên cho thấy chính sách tiền tệ của NHNN quá nới lỏng trong hơn 10 năm qua. Rất có thể do GDP tăng nóng nên M1 tăng theo, nhưng NHNN không những đã accommodate tăng trưởng NGDP (đáng lý ra phải thắt chặt tiền tệ để chống inflation) mà còn tăng money supply nhanh hơn NGDP nên tỷ lệ này mới gia tăng.
đọc cái này lại càng buồn cho VN anh ạ Y_Y
ReplyDeletehttp://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/36577/
Bạn có thể cho mình xin số liệu về cung tiền M1. Qua các quý được không? Từ năm 2000 - 2011. Chân thành cám ơn bạn nhiều: Email của mình: vanquy@ssc.gov.vn
ReplyDeleteBạn có thể cho mình xin số liệu về cung tiền M1. Qua các quý được không? Từ năm 2000 - 2011. Chân thành cám ơn bạn nhiều: Email của mình: vanquy@ssc.gov.vn
ReplyDeleteBác ơi con cũng muốn xin dữ liệu M1 của Việt Nam theo quý từ năm 2000-2012, để làm báo cáo chuyên đề. Con chân thành cảm ơn bác. Email của con là: thuydoan1992@yahoo.com
ReplyDeleteBạn chịu khó đọc entry Economic Data tôi để link ngay trên đầu blog nhé.
DeleteDạ con có đọc lại entry Economic Data của Bác rồi ạ, nhưng con vẫn không tìm thấy được đường link để xin số liệu M1 (của Việt Nam theo quý từ năm 2000 - 2013). Rất mong Bác có thể giúp con để hoàn thiện được đề tài luận văn. Con cảm ơn Bác nhiều lắm ạ ^^
DeleteEmail của con là: pqbinhk21@gmail.com
CHào Bác Giang
ReplyDeleteCOn đã lên IMF để seach dữ liệu M1 của Việt nam giai đoạn 2000 - 2011 nhưng không có, chỉ có dữ liệu M2.
Trong khi các nước khác như Mỹ thì có đầy đủ.
Con xin bác có thể cho con dữ liệu M1 của Việt Nam trong thời gian trên được không ạ?
Con cám ơn bác.
Chúc bác sức khỏe
Con chào bác.
ReplyDeleteCon muốn xin dữ liệu M1 theo quý như của bác từ năm 2000 - 2012 (nếu có nắm 1995 trở đi thì càng tốt)
Con đã lên IMF tìm nhưng ko có số liệu này của Việt Nam. Các nước khác thì có.
Ở Worald bank và một sô nguồn khác cũng ko có được dữ liệu theo yêu cầu. Con cám ơn Bác rất nhiều.
chào bác.
ReplyDeleteCon cũng thử tìm như bạn Anh Dao nhưng trên IMF không có mục Narrw money của VN như các cs khác.
Mong bác hướng dẩn giúp con
Bác ơi, cho cháu hỏi tại sao khi nghiên cứu vấn đề lạm phát cháu thấy các bài paper gốc người ta dùng cung tiền M1 mà khi áp dụng cho Việt Nam người ta lại dùng cung tiền M2 để chạy mô hình Bác?
ReplyDelete