Thursday, April 19, 2012
Phillips curve
Trong 2-3 tuần lại đây các chuyên gia và báo chí VN thi nhau "báo động" về tình trạng kinh tế suy giảm (Q1 GDP chỉ tăng hơn 4% yoy) và doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt (12000 doanh nghiệp đóng cửa trong 3 tháng đầu năm). Sau khi NHNN cấp tốc cắt lãi suất thêm một điểm phần trăm ngày 10/4, chẳng còn mấy ai nhắc đến vấn đề lạm phát nữa. Bi quan lắm thì các chuyên gia cũng chỉ cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại vào cuối năm hoặc đầu năm sau, ngoại trừ viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên có ám chỉ đến khả năng "đình-lạm" (stagflation).
Thực ra những hawkish economist (ám chỉ những người ủng hộ thắt chặt tiền tệ và tài khóa để chống lạm phát), trong đó có tôi, không bất ngờ về tình hình kinh tế suy giảm. Nếu đã theo dõi blog này một thời gian chắc các bạn còn nhớ tôi luôn cho rằng nguyên nhân lạm phát của VN trong thời gian qua là tăng trưởng nóng, nghĩa là AD bị đẩy lên quá cao nên GDP tăng cao hơn mức potential. Tăng trưởng nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài. Đấy là lý do tại sao tôi ủng hộ các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa (để giảm AD) đồng thời cải tổ mạnh mẽ giới doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả (để tăng potential GDP). Trong khi tăng potential GDP phải mất thời gian, các chính sách thắt chặt sẽ có tác động nhanh hơn vào AD kéo đường này dịch chuyển sang trái, dẫn đến lạm phát và GDP cùng giảm. Quan điểm của tôi ngược với những người theo trường phái supply side, cho rằng thắt chặt tiền tệ sẽ làm AS giảm do vậy lạm phát sẽ tăng vì thiếu hàng hóa.
Thực tế số liệu hai tác giả Nguyễn Việt Phong - Bùi Trinh đưa ra về tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tỷ lệ tồn kho, doanh số bán lẻ, thâm hụt thương mại hoàn toàn phù hợp với lập luận của tôi về sự sụt giảm AD. Dù rất nhiều doanh nghiệp kêu ca lãi suất cao và không vay được vốn, sức mua sụt giảm là nguyên nhân chính dẫn đến kinh tế suy giảm và lạm phát đang hạ dần. Nếu AS giảm như một số chuyên gia lo ngại, lạm phát phải tiếp tục tăng, hàng tồn kho phải giảm và cán cân thương mại phải tiếp tục xấu đi - hoàn toàn trái ngược với thực tế. Như vậy đến thời điểm này tôi càng tin tưởng rằng dù kinh tế VN có đặc thù đến đâu cũng không tránh được qui luật kinh tế thông thường.
Câu hỏi cần đặt ra là vậy cần thắt chặt tiền tệ/tài khóa đến khi nào thì đủ, liệu cái giá phải trả để chống lạm phát có phải đã trở nên quá đắt hay không? Với những người đã học macroeconomics hiện đại (tôi lấy chuẩn là sách giáo khoa của Mankiw), câu trả lời là tùy thuộc vào inflation expectation. Chừng nào inflation expectation còn chưa giảm thì nới lỏng tiền tệ/tài khóa vẫn còn sớm. Vấn đề là làm thế nào để đo được inflation expectation? Chưa có cơ quan/tổ chức nào của VN tiến hành survey về số liệu quan trọng này, VN cũng chưa có inflation indexed bond để có thể ước lượng inflation expectation như các nước. Trong khi đợi những phương pháp tính inflation expectation chuẩn có thể áp dụng ở VN, tôi tạm thời sử dụng một khái niệm khá cổ điển để thử trả lời cho câu hỏi đã đến lúc nới lỏng tiền tệ chưa?
Chắc hẳn các bạn không lạ với khái niệm Phillips curve miêu tả mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Phillips curve là đường cong (tôi vẽ hơi thẳng :-)) biểu diễn mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và thất nghiệp, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì lạm phát giảm xuống và ngược lại. Sự đánh đổi giữa 2 biến số quan trọng này là một trong những nền tảng quan trọng nhất của lý thuyết Keynes. Tuy nhiên giai đoạn stagflation trong những năm 1970 cho thấy quan hệ này không đúng và Edmund Phelps đã cải biên nó thành Augmented Phillips curves, trong đó vai trò của inflation expectation được đưa vào như trong đồ thị dưới đây:
Phelps cho rằng khi inflation expectation tăng lên thì đường short-run Phillips curve sẽ dịch chuyển sang phải. Như vậy với inflation expectation quá cao thì stagflation có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao). Vì VN chưa có số liệu thất nghiệp (đủ tin cậy) nên tôi đổi hệ tọa độ của đồ thị bên trên từ Unemployment-Inflation thành GDP Growth-Inflation vận dụng Okun's law (GDP growth tỷ lệ nghịch với unemployment):
Lưu ý lúc này đường short-run Phillips curve với inflation expectation cao nằm bên trái. Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thường có dạng một vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ như hình bên dưới. Bắt đầu từ điểm A khi cả inflation và inflation expectation thấp, nền kinh tế tăng trưởng từ từ đến điểm B trên đường Phillips curve có inflation expectation thấp. Tại B nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng và nó bắt đầu chựng lại, đồng thời inflation expectation tăng cao đẩy nền kinh tế dần đến điểm C trên một đường Phillips curve có inflation expectation cao hơn. Lúc này ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần đến D, tuy nhiên inflation expectation vẫn còn cao. Phải đến khi lạm phát xuống thấp hẳn thì người dân và doanh nghiệp mới thay đổi expectation để nền kinh tế quay về đường Phillips curve ban đầu và lúc đó ngân hàng trung ương mới giảm lãi suất trở lại để thúc đẩy tăng trưởng. Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đường Phillips curve AB thì mới nên nới lỏng tiền tệ/tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất khi nền kinh tế vẫn năm trên đường CD thì inflation expectation sẽ không thể giảm.
(Còn tiếp)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đúng đoạn hay nhất. A Giang ác ghê
ReplyDeleteBác Giang cho em hỏi : thất nghiệp ở VN ( và cả TQ) phải tính thế nào với lao động nông nhàn. Họ vẩn có nghề nghiệp là : làm ruộng. Nhưng không thể nói họ có việc làm được.
ReplyDeleteTôi không biết. Có thể vì lý do này nên VN (và TQ) không có số liệu thất nghiệp quốc gia mà chỉ thu thập số liệu thất nghiệp ở khu vực thành thị.
DeleteMình nghĩ lao động nông nhàn không tính vào thất nghiệp, vì không phải bất cứ ai không làm việc cũng được coi là thất nghiệp. Lấy ví dụ ở Úc là nơi mình biết thì chỉ những người không làm việc và đã từng kiếm việc trong 4 tuần trước khi khảo sát thì mới được coi là thất nghiệp.
DeleteThật ra, cách tính thất nghiệp ở Úc còn cụ thể hơn rất nhiều (dĩ nhiên ở mỗi nước cách tính sẽ khác nhau):
Data refer to persons who were not employed during the reference week and had actively looked for full-time or part-time work at any time in the 4 weeks up to the end of the reference week and who were available for work in the reference week, or were waiting to start a new job within 4 weeks from the end of the reference week. Students actively seeking full or part-time work are included. Persons who are not working, are actively seeking work but are unavailable to start work due to temporary illness are excluded.
Xin được hỏi Bác Giang 1 chút. Trong đoạn về lạm phát nguyên nhân lạm phát. Về mặt số liệu thì mới chỉ ra được là lượng cung, và lượng cầu ra sao. Nhưng vấn đề là định lạm thì đường tổng cung thì đi lên (biểu hiện cho việc sản xuất khó khăn hơn), còn đường tổng cầu thì ban đầu đi lên vì người dân chấp nhận lạm phát và lôi tiền dự trữ ra tiêu, rồi về sau mới hạ xuống do doanh nghiệp phá sản thì không còn thu nhập mà tiêu nữa. Khi đó cộng thêm yếu tố là các doanh nghiệp vãn phải cố duy trì sản xuất thì tất nhiên là sẽ xảy ra hiện tượng tồn kho lớn trong giai đoạn tiếp theo. Vậy thì với số liệu về lượng cung và lượng cầu, thực sự không thể phán được là đường cung và đường cầu đã vận động thế nào để biết xem chúng ta thuộc loại đình-lạm hay cầu kéo thông thường.
ReplyDeleteBạn cần phân biệt sự dịch chuyển (shift) của AD/AS với di chuyển lên xuống (move) trên đường AD/AS. Stagflation chỉ xảy ra khi AS bị dịch chuyển về bên trái (vì thiên tai, vì mất một loại supply nào đó vd xăng dầu), còn nếu điểm cắt nhau của AD và AS dịch chuyển thì đó là cầu kéo và chính sách tiền tệ/tài khóa sẽ có tác dụng.
DeleteCảm ơn vì bài viết hay
ReplyDeleteTrước đây em có nghe đến một số liệu thứ cấp :
ReplyDeletewww.baotintuc.vn/129N20110420090523490T0/giai-bai-toan-viec-lam-cho-lao-dong-nong-thon-bai-2.htm
Theo kết quả một nghiên cứu của Viện
Khoa học lao động và xã hội, tỷ lệ người
lao đang thiếu việc làm ở nông thôn
đang tiếp tục tăng phần nào minh
chứng cho điều đó. Giai đoạn khoảng
10 năm trước năm 2007, tỷ lệ lao động
nông thôn thiếu việc làm là 82%. Đến
năm 2007, tỷ lệ này tăng lên 89%.
Bác liên hệ với họ xem , có lẽ họ có. Như thế mô hình hoàn chỉnh hơn và thuyết phục hơn.
Rất hay. Nhưng vẫn có 1 thắc mắc. TQ có GDP nóng hơn VN rất nhiều, và nóng rất lâu. Sao không lâm trọng bệnh như VN?
ReplyDeleteBài viết của bác hay quá!. Trong bài viết có một chỗ cháu vẫn chưa hiểu sau khi đã đọc qui luật Okun và đường cong Phillip trong sách vĩ mô của Mankiw. Đó là chỗ " đổi hệ tọa độ của đồ thị bên trên từ Unemployment-Inflation thành GDP Growth-Inflation vận dụng Okun's law ". Bác có thể giải thích thêm giùm cháu được không?. Cám ơn bác chủ blog nhiều ^^!.
ReplyDeletelam on ve giup e tac dong cua cac dien bien sau tren duong Phillips ngan han va dai han va neu cac ly do kinh te lam co so cho cau tra loi:
ReplyDeletea. gia tang ty le that nghiep tu nhien
b. sut giam gia dau nhap khau
c.gia tang chi tieu chinh phu
d. giam sut lam phat du kien