Bạn daotheson (trong phần comment của entry Vinashin default II) gửi link một bài viết của phóng viên Hải Lý (TBKTSG) về vụ Elliott Advisors rút đơn kiện VNS. Bài này có một cái title rất ngộ là "Tại sao Elliott hết kiện Vinashin?", dường như tác giả tránh không dùng chữ "rút đơn kiện" vốn thông dụng và dễ hiểu hơn trong trường hợp này. Như vậy sau khoảng 1 tuần kể từ khi báo chí quốc tế đưa tin (bạn daotheson thông báo ngày 27/3) thì báo chí VN cũng có tin, chứng tỏ nhận định ban đầu của tôi sai (tôi cho rằng báo chí VN không được đưa tin vì nhiều khả năng phía VN đã chấp nhận out-of-court settlement với EA).
Trong bài báo này của TBKTSG, tác giả đưa ra giải thích EA rút đơn kiện vì họ chấp nhận ngồi lại vào bàn đàm phán với một "tập đoàn đa ngành nội địa". Tập đoàn mà tác giả không tiết lộ tên này chắc chắn đã đưa ra một offer tốt hơn nhiều so với mức 35% mà một "ngân hàng lớn" đã offer trước đó (một commenter cho rằng đó là Techcombank). Tại sao một tập đoàn nội địa lại đứng ra mua lại nợ của VNS với giá tốt hơn nhiều mức 35% để đến mức EA đồng ý rút đơn kiện? Nên nhớ EA kiện để đòi face value, nghĩa là 100% giá trị nợ, nhưng toàn bộ phần nợ mà EA nắm giữ (kể cả lãi) chỉ là $13.2m do đó nếu xét về mặt kinh tế trả toàn bộ số tiền này (face value) thông qua out-of-court settlement thì phía VN vẫn lợi hơn là trả ít nhất 35% cho toàn bộ các chủ nợ.
Đây là lý do tại sao bài báo của TBKTSG phải đưa tiếp ra một giả thiết nữa là VN đang cố gắng giải quyết dứt điểm vụ nợ $600m này của Vinashin để các doanh nghiệp (nhà nước) khác có thể phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Như vậy tập đoàn nội địa nào đó đưa ra offer tốt hơn 35% chắc chắn phải do chính phủ VN "nhờ vả" chứ không phải họ offer đơn thuần vì mục đích kinh tế. Không bàn về việc liệu Vietcombank, Vietinbank, BIDV phát hành trái phiếu ra nước ngoài có phải là chính sách phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại hay không, nếu điều này đúng lập luận của tôi trong entry Vinashin default II hồi tháng 11/2011 tiếp tục được củng cố:
"Phương án lập một công ty để mua lại nợ của Vinashin từ các creditors nước ngoài mà TBKTSG đềsxuất có một số điểm dở như sau, kể cả nếu công ty đó hoàn toàn dùng vốn tư nhân. Một điều hiển nhiên là EA sẽ không chấp nhận bán nợ với giá thấp hơn 35% face value vì đã được offer giá đó. Trong khi đó nếu thông tin của FT chính xác, số nợ của Vinashin với các creditors trong nước chỉ được offer 20% face value, nghĩa là công ty mua nợ mới này sẽ phải trả ít nhất 15% đắt hơn cho EA và các creditor nước ngoài cho cùng một loại liability của Vinashin mà họ có thể mua được trong nước. Liệu một doanh nghiệp tư nhân hoạt động vì lợi nhuận có sẵn sàng chấp nhận một deal bất lợi như vậy hay không để cứu Vinashin? Tôi cho rằng không, công ty này sẽ phải có tiền của nhà nước - nếu không phải cash thì cũng là những concession cho những đại gia sẽ bỏ tiền vào đó để cứu Vinashin."
Tất nhiên tập đoàn nội địa mà tác giả Hải Lý úp mở đó có thể là một tập đoàn nhà nước (dù khả năng này thấp). Nhưng dù là nhà nước hay tư nhân, dù là out-of-court settlement riêng với EA hay make deal mới tốt hơn 35% đã từng offer với tất cả các chủ nợ, thì người thiệt vẫn là tax payer VN so với phương án cho VNS phá sản mà tôi đề xuất. Hơn thế nữa VN sẽ mất một cơ hội tái cấu trúc triệt để VNS và cảnh báo các DNNN khác đừng bao giờ trông mong vào cứu trợ của nhà nước khi làm ăn bết bát. Nếu một tập đoàn tư nhân đang đàm phán để cứu Vinashin (và mở cửa cho các DNNN khác ra thị trường tài chính bên ngoài), liệu những concession mà họ nhận được từ chính phủ là gì? Đất đai, tài nguyên, hay chính trị?
Update: Elliott Associates vừa thắng ở tòa District của Mỹ trong vụ kiện chính phủ Argentina default năm 2001. Khác với vụ kiện Vinashin, EA trong vụ này không chấp nhận haircut như các creditor khác và đợi 5 năm sau khi Argentina restructure lại khoản nợ bị default rồi sử dụng điều khoản pari passu để thắng kiện. Tuy nhiên Felix Salmon cho biết Argentina đã kháng cáo lên tòa Appeals và nhiều khả năng sẽ lật ngược được phán quyến của tòa District.
Bài phân tích của anh Giang em chờ mấy ngày nay rồi. Cảm ơn anh về bài phân tích rất hay.
ReplyDeleteBác Giang vào trang nhà Trần Hữu Dũng, search bài điểm báo "Công ty trong nước mua nợ giúp Vinashin thoát kiện", cũng có vài thông tin thú vị. Không biết bác Dũng lấy ở đâu ra.
ReplyDeleteMasan Group
ReplyDeleteBài phân tích của Bác rất hay. Cho cháu lưu bản tại blog của chau nhé. Cảm ơn bác.
ReplyDeleteEm đảm bảo với anh Giang là các đợt phát hành của Vietinbank, Vietcombank, BIDV sẽ thành công tốt đẹp. Các "nhà đầu tư nước ngoài" sẽ tranh nhau mua đắt như tôm tươi dù yield issued chỉ khoảng 5%- 6% ;-)
ReplyDeleteCái khâu mặt mũi thì các bác Ngân hàng Việt Nam làm rất tài.
Không phải là khâu mặt mũi tài, mà là đc đánh đổi bởi những lợi ích khác.
ReplyDelete