Tuesday, April 10, 2012
Titanic
Sáng nay nghe trên radio mới biết đúng 100 năm trước tàu Titanic rời bến Southampton vào ngày này. Sau đó tôi tình cờ đọc được một bài rất thú vị của The Economist về các vụ chìm tàu, trong đó có trích dẫn một nghiên cứu của hai nhà kinh tế đại học Uppsala Thụy điển. Trong lịch sử 18 vụ đắm tàu trên thế giới có thống kê đầy đủ số liệu hành khách được cứu sống, chỉ có Titanic và một con tàu khác chìm năm 1852 có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em được cứu sống cao hơn đàn ông và thủy thủ đoàn. Đây là một kết quả trái ngược hoàn toàn với luật/quan điểm "women and children first" mà nhiều người vẫn tin rằng các tàu khách phải tuân thủ. Không kể Titanic, tỷ lệ sống sót trung bình của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cao hơn hẳn của tất cả các hành khách khác, một ví dụ điển hình là vụ thuyền trưởng tàu Costa Concordia của Ý rời tàu trong khi hàng nghìn hành khách còn mắc kẹt.
Hai nhà kinh tế Thụy điển đã thử kiểm chứng một số giả thuyết để giải thích hiện tượng này, từ tốc độ chìm của tàu đến quốc tịch của con tàu (có phải tàu của Anh có truyền thống "women and children first" hay không). Nhưng cuối cùng chỉ một giả thuyết duy nhất giải thích được sự khác biệt (với ý nghĩa thống kê) về tỷ lệ sống sót của phụ nữ và trẻ em đó là nếu thuyền trưởng ra lệnh rời tàu với ưu tiên rõ ràng "women and children first". Thêm vào đó enforcement của thủy thủ đoàn với những kẻ hèn nhát như Caledon trong phim đã làm Titanic trở thành ngoại lệ về tỷ lệ phụ nữ và trẻ em sống sót so với các vụ đắm tàu khác. Bài viết của The Economist kết luận rằng social norms - những điều mà đa số xã hội cho là tốt - có thể cần phải có enforcement như trong vụ Titanic để những vi phạm trở thành thiểu số và như vậy mọi người sẽ cùng hướng đến outcome tốt hơn.
Một ví dụ tương tự mà The Economist đưa ra là vấn đề xả rác nơi công cộng. Nếu một vài người xả rác ban đầu bị phạt nặng thì sau đó đa số dân chúng sẽ tuân theo social norm không xả rác mà không cần hoặc cần rất ít enforcement. Nếu không phạt nặng lúc đầu, một vài người sẽ xả rác và sau đó số đông sẽ làm theo phá vỡ social norm gây ra hậu quả xấu cho toàn xã hội. Lúc đó enforcement sẽ tốn kém hơn rất nhiều và thậm chí không thể enforce được nữa. Một ví dụ khác ở VN là tình trạng nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu khi trồng rau. Chỉ một vài hộ nông dân làm điều này không bị trừng phạt, những người trồng rau khác sẽ bắt chước, thậm chí buộc phải làm vì nếu không không cạnh tranh được. Hậu quả là toàn xã hội chịu thiệt chỉ vì không có enforcement ban đầu. Đây là vấn đề path-dependent outcome mà một nhánh mới của kinh tế học đang nghiên cứu.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Bác Giang cho em hỏi : giả sử nếu về dài hạn việc phạt nặng xã rác mới có hiệu quả , nhưng người dân lại cảm thấy bực tức vì bị phạt trong ngắn hạn. Vậy làm sao để giải quyết ạ.
ReplyDeleteHeocoi_9x
Tôi biết bạn muốn liên hệ với ý định thu phí giao thông của ông #. Điểm khác biệt giữa phạt xả rác với thu phí giao thông là đa số người dân ủng hộ cái thứ nhất nhưng không mấy ai thích cái thứ hai. Tôi không nghĩ người dân sẽ bực tức vì chính quyền phạt nặng xả rác nơi công cộng, họ thấy được lợi ích từ chính sách đó.
DeleteBác mới nghe đã đoán được bụng cháu rồi. Hic. Nhưng mà nếu không xét riêng chuyện ông Thăng , xét đến vụ biến đổi khi hậu chẳng hặn. Các quốc gia đều biết biến đổi khí hậu là xấu về dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn thì những đạo luật kiềm chế nó sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế. Vậy nên , không thể đưa ra được một hiệp ước nào có tính ràng buộc.
ReplyDeleteGiả sử bây giờ ông Thăng đúng về dài hạn thì có phải oan cho ông ấy lắm không.
Heocoi_9x