(Tiếp theo)
Quay lại câu hỏi đầu tiên liệu inflation expectation của VN đã giảm xuống hay chưa? Tất nhiên với chỉ một đồ thị rất định tính và 2 đường Phillips curves AB/CD vẽ theo ước lượng bằng mắt, câu trả lời không thể chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên tôi tin rằng nếu sử dụng một phương pháp ước lượng econometric hiện đại kết quả cũng sẽ không khác quá xa. Do vậy vào thời điểm Q1 2012 inflation expectation vẫn còn cao và nới lỏng tiền tệ lúc này quá sớm. Nhìn vào đồ thị bên dưới (khu vực đường AB), với mức tăng trưởng khoảng 6% lạm phát (yoy) phải giảm xuống xấp xỉ 5% thì mới có cơ sở tin rằng inflation expectation đã hạ nhiệt. Nói lỡ miệng nếu 1-2 quí tới nền kinh tế trượt về điểm cực trái của CD (tăng trưởng 2%, lạm phát 10%), các bạn hãy nhớ đến đồ thị này để đừng quá hốt hoảng với những lời cảnh báo stagflation sẽ tràn lan trên mặt báo.
Trong 2 năm qua những supply-siders như Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân đã không dưới một lần "dọa" rằng lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào và làm tăng giá thành sản phẩm, do vậy lạm phát sẽ tăng chứ không giảm. Đến giờ này các chuyên gia đó không còn nhắc đến vấn đề "chi phí đẩy" nữa mà cho rằng phải giảm lãi suất không thì các doanh nghiệp sẽ thua lỗ và phá sản hàng loạt. Cũng trong 2 năm qua tôi luôn cho rằng lạm phát của VN là do AD quá cao, bởi vậy thắt chặt tiền tệ là chính sách đúng để kéo AD xuống. Trong mấy tuần gần đây báo chí cho biết vấn đề đau đầu nhất hiện nay của nhiều doanh nghiệp là không bán được sản phẩm và tồn kho tăng cao. Đó là biểu hiện rõ ràng AD đã giảm xuống với một độ trễ khoảng 4-6 quí, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Cái mà tôi chờ đợi là inflation expectation giảm để nền kinh tế quay về đường AB.
Đến đây một câu hỏi có lẽ nhiều bạn sẽ đặt ra là tại sao sau khi Paul Volcker chấp nhận 2 lần suy thoái để kéo inflation expectation xuống thì kinh tế Mỹ không bao giờ quay lại khu vực CD nữa trong khi inflation expectation ở VN dường như không thể anchor được. Gốc rễ của vấn đề là credibility của ngân hàng trung ương. Không kể tính độc lập của Fed đã được luật định và được chính phủ và QH Mỹ tôn trọng trên thực tế, việc Paul Volcker kiên quyết không đếm xỉa gì đến tăng trưởng và thất nghiệp khi lạm phát cao là điều đã giúp Fed bảo vệ được credibility của mình, cái mà NHNN VN không/chưa thể có được. Cho đến nay Fed vẫn luôn đặt credibility lên đầu khi tính toán chính sách của mình, lập luận chính của Bernanke khi không chịu đưa ra QE3 là ông không muốn credibility của Fed suy giảm. Chừng nào NHNN còn chưa có credibility thì inflation expectation của VN sẽ còn "dancing" qua lại cho dù đó là ông Thúy, ông Giàu hay ông Bình làm thống đốc. Credibility của NHNN cũng là điều kiện tiên quyết để người dân tin tưởng vào VND chứ không phải các biện pháp hành chính cấm vàng miếng hay cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ.
Về vấn đề giới doanh nghiệp đang gặp khó khăn và nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động tôi cũng có quan điểm khác với ông Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân. Như tôi đã viết trước đây, đó là cái giá phải trả cho những sai lầm trong quá khứ dù không ai muốn như vậy. Một điểm cần lưu ý là trong khi các doanh nghiệp VN kêu ca lãi suất họ vay xấp xỉ 20% quá cao không thể chịu đựng được, trong giai đoạn 1980-1981 khi Paul Volcker tăng lãi suất chính sách (FFR) lên trên 17% mặt bằng lãi suất cho vay của Mỹ đã vượt 20% (prime lending rate - lãi suất cho các đối tượng vay có credit rating tốt nhất). Với chi phí nhân công rẻ và nền kinh tế chủ yếu vẫn là labor intensive đáng lẽ các doanh nghiệp VN phải chịu được lãi suất cao hơn thế. Nhưng như có lần tôi đã nghi ngờ nhiều doanh nghiệp VN có leverage quá cao nên mới không chịu nổi chi phí lãi suất. Trong số những doanh nghiệp VN ngừng hoạt động trong thời gian qua, có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc loại này (có leverage quá cao)? Một cuộc thanh lọc những doanh nghiệp có business model liều lĩnh như vậy có thể là một creative destruction cần thiết cho nền kinh tế. [Ngoài lề: Tuy nhiên vấn đề các doanh nghiệp quốc doanh được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn, nghĩa là một hình thức crowding out vốn của các doanh nghiệp tư nhân, góp phần không nhỏ vào tình trạng khó khăn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt thông qua trần tín dụng. Đây là một chủ đề khác tôi sẽ viết riêng khi nào có điều kiện.]
Ông Trần Đình Thiên cho rằng cái giá mà VN đang phải trả (để chống lạm phát) quá đắt. Nếu so với cuộc suy thoái kép mà Mỹ phải trả giá khi Paul Volcker thắt chặt tiền tệ trong những năm 1980 thì tình hình kinh tế suy giảm của VN chưa là gì. Một điểm khá thú vị là nếu nhìn GDP từ phía income, bằng tổng thu nhập của toàn bộ người dân và doanh nghiệp, thì nếu GDP không giảm trong khi khối doanh nghiệp thua lỗ sẽ đồng nghĩa với thu nhập của người dân tăng lên. Theo ông Thành và ông Ngân, giới doanh nghiệp đang rất khó khăn và làm ăn thua lỗ (50 nghìn doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2011, 12 nghìn đóng cửa trong Q1 2012). Như vậy khi GDP thực tăng 6% trong năm 2011 và 4% tại thời điểm Q1 2012 (GDP danh nghĩa còn tăng cao hơn thế nhiều), income trong thời gian qua chảy vào túi ai nếu giới doanh nghiệp làm ăn thua lỗ?
Nhiều người chỉ vào giới ngân hàng với bằng chứng họ đã có lợi nhuận khủng trong năm 2011. Tôi chia sẻ quan điểm này và từ trước đến giờ vẫn cho rằng giới ngân hàng VN có market power quá lớn. Tuy nhiên khi những doanh nghiệp có leverage cao lần lượt phá sản, lợi nhuận ngân hàng sẽ teo dần và họ buộc phải cạnh tranh mạnh hơn để giành những khác hàng tốt còn lại. Như vậy cuộc thanh lọc các doanh nghiệp liều lĩnh (high leverage) còn có thêm một tác dụng phụ nữa là giúp quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thuận lợi hơn. Nhưng ngay cả khi giới ngân hàng vẫn cắt xén được một phần lợi nhuận đáng kể từ doanh nghiệp, tôi cho rằng xét tổng thể trong năm 2011 hay 3 tháng đầu năm 2012 giới doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi dù gặp nhiều khó khăn vì AD giảm vì không có bằng chứng nào cho thấy income của người dân tăng lên trong thời gian qua. Một đồng nghiệp cũ của tôi, anh Nguyễn Xuân Thành, đã chỉ ra một điểm rất quan trọng là muốn nhìn tình hình lợi nhuận của giới doanh nghiệp thì phải xem số thuế họ đóng. Cả anh Thành và tôi đều không có số liệu thuế nên chưa thể có kết luận gì ở thời điểm này. Ông Ngân đang cổ súy cho một gói kích cầu tài khóa mới, hay ông có số liệu cho thấy doanh thu thuế của chính phủ vẫn tốt?
Điểm cuối cùng tôi muốn nêu ra là trong những bài toán chính sách các chuyên gia và quan chức bàn thảo trong mấy tuần qua, người ta nhắc nhiều đến giới doanh nghiệp nhưng hiếm thấy ai nói đến người dân. Nhiều lời kêu gọi phải khẩn cấp "cứu" giới doanh nghiệp nhưng không ai bàn về tác động đối với đa số dân chúng ra sao, có lẽ trừ một bài của tác giả Cảnh Thái cảnh báo một làn sóng thất nghiệp sẽ tràn đến. Cứ cho rằng viễn cảnh kinh tế vài quí tới sẽ rất xấu, một lượng lớn doanh nghiệp sẽ phá sản, tăng trưởng sẽ tụt xuống dưới 2% (giảm 4 điểm phần trăm so với năm 2011, đồng nghĩa với thất nghiệp tăng thêm khoảng 2 điểm phần trăm), các biện pháp hỗ trợ dân nghèo phải được đặt tương đồng với các biện pháp "cứu" doanh nghiệp. Giảm viện phí, học phí, và các loại phí người dân đang/sẽ phải đóng, một chương trình trợ giúp xăng dầu, lương thực (như chương trình food stamp của Mỹ), trợ cấp trực tiếp (direct transfer), micro credit cho dân nghèo... là một số trong rất nhiều biện pháp "vì dân" mà nhà nước có thể thực hiện trong thời buổi khó khăn. Cứu doanh nghiệp trong khi người dân vẫn phải oàn lưng chịu lạm phát cao thì lợi ích ai được hưởng?
Cám ơn thầy về loạt bài rất hữu ích này :)
ReplyDeletePhân tích quá hay. Nhưng ở VN, nói như ông Cung, nếu không thay đổi cách phân bố nguồn lực, càng siết thì DNNVV và dân đen càng chết trước. (An sinh XH cho người nghèo thì xưa rồi. Tiền sẽ về "quan xã"). Vấn đề nằm ở cao rồi - "chính chị chính em". Sức lao động VN nếu được giải phóng mạnh, thì sẽ giải phóng đến năm bảy lần so với hiện tại. Ra quán cafe thì thấy tiến sỹ kỹ sư bác sĩ giáo sư ngồi cả ngày nói chuyện vĩ mô! Hô hô hô....
ReplyDeleteXem ra câu hỏi quan trọng nhất - Làm thế nào để xác định kỳ vọng lạm phát, từ đó suy đoán chiều hướng chuyển dịch của đường cong Phillips, hoặc từ đó ra quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ - vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng trong loạt entries này của bác giangle.
ReplyDeleteCác nhận định rằng vào thời điểm này kỳ vọng lạm phát vẫn còn cao, vào thời điểm kia kỳ vọng lạm phát đã xuống thấp v.v… có vẻ vẫn chỉ là suy diễn, dựa trên tình hình lạm phát lúc đó: nếu lạm phát tăng hoặc cao thì nói là kỳ vọng lạm phát còn cao, nếu thấy lạm phát giảm hoặc thấp thì nói là kỳ vọng lạm phát thấp. Nói như bạn nào đó trên blog này thì đây là kiểu phân tích “hậu nghiệm”. Lẽ ra cần xuất phát từ kỳ vọng lạm phát để suy đoán chiều hướng của lạm phát, thì ở đây làm ngược lại – từ lạm phát thực tế để suy diễn về kỳ vọng lạm phát, và suy diễn theo chiều hướng sao cho phù hợp với lý thuyết.
Nếu bác giangle chờ đến khi lạm phát (yoy) phải giảm xuống xấp xỉ 5% thì mới có cơ sở tin rằng kỳ vọng lạm phát đã hạ nhiệt, từ đó mới nới lỏng tiền tệ, thì việc gì phải mất công suy diễn về cái gọi là “kỳ vọng lạm phát” kia? Sao không nói luôn rằng “khi lạm phát giảm xuống đến 5% thì có thể nới lỏng tiền tệ” cho nhanh, việc gì phải đèo bòng thêm cái “kỳ vọng lạm phát” vào đây làm gì cho rắc rối?
Căn cứ vào đâu để nhận định rằng vào Q 1/2012 kỳ vọng lạm phát vẫn còn cao? Biết đâu thực ra kỳ vọng lạm phát lúc này đang giảm đi, và sang Q 2, Q 3 lạm phát giảm thật thì sao?
Kaufmann
vậy anh/chị có gợi ý gì để đánh giá được kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam hay ko?
DeletePhía dưới bạn Duy Linh đã chỉ ra một loạt cơ sở để suy đoán rằng hiện nay kỳ vọng lạm phát ở người dân và DN không những không còn rất cao, mà trái lại quay ngoắt 180 độ là đằng khác, chứ không chỉ giảm nhiệt không thui. Đang từ chỗ lo rằng lạm phát vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, nay người dân và DN dưới các thông tin trên báo chí và hiện trạng của chính bản thân mình, rất có thể đang có suy nghĩ rằng thời gian tới giá hàng hóa không những không tiếp tục tăng, mà giảm đi. Kỳ vọng lạm phát chuyển thành kỳ vọng giảm phát, tức là quay ngoắt 180 độ vậy.
DeleteSuy đoán vậy thôi, chứ thực sự người ta có kỳ vọng vậy không thì chả ai biết được, và tình hình lạm phát thực tế có đúng như kỳ vọng của người ta hay không thì chỉ có thực tế mới có thể trả lời. Cái quan trọng là ở đây Duy Linh đã chỉ ra được những căn cứ để suy đoán về kỳ vọng lạm phát, chứ không chờ mọi chuyện xảy ra rồi mới nói.
Dĩ nhiên những ai cho rằng kỳ vọng lạm phát vẫn còn cao cũng có thể chỉ ra một số căn cứ nào đó.
Bác lại thể hiện năng khiếu chỉnh sửa cố hữu nữa rồi....khi chỉnh sửa một điều gì thì bên cạnh đó cũng phải đưa ra giải pháp/kiến nghị, còn chỉnh sửa không thì nói làm gì
DeleteNhư vậy là bạn Kaufmann cho rằng kì vọng lạm phát đang giảm.
DeleteTôi đọc comment của Duy Linh ở dưới thì thấy quan điểm của Duy Linh cũng là kỳ vọng lạm phát đang giảm, nhưng chưa rõ lắm những căn cứ để suy đoán về kỳ vọng lạm phát hiện tại ở Việt Nam là gì. Bạn có thể vui lòng đưa ra quan điểm của bạn được ko?
@ duy: Thực ra tôi không “cho rằng” kỳ vọng lạm phát đang giảm. Tôi chỉ nói rằng Duy Linh có chỉ ra những căn cứ để suy đoán rằng kỳ vọng lạm phát đang giảm. Suy đoán của DL có thể đúng, có thể sai, cái đó không quan trọng. Quan trọng là DL chỉ ra được các căn cứ của việc suy đoán đó. Nó khác với việc bác giangle nói rằng Q 1/2012 kỳ vọng lạm phát vẫn còn cao, mà không đưa ra căn cứ gì để bà con biết vì sao bác ấy lại nhận định như thế thế. Dựa vào cái đồ thị đường cong Phillips để suy đoán điều đó thì càng vớ vỉn, vì đường cong Phillips chỉ thể hiện cái đã xảy ra, chứ không cho ta biết cái sẽ xảy ra.
DeleteKỳ vọng lạm phát là vấn đề tâm lý. Người dân thường và đa số DN không phải là các nhà kinh tế học, nên họ ít quan tâm và hầu như không hiểu gì về những thứ mang tính chuyên môn như cung tiền, thanh khoản, lãi suất tái chiết khấu, thị trường liên ngân hàng, đầu tư công, cấu trúc nền kinh tế, vân vân. Kỳ vọng của họ về lạm phát được hình thành dưới ảnh hưởng của tình hình thị trường thực tế mà họ cảm nhận được, của công việc làm ăn của chính họ, và một phần rất lớn chịu ảnh hưởng của thông tin trên báo chí, nhưng là những thông tin tương đối dễ hiểu.
Trong thời gian qua báo chí dồn dập đưa các tin tức kiểu như sau:
- DN gặp khó khăn chưa từng thấy, hàng chục ngàn DN giải thể, phá sản.
- Hàng tồn kho chất đống, không tiêu thụ được;
- Sức mua sụt giảm kinh khủng;
- DN phải giảm giá hàng nhằm bán được hàng, điển hình là các DN bất động sản, mà vẫn không bán được;
- Siêu thị điện máy xếp hàng phá sản vì sức tiêu thụ quá yếu dù dùng mọi biện phát khuyến mãi;
- Nguy cơ xuất hiện làn sóng thất nghiệp, càng khiến sức mua suy giảm;
- Chợ cóc cũng ế ẩm do người dân thắt chặt chi tiêu…
Bạn Duy Linh có liệt kê một số trong những cái kể trên.
Dưới ảnh hưởng của dòng thông tin kiểu này thì ta có thể đưa ra suy đoán là sắp tới giá hàng không những không tăng, mà còn giảm. Ta nghĩ được như thế thì nhiều khả năng người khác cũng nghĩ như thế, và nếu rất nhiều người nghĩ như thế thì sẽ tạo nên cái “kỳ vọng giảm phát” trong xã hội.
Ở đây cần phân biệt 2 cái khác nhau. Cái thứ nhất là suy đoán của bản thân ta về xu hướng của lạm phát. Cái thứ hai là suy đoán của ta về việc người khác suy đoán thế nào về xu hướng của lạm phát, tức là suy đoán của ta về “kỳ vọng lạm phát” của người khác. Thực ra bạn Duy Linh suy đoán về bản thân lạm phát chứ không phải về “kỳ vọng lạm phát” của người dân. Nhưng vì những suy đoán của DL là cách suy đoán rất phổ biến, dựa trên các thông tin rất phổ biến, nên có thể đưa ra suy đoán là những người khác cũng nghĩ như thế, tức là suy đoán rằng kỳ vọng lạm phát đang giảm.
Theo tôi "Kỳ vọng lạm phát" đến sau "Chỉ số niềm tin" vào điều hành chính sách. Điều hành chưa ok thì ngắn hạn có thể giảm nhưng vẫn nơm nớp "ngày kia anh lại về...". Mà cái này thì cao quá là cao..
ReplyDeleteQuan điểm của em về việc điều hành chính sách tiền tệ đó là ngân hàng nhà nước phải biết "cất rượu đi trước khi bữa tiệc đến cao trào", nghĩa là phải nâng lãi suất lên trước khi những dấu hiệu của lạm phát xảy ra để thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như dập tan các thể loại bong bóng tài chính như bong bóng bất động sản và bong bóng nhà đất.
ReplyDeleteEm cho rằng việc nới lỏng lãi suất lần này vẫn là một một bước đi hợp lý để chống lại suy giảm kinh tế của Ngân hàng Nhà nước. Lạm phát không còn là nỗi lo trong năm 2012 khi mà sức mua đang giảm mạnh, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm giá để giải phóng lượng hàng tồn kho.
Điểm khác biệt trong năm nay đó là sẽ không có gói kích cầu với quy mô lớn. Do đó, em nghĩ rằng áp lực lạm phát không phải là yếu tố đáng lo ngại trong năm nay.
Em hoàn toàn đồng ý với anh rằng độ tin cậy của Ngân hàng nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát rất thấp, do khả năng kiểm soát tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước không tốt. Và Ngân hàng nhà nước thường phản ứng rất chậm so với thị trường, khi mọi người nhìn thấy nguy cơ lạm phát rồi thì Ngân hàng Nhà nước mới bắt đầu có phản ứng, lúc đó đã là quá muộn.
Có một yếu tố anh không nhắc đến trong bài viết đó là lạm phát xảy ra do Ngân hàng Nhà nước "in tiền" để tài trợ cho các hoạt động chi tiêu lãng phí của nhà nước. Kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp của là một yếu tố, yếu tố quan trọng nhất em vẫn nghĩ là việc chi tiêu của Nhà nước, khi một bộ phận của nền kinh tế không sản xuất mà chỉ tiêu dùng bằng tiền của người khác thì lạm phát cao là điều tất yếu.
Một yếu tố giữ mức lạm phát của Mỹ thấp thời Alan Greenspan nắm quyền đó là năng suất lao động của Mỹ tăng lên do áp dụng những công nghệ của quân đội vào khu vực dân sự, máy tính là một yếu tố điển hình.
Nhưng như có lần tôi đã nghi ngờ nhiều doanh nghiệp VN có leverage quá cao nên mới không chịu nổi chi phí lãi suất.
ReplyDelete----
Nếu chỉ nhìn leverage theo kiểu so sánh tổng nợ vay với vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối thì không nhiều DN thê thảm như kiểu Vinashin. Nhưng leverage thực tế ở nhiều doanh nghiệp vẫn rất cao, ở chỗ vốn chủ sở hữu của anh (bao gồm cả lợi nhuận tích góp nhiều năm) anh đem đầu tư gần hết vào tài sản dài hạn (nói trắng ra là bất động sản, dưới một vài hình thức khác nhau), tuy anh chưa đến nỗi mất cân đối tài chính nhưng hiệu số vốn dài hạn-tài sản dài hạn còn rất thấp (còn may là vẫn dương, nhưng rất thấp)-> vốn tự có anh dùng để sản xuất kinh doanh thường nhật chẳng còn là bao, hoạt động kinh doanh của anh từ mua nguyên liệu, trả lương nhân công đến phong bì cho công an và thuế vụ đều dựa vào tiền vay ngắn hạn của ngân hàng hay tiền chiếm dụng tạm thời của đối tác (phải trả người bán, người mua trả trước).
Nói 1 cách đơn giản. Anh có tổng cộng 700 triệu, anh vay dài hạn thêm 300 triệu để mua cái xe 1 tỷ. Mua xe xong rồi anh chẳng còn đồng nào nữa để mà mua xăng. Thế là toàn bộ chi phí xăng xe anh phải đi vay ngân hàng.
Thậm chí phải vay ngân hàng để trả lãi ngân hàng cho khoản vay dài hạn kia.
ReplyDeleteỞ VN chả biết và chả dám làm gì hiệu quả nên đổ xô đầu cơ bằng leverage. Nếu bạn nào đã học về thị trường BDS thì sẽ hiểu điều đó. Các bạn bình luận viên nếu chưa là DN thì nên "là DN" thì sẽ có cái nhìn khác và rõ hơn. Sẽ nếm mùi lễ độ. Các bạn có nghĩ rằng do yếu tố lịch sử, DN VN không có tích lũy nhiều như TB nguyên thủy. May là các DN VN leverage nhiều mới giải quyết việc làm cho hàng chục triệu thanh niên sinh viên. Người làm vĩ mô thường có cái nhìn lớn hơn, bao quát hơn chúng ta.
ReplyDeleteTrong chính sách tiền tệ, càng ngày em càng cảm thấy "tính độc lập" của ngân hàng nhà nước vô cùng quan trọng. Về mặt lý thuyết, bất kỳ một thống đốc ngân hàng trung ương nào cũng biết rằng để giảm lạm phát cần phải tăng lãi suất, để ổn định kinh tế vĩ mô cần phải giữ lãi suất ở mức cao và không được thả lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng liệu một thống đốc ngân hàng phải họp chính phủ hàng tháng dưới sự chỉ đạo của thủ tướng, cộng với một thể chế không đảm bảo tính độc lập cho ngân hàng nhà nước có đủ bản lĩnh để chịu áp lực từ phía chính phủ không? Em nghĩ rằng câu trả lời là không.
ReplyDeleteNếu Paul Volcker trở thành thống đốc ngân hàng nhà nước ở Việt Nam em nghĩ cũng chịu thua dưới áp lực ở phía trên là chính phủ, phía dưới là hàng ngàn doanh nghiệp đang phá sản cộng với hàng trăm ngàn người đang thất nghiệp đang than khóc. Nếu ông Bình không giảm lãi suất mà vẫn kiên quyết giữ nguyên lãi suất ở mức cao thì ông Bình chắc chắn là người ra đi. Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn phản ứng chậm chạp so với diễn biến của thị trường là vì lý do đó, chỉ đến khi các chuyên gia kinh tế lên tiếng cảnh bảo lạm phát, chính phủ nhận thức được vấn đề thì Ngân hàng Nhà nước mới dám mạnh tay chống lạm phát.
Tôi vẫn bảo lưu quan điểm đã nêu. Kỳ vọng lạm phát sẽ thấp trong ngắn hạn, nhưng cao trong trung và dài hạn. Why? "Chỉ số niềm tin" với điều hành chưa có. Tái cơ cấu mới là "tái chả tái chanh", vẫn còn tranh cãi...Nhưng không thể không "cưỡng chế" hạ nhiệt lạm phát. Vì hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ nếu không "cưỡng chế" hạ nhiệt lạm phát, để chờ tranh cãi về "tái chanh tái nạm" có le lói ánh sáng. Hề hề hề... That's it, Vietnamese!
ReplyDeleteEm không cho rằng kỳ vọng lạm phát giảm hay tăng đơn thuần chỉ chịu tác động của chính sách. Bản thân người dân ( nhất là một quốc gia có dân trí thấp như VN ) , việc quan tâm đến lãi suất hay tín dụng khá xa vời.
ReplyDeleteKỳ vọng của họ dựa trên những ký ức sai lầm rằng ( yếu tố chi phí đẩy) : tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu , điện... Sẽ dẫn đến một thời kỳ lạm phát kéo dài. Họ không biết cung tiền hay cầu tiền , chi tiêu công là cái gì.
Về luận điểm về kỳ vọng lạm phát , phải kể đến M.Fiedman. Nhưng M.Fiedman cũng không hoàn toàn đưa ra được một tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá kỳ vọng lạm phát. Cao hay thấp có vẻ là định tính chứ không phải định lượng. Mà cũng rất khó khảo sát.
Em cũng cho rằng phải xét thêm các yếu tố của kinh tế học hành vi. Thực ra , việc kỳ vọng lạm phát cao hay thấp còn do tính " bầy đàn". Việc ra quyết đinh không hoàn toàn duy lý mà quyết định bởi tâm lý đám đông , nên kỳ vọng lạm phát cũng không hẳn có thể dùng phân tích cổ điển được.
Chính phủ chậm chạp quá. Có nên gác bớt công việc khác , tập trung nhiệm vụ tái cơ cấu? Nới lỏng tiền tệ mà không đẩy nhanh tái cơ cấu thì vô cùng nguy cơ.
ReplyDeleteEm không đồng ý với bác cavenui , thật chất leverage của các doanh nghiệp đều rất cao. Họ không khó khăn về thanh khoản mà chính xác là khả năng thanh toán.
ReplyDeleteHọ có quá nhiều bad investments , điển hình là đầu cơ bất động sản. Giá trị bất động sản của họ thấp hơn rất nhiều số tiền mà họ thế chấp ngân hàng. Khi thị trường điều tiết , tự họ sẽ bị đào thải.
Giá trị bất động sản của họ thấp hơn rất nhiều số tiền mà họ thế chấp ngân hàng. <<< câu này chưa chắc đã đúng.
ReplyDeletethật sự mà nói, lạm phát thực phẩm gần như đứng im hoặc tăng nhẹ, trong khi đó lạm phát phi thực phẩm lại tăng mạnh...tiền điện, tiền thuốc...đều tăng và cái này lại bóp cổ dân.
ReplyDeleteChưa nên vội mừng với con số lạm phát những tháng đầu năm. Giá thịt lợn và gạo gần như chắc chắn không giảm nữa và xác suất tăng lại cao hơn về cuối năm. Mưa bão lũ lụt...biến cố thế giới.
Nhìn chung em đánh giá là NHNN đã nới lỏng quá sớm. TQ đến giờ vẫn chưa một lần nữa hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc dù tăng trưởng kinh tế quý I ở mức rất thấp 8,2%
Tại sao chưa chắc đã đúng vậy bác ?
ReplyDeleteEm vẩn cho thị trước tường BĐS Việt Nam là một dạng tulipmamia . Do nhà nước mở rộng cung tiền quá mức gây ra .
Ngoài ra , nó còn là nơi cất dữ và rữa tiền bẩn của các quan chức , thành phần buôn lậu , ....
Mức gía của nó đã quá xa mức giá cân bằng từ lâu rồi . Nên nó có sụp đổ chắc chẳng có gì lạ , không rõ vị nào sẽ thúc giục nhà nước in thêm tiền để cứu tài sản của mình và con cháu mà thôi.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteEm vẫn chưa tán thành với đừơng cong này ở chổ nó không chỉ ra đựơc lượng cầu lao động khi năng suất lao động của nền kinh tế thay đổi. Tạm hình dung là khi năng suất lao động tăng lên thì thất nghiệp cũng tăng theo vì cầu lao động giảm nhưng chưa chắc lạm phát đã tăng. Mà vấn đề năng suất lao động này có mối quan hệ nghịch biến cao và ngay lập tức với thất nghiệp.
ReplyDeleteEm vừa post lại bài viết về nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam để thảo luận cùng mọi ngừơi
link : http://nhut-nguyen.blogspot.com/2012/05/nguyen-nhan-lam-phat-tai-viet-nam.html
Thứ nhất,nền kinh tế VN là nền kinh tế thiếu vốn cho nên tỷ lệ leverage các doanh nghiệp sản xuất rất cao. Do đó, tổng cung nền kinh tế và lạm phát( lạm phát chi phí đẩy) phụ thuộc nghịch biến vào lãi suất.
Thứ hai, lạm phát của VN là một vòng xoáy
trích từ bài viết :
" đầu tư kém hiệu quả dẫn đến lạm phát ( do cung tiền ), mà lạm phát lại thắt chặt tiền tệ, mà với cơ cấu kinh tế trên thì thắt chặt tiền tệ lại gây lạm phát ( chi phí đẩy ) và ngay bây giờ đây Việt Nam đang lúng túng trong phòng chống lạm phát. "
Vòng xoáy này ko những chỉ giải quyết về mặt lãi suất mà còn phải giải quyết về chính trị.
Lạm phát ở VN ko đơn thuần chỉ giải quýêt về tiền tệ là xong.
em cũng đồng ý với ý kiến của anh, VN nên chú trọng hơn tới supply-side policy, đẩy năng suất lao động, giảm giá thành, điển hình nhất bây h là hệ thống giao thông, các khoản học bổng, các khoản đầu tư nghiên cứu có như vậy mới giảm được lạm phát mà vẫn đảm bảo tăng trưởng cao, tuy nhiên em cũng cho là việc sử dụng các chính sách tiền tệ ngắn hạn là cần thiết để giảm hiện tượng phá sản hàng loạt hiện nay, nếu các doanh nghiệp không tồn tại được thì các chính sách dài hạn cũng không có tác dụng
DeleteTrên báo chí và truyền hình toàn supply sider. Đến chương chình thời sự VTV1 cũng toàn các ông ấy lên nói. Bây giờ dân ta ra đường ai cũng nhiễm lý luận của các vị ấy.
ReplyDeleteNhư thế là mất cân bằng , dẫn đến duy ý chí. Một cá nhân hay một trường phái dù ở rất tốt nhưng cũng không nên giữ vị trí độc tôn.
Hôm trước , VTV1 kết luận một cách thẳng thừng rằng : chính việc giảm chi tiêu của người dân gây nên khủng hoảng. Tăng tiền lượng sẽ kích thích tiêu dùng trong ngắn hạn....
Cứ như họ kết luận được 100% vậy.
Bác Nguyễn Đức Thành cho em hỏi : tại sao cái câu đó của em lại chưa chắc đã đúng ạ ?
theo em tình hình VN hiện tại supply-sider có cái lí của họ, em cũng ko ở VN nên ko rõ các supply-sider có ý kiến thế nào, anh có thể tóm tắt một phần lại cho em được ko?
Deletehttp://gafin.vn/20120503093112156p0c33/ts-tran-hoang-ngan-den-luc-phai-cuu-doanh-nghiep.htm
ReplyDeleteLâu nay bận quá, không được vào thăm blog anh Giang, hôm nay được đọc liên tiếp 4 bài mà không phải "hoãn cái sự sung sướng lại". Hóa ra chậm cũng có cái hay :-)
ReplyDeleteTheo như em nghĩ, việc nới lỏng chính sách tiền tệ hiện nay một phần lớn là nhằm giải tỏa áp lực thanh khoản cho các ngân hàng bị nợ quá hạn do cho vay bất động sản quá nhiều. Mặc dù không có số liệu chính thức nhưng ai trong ngành ngân hàng cũng biết tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng hiện nay đang rất cao, em đánh giá nhóm tier 2 là vào khoảng 25% - 30% (sẽ có nhiều bác bất ngờ và cho rằng em bi quan nhưng đáng tiếc đó là sự thật). Nếu không xử lý ngay được tình trạng này thì việc phát sinh một ngân hàng không có khả năng thanh toán các khoản tiền gửi tiết kiệm hoàn toàn có thể xảy ra (thực tế thì hiện nay nếu khách hàng muốn rút một khoản tiền lớn cỡ vài chục tỷ VND tại các ngân hàng tier 2 sẽ rất khó khăn, thường là sẽ bị trì hoãn 1 - 2 ngày). Và nếu việc này xảy ra, các anh chị cũng dễ dàng hình dung ra hậu quả dây chuyền của nó.
Với các chính sách đưa ra nhằm ổn định tỷ giá của SBV có hiệu lực trong tháng 5/2012 (hạn chế cho vay USD, cấm kinh doanh vàng vật chất,...), có vẻ SBV đang hy vọng vào thu hút nguồn vốn từ nước ngoài (chứ tiền trong nước thì chả in ra mãi được) để giúp tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản và từ đó giảm bớt gánh nặng thanh khoản cho các ngân hàng. Sẽ có bác bảo rằng tại sao không thông qua thị trường chứng khoán để lái nguồn vốn dài hạn vào đầu tư BĐS theo đúng bản chất của nó, ... (với tình hình "đẩy mạnh" của cái UBCKNN như hiện nay thì em thấy thực tế và lý thuyết nó xa vời vợi như Đường Tăng đi thỉnh kinh Tây Trúc).
Như vậy, việc SBV hạ trần lãi suất, xếp hạng các ngân hàng để áp trần tăng trưởng tín dụng (bóp đầu ra cho vay thị trường 1 để nó còn thòi ra thừa mứa ở cái thị trường 2) , ép các ngân hàng M&A (khối dự án của các sân sau ngân hàng phải ngừng lại vì vụ này), bơm mạnh tiền qua kênh tái cấp vốn, ... đều nhằm mục đích bơm oxi cho ngành ngân hàng, BĐS và mồi chài tiền Tây vào. Kết quả, theo em thì có 2 kịch bản:
1. SBV thành công như mong muốn (với tình hình Châu Âu như hiện nay thì em cũng không dám hy vọng lắm): tiền Tây vào, chết dí ở bất động sản, tình hình các ngân hàng nhà ta ổn thỏa, anh em bắt tay chúc mừng thắng lợi. Tiếp tục thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát đưa kinh tế về trạng thái ổn định (đường AB)
2. Tây nó không ngu (mà em cũng chả thấy các bác Tây họ ngu bao giờ ): lạm phát lại tăng cao, tý Oxi cuối cùng cũng đã tiêu hết -> Lúc này thì sẽ áp dụng chính sách chém đinh chặt sắt, thế nào cũng có một vài em ngân hàng làm gà để dọa khỉ,... đến lúc này thì đến nghĩ tiếp em cũng chả dám nghĩ.
Nhân một buổi chiều ngầu hứng, em xin có vài dòng gọi là té nước theo mưa, múa rìu qua cửa Lỗ Ban. Các bác đọc xong xin đừng chê em dốt mà thích bình văn ạ.
http://bhdl.blogspot.com/2012/05/paul-volcker.html
ReplyDeleteAnh Lê Hồng Giang có một loạt bài phân tích rất hay về inflation expectation, trong đó một nhân vật đã giúp cho lạm phát kỳ vọng của Mỹ quay về đường Phillips curve AB đó là thống đốc ngân hàng trung ương Mỹ: Paul Volcker.
Tôi trích lược lại phần Alan Greenspan viết về tình hình thực tế trong giai đoạn này và những chính sách cụ thể cũng như những áp lực mà Paul Volcker gặp phải trong thời gian đó. Đọc những gì Alan Greenspan viết mới thấy rằng việc "giết chết con rồng lạm phát" thực sự không đơn giản, nó cần một sự dũng khí của người điều hành chính sách tiền tệ và một thể chế độc lập được những nhà lập pháp trao cho Fed.
Với thể chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện tại, tôi cho rằng người đứng đầu ngân hàng nhà nước không đủ dũng khí như Paul Volcker để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đưa lạm phát kỳ vọng trở về đường AB cũng như không đủ sự độc lập cần thiết để thực hiện việc đó.
Dù muốn hay không, người dân Việt Nam vẫn sẽ phải sống chung với "con rồng lạm phát" sẽ quay trở lại trong vòng từ 2 đến 3 năm tới.
Các chiên gia kinh tế mà theo phong cách comment "mạnh dạn nói nhiều, nói quyết liệt, nói không suy nghĩ về chính trị VN" thì họ sẽ giúp dân, giúp nước nhiều hơn nếu họ chọn làm chính trị?! Không biết có dám không?! Tôi thì HÈN nên không dám làm chính trị. Nhưng tôi hiểu chính trị VN. Ước gì các chiên gia trên....chuyển nghề.
ReplyDelete@ legia : bác đã thử đem đất đai, nhà cửa của chính mình đi thế chấp để vay tiền bao giờ chưa ?
ReplyDeleteEm cho là cho dù số tiền được vay thấp hơn rất nhiều giá thị trường của BĐS. Thì nó vẩn cao hơn rất nhiều mức giá cân bằng , bởi vì mức giá cân bằng đã bỏ quá xa và quá lâu rồi. Từ cách đây 15-20 năm , BĐS đã là nơi thu hút đầu cơ một cách điên loạn.
ReplyDeleteNó là nơi rửa tiền , nơi tích lũy tài sản bất hợp pháp an toàn. Vì vậy , nó không thể hoạt động một cách bình thường theo thị trường như các quốc gia khác được. Đó là khác biệt lớn nhất của đầu cơ ở thị trường BĐS Việt Nam và các quốc gia khác. Tất nhiên việc mỡ rộng cung tiền quá mức cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đầu cơ BĐS. Đó là chưa kể hàng triệu ha đất bị bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả.
Với một hạ tầng thấp kém như ở VN mà giá nhà đất cao hơn ở Nhật. Bạn Duy Linh dùng chỉ số P/E. Em cho đến giá cho thuê cũng là giá ảo. Vì một lượng lớn đất đai được sử dụng kém hiệu quả bởi các doanh nghiệp nhà nước đã gây tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Chưa kể đến hạ tầng yếu kém , khiến giá thuê đất ở nhiều vùng chênh lệch một cách vô lý.
bạn lý luận thế nghe có vẻ đúng. nhưng thực tế là nếu bạn đi mua nhà, bạn phải trả cái số tiền mà bạn gọi là ảo. lúc đó nó còn ảo nữa không ? tiếp theo, khi bạn đem nhà mua với giá tiền ví dụ là 800 triệu đi thế chấp, thì ngân hàng căn cứ theo khả năng trả nợ của bạn rồi mới ước định xem cái nhà đó dùng để đảm bảo cho bao nhiều tiền vay. Những vụ việc nhà 1 tỷ đc thế chấp với trị giá 50 tỷ là phạm pháp và không thể đại diện cho tất cả được đâu bạn ạ. Còn những chuyện khác thì mình k muốn nói đến ở đây. Vì nó xa chủ đề quá.
ReplyDeleteĐấy mới là vấn đề em muốn nói . Dùng tiền thật để mua giá trị ảo. Đó là những bad investments . Nếu bác mua nhà để đầu cơ em không có ý kiến , nhưng nếu mua nhà để sử dụng ( ở hay SX-KD ) thì đó là vấn đề . Em cho là khi thị trường rời xa điểm cân bằng do ảnh hưởng bên ngoài , lợi ích thực sẽ nhỏ hơn số tiền đầu tư.
ReplyDeleteTất nhiên mọi chuyện vẩn ổn nếu cung tiền đều đặn tăng lên chóng mặt như thời gian qua . Nhưng điều đó là không thể , và khi đó giá đất sẽ chuyển dịch dần về điểm cân bằng . Những tài sản thế chấp sẽ quay về giá trị thực của nó . Giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ sụp giảm nghiêm trọng , và ta có thể nhận ra leverage thực của các doanh nghiệp rất cao .