Nhìn cảnh miền Trung lại chìm trong lũ chắc không ai có thể cầm lòng. Tôi repost lại một entry viết tháng 11/2009, đúng 4 năm trước về qui trình xả lũ của các nhà máy thuỷ điện và trách nhiệm của những người quản lý. Bốn năm đã qua không biết có thêm bao nhiêu thuỷ điện mọc thêm, không biết đã có ai rà soát và thiết kế lại qui trình xả lũ cho các nhà máy thuỷ điện chưa? Nhìn những gì đang xảy ra câu trả lời đã rõ.
TUESDAY, NOVEMBER 10, 2009
Black swan II
PTT Hoàng Trung Hải nói rằng vụ lũ lụt vừa qua sau hai cơn bão số 9 và 11 ở miền Trung là do biến đổi khí hậu. Ông cho biết đã cho thanh tra quá trình xả lũ của hai nhà máy thủy điện A Vương và Ba Hạ và kết luận những nhà máy này đã "xả lũ đúng qui trình".
Chắc chắn những qui trình này không do các nhà máy thủy điện tự đề ra mà phải do một cơ quan chính phủ qui định, nhiều khả năng phải được ông Hải ký duyệt. Có lẽ vì vậy ông kết luận rằng họ làm "đúng qui trình" nhưng không đả động gì tới việc qui trình có đúng hay không. Như đã nói trong entry trước, qui trình xả lũ phải được tính toán với số liệu thời tiết trong lịch sử. Số liệu này có thể đã thay đổi vì biến đổi khí hậu như ông Hải tuyên bố, tuy nhiên liệu nó có biến đổi nhanh đến như vậy hay không? Chẳng lẽ vấn đề 70% lưu vực của sông ngòi miền Trung nằm bên Lào không được phản ánh trong số liệu lịch sử? Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, tại sao chỉ có VN và chỉ có miền Trung bị tác động đến độ qui trình xả lũ không còn phù hợp dẫn đến chết dân? Tôi nghi ngờ khả năng số liệu đã biến đổi và cho rằng qui trình bị thiết kế sai.
Ngay cả nếu thực sự qui trình đã lạc hậu vì biến đổi khí hậu làm sai số liệu, tại sao ông Hải không chỉ đạo xây dựng lại một qui trình mới an toàn hơn? Nếu tuần tới thêm một cơn bão nữa đổ vào miền Trung liệu ông Hải sẽ tiếp tục cử cán bộ đi giám sát các nhà máy thủy điện bắt họ xả lũ đúng qui trình hay ông sẽ xem lại qui trình xả lũ? Trong entry trước tôi cho rằng các qui trình không nên và không cần phải đối phó với black swan events, đấy là việc của bảo hiểm. Nhưng nếu đã nghi ngờ hay có bằng chứng qui trình không còn phù hợp nữa (vì biến đổi khí hậu) thì phải nhanh chóng điều chỉnh lại qui trình, trừ khi những người quản lý có black swan về mặt nhận thức.
Update (12/11): Một bài viết về phát biểu của PTT Hoàng Trung Hải của PPL, đăng trên blog Nguyễn Văn Tuấn.
Update (20/11): Không chỉ có PTT Hoàng Trung Hải, TT Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng biến đổi khí hậu đã góp phần gây ra những thiệt hại trong hai cơn bão vừa qua ở miền Trung. Tuy nhiên khác với PTT, TT Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ra soát lại qui hoạch và các công trình thủy điện, trong đó có các qui trình vận hành (xả lũ). Mặc dù tôi hoan nghênh việc rà soát lại này, tôi cho rằng không nên đổ lỗi cho biến đổi khí hậu. Cần phải xem xét các nguyên nhân chủ quan như một số comment bên dưới đã nêu ra (các tỉnh quản lý rừng kém, số liệu dòng chảy ở các vùng sâu vùng xa không đầy đủ). Đặc biệt phải đánh giá lại thật cẩn thận tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào môi trường.
Update (17/5/10): Theo tác giả Tấn Đức, các công trình thủy điện không những không giúp chống lũ (nhiều khả năng còn làm lũ nặng thêm) mà còn không giúp gì cho việc điều tiết tưới tiêu trong mùa khô. Tôi càng ngày càng tin rằng thiết kế/qui hoạch các nhà máy thủy điện của miền Trung có vấn đề.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteĐể thực hiện điều tiết lũ, đập thủy điện phải xả bớt nước trước mùa lũ. Điều này sẽ làm giảm cột nước trong hồ nên năng suất phát điện giảm trong khoảng thời gian chờ lũ về. Và nếu năm đó không có hoặc lũ ít không đủ bù lượng nước đã xả thì thủy điện thất thu. Quá trình xả lũ cũng cần xả từ từ trong một thời gian dài, nếu xả ào ạt ngay trước khi lũ về thì nước thủy điện xả + nước lũ sẽ gây ngập lụt gấp bội.
ReplyDeleteTóm lại, để thực hiện chức năng điều tiết lũ thì sẽ giảm doanh thu của thủy điện. Do đó cần phải có quy trình xả lũ thiên về an toàn cho người dân và cần có cơ chế giám sát chặt chẽ việc xả lũ.
P/S: điện sản xuất từ thủy điện rất rẻ so với điện từ than hay khí nên dù tăng độ an toàn về xả lũ thì lợi nhuận của nhà đầu tư vẫn cao.
Nếu nó xả chậm trễ bị vỡ đập thì thế nào nhỉ?
ReplyDeletehat hanh nhan
Vấn đề là không để cho các đập thủy điện chứa quá nhiều nước trước mùa mưa. Tất nhiên như vậy họ sẽ bị rủi ro không đủ nước để phát điện nếu năm đó không mưa nhiều như dự báo, nhưng đó là rủi ro họ phải gánh chịu chứ không thể đổ rủi ro lên đầu dân.
DeleteVề cơ bản các ông thủy điện ở việt nam làm ăn vớ vẩn, xả lũ không đúng quy trình,tích nước cũng thế...Không thấy được cái tác hại của mỗi lần xã lũ khi bao nhiêu mảnh đời, gia đình ở vùng rốn lũ phải chịu .....
ReplyDeleterac thai