Monday, May 26, 2014

Capital IV


[Tôi đang viết Capital III nhưng vụ số liệu trong C21C do Chris Giles phát hiện ra quá nóng nên tạm dừng III viết IV trước :-)]


Weekend vừa rồi Chris Giles, một editor của FT, viết một bài báo và một blog entry chỉ ra một số vấn đề về số liệu trong quyển sách đình đám C21C của TP. Bài trên báo viết nhẹ nhàng hơn, so sánh lỗi số liệu của C21C với vụ lỗi trong bảng tính Excel của Rogoff & Reinhart năm ngoái. Trong khi đó bài trên blog buộc tội TP khá nặng, cho rằng nhà kinh tế này đã bịa số liệu (from thin air) và điều chỉnh số liệu (randomly and undocumented) để đạt được kết luận chính của quyển sách. Sau khi sửa lại những lỗi của TP và tính toán lại wealth inequality cho một số nước/khu vực, Chris Giles khẳng định kết luận của C21C không còn đúng nữa. Lời buộc tội này như vậy nặng hơn rất nhiều những gì R&R bị chỉ trích.

Nhưng khác với vụ R&R, ngay khi bài báo của Chris Giles được đưa lên mạng và được một số báo/trang mạng khác trích dẫn, một loạt phản hồi theo hướng bênh vực TP xuất hiện. Đáng kể nhất (cho đến thời điểm này) là phản hồi của The EconomistJustin Wolfers. Cả hai phản hồi này và những phản hồi của các tác giả khác (Paul Krugman, James Hamilton, Neil Irwin) đều cho rằng phát hiện của Chris Giles không ảnh hưởng đến kết luận chính của C21C, i.e. sự bất bình đẳng về của cải (wealth) đã gia tăng trong giai đoạn 1970 đến nay và điều này là tất yếu của capitalism.

Bài của The Economist cho rằng Chris Giles chưa có đủ bằng chứng cho các buộc TP bịa số liệu và các hiệu chỉnh mà TP làm trong C21C là cần thiết (nhưng đúng là TP cần giải thích rõ ràng). Phần lớn số liệu trong C21C không có vấn đề gì, những lỗi mà Chris Giles chỉ ra thực ra chỉ là một phần nhỏ của quyển sách chứ không phải central theme như Giles cáo buộc. Justin Wolfers thẳng thừng cho rằng Chris Giles đã "provocative" và cho rằng động cơ của cáo buộc này là chính trị hơn là học thuật. Dĩ nhiên tất cả các tác giả bênh vực TP nói trên đều là những người thiên tả và không loại trừ khả năng họ bênh vì quan điểm chính trị. Trong khi đó hiện mới có Tyler Cowen (thiên hữu) lên tiếng ủng hộ phê phán của Chris Giles, nhưng cũng khá dè dặt. Chắc vài ngày tới cánh hữu sẽ có nhiều tiếng nói hơn.

Bản thân TP đã có phản hồi chính thức (đăng trên blog của Chris Giles), mặc dù thừa nhận rằng bộ số liệu mà mình xây dựng còn phải hoàn thiện thêm nhưng khẳng định kết luận của C21C không sai. TP cũng ngầm phản bác lại cáo buộc của Giles về việc bịa và hiệu chỉnh số liệu bằng lập luận toàn bộ số liệu và technical appendix của quyển sách đã được công khai trên web. Đáng tiếc là TP chưa trả lời trực tiếp một số vấn đề mà Chris Giles nêu ra, vd gõ số liệu của Thụy điển sai, lựa chọn năm so sánh cho các nước tùy tiện, hiệu chỉnh số liệu mà không giải thích, hay cherry pick các bộ số liệu có lợi cho kết luận của mình. Hi vọng TP sẽ viết một "giải trình" chi tiết hơn trong thời gian tới, cuộc thảo luận chi tiết giữa TP và Chris Giles sẽ rất đáng theo dõi.

Cá nhân tôi, dù không có thời gian kiểm tra số liệu trong C21C như Chris Giles và những người khác, không ủng hộ các cáo buộc của Chris Giles về độ tin cậy của số liệu và nhất là việc TP manipulate số liệu. Quyển sách này là một công trình nghiên cứu hơn 10 của TP và một số nhà kinh tế khác, nếu có lỗi trong việc thu thập và sửa chữa số liệu thì đã bị những chuyên gia khác chỉ ra rồi. Một kết luận quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến chính sách kinh tế dài hạn gần như cho toàn thế giới (tư bản) không dễ gì đạt được thông qua việc manipulate số liệu (trong hơn 10 năm trời). So sánh với bài của R&R năm ngoái, chỉ là một working paper (không có peer review) và chưa hoàn chỉnh, C21C đã được kiểm chứng và xác nhận bởi nhiều tác giả và công trình nghiên cứu khác.

Một criticism nghiêm túc phải xem xét các bài báo và nghiên cứu liên quan của TP rồi mới có thể kết luận quyển C21C đã đưa ra kết luận sai. Rất có thể nhiều điểm "khó hiểu" trong C21C đã được TP giải thích/trình bày trong các nghiên cứu đó. Chris Giles chưa làm điều này, và chắc sẽ không làm vì tôi nghi ngờ động cơ của nhà báo này là muốn tạo ra một vụ scandal R&R thứ hai (mà mình là hero) chứ không hẳn Giles có academic interest về vấn đề này. Thực tế những phê phán nặng ký hơn với C21C đều từ các nhà kinh tế (academic) có khả năng sẽ làm lung lay C21C. Tôi sẽ viết về các criticisms này trong một entry tới.


Tuesday, May 13, 2014

HD-981


Cách đây ngót nghét 20 năm khi tôi mới vào ngành dầu khí, có một sự kiện trong ngành làm tôi rất thắc mắc. Lúc đó ONGC, công ty dầu khí quốc gia Ấn độ, bán lại đặc quyền khai thác một số lô dầu khí ngoài khơi VN cho các công ty nước ngoài. Những quyền này trước đó được Tổng cục dầu khí (tiền thân của PVN) giao cho ONGC với giá rất rẻ nên họ đã "hời to" khi chẳng phải làm gì mà thu được một mớ tiền. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là ONGC chạy được và bán lại dự án trên giấy mà chẳng phải đầu tư gì cả.

Điều đáng nói là phía VN lúc đó không những không phàn nàn gì mà thậm chí còn đứng ra giàn xếp cho ONGC đàm phán với các đối tác nước ngoài khác để đẩy nhanh tiến độ. Tôi đem thắc mắc này hỏi một vài đồng nghiệp có thâm niên thì được giải thích rằng giai đoạn cuối thập kỷ 80 - đầu 90 VN còn bị cấm vận nên các công ty dầu khí phương Tây chưa thể vào VN đấu thầu quyền thăm dò khai thác. Nhưng lúc đó VN cần phải "cắm mốc chủ quyền" thật nhanh bằng các hoạt động thăm dò khai thác offshore, ONGC gần như là lựa chọn duy nhất (bên cạnh Zarubezhneft của Nga đã ký liên doanh Vietsovpetro và bắt đầu khai thác Bạch Hổ). Do vậy dù biết ONGC sẽ chẳng làm gì vì họ không có thực lực, phía VN buộc phải giao quyền thăm dò khai thác một số lô cho ONGC trong cuộc chạy đua với TQ khi nước này còn khá yếu và vẫn bị dư âm của sự kiện Thiên An Môn.

Những năm sau đó chiến thuật "cắm cột mốc chủ quyền" bằng cách giao quyền thăm dò khai thác cho các công ty dầu khi nước ngoài đã được cả hai bên sử dụng khi chưa đủ sức tự làm. VN giao cho Mobil, TQ giao cho Creston, nhưng cả hai công ty tư bản này đều "rét" khi tầu chiến của VN và TQ hiện diện. Họ nhận thăm dò khai thác hoàn toàn vì mục đích thương mại nên chẳng dại gì làm công cụ cho VN hay TQ trong cuộc tranh chấp lãnh hải.

Không nhờ được nước ngoài, VN giao cho PVN xây dựng các giàn DK gần khu vực Trường Sa, tuy nhiên năng lực của PVN chỉ làm được giàn cố định ở các khu vực nước nông (100-200m). Trong khi đó CNOOC của TQ với thực lực mạnh hơn nhắm đến các vùng nước sâu (>1000m), là phần lớn cái "lưỡi bò" mà họ tự vẽ, với giàn semi-submersible HD-981. Tôi tin là phía VN/PVN đã theo dõi sát sao quá trình đóng HD-981 và thừa biết thời điểm TQ đem nó xuống Biển Đông đã cận kề.

Đầu năm 2014 nói chuyện vói một insider của PVN tôi được biết phía VN đã cố tìm đối tác triển khai thăm dò khai thác ở các vùng tranh chấp với TQ (nước sâu). Tuy nhiên chỉ có Nga có khả năng tham gia, cả về mặt công nghệ lẫn khả năng đối đầu với TQ nếu có đụng độ. Rất không may cho VN, sự kiện Ukraine xảy ra đã đẩy Nga và TQ lại gần nhau quá nhanh và hiển nhiên Putin đã chọn ngả về phía TQ thay vì VN, cho dù có thể nói VN là quốc gia "thân Nga" vào bậc nhất thế giới. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Putin biết trước việc TQ kéo HD-981 xuống Biển Đông và cuộc tập trân Nga-Trung hoàn toàn không phải tình cờ.

Không dựa được vào Nga, Ấn độ thì 20 năm rồi vẫn chưa đủ mạnh để trở thành đối trọng với TQ, ASEAN chia rẽ như truyền thống vốn có của tổ chức này, VN chỉ còn một con đường ngả về phía Mỹ nếu không muốn bị TQ nuốt trọn Biển Đông. Từ hơn 20 năm trước VN đã hiểu rằng tự mình không thể chống được mộng bành trướng của ông anh phương Bắc và cần phải có đồng minh thay thế Liên Xô đang sụp đổ.

Ở thời điểm hiện tại bằng mọi giá VN phải đuổi được HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình, nếu không bước tiếp theo của TQ sẽ là kéo HD-981 đi khắp Biển Đông dù có khoan được dầu hay không. Ngả về phía Mỹ như thế nào tôi không biết, nhưng nếu VN back down khỏi TPP thì đó chắc chắn là dấu hiệu Biển Đông sẽ mất. Nếu đợt đàm phán TPP tới tiến triển tốt, tôi tin không quân/hải quân VN sẽ sớm xuất đầu lộ diện ở khu vực HD-981.