Thursday, March 1, 2012

Headline vs core



Một bạn hỏi tôi cách dịch thuật ngữ headline và core CPI, tôi không biết dịch thế nào cho ngắn gọn và đủ ý. Bởi vậy tôi quyết định "outsource" câu hỏi này cho các commenters, hi vọng các bạn có phương án dịch hay. Dưới đây là giải thích (dài dòng) về 2 thuật ngữ này:

Headline CPI: là chỉ số giá (CPI) được các cơ quan thống kê quốc gia điều tra và công bố dựa trên một rổ hàng hóa trung bình mà người dân mua sắm. Sở dĩ có chữ "headline" vì tốc độ tăng giảm của chỉ số này (ie lạm phát) thường được báo chí đưa vào dòng tiêu đề của những bài về kinh tế, vd "Lạm phát tháng 1 là 0.7%". Headline ở đây nghĩa là tiêu để, nghĩa bóng là bề nổi.

Core CPI: là chỉ số giá tính theo rổ hàng hóa tương tự như rổ tính headline CPI nhưng loại bỏ lương thực/thực phẩm và năng lượng. Lý do loại bỏ 2 loại hàng hóa rất quan trọng này ra khỏi rổ tính core CPI vì giá của chúng thường thay đổi rất mạnh so với các mặt hàng khác, bởi vậy làm headline CPI bị nhiễu vì dao động quá nhiều. Core ở đây là cốt lõi, nhưng dịch như vậy có một điểm không hay là ngầm định food/energy không phải là những hàng hóa tiêu dùng cốt lõi, hoàn toàn không chính xác với đa số người dân.


Update: Cám ơn các bạn đã góp ý dịch. Chốt lại tôi thấy phương án dịch 2 thuật ngữ này như sau là hợp lý nhất:

- Headline CPI/inflation = chỉ số lạm phát toàn phần. Chữ "toàn phần" không dịch đúng chữ "headline" nhưng phản ánh khá chính xác ý nghĩa của thuật ngữ này và đủ ngắn (2 âm tương đương với headline). Khiếm khuyết duy nhất của cách dịch này là nó không phản ánh được nghĩa bóng của từ headline, nghĩa là đây là chỉ số lạm phát có tính bề nổi, giật gân mà báo chí đưa tin chứ không phải là chỉ số mà giới hoạch định chính sách hay giới professional quan tâm.

- Core CPI/inflation = chỉ số lạm phát lõi. Chữ "lõi" nghe hơi "vật lý" nhưng tốt hơn các chữ cốt lõi/cơ bản/cơ cấu vì nó ít có hàm ý food/energy không quan trọng. Lõi còn có nghĩa là nằm bên trong/chính giữa cũng phản ánh được hình ảnh volatility của food/energy price rất lớn nên sẽ nằm ngoài (bao phủ) phần volatility của các thành phần còn lại.

26 comments:

  1. Headline = Chỉ số lạm phát thông thường
    Core = Chỉ số lạm phát đơn giản

    ReplyDelete
  2. Headline CPI: Lạm phát CPI chung
    Core CPI: Lạm phát cơ bản CPI

    Phải đưa chữ CPI vào vì ở đây dùng CPI để đo lạm phát (Lạm phát có thể đo bằng các cách khác như thông qua PPI hay GDP)

    Lạm phát cơ bản CPI không đơn giản là loại bỏ lương thực và năng lượng. Việc loại bỏ cấu phần nào ra khỏi rổ hàng hóa cpi phụ thuộc vào điều kiện từng nước. Ngoài food/ foodstuff, energy còn có thể là admin price, taxes,...

    ReplyDelete
  3. cháu thấy có chỗ dịch Core inflation là "lạm phát cơ cấu".

    ReplyDelete
  4. - CPI thực.
    - CPI danh nghĩa.

    ReplyDelete
  5. Theo nguồn từ link bên dứơi. Tôi hiểu Headline CPI là chỉ số lạm phát chung và Core CPI là chỉ số lạm phát loại trừ thực phẩm và năng lựơng ( CPI less food anh enegy ).
    http://www.advisorperspectives.com/dshort/updates/CPI-Headline-and-Core.php

    ReplyDelete
    Replies
    1. bổ sung thêm một tí, 2 chỉ số này khác nhau còn tùy theo cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI và sự khác nhau trong việc loại trừ hoàng hóa để tính core CPI. trong 2 chỉ số này, biến động của Core CPI sẽ ít hơn Headline CPI do đã loại trừ các yếu tố để biến động. Do đó, Core CPI thừơng đựơc sử dụng nhiều hơn trong hoạch định chính sách tiền tệ.

      Delete
  6. @giangle: loại bỏ lương thực và năng lượng (và/hoặc một số mặt hàng khác có độ dao động giá cả mạnh) ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI không hẳn vì người ta ngầm coi rằng đó không phải là các mặt hàng “không cốt lõi” đâu, mà vì họ cho rằng sự dao động giá cả quá mạnh của các mặt hàng này không phản ánh đúng mức độ dao động trung bình của giá cả trên thị trường, và làm méo mó bức tranh thực. Tức là, cái “không cốt lõi” ở đây là mức độ dao động giá của các hàng hóa đó, chứ không phải bản thân các hàng hóa đó. Không những thế, các hàng hóa này phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong rổ hàng hóa, có nghĩa chúng thuộc vào loại “cốt lõi” đối với cuộc sống người dân, thì mới cần tính đến ảnh hưởng của chúng tới CPI.
    Cái này giống như trên TTCK có một số CP có mức vốn hóa cao, mức dao động giá rất lớn nên ngay cả khi lượng giao dịch không đáng kể cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chung, phản ánh không chính xác tình hình thực sự của thị trường, nên cũng cần có cách khắc phục.
    Ngoài ra, cũng nên phân biệt rõ ràng CPI và lạm phát. Nếu khi CPI tăng không vì lý do tiền tệ (phát hành tiền quá nhiều), mà vì lý do khác (ví dụ thiên tai, chiến tranh, đầu cơ, mất cân bằng cung cầu tạm thời v.v..) mà gọi là lạm phát, thì sau khi các yếu tố đó mất đi, giá cả giảm về mức lúc trước (CPI giảm) thì gọi là gì? Không lẽ là giảm phát? Hay lạm phát âm?
    Nói chung, chỉ nên coi là lạm phát khi giá cả đồng loạt tăng lên mặt bằng mới, và sau đó không giảm xuống. Hiện tượng này chỉ có thể do việc phát hành thêm tiền gây nên, và bản thân hiện tượng lạm phát không phải là cái gì xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế, mà trái lại, chính là cách nền kinh tế tự điều chỉnh để lập lại sự cân bằng lúc trước giữa một bên là tổng lượng hàng hóa và một bên là tổng lượng phương tiện lưu thông. Dĩ nhiên khi đó sẽ có một bộ phận dân cư chịu thiệt hại, là những người giữ tiền mặt, hoặc làm công ăn lương – một phần tài sản của họ bị Nhà nước ăn trộm thông qua việc ngấm ngầm phát hành thêm tiền.
    Những yếu tố như cầu kéo, chi phí đẩy v.v… chỉ ảnh hưởng tới CPI, chứ không phải nguyên nhân gây nên lạm phát theo định nghĩa ở trên, vì chúng mang tính ngắn hạn, và có thể kéo, đẩy CPI theo cả 2 hướng tăng và giảm (không như phát hành thêm tiền chỉ kéo giá cả theo một hướng tăng). Nếu giá dầu trên thế giới tăng khiến giá xăng trong nước tăng, kéo CPI tăng theo, thì không nên gọi đó là “lạm phát”. Chính vì thế, muốn chống lạm phát thực sự thì phải không in thêm tiền để tài trợ các khoản chi của Nhà nước, chứ không phải kìm giá xăng, dầu, lương thực v.v… như cách Chính phủ VN đang cố làm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nam:
      @Kau Rú Men: Những gì bác nói giống như bác đang dạy học cho mấy em sanh viên năm nhứt quớ...hớ hớ, cứ như đang chứng tỏ trí tuệ siu phàm bởi mớ kiến thức bòng bong, đọc đâu, thấy nhảm đó, thực tế tí

      Delete
    2. Ko biết phải xưng hô như thế nào vì tôi chỉ mới 22 tuổi nhưng cám ơn bác Giangle & Kaufmann . Tôi rất đồng ý rồi Kaufmann về cách phân tích ý nghĩa của việc loại bỏ mọt số hàng hóa biến động trong tính toán Core CPI và những lưu ý trong nhận biết lạm phát.
      Còn về lạm phát tăng thì bên cạnh yếu tố phát hành thêm tiền để chi trả cho chi tiêu công phải lưu ý thêm vài yếu tố khác :
      + năng lực sản xuất nền kinh tế ( giảm hoặc tăng so với năng lực sản xuất bình quân của toàn cầu )
      + cơ cấu kinh tế ( phát triển kinh tế bằng tăng tổng cầu hay tăng tổng cung )
      + chính sách tiền tệ mở rộng của nền kinh tế khác ( điển hình là gói QE của Mỹ gây lạm phát toàn cầu )
      + lãi suất tăng ( tổng cung hoặc tổng cầu nền kinh tế lệ thuộc như thế nào vào lãi suất )
      + đồng tiền bị mất lòng tin
      .... v.v & v.v ......
      Tôi rất quan tâm về lạm phát tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rất mong được học hỏi từ mọi người.

      Delete
  7. Kaufmann đúng là một chú nhóc quê mùa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những comment kiểu rác rưởi thía nì thì chủ blog nên xóa để cho cái blog nì nó tốt đẹp hơn

      Delete
    2. Một phát biểu thế này đâu thể hiện được bạn tốt hơn một chú nhóc quê mùa, haizz, buồn cho văn hóa comment!

      Delete
  8. Mình nghĩ thế này:
    Headline CPI = chỉ số giá tổng thể; core CPI = chỉ số giá mấu chốt (loại trừ thực phẩm và năng lượng).

    Luôn tiện cho mình hỏi cái này: có cách nào viết tiếng Việt có dấu trực tiếp vào blog thay vì viết bên Word rồi copy/paste qua?

    ReplyDelete
  9. Khi nói về vấn đề chia sẻ kiến thức thì chắc có ai là nhảm nhí...chăng có ai là quê mùa cả. Mà commnent đó có tính chất xây dựng hay ko thôi.

    ReplyDelete
  10. Có một số nơi họ dịch là CPI toàn phần và CPI cơ bản. Nghe cũng khá hợp lý :-)

    Nhân tiện, comment của Mr./Ms. Kaufmann có vẻ đi hơi xa chủ đề. Ngoài ra, giải thích các thuật ngữ và vấn đề kinh tế một cách ngắn gọn, dễ hiểu mới thực là khó :D

    ReplyDelete
  11. Có cùng quan điểm với Mèo bựa.
    Ngoài ra có lúc headline cpi được dịch là CPI tổng thể, nhưng có lẽ để "CPI toàn phần" thì hay hơn.

    ReplyDelete
  12. core CPI: Bên nghiên cứu Việt Nam gọi nó là CPI lõi.

    ReplyDelete
  13. Em lại hay bắt gặp cụm từ là CPI điều chỉnh, rồi sau đó lý giải cho sự điều chỉnh khá giống với định nghĩa về Core CPI ở đây của các anh/chị.

    ReplyDelete
  14. Dear anh Giang và mọi người

    Có 1 điều em muốn note thêm là cái headline CPI (em thì vẫn khoái dịch là lạm phát chung)vẫn được các Policy makers quan tâm đấy ạ bởi nó có tác động tâm lý rất lớn trong công chúng. Và cái tăng giá do tâm lý này cũng tác động không nhỏ đến lạm phát ở VN.

    Core inflation (em vẫn quen gọi là lạm phát cơ bản) cái này vẫn còn là tranh cãi trong giới học thuật. IMF thì khoái dùng cái này nên họ phát triền và khuyến nghị nhiều đến các nước thành viên của họ. Nhưng UNSD ( cơ quan thống kê của liên hợp quốc) không bởi công nhận khi xác định cái core bằng cách loại những hàng hóa quan trọng thường bị ảnh hưởng bởi các cú sock ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI. Bởi theo họ làm như thế là vi phạm vào nguyên tắc thống kê và bỏ qua các liên hệ kinh tế có tính trùng khớp trong nền kinh tế, bởi vì cuối cùng dù có loại bỏ một vài loại hàng thì không thể loại bỏ hết được ảnh hưởng gián tiếp của chúng.

    Vài note nhỏ muốn chia sẻ cùng mọi người

    ReplyDelete
  15. @Kaufman: Thuật ngữ lạm phát âm, thiểu phát hay giảm phát (dịch từ deflation)là hiện tượng bình thường trong kinh tế. Nó không phải là:"..không lẽ là,.." như bác nói đâu.
    Ở VN năm 2009 đã xảy tình trạng giảm phát đó. Lý do là Tổng Cầu bị suy giảm, chứ thiên tai, địch họa,.. chỉ có tác dụng rất nhỏ thôi,...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hình như bạn chưa hiểu ý tôi. Các thuật ngữ/hiện tượng “giảm phát, thiểu phát, lạm phát âm” đó có lạ lẫm gì đâu. Tôi đâu có bảo rằng không thể có những hiện tượng đó trong nền kinh tế.
      Ý của tôi là thế này. Nếu giá một số hàng hóa tăng do giá dầu mỏ tăng chẳng hạn, mà ta gọi là “lạm phát”, thì đến lúc giá giảm do giá dầu mỏ giảm, liệu có thể gọi đó là “giảm phát” không? Dĩ nhiên là không. Đó chỉ là sự dao động của giá cả mà thôi.
      Năm 2009 có một giai đoạn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tổng cầu sụt giảm, dẫn đến giá cả của một loạt hàng hóa giảm theo, thì đó có thể gọi là giảm phát. Nhưng ví dụ này chẳng liên quan gì đến điều tôi đang nói cả.

      Delete
  16. Theo em thì không nên dịch hai thuật ngữ này, giống như để nguyên từ internet

    ReplyDelete
  17. http://nghiatq.wordpress.com/2011/06/01/non-food-cpi/#more-3989
    bác Nghĩa cũng có bài về headline CPI or Core CPI

    ReplyDelete
  18. Bac Giang oi, Bac viet ve cac phuong phap tinh core inflation di ah. Cam on Bac

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn tham khảo link của nghiatq bên trên nhé.

      Delete
  19. Bác cho cháu hỏi chữ "Inflation Dynamics" dịch dịch sao cho thanh thoát nhất ạ?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.