Sunday, February 26, 2012

Banking reform



Chỉ sau 5 năm hệ thống ngân hàng được tự do hóa, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 85 lên 135% GDP. Sự tăng trưởng vượt bực tín dụng nội địa đã đẩy giá bất động sản và chứng khoán tăng vọt. Tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh dẫn đến tăng trưởng nóng, đồng nội tệ bị định giá quá cao (overvalued), thâm hụt cán cân vãn lai, đồng thời lạm phát và lãi suất danh nghĩa tăng cao. Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.

Đó là những gì đã xảy ra với Thụy điển trong giai đoạn cuối 1980 đầu 1990, đã hơn 20 năm nhưng có lẽ hoàn cảnh kinh tế tài chính của Việt nam trong vài năm quá có nhiều điểm tương đồng như vậy. Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, trong hai năm 1992-1993 Thụy điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ngoạn mục, sau này được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ. Bài học của Thụy điển được nhiều nước học tập trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua ở những mức độ khác nhau. Việt nam, với kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, rất có thể cũng sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm của Thụy điển. Dưới đây là những gì Thụy điển đã làm và những bài học quan trọng được rút ra từ kinh nghiệm của họ.


Thụy điển 1992-1993

Cho đến năm 1992, Thụy điển thi hành chính sách tỷ giá cố định với hi vọng sẽ kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên mục tiêu lạm phát không đạt được khi lạm phát tăng quá 2 con số vào cuối những năm 1980, đồng thời đồng Krona bị định giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng. Tháng 11/1992 ngân hàng trung ương Thụy điển, Riksbank, phải chấp nhận thả nổi tỷ giá và chuyển sang sử dụng mục tiêu lạm phát (inflation targeting). Trong vòng 6 tháng đồng Krona mất giá hơn 40% và chỉ trong 2 năm cán cân vãn lai (current account balance) chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Lãi suất cho vay danh nghĩa cũng giảm từ 16% năm 1992 xuống dưới 10% năm 1996. Mặc dù GDP bị sụt giảm 6% trong 3 năm từ 1990 đến 1993, những năm sau đó Thụy điển có tăng trưởng trung bình gần 4%/năm bỏ xa các nước châu Âu khác trong cùng thời kỳ.

Tuy vai trò của chính sách thả nổi tỷ giá, đồng nghĩa với gián tiếp phá giá mạnh đồng nội tệ, rất quan trọng trong những năm đó, cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy điển. Đối mặt với sự đổ vỡ ngân hàng hàng loạt, đầu năm 1992 chính phủ Thụy điển tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Mặc dù biện pháp bảo đảm toàn bộ (blanket guarantee) này gây nhiều tranh cãi, có lẽ đó là giải pháp duy nhất Thụy điển có thể lựa chọn ở thời điểm đó để ngăn ngừa sụp đổ dây chuyền. Sau này nhiều nước châu Âu như Đức, Ireland, Iceland, Đan mạch và Úc, New Zealand đã áp dụng biện pháp này ở thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nghiên cứu của IMF cũng ủng hộ bảo đảm toàn bộ khi thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tuy vẫn cảnh báo chi phí cho biện pháp này không nhỏ.

Sau khi trấn an thị trường bằng bảo đảm toàn bộ, Thụy điển quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Thụy điển đã rất kiên quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của hai ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trước khi chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại khác nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu (recapitalize), giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Riêng với hai ngân hàng bị quốc hữu hóa, Thụy điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - asset management company) quản lý riêng. Hai AMC này hoạt động như một dạng quĩ đầu tư vốn (private equity fund), cấp vốn và quản lý những doanh nghiệp còn khả năng sinh lợi đồng thời lựa chọn thời điểm và khách hàng thích hợp để thanh lý những phần tài sản còn lại. Đến năm 1997 các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ của mình và được giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần được tư hữu hóa và đổi tên thành Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy điển khoảng 4% GDP nhưng sau khi tư hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy điển đã thu lại được gần như toàn bộ số tiền nói trên.


Bài học Thụy điển

Ngay từ năm 1997 đích thân thống đốc Urban Bäckström của Riksbank đã có một bài phát biểu tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Kansas City) tổng kết kinh nghiệm của mình. Đến năm 2007, Emre Ergungor, một nhà kinh tế thuộc Fed Cleveland, viết một bài tổng kết khá chi tiết kinh nghiệm giải cứu hệ thống ngân hàng của Thụy điển giai đoạn 1992-1993. Bài nghiên cứu này được báo Wall Street Journal tóm tắt lại vào tháng 2/2009 khi giới hoạch định chính sách Mỹ đang loay hoay giải cứu hệ thống tài chính của mình. Cũng vào thời điểm đó, Lars Jonung - giáo sư kinh tế của Lund University - có một tổng kết tương tự viết cho ECFIN của European Commission. Tựu trung có ba bài học quan trọng từ kinh nghiệm của Thụy điển.

Bài học thứ nhất là tính minh bạch. Chính thống đốc Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng Thụy điển có thể giấu thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMC thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường. Tuy nhiên Riksbank đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn (uncertainty) của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh bạch này.

Bài học thứ hai là nguồn lực cho công cuộc giải cứu/cải tổ phải đủ mạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ (blanker guarantee) mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy điển đã được chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỷ Krona, tương đương với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ được giao, ví dụ thuê mướn hay sa thải lãnh đạo các doanh nghiệp mà họ năm cổ phần hay thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty đó. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số qui chế đặc cách liên quan đến các qui định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường.

Bài học thứ ba là giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn. Thụy điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng Krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Tất nhiên rút ra bài học thì dễ, thực hiện được và thành công như Thụy điển không đơn giản chút nào. Mỹ đã không dám dũng cảm quốc hữu hóa Bear Stearns, Citigroup. Ireland, Iceland đã rơi vào vũng lầy nợ nần vì bảo đảm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Châu Âu không thể vực dậy nền kinh tế vì ECB không linh hoạt trong chính sách tiền tệ. Anh vẫn loay hoay với chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng. Nhưng nói vậy không có nghĩa Việt nam không cần tham khảo và học hỏi những gì Thụy điển đã thành công. Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người chịu lỗ đầu tiên dù người dân gửi tiền có thể sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm. Kế hoạch và phương án tái cơ cấu cần phải minh bạch, nợ xấu của các ngân hàng cần công khai. Nếu Việt nam cũng thành lập các AMC để tách biệt tài sản xấu tính minh bạch càng cần trú trọng. Cuối cùng là NHNN càn có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại.

[Note: Một version của bài viết này đã được đăng trên TBKTSG]


Tài liệu tham khảo

Anders Aslund, 2009, Lessons for the US from the Swedish Bank Crisis, http://www.petersoninstitute.org/realtime/?p=504

Emre Ergungor, 2007, On the Resolution of Financial Crises: The Swedish Experience, http://www.clevelandfed.org/research/PolicyDis/pdp21.pdf

Lars Jonung, 2007, The Swedish model for resolving the banking crisis of 1991-93. Seven reasons why it was successful, http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/publication14098_en.pdf

Wall Street Journal, 20/02/2009, Lessons from Sweden’s Bank Nationalization,  http://blogs.wsj.com/economics/2009/02/20/lessons-from-swedens-bank-nationalization/

Urban Bäckström, 1997, The Swedish experience, http://www.riksbank.se/en/Press-and-published/Speeches/1997/The-Swedish-experience/



Update (12/3): Bài học về kỷ luật tài khóa của Thụy điển thời gian đó.


25 comments:

  1. Cháu rất thích bài viết này. Cám ơn chú Giang vì một bài viêt hay.

    Hiện tại cháu đang tìm một topic về cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu để research và viết báo cáo. Cháu đang gặp khó khăn trong việc narrow down một topic cụ thể để làm vì hầu như có quá nhiều ý tưởng đã được người khác làm rồi ah.

    Với kinh nghiệm của chú, chú có thể suggest giúp cháu một vài topic vừa tầm (undergrad) không ạ?

    Cháu xin cảm ơn trước.

    P

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thật khó có thể cho bạn lời khuyên nếu không biết rõ hơn background của bạn. Dẫu sao tôi nghĩ bạn đừng quan tâm quá đến những gì người khác đã làm hay chưa làm mà nghĩ xem mình quan tâm và thích làm cái gì.

      Delete
  2. "Nếu Việt nam cũng thành lập các AMC để tách biệt tài sản xấu tính minh bạch càng cần trú trọng. Cuối cùng là NHNN càn có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại."
    Đọc cái kết lụn này mà thấy rối. Làm seo mừ minh bạch được cơ chứ, với cái hệ thống hiện nay của Việt Nam. Haiz

    ReplyDelete
    Replies
    1. @tualua: Bạn có thấy mình sử dụng ngôn ngữ một cách bất lịch sự và trẻ con lắm hay không?

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. @Anonymous: Bạn có thấy phê bình người khác như thế là bất lịch sự và trịch thượng lắm hay không?

      Delete
    4. Các bạn cố gắng tránh những nhận xét cá nhân khi comment, hãy quan tâm đến nội dung hơn là hình thức.

      Delete
    5. @SeJa: Xin lỗi vì mình không viện dẫn rõ nội dung chê trách của mình:
      "Đọc cái kết *lụn* này mà thấy rối. Làm *seo* *mừ* minh bạch được cơ chứ, với cái hệ thống hiện nay của Việt Nam. *Haiz*"
      Mình chỉ muốn nói là không nên phá cách tiếng Việt như vậy, điều này không hay chút nào, đúng không?

      Delete
  3. Tớ thì ko nghĩ là có ngôn ngữ trẻ con. Chỉ có những cái đầu là ấu trĩ mà thôi. Imhotec trách làm gì cho mệt chớ. Đã lấy cái nick ẩn danh thì làm đủ tư cách để Bình lụn hử. Haha...

    ReplyDelete
  4. Thật ra đây là bài viết có nhiều thông tin giá trị vì được tham chiếu từ các link hữu ích. Tuy nhiên vẫn còn những hạt sạn, đặt biệt là đoạn kết đã làm hỏng đi toàn bộ bài viết.
    Tiếc là tác giả vẫn chưa đi sâu vào bên trong hệ thống chịnh trị VN, Kinh tế và chính trị thì phải luôn song hành. Đôi lời góp ý chân thành để lần sau tôi còn có thể thấy những bài viết của tác giả được hay hơn.
    Chào!

    ReplyDelete
  5. Nam Khánh
    @Tua Lua:
    Bài này đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, đã là public thì chỉ được viết về kinh tế, không được viện dẫn chính trị gì vào là đúng rồi, thắc mắc gì nữa. Trước khi thắc mắc thì hãy xem bài viết này hướng tới ai? đăng ở đâu? nói chung nhìn nhận kỹ trước khi thắc mắc
    Còn về việc ẩn danh hay không thì...cái nick tualua cũng là một ẩn danh rồi. Cách "chào" cũng thể hiện nét văn hóa.
    PS: học ăn, học nói trước khi học bình luận.
    các bác hay viện dẫn chính trị này nọ. Xin thưa, hãy để mọi thứ nó tuần hoàn như vậy đi, cuộc sống không phải sống cho riêng mình mà cho gia đình. Nên chính trị không phải là cái muốn nói là nói, muốn bình luận là bình luận....chỉ để sướng miệng...Khi viết về kinh tế thì cứ mặc định chính trị là như thế, không thay đổi.

    ReplyDelete
  6. Mình nghĩ đây là một bài tổng hợp hay của anh Giang. Nêu lên một số tình huống mà VN có thể học hỏi và áp dụng cho riêng mình. Biết rằng mỗi quốc gia sẽ có những vấn đề riêng. Như ý anh Giang đã nói: "Tất nhiên rút ra bài học thì dễ, thực hiện được và thành công như Thụy điển không đơn giản chút nào.[...] Nhưng nói vậy không có nghĩa Việt nam không cần tham khảo và học hỏi những gì Thụy điển đã thành công."

    Để học hỏi và áp dụng những thành công này, cũng không hẳn sẽ đụng chạm quá sâu đến chính trị (đường lối, chủ trương). Việc thành lập các AMC, minh bạch chính sách, công khai nợ xấu, bắt buộc các chủ ngân hàng chia sẻ tổn thất có thể sẽ đụng chạm đến những nhóm lợi ích. Nhưng vấn đề này sẽ giải quyết được, nếu chính phủ quyết tâm thực hiện, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

    @Anh Giang: bài viết có nhiều chỗ sai chính tả: "Thuỵ điển" => "Thuỵ Điển"; "Việt nam" => "Việt Nam"; "... có thể dấu các khoản lỗ..." => "giấu"; và vài chỗ thiếu dấu, sai lặt vặt. Nếu được sửa lại thì bài viết sẽ hay hơn :) Cám ơn anh về bài viết hay!

    ReplyDelete
  7. Đúng ra thì tớ cũng chả thèm quan tâm cái bình lụn của anonymous là ai trên cái thề giới ảo này. Nhưng vì đã reply cái comment của tớ thì tớ xin trả lời.
    thứ nhất, tớ viết bình lụn trên một blog chứ hok phải tớ viết đơn gửi cuốc hụi nên hok nhất thiết là trịnh trọng. Do vậy ngôn ngữ là do tớ quyết định hok fai do ai quyết định, tớ cũng chả xúc phạm đến cá nhân một ai. Trong cái blog này người đủ quyền để cho phép comment tớ tồn tại hay hok là chủ blog này (xóa or để lại), ngoài ra ko ai có quyền ra mặt lên đời với ai. (Đó là cái ấu trĩ của những cái đầu bị dồi sọ lâu ngày).
    Thứ hai, Nếu người nào ngoài chủ nhân blog muốn comment với tớ thì fai chứng minh, và đưa ra dẫn chứng để lập luận cho người khác biết cái đúng cái hay của bài viết thay vì chỉ trích cá nhân. Còn bài viết đăng ở đâu mặc kệ, tớ thì tớ đọc và bình lụn ở đây, chứ tớ chả thèm đọc trên cái trang TBKTSG gì đó.
    Cuối cùng, cái bạn NK gì đóa nói là thắc mắc. Tớ thì tở chả thắc mắc cái gì trong bài viết nhé. Tớ là tớ góp ý dzi thui để bài viết nó đúng với tình hình chính trị ở VN nhé - nếu không áp dụng được ở VN thì nói VN áp dụng làm cái gì hử - Tớ chỉ dám mạo mụi góp ý vậy chứ hok có ý chê bai, hay nói xấu tác giả hỷ. Phản biện là cái cần thiết nhé đừng có bao giờ đi vào cái tiểu tiết cá nhân trong bình lụn hí. Haiz..

    PS: sorry tác giả vì đã nói ~ chiện ngoài bài viết nhé.

    ReplyDelete
  8. @tualua: Bạn viết đúng chính tả tiếng Việt dùm. Đối tượng độc giả của blog rất nghiêm túc, cả bản thân các bài viết của tác giả cũng thế. Mỗi blog có một phong cách riêng, mong bạn tôn trọng.

    ReplyDelete
  9. @Duy Linh: Nếu chủ blog yêu cầu thì Tớ sẽ đồng ý với bàn luận của bạn.

    ReplyDelete
  10. @ tualua:

    Có nghĩa là khi bạn viết ở trên này thì chủ blog là người duy nhất bạn tôn trọng, còn người khác thì không?

    Ngôn ngữ tiếng Việt mà viết còn như vậy thì ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đừng trả lời kiểu đi hỏi ngược lại người khác như vậy.
      Đọc bình luận và tư duy cái đầu giùm hen "Trong cái blog này người đủ quyền để cho phép comment tớ tồn tại hay hok là chủ blog này (xóa or để lại), ngoài ra ko ai có quyền ra mặt lên đời với ai. (Đó là cái ấu trĩ của những cái đầu bị dồi sọ lâu ngày)."

      Delete
    2. Chào bạn, ở đây không có ai đủ tư cách dạy đời bạn cả, bạn mới là người quyết định lấy bạn thôi.

      Khi bạn không tôn trọng người khác thì cũng đừng mong người khác tôn trọng mình. Chúng ta không lên trao đổi với bạn ấy nữa, để bạn ấy trao đổi với anh Giang thôi, vì bạn ấy bảo rằng chúng ta là những cái đầu bị nhồi sọ. Bó tay.

      Delete
    3. Hai da.. lại Không biết anonymous này là ai mà thích đi chọc mạch vào tiểu tiết cá nhân người khác, ra mặt dạy đời trong cái comment thứ 2 đây.
      Lại một kiểu chụp mũ và qui kết người khác không tôn trong, trong khi mình thì ấu trĩ.
      Vui lòng Anonymous đừng bình luận kiểu rác rưỡi đó mà hãy bình luận để phân tích bài viết, đưa ra những phản biện chính chắn đúng lý, hơn là đi chỉ trích cá nhân như vậy.
      Thiên tai, thiện tai..

      Delete
    4. mô phật, lời cuối cùng với bạn: hết thuốc chữa!

      Delete
    5. Cháu xin lỗi vì biến blog chú thành bãi chiến trường. Và cũng mong các bạn còn lại chúng mình cùng tôn trọng chú Giang. Chú cũng đã nói, chúng ta tập trung vào nội dung, tránh sa đà vào hình thức. Mong chú xóa hết comment không hay phía trên.
      KT: Anonymous đầu tiên

      Delete
  11. Một bài viết hay thế này mà các bạn không tập trung vào nội dung, lại gây sự với nhau.

    ReplyDelete
  12. @All: Tôi tạm thời khóa chức năng comment trong entry này trong vài ngày để các bạn liên quan có thời gian "hạ hỏa". Như đã nói trước đây tôi không quan trọng vấn đề ngôn ngữ và hình thức, tùy các bạn muốn viết thế nào và muốn người khác nhìn nhận mình thế nào. Tuy nhiên tôi mong muốn các comment tập trung vào những vấn đề liên quan đến các topic trên blog, còn các vấn đề và bức xúc khác tôi nghĩ có rất nhiều nơi trên cyberspace để các bạn giải tỏa. Tôi luôn trân trọng và cám ơn những comment có tinh thần xây dựng.

    ReplyDelete
  13. cám ơn chú giang! bài viết rất hay

    ReplyDelete
  14. Bai viết của bác Giang rất hay, nhưng đoạn kết tôi thấy bạn tualua nói không phải không có lý. Trân trọng tất cả.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.