Wednesday, February 1, 2012
Supply chain II
Năm ngoái The Economist có một special report (chưa tìm lại được link) về vấn đề manufacturing sector của Mỹ đang dần dần biến mất. Loạt bài đó khơi mào cho một cuộc tranh luận rất lớn trên bloggosphere về chủ đề liệu sự chuyển dịch manufacturing sector và các supply chain liên quan có là dấu hiệu cho thấy sự suy tàn hay chí ít là Mỹ đang mất dần vai trò cường quốc số một hay không. Sau đó không lâu một bài báo khác của Forbes đặt ra câu hỏi gần giống hệt câu hỏi của NYT tại sao iPhone lại sản xuất ở TQ: "Why Amazon Can't Make A Kindle In the USA" (bác Nguyễn Vạn Phú có một blog post về bài báo này). Cũng trong thời gian đó NPR có một số podcast rất thú vị về manufacturing sector, vd podcast này. Cũng liên quan đến chủ đề này, Joseph Stiglitz đưa ra một giả thiết đầy tranh cãi rằng chính sự dịch chuyển từ manufacturing sang service là căn nguyên của cuộc khủng hoảng và suy thoái vừa rồi của Mỹ, hệt như sự dịch chuyển từ agriculture sang manufacturing đầu thế kỷ 20 gây ra Great Depression.
Bài báo của NYT và bài của Forbes đều nhấn mạnh vào supply chain, iPhone hay Kindle chỉ là mắt xích cuối cùng. Nước Mỹ mất manufacturing jobs vào tay TQ không chỉ vì TQ chấp nhận hi sinh môi trường, điều kiện làm việc của công nhân, trợ giá cho người tiêu dùng Mỹ và chính phủ Mỹ (thông qua direct subsidy và RMB undervaluation). Để xây dựng được một supply chain đủ mạnh, TQ phải có một đội ngũ lao động từ công nhân tới kỹ sư có chất lượng và flexible. Bản thân nền kinh tế phải có economies of scale để "nuôi" từng mắt xích trong supply chain đó cho đến khi toàn bộ cỗ máy được vận hành. Chính phủ TQ phải có những chính sách phù hợp xây dựng những khu chế xuất, đặc khu kinh tế đủ hiệu quả để trở thành những manufacturing hub, thu hút và nuôi dưỡng những doanh nghiệp sau này tham gia vào supply chain. Tất nhiên không thể không nhắc đến đội ngũ doanh nhân thực sự có trình độ có thể để lèo lái từ những xí nghiệp nhỏ chỉ sản xuất vài con ốc đến những doanh nghiệp lớn hàng trăm nghìn nhân công như Foxconn. Bất chấp hậu quả của cuộc Cách mạng văn hóa tàn khốc của Mao, human capital trong xã hội TQ vẫn rất đáng ngưỡng mộ. Trong khi giáo dục và y tế là mối lo hàng đầu của VN hiện nay, ít khi thấy báo chí quốc tế chê bai 2 lĩnh vực này của TQ.
Hội đủ rất nhiều yếu tố "địa lợi" như vậy, TQ cũng gặp "thiên thời" khi globalization bùng nổ sau khi bức tường Berlin sụp đổ và cuộc chiến tranh lạnh ra đi. TQ trở thành điểm đến của tất cả các doanh nghiệp có tham vọng toàn cầu, vừa là thị trường vừa là công xưởng. Như bạn Anonymous (Jan 30, 1:36AM) viết, các nước tư bản và TQ dường như ngầm định một "khế ước", một bên hồ hởi gia nhập vào global supply chain và dần dần nội địa hóa một đoạn dài của sợi xích đó, bên kia hoan hỉ với những khoản lợi nhuận ngày càng tăng vì cắt giảm được một phần đáng kể chi phí cho đoạn xích nhân công vốn rất đắt đỏ. Cái "khế ước" đó chỉ bị đe dọa khi cuộc khủng hoảng nổ ra và nước Mỹ loay hoay hơn 3 năm qua không thể khôi phục lại tăng trưởng cũng như lao động như trước, hậu quả của việc đánh mất manufacturing sector, một sector có khả năng scaling up/down rất dễ giúp labor market phục hồi nhanh hơn sau recession. Từ những bài báo của NYT hay Forbes đến những lời kêu gọi diều hâu liệt TQ vào dạng currency manipulator để dễ bề đánh tariff vào hàng nhập khẩu từ TQ, nước Mỹ đang khóc than và loay hoay giành lại một phần miếng bánh manufacturing đã mất, mà cụ thể là cái supply chain nay đã yên vị ở xứ người. Thế giới đang bớt phẳng một phần.
Update: Hôm nay Viet-studies của GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài viết rất thú vị của Hernado de Soto, một tên tuổi lớn trong development economics. Tác giả này đưa ra một ý tưởng rất đặc biệt, dù không hẳn là mới, rằng một nền kinh tế tư bản vận hành dựa vào một knowledge system. Knowledge của de Soto không phải là "tri thức" như trong những khẩu hiệu VN hay ra rả vài năm trước mà đó là một network tất cả những records về ownership (assets, liabilities) của tài sản hữu hình và vô hình một nền kinh tế làm ra. Theo de Soto, lý do của cuộc khủng hoảng vừa rồi là những "phát minh" tài chính của Wall Street đã làm đứt đoạn hệ thống knowledge đó làm đình trệ dòng chảy của vốn và các hoạt động kinh tế khác. Mấy tháng trước Ricardo Hausmann và César Hidalgo có một nghiên cứu về complexity của một nền kinh tế dựa trên network theory. Giống như de Soto, hai tác giả này cho rằng mức độ connectivity nội tại của một nền kinh tế có quyết định lớn đến capacity của nó. Trên tiêu chí này, TQ xếp thứ 29, tiệm cận với nhóm các nước OECD và đứng đầu 4 nước BRIC (VN đứng thứ 67 trên tổng số 128 nước). Ngoài human capital có chất lượng khá tốt, một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, một thị trường rộng lớn đủ để có economies of scale, có lẽ mức độ connectivity/complexity của TQ còn được trợ giúp bởi những industrial policies gần đây của chính phủ. Sự thành công xây dựng một supply chain ở TQ không khó hiểu nhưng sẽ khó bắt chước.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Rất tán đồn với đồng chí Giang về những nhận định trên. Tôi xin mở rộng hơn chủ đề này bằng suy nghĩ riêng của mình.
ReplyDeleteNước Mỹ sau một chu kỳ phát triển liên tục và dài hơi dường như bị "chạm trần". Các ý kiến, các nghiên cứu gần đây thường tập trung lý giải nguồn cơn của sự lùi bước kinh tế Mỹ đi kèm một cách hữu cơ với sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc. Theo tôi cần nhìn nhận vấn đề "sòng phẳng" và duy lý hơn những gì các chuyên gia của 2 nước trên phân tích hay tranh luận - vốn bị chi phối ít nhiều bởi thiện chí dành cho quốc gia của họ.
Có 3 điểm chính:
1. Không thể coi việc Trung Quốc tiến lên hay thậm chí bắt kịp Mỹ về kinh tế là điều đáng ngạc nhiên:
Nước Mỹ với thành quả kinh tế qua nhiều thập niên không thể giữ vị trí "ngất ngưởng" trên tất cả các quốc gia khác, xã hội được phồn vinh trong một thời gian khá dài với mức sống thuộc vào hàng cao nhất, hạ tầng phát triển nhất tất yếu phải tới thời điểm mất dần lợi thế tuyệt đối ấy. Ví dụ như một anh nhà siêu giàu 50 năm liền đem so với một anh nhà nghèo cũng chừng ấy năm nhưng giờ đang bám đuổi anh kia về năng lực tài chính vậy. Kể cả trường hợp anh nghèo vượt qua anh giàu tại thời điểm nào đó ở tương lai gần vẫn không thể nói anh (vốn nghèo) đó "chiến thắng". Đơn giản vì anh ta đã mất 50 năm kham khổ rồi. Để so sánh cần nhiều thời gian sau này mới đặt lên bàn cân được.
2. Thị trường tài chính phát triển quá mức cần thiết ở các quốc gia phương Tây:
Phương Tây với tư tưởng thoáng, tự do, đa nguyên về kinh tế nói riêng và tri thức nói chung đã đạt thành quả lớn qua các cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là hệ quả tất yếu của các quốc gia ham học hỏi, giàu ý tưởng và sáng tạo. Nhưng đến một giới hạn nhất định sức sáng tạo vật chất, dịch vụ đi liền tự do thái quá trong quản trị thì ta sẽ thấy mặt bên kia của đồng xu. Đấy là sự thổi phồng các dịch vụ tài chính đi với các sản phẩm của nó. Nếu hiểu theo nghĩa chủ quan đây là việc con người bế tắc trong việc tìm lối ra cho phát triển ở một tầm cao mới nên thay thế vào đó bởi phương án tồi. Ngược lai, nếu nhìn bằng con mắt khách quan nó giống như một nút thắt, mà tại đó người ta không thể làm gì hơn, hoặc ít nhất người ta tạm thời chưa thể có giải pháp khác. Đây là một cơ chế tự hãm phanh tất yếu, hay nói như các nhà kinh tế lạc quan nhất - "nền kinh tế tự điều chỉnh".
3. Toàn cầu hoá và sự dịch chuyển của supply chain tới các quốc gia dồi dào nhân lực trung bình cho sản xuất do tỉ trọng dịch vụ trong nền kinh tế lớn ở các quốc gia đã phát triển:
Khi một thế giới phẳng ra rất nhanh như hơn một thập niên trở lại đây, các nhà sản xuất có vô số phương án lựa chọn supply chain cho mình. Nước Mỹ bỗng mất lợi thế so sánh từ nguồn nhân lực trung bình. Họ đã qua trung bình trước đó nhiều năm dẫn tới nguồn nhân lực bị dồn lại với kĩ năng hoặc rất cao hoặc trở nên "lỗi thời", hoặc lực lượng trung bình quá mỏng do bị phân tán về 2 cực: cao hoặc thấp. Điều này cũng khó tránh khỏi dù thấy trước. Chẳng hạn 2 anh kĩ sư hạng trung năng lực tương đương giữa Mỹ và Trung Quốc. Anh kĩ sư Mỹ không đời nào chịu hạ thấp lương của mình vốn rất cao cho ngang bằng với lương của anh Trung Quốc để đổi lấy việc làm. Giải pháp cho anh Mỹ là hoặc anh phải vươn lên làm chủ công nghệ cao hơn hoặc anh thất bại trên thị trường lao động. Hiện tại đang thất bại. Report về Apple là một điển hình.
*** Tóm lại, nếu một thế giới nơi các giá trị chung được chia xẻ với tỉ lệ hợp lý hơn và trở nên tốt đẹp hơn, hài hoà hơn sẽ tích cực cho mọi phía. Rất khó để đạt được trạng thái ấy bởi cần thời gian chuyển từ xáo trộn tới thăng bằng; lợi ích riêng từng nước không dễ gì đem ra để nhân nhượng. Có điều chắc chắn rằng trật tự sẽ thay đổi lớn trên mọi phương diện từ kinh tế, thể chế cho tới địa-chính trị... dù bất kể ai muốn hay không muốn nó diễn ra chăng nữa.
Liệu có thể một phần là do sự chậm chạp của sự tiến bộ công nghệ trong sản xuất của các nước phát triển nói chung, và Mỹ nói riêng đã làm cho họ mất lợi thế không ạ ?
DeleteTôi có đề cập ý trên đó, bạn Gà Gô.
DeleteThực chất ở đây không hẳn là "chậm chạp" như bạn nói. Những tiến bộ khoa học mang tính cách mạng vĩ đại như trước đây ngày càng trở nên khó khăn để giải quyết bài toán lao động và chất lượng sống của con nguời, đặc biệt ở các quốc gia đã phát triển rất cao. Có thể hiểu giản dị bằng hình ảnh như việc nó đã tiệm cận đến giới hạn của nguồn lực hiện tại. Chính vì thế nó bị hãm lại và dịch chuyển sang nơi phát triển thấp hơn với nguồn lực rẻ, dồi dào hơn. Có thể nay mai trật tự sẽ trở lại trạng thái ổn định mới ở một tầng nấc cao hơn với một giới hạn khác xa hơn khi khoa học, kĩ thuật có đột biến tạo ra những cách thức mới đáp ứng, giải thoát cho những khó khăn hiện tại. Chẳng hạn việc phổ biến năng lượng mặt trời, thực phẩm nhân tạo... có thể giải quyết lao động cho nhiều nước. Tuy nhiên với một thế giới phẳng như hiện nay thì ngay cả những đột biến ấy nếu diễn ra trên quy mô lớn cũng rất dễ bị dịch chuyển sang các nước như China hay các nước đang phát triển khác. Đơn giản như bạn thấy ví dụ supply chain của Apple với China. Đấy không phải điều gây đau đầu cho riêng ai mà cho tất cả nhân loại mất rồi. Nước Mỹ đang loay hoay chính vì điều đó.
Xin nói thêm ý này:
DeleteNước Mỹ có thể xử lý vướng mắc hiện tại bằng cách tăng bảo hộ: nâng thuế hàng nhập khẩu từ TQ, gây sức ép tăng giá RMB, tạo áp lực lên các doanh nghiệp Mỹ hướng supply chain về nội địa (như đang làm bằng cách "vạch tội" Apple)... hoặc bằng nhiều cách thức khác. Nhưng làm thế nào để "gậy ông không đập lưng ông" mới là khó. Mọi hình thức chiến tranh dù là chiến tranh tiền tệ, chiến tranh thương mại... hay chiến tranh theo nghĩa đen đều mang tính hai mặt của nó. Chính vì thế người Mỹ còn phải cân nhắc chán. ;)
Cám ơn bạn đã giới thiệu bài của Robert Kagan vì tôi cũng chưa xem nó trước đó. Có thêm một số thông tin đáng lưu tâm.
ReplyDeleteTôi thấy bài này có mâu thuẫn gì với ý kiến của đồng chí Giang hay của tôi đâu nhỉ?
Ông Robert chủ yếu nói về chính trị, quân sự và địa-chính trị trong bài này. Phần cuối về tình hình và vị thế kinh tế Mỹ hiện tại ông ta lại nói rất "nhã nhặn". Trái lại, chúng tôi lại không nói đến vị thế quyền lực tổng hợp của nước Mỹ ở đây mà chỉ nhìn từ góc độ kinh tế thôi. Hơn nữa có ai nói đến sự "phai tàn" nào ở đây đâu? Thêm vào đó, như tôi đã đề cập, với một người Mỹ cách tiếp cận dĩ nhiên phải lạc quan, thậm chí có thể trên mức khách quan là lẽ đương nhiên rồi.
Em nghĩ giới tài chính muốn đổ tội cho các nhà Sản Xuất thôi.
ReplyDelete- Hộp thịt bò Made in USA vẫn đước bán hàng ngày được sản xuất bằng dây chuyền tự động hoá gần như 99%, sản phẩm công nghệ cao như iphone chắc chắn dể làm hơn
- Sản phẩm công nghệ gồm 2 phẩn, hồn và xác, phần hồn tính đến hôm nay hầy như các hãng Mỹ nắm giữ, đến Nokia cũng phải từ bỏ linh hồn của mình.
Fed SF có một nghiên cứu (http://www.frbsf.org/publications/economics/letter/2011/el2011-25.html) tính ra "phần hồn" của các sản phẩm made in china bán ở Mỹ chiếm hơn 50% giá bán lẻ. Mà thậm chí nếu tính theo giá bán lẻ thì chiêu tiêu của dân Mỹ cho hàng hóa made in china cũng chỉ chiếm 2.7% total consumption expenditure.
Delete@ Giang:
ReplyDeleteCó link đến bài viết này anh đọc xem thế nào. Em nghĩ nó có thể nêu rõ hơn vấn đề. hì hì
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:7YrHGsSj9ZIJ:www.diendan.org/the-gioi/mot-tranh-luan-hao/+tr%E1%BA%A7n+b%C3%ACnh+phan+huy+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+diendan.org&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Bác Phan Huy Đường chỉ mượn topic để tuyên truyền Marxism thôi, không liên quan gì đến supply chain cả. Nói thật tôi không thích đọc bác này, giọng văn rất "kể cả" và "trịch thượng".
DeletePhan Huy Đường hay Trần Hải Hạc, Đoàn Tiểu Long gì đó đại diện cho một lớp già lẩm cẩm, u tối, dốt nát và bế tắc nhưng luôn cố tỏ vẻ uyên bác. Tại sao không bao giờ dám tranh luận thẳng trên các tạp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp? Đơn giản là biết gì mà nói, lý luận nhăng cuội không dẫn chứng, không cơ sở, luyên thuyên lại sợ xấu hổ nên không dám đấy thôi.
DeleteXin sửa lại: "sao không bao giờ dám tranh luận thẳng trên các tạp chí".
DeleteAi thần tượng mấy ông nhắc ở trên xin mời nhắn các ông ấy vào đây luận bàn về supply chain và kinh tế Mỹ-Trung. Không cần phải dẫn chứng tới bài của các ông ấy nữa. Cũng khỏi mang tiếng là chê các ông ấy sau lưng.
Em cũng thấy giọng văn của Bác ấy vậy, tuy nhiên đọc nhiều nó quen, nên cũng thấy không sao cả. hì hì. Ngôn từ em thấy không quá quan trọng, mà quan trọng là mình nhận được những gì từ những bài viết đấy. Cái cần thiết là hiểu được thực chất của vấn đề là như thế nào, tại sao nó lại như vậy.
DeleteEm thấy Bác ấy là người rất hiểu lý thuyết Marx, và hơn nữa là dùng lý thuyết ấy để hiểu được các vấn đề nội tại của kinh tế hiện đại. Riêng điều đó đã rất ít người làm được. Thế là đã tốt rồi anh ạ.
Em thấy anh rất thẳng thắn khi nói thẳng mọi vấn đề, không cần phải rào trước đón sau. Em rất quý anh ở điều đó.
Thân mến!
Hì hì, Hè hè…
DeleteTình cờ tôi được đọc mấy lời này của bạn. Tôi cảm kích, tôi phục, tôi cảm ơn. Chúng ta có thể không đồng ý với nhau về đủ thứ vấn đề. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể cùng nhau suy nghĩ về bất cứ vấn đề nào nếu chúng ta cảm rằng chúng ta không thể nào nên người ngoài người khác, ngoài chính ta.
Toàn bộ những môn gọi là khoa học nhân văn không thể thoát khỏi rằng buộc này.
Phan Huy Đường
@ Phan Huy Đường:
DeleteCảm ơn Bác đã vào góp ý. Một điều hơi ít gặp với phong cách của Bác. Giọng cười "hè hè" thì đúng rồi, nhưng giọng cười "hì hì" thì cháu ít gặp. Chúc Bác cùng gia đình mạnh khỏe!
Cám ơn bác Phan Huy Đường đã ghé thăm.
DeleteNote với anh Giang: Foxconn là doanh nghiệp do người Đài Loan (k fải TQ đại lục) làm chủ và thuê nhân công TQ.
ReplyDeleteTôi có biết điều này, nhưng tôi nghĩ đa số middle manager và engineer của Foxconn là dân TQ đại lục. Hơn nữa vấn đề truyền thống văn hóa thì đại lục hay Đài loan là như nhau.
DeleteƯớc mong của em "sang" quá :)
ReplyDelete@: AnonymousFeb 5, 2012 06:29 AM
ReplyDeleteMỗi người một quan điểm Bác ạ. Bác nhìn ở góc cạnh nào đó, Bác cho rằng họ lẩm cẩm, nhưng những người Marxist như em thì rất trân trọng những người như vậy, quý họ bởi họ đã giúp mình hiểu những vấn đề mà mình chưa hiểu.
Các Bác không đồng ý có thể bỏ qua, em cũng không có ý kiến gì cả. Còn việc nói rằng: " lý luận nhăng cuội không dẫn chứng, không cơ sở, luyên thuyên lại sợ xấu hổ nên không dám đấy thôi." thì Bác nên xem lại. Trước khi phê phán ai đó thì nên đọc rồi hãy phê phán Bác ạ.
@: AnonymousFeb 5, 2012 06:29 AM
ReplyDeleteBác Phan Huy Đường đã có sách xuất bản cả ở Việt Nam và ở Pháp.
Bác Trần Hải Hạc là người nghiên cứu kinh tế, đã có các công trình rồi mà, Bác nên tìm hiểu đi rồi hãy nói như vậy.
Thưa bạn, chúng ta lạc chủ đề rồi. Ở đây đang nói về supply chain. Các bác bạn nói đều đáng được tôn trọng như bất kì ai khác. Xuất bản sách hay không xuất bản sách không phải là tiêu chí gì cả. Bạn có chắc là tôi hay ai đó không biết các ông ấy không? Biết đâu lại biết rõ hơn cả bạn.
ReplyDeleteKhi thảo luận ta dựa trên luận điểm, không dựa trên cái tên người, dù đó là bất kì ai. Bạn có biết Paul Krugman gọi Mitt Rommney là dốt không? Vấn đề là người ta chứng minh nó. Nếu bạn hay tôi hay ai khác muốn chứng tỏ ta tin và đúng cái gì thì ta phải lập luận và dùng lý lẽ bảo vệ.
Tôi tin ông Phan Huy Đường là người trong sáng, marxist thuần thành. Nhưng tôi không tin vào nhiều người vin vào ông ta để có động cơ khác. Đó là động cơ che đậy cho những sai lầm, những yếu kém và thậm chí cả ngu dốt và dã tâm. Nếu muốn thuyết phục phải chỉ ra điều mà không ai phủ định hoàn toàn được. Đơn giản vậy thôi.
Nếu tôi cho là bạn đúng hay thuyết phục thì tôi không quan tâm việc bạn tin vào ai hay theo hệ lý thuyết nào. Cám ơn bạn.
P.S: Ta nên tập trung thảo luận những chủ đề Supply Chain ở trên, có ích hơn.
@: AnonymousFeb 5, 2012 07:09 PM
ReplyDeleteTôi không có ý định áp đặt lên ai đó là tôi đúng và những người đó đúng. Bác hiểu hơn tôi hay tôi hiểu hơn Bác là chuyện bình thường, tôi đâu có đánh giá gì đâu. Bác đọc lại comment của tôi đi, tôi đã trích dẫn câu nói nào trong comment của mình.
Tôi không có ý định tranh luận về chủ đề này, vì vậy mời các Bác tiếp tục, tôi không làm phiền tới. Tôi chỉ tranh luận với comment đã viết ra điều tôi thấy ngứa tai mà thôi.
@: AnonymousFeb 5, 2012 07:09 PM
ReplyDeleteTôi thấy câu này của Bác rất có ý nghĩa: "Tôi tin ông Phan Huy Đường là người trong sáng, marxist thuần thành. Nhưng tôi không tin vào nhiều người vin vào ông ta để có động cơ khác. Đó là động cơ che đậy cho những sai lầm, những yếu kém và thậm chí cả ngu dốt và dã tâm. Nếu muốn thuyết phục phải chỉ ra điều mà không ai phủ định hoàn toàn được. Đơn giản vậy thôi"
ôi cái xã hội này phức tạp quá...nghĩ đến phát sợ
ReplyDelete