Tuesday, February 21, 2012
Output gap
Tôi có viết vài entry về output gap/potential GDP trước đây và đã giới thiệu một số phương pháp tính (tham khảo thêm bài này của Mark Thoma). Tuần vừa rồi giới blogger lại rộ lên về vấn đề này sau một bài phát biểu của James Bullard, giám đốc Fed St Louis. Bullard hiện là thành viên của FOMC, hội đồng quyết định lãi suất của Fed, và vẫn được cho là hawkish so với các thành viên khác (muốn tăng lãi suất).
Để quyết định lãi suất các nhà kinh tế của Fed sử dụng Taylor's rule, một hàm số liên hệ giữa lãi suất với lạm phát và output gap. Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng hiện tại output gap của Mỹ đang âm rất lớn, không dưới 5%. Do đó theo Taylor's rule lãi suất danh nghĩa đúng ra phải âm nên FOMC giữ lãi suất gần zero là có cơ sở. Phản bác lại lập luận này, Bullard cho rằng output gap hiện tại không (âm) lớn như nhiều người ước tính mà có lẽ đã gần zero, do đó có cơ sở để FOMC tăng lãi suất. Theo Bullard, các ước tính khác sai vì potential GDP sau khi khủng hoảng đã thấp hơn so với các tính toán trước đây (output gap = actual GDP - potential GDP).
Sở dĩ potential GDP của Mỹ sau khủng hoảng giảm vì khi giá nhà đất giảm và không phục hồi lại được, một lượng của cải lớn đã biến mất, do đó năng lực sản xuất của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Lập luận này ngay lập tức bị "ném đá" tơi bời bởi phe "salt water" (Krugman, Matt Yglesias, Karl Smith, Tim Duy, Scott Sumner) trong khi phe "fresh water" (David Andolfatto, Stephen Williamson, Tyler Cowen) lên tiếng bảo vệ nhưng khá yếu. Bullard, từng theo học kinh tế tại Minnesota và Indiana University, hiện đang là adjunct faculty của Washington University at St Louis, vẫn được cho là thành viên của phe fresh water.
Trong những phản biện của phe salt water, bài của Tim Duy rõ ràng nhất (nên đọc này, bài của Krugman khá nasty, có ý chê bai bằng PhD của Bullard). Trong đó Tim Duy cho rằng Bullard sai lầm vì wealth effect chỉ ảnh hưởng đến demand side chứ không có tác động trực tiếp lên supply side, nghĩa là potential GDP không bị ảnh hưởng gì. Demand side là lãnh địa của trường phái Keynesian (một bộ phận của salt water), bởi vậy khá ngạc nhiên Bullard đi lạc vào đây trong khi từ trước tới giờ phe fresh water vẫn chê bai các chính sách demand management của giới Keynesian. Quan trọng hơn Tim Duy chỉ ra rằng mặc dù Bullard chỉ trích ước lượng potential output của Congressional Budget Office (CBO) nhưng dường như Bullard không hiểu mô hình và cách tính của CBO. Trên thực tế CBO dựa vào mô hình Solow's growth model để ước lượng potential GDP, một mô hình thuộc lại neo-classical.
Để chữa cháy, Bullard gửi một bức thư trả lời Tim Duy (đến bao giờ mới có một quan chức VN viết thư trả lời blogger hay nhà báo nhỉ?) trích dẫn nghiên cứu của Susanto Basu và John Fernald, trong đó 2 tác giả này chỉ trích các mô hình "one-sector" như Solow's growth model nói riêng và các ước lượng potential output nói chung. Nếu dùng mô hình để ước lượng output gap, họ cho rằng cần sử dụng một mô hình general equilibrium vd một DSGE dựa trên New Keynesian models. Trong bài trả lời này Bullard dường như nhận ra sai lầm của mình trong bài phát biểu trước nên đã chuyển sang một lập luận khác cho rằng nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng vận hành above trend, nghĩa là có output gap dương (Andolfatto bảo vệ Bullard theo hướng này). Do đó những ước lượng potential output dựa vào số liệu lịch sử sẽ bị upward bias.
Tim Duy không buông tha, cho rằng lập luận này vẫn ẩn chứa demand side và như vậy không thuyết phục. Krugman cũng vậy, căn vặn nếu housing bubble làm nền kinh tế overheated thì tại sao lạm phát vẫn thấp. Đến nước này Bullard phải chơi bài "im lặng là thượng sách" :-)
[Bonus: Không biết tình cờ hay cố ý, Barclay cũng cáo buộc ước lượng của CBO bị inflated với lập luận giống hệt như Bullard. Karl Smith viện dẫn Barro bác bỏ lập luận này.]
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Vụ này ở Việt Nam cũng có nhiều cái hay và cũng ít người đề cập tới. Hôm rồi, em có làm cái ước lượng đơn giản cho VN dùng Neo (và có lên báo cáo cẩn thận), thì potential output của Việt Nam có mức tăng trưởng đang giảm đi, cụ thể là dự báo sẽ khoảng 5.5% trong năm 2012. Với lực lượng lao động của VN tăng ổn định 2.1-2.3%, thì hàm lượng năng suất của VN tăng khoảng 3% và đang giảm dần (khác với các phát biểu của một số bác cho rằng tăng năng suất của VN là 0%).
ReplyDeleteQuan sát cho thấy, VN tăng cung tiền, đầu tư (demand side) nhưng chẳng thể tăng trưởng được và toàn đẩy vào lạm phát --> có thể ủng hộ quan điểm rằng: cơ cấu kinh tế không tốt, vì vậy nếu đặt áp lực tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế có thể đang ở đường biên sản xuất thì rốt cuộc mục tiêu để có được tăng trưởng cao sẽ không thành mà cuối cùng chỉ đẩy áp lực tăng giá.
Năng suất 3% em nói là TFP hay labor productivity?
DeleteAnh dùng HP filter cũng tính ra potential GDP growth hiện tại vào khoảng 5.5%. Nếu dùng Watson's state-space model thì khoảng 5.7%. Tháng 5/2010 anh dùng HPF ước lượng potential GDP growth lúc đó khoảng 6-6.5%, hóa ra tốt hơn dự báo trong Staff Report của IMF :-)
Lúc em làm HPF thì cũng ra kết quả tương tự khoảng 5.5%. Cái của IMF working paper, dùng Bayesian method thì có vẻ thấp hơn, nếu em nhớ không nhầm là 5.3%. Em nói 3% ở trên là về TFP đấy. Lúc đầu cũng hơi lăn tăn vì hơi cao, nhưng sau thấy cũng hợp lý vì developing mà toàn nhập máy móc mà không tăng TFP thì cũng hơi lạ lùng.
DeleteLúc đầu cũng hơi lăn tăn vì hơi cao, nhưng sau thấy cũng hợp lý vì developing mà toàn nhập máy móc mà không tăng TFP thì cũng hơi lạ lùng.
Deletecái này còn tùy vào trình độ công nghệ. Các hình thức đầu tư lớn của VN hiện nay vẫn dùng công nghệ của TQ nên chưa chắc đã khiến TFP tăng vì năng suất lao động ko thay đổi nhiều. Mình nghĩ nên tham chiếu hệ số ICOR để tính toán tương quan hệ số TFP cho hợp lý.
Hình như anh Bùi Trinh cũng có một nghiên cứu cho thấy productivity của VN vẫn tăng trưởng, mà thậm chí khối doanh nghiệp nhà nước còn tăng nhanh hơn khối tư nhân. Tiếc là VN không có số liệu để tính unit labor cost, nếu productivity tăng thì sẽ phản ánh trong chỉ số này.
DeleteChào bác Giang,
ReplyDeleteCháu rất thích bài viết này của bác. Cháu đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài là GDP danh nghĩa mục tiêu. Nhưng cháu còn đang vướng mắc ở chỗ làm sao áp dụng công thức Taylor vào nền kinh tế Việt Nam. Cháu cũng chưa rõ làm sao để ước lượng ra sản lượng tiềm năng. Bác giới thiệu cho chấu vài mô hình nha. hihi. cảm ơn bác nhiều nhiều lắm.
con Công Hồng
Bạn xem lại các entry tôi viết về potential GDP và link bài của Mark Thoma bên trên.
DeleteCảm ơn bác nhiều hen
DeleteChúc bác tiếp tục viết nhiều bài hay.
Cháu rất thích blog của bác. hehe
Chú Giang có thể giới thiệu cho cháu vài cuốn sách nền tảng cho ngành kinh tế, tài chính không ạ? Nhiều khi cháu đọc các bài của chú thầy mình thiếu rất nhiều kiến thức nền nên mới hỏi chú vậy. Và kỹ năng sử dụng tiếng Anh là điều bắt buộc nếu muốn theo ngành tài chính đúng không ạ? Cháu rất mong giỏi giang như chú, như anh Đông.
ReplyDeleteBạn nên start từ những quyển basis textbook như Mankiw. Trước đây tôi bắt đầu học từ Samuelson nhưng quyển này bây giờ chắc lạc hậu rồi. Không chỉ kinh tế, tài chính, bây giờ tiếng Anh gần như là ngôn ngữ chính thức của khoa học nên bạn cần phải học tiếng Anh tốt.
DeleteChào a Giang,
DeleteAnh có thể cho e file chạy ra kết qủa mà a tính ra Outgap như trên được không?
Cám ơn a nhiều!
Huy
Tôi sẽ update file số liệu này trên link trong entry Potential GDP II, một hai ngày nữa bạn vào đó lấy nhé.
DeleteChào bác Giang, cháu có đang chạy eviews 5.1 với pp X12 để hiệu chỉnh theo mùa, nhưng sao nó báo lỗi là đường dẫn hiện tại của bạn quá nhiều không thể chạy X11/X12. Bác có thể chỉ cho cháu cách khắc phục không ạ.Cháu xin cảm ơn bác.
ReplyDeleteTôi không rõ lỗi của bạn gặp vì lý do gì, bạn cần đọc lại manual của Eviews xem mình đã đánh lệnh đúng chưa. Bạn có thể tham khảo code Eviews tôi sử dụng trong entry Potential GDP II.
DeleteChào bác Giang! Con đang làm đề tài tốt nghiệp, đang chạy mô hình bằng Eviews có sử dụng phương pháp lọc Hodrick-Prescott (để ước lượng giá trị cân bằng dài hạn của một biến, chẳng hạn như biến Y -GDP thực). Nhưng con không biết cách dùng phương pháp lọc này. Xin bác hướng dẫn giúp con a! Chân thành cám ơn bác!
DeleteChào a Giang,
ReplyDeleteTrong phần Output gap a sử dụng GDP theo quý để tính, nếu tình GDP theo tháng bên Data Stream a có thể load được không anh? nếu load được thì cho e xin.
Em cảm ơn.
Huy
Không có nước nào thống kê GDP theo quí cả vì vừa tốn kém vừa không có nhiều ý nghĩa. Mặc dầu vậy một số tổ chức cá nhân dùng mô hình ước lượng monthly GDP và bán cho một số khách hàng có nhu cầu. Theo tôi biết chưa có ai ướng lượng monthly GDP cho VN cả.
DeleteHi anh,
DeleteNếu chúng ta nội suy GDP quý thành GDP tháng bằng phần mềm Matlab thì có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật không? .......
Thanks!
Huy