Monday, October 8, 2012

Gold mobilization II


Tôi vừa viết một bài viết ngắn cho TBKTSG nêu quan điểm của tôi về vấn đề huy động vàng trong dân mà tôi đã viết trong entry Gold mobilization cách đây hơn 1 năm. Xem lại phần comment trong entry đó thấy mình hứa sẽ trả lời một số comment của các bạn nhưng rồi quên mất nên tôi sẽ trả lời/giải thích thêm dưới đây. Bạn nào quan tâm có thể đọc lại entry trước và những comment phản biện của mọi người trước khi đọc entry này.

Trước hết có ý kiến cho rằng vàng không phải là công cụ thanh toán và khi nó được giao dịch trong các tiệm vàng thì nó chỉ là một loại hàng hóa thuần túy như những hàng hóa khác nên không làm tăng cung tiền. Commenter này lấy ví dụ nếu dân Mỹ bán xe hơi để đầu tư thì chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị của đồng USD cả. Bạn Nhật Nam đồng ý với tôi về điểm dân bán vàng ra thay vì giữ trong két sắt ở nhà sẽ làm tăng cung tiền nhưng không đồng ý với lập luận tương tự nếu họ bán bất động sản. Một số ý kiến khác cho rằng nếu người dân bán vàng cho ngân hàng rồi gửi tiền đồng vào ngân hàng lấy lãi thì cũng không làm tăng cung tiền.

Không kể việc vàng vẫn trực tiếp đóng vai trò phương tiện thanh toán cho các giao dịch giá trị lớn ở VN, việc người dân bán thêm 100 tấn vàng (thay vì giữ trong két sắt) sẽ làm tăng cung tiền theo cơ chế sau. Vì giá vàng do thị trường quốc tế quyết định, nếu giá vàng ở VN giảm xuống do excess supply (có thêm 100 tấn vàng trên thị trường không ai muốn giữ) sẽ có người arbitrage (xuất khẩu) chênh lệch giá nội địa và giá quốc tế (qua con đường chính thức, tiểu ngạch, buôn lậu...). Do đó một lượng USD sẽ chảy vào, hoặc trực tiếp trở thành công cụ thanh toán hoặc sẽ được NHNN mua vào để giữ ổn định tỷ giá, điều này tương đương tăng cung tiền. Điểm mấu chốt ở đây là vàng từ chỗ nằng chết trong két sắt (wealth) được biến thành liquidity trong hệ thống tài chính (USD hay VND).

Trong entry trước (bạn đã đọc lại chưa?) nền kinh tê tôi giả định là một nền kinh tế đóng, nghĩa là không có chuyện arbitrage như trên. Tuy nhiên để giữ cho mô hình hợp lý tôi cũng giả định luôn vàng phải là phương tiện thanh toán. Chỉ có như vậy mới có khả năng người dân cùng lúc giảm lượng vàng cất trong két sắt từ 800 xuống 700 tấn (nếu không những người bán ra thêm 100 tấn phải tìm được người muốn mua và cất giữ 100 tấn vàng đó). Thực ra nếu không có giả định vàng trực tiếp là phương tiện thanh toán thì cung tiền vẫn tăng nếu vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác (vd trang sức) và central bank có chính sách ổn định mặt bằng giá. Đơn giản vì khi 100 tấn vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác, real GDP sẽ tăng thêm do đó tổng phương tiện thanh toán phải tăng để phục vụ cho nhu cầu giao dịch tăng.

Điều này cũng đúng với các loại tài sản khác được sử dụng dưới hình thức store of value, vd một mảnh đất để trống hay một chiếc xe hơi cất trong garage. Khi những tài sản "chết" này được đưa vào lưu thông/sản xuất (wealth biến thành liquidity) thì real GDP sẽ tăng lên và tổng phương tiện thanh toán phải tăng tương đương (sẽ nói thêm bên dưới). Trong entry trước tôi đã nhấn mạnh người dân bán thêm 100 tấn vàng vì họ lạc quan hơn vào tương lai nên quyết định bán vàng (hay nhà đất, xe hơi, hoặc bất kỳ tài sản nào khác đang nằm chết) để lấy tiền mặt đi đầu tư, mở rộng sản xuất hay gia tăng tiêu dùng. Chính cái expectation này là lý do làm tăng cung tiền, giả định vàng là phương tiện thanh toán chỉ để lập luận đơn giản, có thể thay thế bằng giả định tồn tại central bank với chính sách ổn định mặt bằng giá.

Một central bank như vậy sẽ tăng cung tiền (tăng phương tiện thanh toán) khi họ thấy expectation về đầu tư, tiêu dùng của người dân gia tăng. Tuy nhiên nếu central bank đánh giá người dân quá lạc quan và real GDP sẽ không thể tăng kịp nhu cầu đầu tư/tiêu dùng thì họ có thể phải giảm phương tiện thanh toán để làm nguội bớt nền kinh tế nhằm tránh lạm phát. Điều này liên quan đến điểm thứ hai tôi đề cập đến trong entry trước là capacity của nền kinh tế. Một số comment phản biện lại lập luận của tôi về việc những yếu kém về hạ tầng, năng lực quản lý của VN làm capacity của VN thấp. Bạn đó lập luận rằng chính những yếu kém đó nếu được giải quyết sẽ giúp VN tăng năng lực sản xuất lên rất nhiều.

Ở đây tôi muốn phân biệt capacity (hiện thời) và potential (trong tương lai) của một nền kinh tế. Về lâu dài potential sẽ quyết định tăng trưởng (capacity tăng lên) và tôi đồng ý VN có nhiều potential. Tuy nhiên trong ngắn hạn capacity mới là yếu tố quyết định tốc độ lạm phát khi expectation về đầu tư/tiêu dùng gia tăng. Tất nhiên capacity không phải là một limit cứng nhắc, một cỗ máy có thể chạy vượt công suất và một nền kinh tế cũng vậy. Nhưng cũng giống như một cỗ máy, nền kinh tế sẽ bị nóng lên khi phải chạy quá tải làm gia tăng rủi ro bị crash. Vai trò của một central bank đúng nghĩa là điều phối cái van cung tiền để cỗ máy kinh tế không bị quá nóng. Do đó central bank thường quan tâm đến capacity chứ không phải potential. [Lưu ý: thuật ngữ potential GDP thường được dùng với ý nghĩa capacity.]

Một điều có thể rút ra từ những thảo luận trên đây là trong một nền kinh tế thị trường (không bị quản lý bởi các mệnh lệnh hành chính) cung tiền được quyết định bởi central bank để accommodate expectation của người dân/doanh nghiệp về tương lai và capacity hiện thời của nền kinh tế. Trong trường hơp VN, tôi cho rằng capacity hiện thời rất hạn chế nên nếu người dân tin vào chính sách huy động vàng của nhà nước bán hết số vàng hiện tại thì hệ quả sẽ là lạm phát, NHNN sẽ không thể sterilize (phát hành trái phiếu rút VND về như một bạn comment) mà phải accommodate số vàng được bán ra vì đó là mục tiêu của chính phủ (tăng đầu tư/tiêu dùng, i.e. tăng AD). Trong bài viết cho TBKTSG tôi cho rằng NHNN có thể còn một lý do nữa là muốn chống lại hiện tượng "vàng hóa" (dollarization bằng vàng) nền kinh tế. Tuy nhiên tôi không nghĩ người dân VN sẽ từ bỏ vàng chừng nào lạm phát còn cao.

Theo tôi thay vì cứ loay hoay thử/sửa hết chính sách này đến chính sách khác trong cái capacity hạn hẹp hiện tại, tốt nhất hãy cởi trói nền kinh tế để tiến đến potential rất lớn của nó. Tôi chưa thấy quốc gia nào (kể cả những nước người dân rất chuộng vàng như Ấn độ, TQ, Cambodia) cứ phải loay hoay với việc quản lý, huy động vàng như VN cả. Bây giờ là thời đại modern banking rồi, không còn là gold standard như cả thế kỷ trước nữa. Một điều tôi cũng rất ngạc nhiên là không hề thấy các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB khuyên can gì NHNN và chính phủ VN về vấn đề huy động vàng. Chẳng lẽ họ cũng đồng tình với ý định này?


31 comments:

  1. ối bác GiangLe ơi! mấy anh í đang hiến kế như này mà lo gì tăng lạm phát, phản tác dụng hả bác.

    ReplyDelete
  2. Nếu thế thì người dân phải rút vàng ra từ ngân hàng để bán vậy thì mua kịp sao được, vì vậy không thể thay đổi được tình hình của các ngân hàng nếu thị trường không có sẵn lượng vàng để mua.
    Về mặt phát hành chứng chỉ vàng, chi phí để bê vác vàng ra là 1 điều rõ ràng, còn lợi ích thu được về khi giao dịch bằng chứng chỉ là gì khi:
    1. Chủ yếu mua tích trữ ko phải đầu cơ.
    2. Có thể đầu cơ qua hệ thống ngân hàng.

    Hơn nữa, giao dịch dễ hơn liệu có kích thích đầu cơ vàng ko ????

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. Mình hiểu một cách đơn giản bạn Cu nỡm cho rằng nếu bán vàng đưa vào lưu thông thì lượng cung tiền tăng sẽ tương đương với lượng hàng hóa tăng đó là vàng dẫn đến việc lạm phát không tăng.
    Điều này có phần hợp lý tuy nhiên ở đây bác Giang chỉ muốn nói rằng việc nhnn huy động vàng từ trong dân cũng chỉ là 1 hình thức lấy cơ để phát hành tiền và vàng cũng chả khác những giấy tờ có giá khác. Đồng thời do khả năng sản xuất đã đến hạn, việc tăng liquity lúc này không làm tăng àng hóa mà lại làm tăng tiền, thực chất là tiêu lạm vào khoản đầu tư hợp lý hơn trong tương lai, vì vậy sẽ gây ra lạm phát.

    ReplyDelete
  6. Không sợ ngừoi không biết. Sợ nhất là phải tranh luận với ngừoi biết một tí.

    ReplyDelete
  7. cháu chào bác giang!
    Theo quan điểm của cháu thì việc huy động lượng vàng đang tồn trữ trong dân để đưa vào phát triển kinh tế nước nhà là việc đúng đắn.
    Tuy nhiên làm khi nào? như thế nào? bằng công cụ nào? và lộ trình ra sao? thì còn phải bàn khá nhiều nữa.
    Việc huy động này không thể thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính được vì nó sẽ vi phạm quyền đương nhiên của người dân đó là quyền được bảo toàn giá trị của họ.
    Giống như ở các nước phương tây phát triển. Việc giao dịch vàng của người dân gần như bị phong tỏa hoàn toàn, điều đó đặt người dân vào một tình thế rất nguy nan trước các cơn bão tài chính vì tài sản của họ không có một nơi chú ẩn được cho là an toàn như vàng. Tuy vàng đã có nhiều biến động về giá thời gian gần đây nhưng ta có thể thấy giá vàng về mặt dài hạn rất ổn định và luôn có xu hướng tăng giá với tất cả các loại tài sản khác. Do không thể cất dữ giá trị vào vàng lên người dân các nước phát triển rất dễ bị tổn thương do khủng hoảng, nếu không thì lạm phát hàng năm cũng sẽ sói mòn hết giá trị lao động của họ.
    Thông qua công cụ lạm phát tiền tệ các nhà nước sẽ bóc lột đi một phần giá trị lao động của người dân. Nhưng nếu có vàng việc này sẽ khó mà có thể diễn ra.
    Có thể thấy trong lịch sử, giới tài chính đã mất gần 100 năm để xóa bỏ quyền tích lúy giá trị thông qua vàng của người dân các nước phương tây.
    Như vậy có thể thấy các động thái gần đây của nhà nước việt nam rất giống những gì mà các chính phủ phương tây đã áp dụng trước đây.
    Theo cháu...chính vì thế mà các định chế tài chính thế giới như IMF WB không thề có động thái nào về vấn đề này(như trong bài viết trên)... (võ đoán rằng các tổ chức quốc tế này đã hiến kế này cho chính phủ việt nam)
    Trên đây là một vài ý kiến nho nhỏ của cháu...Mong bác và các bạn bớt chút thời gian nhận xét zùm cháu !! cảm ơn bác và mọi người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở các nước phương Tây người dân được tự do mua bán và tích trữ vàng, chỉ có điều người ta không có nhu cầu thôi. Mỹ thời Roosevelt cấm dân sở hữu vàng miếng nhưng sau này phải bỏ. Một sự thật là các tỷ phú lớn từ Carnegie, Rockefeller đến Gates, Buffet không ai tích lũy của cải bằng vàng cả.

      Delete
    2. Thưa bác!! cháu vẫn còn chút thắc mắc mong bác giải đáp ạ!
      Rõ ràng là vàng là kênh đầu tư rất an toàn mà giá trị lại luôn tăng so với hầu hết các đồng tiền mạnh, do đó các ngân hàng trung ương các nước hiện nay rất tích cực mua vàng vào để bảo toàn giá trị của họ (đẩy giá vàng ngày càng cao). vậy tại sao người dân phương tây lại không làm theo?

      Delete
    3. Tatrungkien Ta: Giá trị của cổ phiếu nằm ở lợi nhuận của công ty làm ra và cổ tức trả cho cổ đông.

      Vàng không hề tạo ra bất kỳ một lợi nhuận nào, ngoại trừ việc mọi người TIN rằng đó là một tài sản an toàn để cất trữ giá trị.

      Niềm tin thì rất dễ thay đổi. Bạn dám chắc rằng vàng sẽ luôn tăng giá trong dài hạn không?

      Delete
    4. Duy linh: niềm tin thì dễ thay đổi. và tớ thì không chắc là vàng sẽ tăng giá trong thời gian tới nữa hay không...
      Nhưng nếu bạn nhìn vào lịch sử giá vàng của Kitco suốt từ năm 1999 tới ngày hôm nay thì giá vàng liên tục leo dốc không phanh cụ thể là đã trong 10 năm vàng tăng hơn 500% giá trị so với $.
      Xa hơn nữa thì 6000 năm lịch sử của loài người thì niềm tin về giá trị của vàng vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm có chăng chỉ là một vài lần giá vàng bị thao túng do giới tài chính.
      Đúng là khả năng tăng giá trị của vàng khá là thấp so với những kênh đầu tư khác như bạn nói. Nhưng vàng vẫn khẳng định là tấm đệm cứu nguy tốt nhất trong tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay cục bộ.
      Có rất nhiều các minh chứng cho việc các nước đã vượt qua khủng hoảng ngoạn mục nhờ có vàng của người dân như hàn quốc, thái lan...

      Delete
    5. This comment has been removed by the author.

      Delete
    6. Đồ thị: http://vinhtruongtri.blogspot.com/2012/10/gia-vang.html

      Chính xác là trong vòng 12-15 năm trở lại đây, giá vàng tăng theo hàm mũ.

      Delete
    7. Tính từ năm 1973 đến nay, tỷ suất lợi nhuận gộp của vàng khoảng 8%/năm.

      Giữ vàng trong dài hạn có vẻ tốt hơn so với đồng USD. Nhưng rõ ràng kém hơn so với giữ một rổ cổ phiếu.

      Delete
    8. Duy linh: đúng là vàng chỉ nên đóng vai trò bảo hiểm trong danh mục đầu tư của mỗi người thôi.
      Chứng khoáng nói chung và các kênh khác vẫn hấp dẫn hơn nhiều.
      Thanks anh Duy linh

      Delete
    9. 1. Không comment gì về vụ giữ cái nào có lãi hơn nhé :D, mình không đầu tư. Cái đồ thị chỉ là thêm dữ kiện cho câu này của Duy Linh. "Niềm tin thì rất dễ thay đổi. Bạn dám chắc rằng vàng sẽ luôn tăng giá trong dài hạn không?" :D . Mình thì nghĩ cái đồ thị này nó bảo "có và không"

      2. Thực ra cũng khó so sánh và hơi có sự đánh tráo về mặt logic khi so sánh vàng với một rổ cổ phiếu. Vàng luôn là vàng. Trong khi rổ cổ phiếu thì thay đổi theo việc nhà đầu tư chọn đưa cổ phiếu nào vào rổ. Rổ đó cũng không cố định. Có lẽ vì thế người ta mới chọn vàng để bảo hiểm mà không phải cổ phiếu chắng.

      Delete
    10. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Gold_price_in_USD.png

      Đồ thị đường màu đỏ (giá vàng đã được hiệu chỉnh bởi lạm phát) cho thấy rõ hơn.

      Nếu tính đến đến năm 1980, nhìn vào đồ thị chúng ta sẽ nói rằng giá vàng sẽ luôn đi lên. Nhưng thực tế cho thấy sau đó giá lại rớt rất mạnh và chỉ phục hồi lại trong vòng 10 năm trở lại đây nhưng chưa từng lấy lại đỉnh cao đạt được năm 1980.

      Còn đây là biểu đồ rổ cổ phiếu SP500
      http://en.wikipedia.org/wiki/File:S%26P_500.png

      Cho dù bạn mua cổ phiếu với giá rất đắt, khi thị trường đang bong bóng, thì chỉ cần bạn giữ trong long-term, giá cổ phiếu rồi sẽ đi lên :). (Mua một rổ cổ phiếu S&P500 đối với một người bình thường ở Mỹ dễ như mua vàng :)

      Đồ thị này cho thấy giá tương đối giữa cổ phiếu và vàng.
      http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2009/05/stock-vs-gold.html

      Đồ thị cho thấy rằng giá cổ phiếu đang rẻ và vàng đang đắt.

      Delete
    11. Inflation Adjusted Chart Of S&P 500 http://www.tradersnarrative.com/inflation-adjusted-chart-of-sp-500-2328.html

      Delete
  8. Thật khó để anh Giang giải thích cho công chúng hiểu việc có thêm hàng trăm tấn vàng không có ý nghĩa gì về mặt tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không chỉ công chúng mà nhiều chuyên gia vẫn cứ ra rả phải huy động vàng trong dân.

      Delete
    2. GDP tiềm năng, Outgap em nghĩ không phải là một khái niệm đơn giản và dễ hiểu trong kinh tế vĩ mô.

      Nhớ lại thời điểm năm 2007, bác Nguyễn Sinh Hùng bảo rằng đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2008 là 9% còn khiêm tốn và được nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình thì mới thấy rằng rất khó để giải thích cho công chúng hiểu rằng vàng, dầu hỏa, tài nguyên thiên nhiên không mang lại sự giàu có trong dài hạn.

      Delete
    3. This comment has been removed by the author.

      Delete
    4. Nền kinh tế có khoảng 300-400 tấn vàng, tức nguồn lực khoảng 15-20 tỷ USD đã không được đầu tư vào sản xuất mà chôn chặt vào vàng, Thống đốc nói.

      Thống đốc phát biểu thế này chắc là chưa được đọc bài viết của anh Giang rồi :).

      Delete
  9. Đừng động đến vàng

    http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/598118/Dung-dong-den-vang-tpp.html

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. Bên em chuyên bán vé máy bay đi trung quốc và dịch vụ làm hộ chiếu nhanh
    ai có nhu cầu vui lòng pm em nhé. sr đã spam

    ReplyDelete
  12. I like this site, because the information is good

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.