Monday, October 15, 2012
Invisible hand
Nick Rowe có một bài viết rất thú vị về debt, trong đó có một ví dụ mà tôi sẽ copy lại dưới đây (có cải biên) nhưng để nói về một vấn đề khác.
Giả sử có một quốc gia gồm 10 hòn đảo rải rác đều nhau trên một đường thẳng, tạm đặt tên là i1, i2, ..., i10. Trừ đảo i10, chín hòn đảo đầu có thể nuôi bò lấy sữa. Các đảo từ i2 đến i9 có thể sản xuất được 100 lít sữa/ngày, vừa đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Đảo i1 có thể sản xuất được 200 lít/ngày và có nhu cầu tiêu thụ 100 lít/ngày. Đảo i10 tuy không sản xuất được sữa nhưng cũng có nhu cầu 100 lít/ngày, như vậy nếu có thể vận chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 đến i10 thì nền kinh tế này sẽ đạt tối ưu (về sản xuất và phân phối sữa). Tuy nhiên giả sử với công nghệ hiện tại của quốc gia đó sữa chỉ có thể vận chuyển giữa 2 đảo lân cận mà không bị hỏng. Vì khoảng cách từ i1 đến i10 quá xa nên không thể vận chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 đến i10 được. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển được sữa từ i1 đến i10 hay làm thế nào để tối ưu hoá nền kinh tế này?
Giải pháp của Nick Rowe (chắc nhiều bạn đã nghĩ ra) là chuyển 100 lít sữa thặng dư từ i1 sang i2 cho dân ở i2 tiêu thụ rồi chuyển 100 lít sữa do i2 sản xuất sang i3. Cứ tiếp tục như vậy cho đến i9 và đảo này sẽ chuyển 100 lít sữa của mình sản xuất cho i10. Hiệu quả hơn, vào lúc 7AM các đảo i1 đến i9 sẽ cùng lúc chuyển 100 lít sữa của mình cho đảo kế tiếp mà không đợi khi nhận được sữa rồi mới chuyển. Tất nhiên để làm được điều này cần phải có coordination, có thể là chiếu chỉ của một ông vua, đạo luật của một tổng thống, hay nghị quyết của một tổng bí thư yêu cầu các đảo phải chuyển sữa của mình đúng giờ. Biện pháp central planning này khả thi nhưng không phải là duy nhất và cũng không phải hiệu quả nhất.
Ngược lại với biện pháp top-down bên trên, một phương pháp bottom-up đơn giản hơn là mở cửa thị trường sữa giữa các đảo và cho phép các doanh nhân/con buôn tự do mua bán sữa. Khi i10 không có sữa nhưng vẫn có nhu cầu, người dân ở đây sẽ chấp nhận trả giá cao hơn rất nhiều giá ở i9 và các hòn đảo khác. Ngược lại những nhà sản xuất sữa ở i1 sẽ chấp nhận bán rẻ hơn vì cung lớn hơn cầu. Khi thị trường sữa được mở, chẳng chóng thì chầy sẽ có nhà buôn phát hiện ra chênh lệch giá giữa i9 và i10 và sẽ tìm cách arbitrage chênh lệch giá này bằng cách mua sữa ở i9 đem sang i10 bán. Điều này sẽ làm giá sữa ở i10 giảm dần trong khi giá ở i9 tăng dần. Đến khi giá sữa ở i9 tăng đến một mức nào đó cao hơn giá ở i8 quá trình arbitrage sẽ xảy ra tương tự giữa 2 hòn đảo này. Cứ như vậy lần lượt tất cả các hòn đảo sẽ tham gia vào quá trình arbitrage và sẽ làm giá sữa cân bằng trên tất cả 10 hòn đảo (giả sử chi phí vận chuyển không đáng kể).
Như vậy thay vì cần phải có coordination từ chính quyền trung ương, trong trường hợp thứ hai nói trên invisible hand của Adam Smith đã làm thay nhiệm vụ này. Không cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác về nhu cầu và năng lực sản xuất sữa trên từng hòn đảo, mà trên thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều, invisible hand chỉ cần một thông tin duy nhất là giá sữa trên các hòn đảo đó. Đây chính là ý tưởng của Friedrich Hayek cho rằng market price là signal duy nhất cần thiết cho một nền kinh tế (thị trường) vận hành hiệu quả, theo nghĩa phân bổ resource và distribution sản phẩm. Những nỗ lực kiểm soát giá của nhà nước sẽ chỉ làm méo mó tín hiệu quan trọng này, dẫn đến làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Hơn nữa nếu nền kinh tế không chỉ có sữa mà còn có hàng triệu sản phẩm khác, central coordination sẽ gần như không khả thi. Câu giải mã "XHCN = Xếp Hàng Cả Ngày" không phải không có cơ sở khoa học :-)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cám ơn bác Giang về những bài viết rất hay trên blog !!! Chúc bác luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết hay nữa.
ReplyDeleteneu de nha nuoc ra lenh chuyen sua tu noi nay sang noi khac, se ko co vai tro cua doanh nhan di buon sua - milk dealer :D, se ko co thi truong sua quoc gia, ko co thi truong chung khoan de mua ban cac san pham phai sinh tu sua nhu quyen chon (options), hoan doi (swap), ...
ReplyDeleteYep. Good post. The market can do this automatically. We don't even think about it. As long as there is a "chain" of some sort between island 1 and island 10, the market will find it.
ReplyDeleteIsland 1 could also be milk, and island 10 could be a totally different good, like shoes. And the market will find a way, possibly with many links in the chain, to convert milk into shoes.
Thank Nick.
Deletemọi năm hay thấy bác Giang có bài viết về giải Nobel mà :-? cháu đọc báo thấy giải Nobel năm nay trao cho 2 ông người Mỹ nào đấy, mỗi tội là cả tên các công ấy lẫn tên công trình của các ông ấy đều lạ hoắc :-)
ReplyDeleteThôi chờ bài giới thiệu của bác Giang vậy.
Tôi là dân macro nên mù tịt về micro, hôm trước đã kêu gọi các bác micro/game theory viết về Nobel năm nay rồi.
DeleteBác có thể giới thiệu cho cháu một vài blog về mirco được ko ?
Deletevậy khi nào bác thấy có bài nào hay về Nobel năm nay thì giới thiệu cho mọi người nhé ;)
DeleteVẫn chưa thấy bài nào tiếng Việt cả :-(, còn bài tiếng Anh thì nhiều. Tôi thích bài này của Tabarrok: http://marginalrevolution.com/marginalrevolution/2012/10/noble-matching.html
Delete@Johny Nguyen: Tôi không rành về micro và cũng ít khi đọc bloc micro. Có lẽ Freakonomics là blog number one về micro. Ngoài ra Al Roth cũng có blog Market Design (http://marketdesigner.blogspot.com.au/).
DeleteCó bài này về giải Nobel năm nay: http://nguyenvanphu.blogspot.fr/2012/10/nhung-nguoi-xay-cho-ac-biet.html
DeleteDear A Giang,
ReplyDeleteA viết bài này thật tuyệt vời - ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu!
E đang học phân tich báo cáo tài chính doanh nghiệp, A có thể viết về chủ đề này không hoặc a giới thiệu sách, tài liệu giúp e?
Cảm ơn A nhiều!
Bạn nên tìm đọc quyển Investment Valuation của Damodaran, bản dịch tiếng Việt là Đinh giá đầu tư.
DeleteCuốn đó rất có ích trong việc phân tích báo cáo tài chính của các công ty.
Dear Duy Linh,
DeleteDay là email của mình: thatuco@gmail.com.
Mình rất vui được làm quen, trao đổi và học hỏi Duy Linh về chủ đề này.
Cảm ơn Duy Linh nhiều!
Dear A Giang,
ReplyDeleteA viết bài này thật tuyệt vời - ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu!
E đang học phân tich báo cáo tài chính doanh nghiệp, A có thể viết về chủ đề này không hoặc a giới thiệu sách, tài liệu giúp e?
Cảm ơn A nhiều!
Tôi không phải chuyên gia về lĩnh vực này nên không giúp bạn được.
DeleteDear A,
ReplyDeleteE xin phép a cho e share bài này với các bạn được không?
Cảm ơn a!
Bạn cứ share thoải mái.
Deletethưa thầy, xin lỗi vì đường đột, thầy có thể cho biết:
ReplyDelete-số liệu về doanh số xuất nhập khẩu chia theo phương thức thanh toán (ví dụ L/C-letter of credit) ở Việt Nam có thể tìm được ở đâu, vì thường thì doanh số xuất nhập khẩu được chia theo ngành hàng, có thể tìm được số liệu này trên các website nước ngoài không.
-khoản mục cam kết trong nghiệp vụ L/C trong báo cáo thường niên có được xem là doanh số của phương thức này không.
xin cảm ơn!
bài viết rất tuyệt và dễ hiểu. Thanks so much1
ReplyDeleteBài viết này làm em nhớ đến ngành than ở Việt Nam , có lần ( hình như là đại biểu quốc hội ) hỏi tại sao miền Bắc lại xuất khẩu Than còn miền Nam lại nhập khẩu .
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBài viết của bác hay quá. Cảm ơn bác đã chia sẻ kiến thức cho mọi người.
ReplyDeleteChúc bác luôn khỏe
I really enjoy the blog post.Really thank you! Really Great.
ReplyDelete