Wednesday, February 23, 2011

On the road


Tôi sẽ travel trong khoảng 1 tuần nên nhiều khả năng không update blog và trả lời comments của các bạn được, xin thứ lỗi. Hẹn gặp lại cuối tuần tới.


Update: Đang ngồi đợi transit tranh thủ đọc báo thấy có tin này thú vị nên phải comment vài dòng. Thoạt nhìn cái tựa bài "Đề suất lập ngay 'quĩ ổng định tỷ giá VND'" tôi có cảm giác người đưa ra ý tưởng này không hiểu gì về chức năng của ngân hàng trung ương và dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên ngẫm một lúc thấy ông cũng có lý khi không đếm xỉa gì đến vai trò điều phối tỷ giá của NHNN. Vấn đề là VN có 2 thị trường ngoại tệ: chính thức và phi chính thức. NHNN có thể can thiệp vào thị trường chính thức nhưng không thể cho nhân viên ra chợ đem mua bán ngoại tệ được. Trong điều kiện bình thường có thể tồn tại một số "kênh" lưu thông ngoại tệ giữa 2 thị trường tạo điều kiện arbitrage nếu chênh lệch tỷ giá lớn. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng/khó khăn những "kênh" này sẽ biến mất hoặc thu hẹp lại, càng làm cho chênh lệch tỷ giá trên 2 thị trường doãng ra. Vậy lập một quĩ bình ổn nằm ngoài NHNN, tốt nhất dưới dạng công ty cổ phần, có chân rết/liên hệ với thị trường chợ đen sẽ giải quyết được phần nào cái dilemma nói trên. Một hedge fund thuần túy VN chuyên đầu cơ ngoại tệ trên thị trường nội địa? Phải chuẩn bị CV là vừa :-)


Libya


Theo Alex Tabarrock (MR), con trai tổng thống Gaddafi, người tuyên bố trên truyền hình Libya mấy ngày trước rằng "we will fight to the last minute, until the last bullet" đã hoàn thành luận án PhD về international relation tại LSE năm 2007. Phần abstract của luận án viết thế này:

"This dissertation analyses the problem of how to create more just and democratic global governing institutions, exploring the approach of a more formal system of collective decision-making by the three main actors in global society: governments, civil society and the business sector....

The thesis explains and adopts three philosophical foundations in support of the argument. The first is liberal individualism; the thesis argues that there are strong motivations for free individuals to seek fair terms of cooperation within the necessary constraints of being members of a global society. Drawing on the works of David Hume, John Rawls and Ned McClennen, it elaborates significant self-interested and moral motives that prompt individuals to seek cooperation on fair terms if they expect others to do so. Secondly, it supports a theory of global justice, rejecting the limits of Rawls’s view of international justice based on what he calls ‘peoples’ rather than persons. Thirdly, the thesis adopts and applies David Held’s eight cosmopolitan principles to support the concept and specific structures of ‘Collective Management’."

Update (21/3): Bruce Krasting có một nhận xét thú vị: dường như các báo tiếng Anh không thống nhất được với nhau cách phiên âm tên của tổng thống Libya:

Gadhafi……..WSJ
Gaddafi……..London Telegraph
Qaddafi…….NYT
Kadafi………LA Times
Kaddafi…….Christian Science Monitor
Gadahafi…..Yahoo
Khadafy……NY Daily News
Ghadafi…….NZZ
Khaddafi…..NZZ
Khadifi……..Wikipedia
Ghaddifi……Daily Mail


Tuesday, February 22, 2011

Forward looking


Tác giả Minh Sơn của VEF tường thuật: "Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu CPI tháng 2/2011 tăng khoảng 1,4% thì lãi suất cơ bản sẽ được điều chỉnh giảm". Ở đây chưa bàn về việc liệu chính sách tiền tệ có nên chỉ nhìn vào một con số lạm phát hay không, giới kinh tế gọi cách hoạch định chính sách kiểu này là "nhìn vào gương chiếu hậu".

Chính sách tiền tệ/kinh tế phải được tính toán trên các dự báo kinh tế trong tương lai, tất nhiên phải dựa vào những gì đã xảy ra nhưng đó chỉ là một phần dữ kiện. Lạm phát tháng 2 dù có dưới 1.4% nhưng không khó có thể dự báo lạm phát sẽ gia tăng do hậu quả của đợt phá giá vừa rồi cũng như những kế hoạch tăng giá điện, nước, xăng dầu sắp tới (tôi nghĩ NHNN/chính phủ phải "dự báo" được những điều này ở thời điểm trước Tết). Hoạch định chính sách theo quan điểm "forward looking" có thể dịch ra tiếng Việt là "nhìn xa trông rộng".


Update (23/2): Đọc bài này xong thấy giới kinh doanh có "forward looking" hơn các nhà hoạch định chính sách.


Friday, February 18, 2011

Bank subsidy


Cùng một vấn đề nhưng 2 favorite bloggers của tôi có 2 quan điểm ngược nhau. Michael Pettis cho rằng sau các cuộc khủng hoảng tài chính/ngân hàng các central banks thường trợ giúp hay bailout những ngân hàng gặp khó khăn bằng cách tạo ra một đường yield curve thật dốc (steep), nghĩa là chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn rất cao. Vì ngân hàng đa số vay ngắn hạn rồi cho vay lại dài hạn nên họ sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn, coi như được central bank gián tiếp giúp đỡ.

Ngược với quan điểm này, Paul Krugman cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng khi có steep yield curve chỉ là tạm thời và trong tương lai khi độ dốc của yield curve giảm xuống thì các ngân hàng sẽ lỗ. Do đó xét tổng thể dài hạn các ngân hàng chẳng được lợi lộc gì khi chênh lệch lãi suất ngắn hạn và dài hạn tăng lên. Có thể reported earnings trong ngắn hạn tốt lên nhưng đó là thiếu sót của hệ thống kế toán và/hoặc do incentive ngắn hạn của những người điều hành ngân hàng (để có bonus).

Theo bạn MP hay PK đúng? Nếu bạn đồng ý với quan điểm của MP, ở VN NHNN có bao giờ trợ giúp cho các NHTM theo cách này không? Nếu không NHNN có cách nào khác không? (Hint: đọc bài này).


Wednesday, February 16, 2011

Effective rate


Ông Lê Đức Thúy và một số chuyên gia cho rằng lần phá giá vừa rồi sẽ ít có ảnh hưởng vào lạm phát vì thực tế tỷ giá giao dịch trong thời gian qua đã phản ánh mức phá giá này rồi. Điều này có nghĩa là từ trước đến nay effective rate đã cao hơn official rate khoảng 8.5% và lần phá già này chỉ có ý nghĩa xóa chênh lệch đó. Các doanh nghiệp từ trước tới giờ đằng nào cũng đã sử dụng effective rate trong giao dịch.

Tuy nhiên lập luận của ông Thúy ngầm định một assumption là effective rate sẽ không tăng nữa. Nếu việc dịch chuyển official rate (phá giá 8.5%) làm effective rate gia tăng thì lần phá giá này vẫn sẽ có tác động vào lạm phát. Như vậy vấn đề là assumption của ông Thúy có đúng hay không, liệu NHNN có bảo vệ được mức official rate mới hay không. Chỉ NHNN và/hoặc ông Thúy mới biết được câu trả lời chính xác, còn những người "ngoài cuộc" như tôi và các bạn thì chịu khó đợi một thời gian nữa sẽ biết.


Tuesday, February 15, 2011

FX conventions


Nhà báo Nguyễn Vạn Phú thắc mắc về việc các báo nước ngoài đưa tin về vụ phá giá vừa rồi của VN đăng 3 con số khác nhau: 9.3%, 8.5% và 7%. Báo chí VN đa số viết 9.3% (=20693/18932-1), một số nói đúng đó là tỷ lệ "điều chỉnh tỷ giá của 1 USD", nghĩa là đồng USD "lên giá" 9.3% (chứ không phải VNĐ "mất giá" 9.3% - sự khác biệt giữa lên giá và mất giá này gọi là "base effect"). Cách nói này tương đương như khi nói giá vàng hay một loại hàng hóa nào đó tăng thêm 10%, ở đây phải hiểu USD, vàng hay một loại hàng hóa nào đó được định giá bằng VNĐ.

Tuy nhiên các báo nước ngoài không sai khi nói VNĐ mất giá 8.5%, đó là vì trên quan điểm của một người Mỹ 1 VNĐ có giá 0.00005282 USD (=1/18932) trước khi phá giá nay còn 0.00004833 USD (=1/20693). Theo convention của giới kinh tế, khi nói một đồng tiền bị phá giá thì tỷ giá phải tính theo số USD cần để mua một đơn vị nội tệ. Con số 8.5% (=[1/20693]/[1/18932]-1) là số chính xác khi nói về VNĐ bị phá giá (dấu âm được ngầm hiểu trong trường hợp phá giá). Tất nhiên quyết định phá giá là của nhà nước nên phải dùng tỷ giá chính thức do nhà nước công bố (official rate), tỷ giá chợ đen hay tỷ giá đã tính đến biên độ giao dịch không phải tỷ giá chính thức. Do đó nếu nói VN phá giá 7% (tính theo tỷ giá ở biên độ tối đa) thì không đúng theo convention này.

Ngược lại với convention của giới kinh tế, market convention đối với đa số các đồng tiền trên thế giới là quote giá của 1 USD bằng nội tệ (trừ tỷ giá của một số đồng tiền như Euro, Bảng Anh, đô Úc...). Do vậy kết hợp cả 2 convention nói trên thì phải nói VN phá giá nội tệ 8.5% từ 18932 xuống 20693. Tương tự như vậy, ví dụ của anh Phú sẽ là VN phá giá 50% đồng nội tệ từ 20K xuống 40K (ngầm hiểu là từ 1/20 xuống còn 1/40).

Một market convention nữa trên thị trường FX là cách viết các cặp ngoại tệ. Trong trường hợp VNĐ khi nói tỷ giá là 20693 có nghĩa là 20693 VNĐ/1 USD, hay VNĐ/USD. Nhưng market convention phải viết là USDVND. Tương tự như vậy, EURUSD có nghĩa là số USD cần để mua 1 Euro, hay USDJPY là số yên Nhật cần để mua 1 USD.


Update (18/2): Bác Nguyễn Văn Tuấn cũng đề cập đến 2 con số 9.3 và 8.5%. Đề nghị của bác Tuấn dùng số trung bình hay chuyển sang log return thay vì arithmetic return là một cách các nhà kinh tế đã dùng lâu nay vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên convention trong giới tài chính (không phải academic) và kế toàn vẫn là arithmetic return.


Monday, February 14, 2011

Egypt


1.
Trong khi rất nhiều báo/đài/blogs khen ngợi quân đội Egypt thực sự là ... "quân đội nhân dân" vì họ không bắn vào các đoàn biểu tình như quân đội TQ tại Thiên An Môn 22 năm trước, chương trình Planet Money của NPR đưa ra một cách giải thích khác rất ... "kinh tế".

Theo các tác giả của Planet Money, sở dĩ quân đội Egypt không "mạnh tay" với lực lượng biểu tình vì đó là "khách hàng" của họ. Planet Money đặt tên lóng cho lực lượng vũ trang Ai cập là "Egypt's Military Inc." vì trên thực tế hầu hết các ngành công nghiệp của nước này đều có bàn tay và sở hữu của quân đội: utility (điện, nước, gas), xe hơi, đồ gia dụng, thậm chí cả lương thực thực phẩm. Nếu quân đội nổ súng vào "khách hàng" của mình hoặc có những hành động đẩy Egypt vào khủng hoảng sâu và lâu hơn, họ sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế. Một rò rỉ (qua Wikileak) từ năm 2008 đã cho rằng quân đội sẽ ủng hộ bất kỳ ai thay thế Mubarak, miễn là chính quyền đó không động tới quyền lợi kinh tế của giới quân sự. Nếu giả thuyết này đúng có lẽ vấn đề cho quân đội làm kinh tế sẽ được một số nước quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

2.
Một bài viết đặc biệt trên một trong những non-econblog favorite của tôi. Yasser El Hadari, một nha sĩ trẻ trong một gia đình trung lưu Cairo, viết lại những suy nghĩ của mình sau 18 ngày tham gia cuộc biểu tình lật đổ Mubarak. Ngoài những việc rất dũng cảm như đối mặt với mật vụ chìm, đứng trong bức tường người che chắn cho một trong những activist nổi tiếng, Hadari đã tham gia vào một đội "dân quân tình nguyện" tự đứng ra bảo vệ an ninh cho khu phố của mình khi hàng ngàn tội phạm (do vô tình hay cố ý) thoát ra khỏi các nhà tù của thủ đô Cairo trong khi lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an hoàn toàn "biến mất". Một hoạt động tuy âm thầm và sẽ không được lịch sử nhắc đến như trang Facebook/Twitter của Wael Ghonim nhưng có lẽ đã góp phần không nhỏ giúp cho cuộc biểu tình đi đến thắng lợi cuối cùng.

Một số trích đoạn từ bài viết:

"Of course there were those who wanted the revolution to stop simply because they were afraid. And their fear was genuine: there was a threat of chaos, economic collapse, and now foreign military intervention. It was easier of course to dismiss these fears as cowardly or stupid, but the harder thing to do, that in the end gained respect, was appreciating these fears, and helping them understand that freedom came at a high price, and how any short-term losses were worth it. Their disagreement wasn’t a personal attack, and one of the best speakers I knew made a point of letting listeners know that the disagreement wasn’t personal."

"While Muslim protesters were attending Friday Prayers, Christians formed a human wall to protect them. On Sunday when Christian protesters performed Mass, Muslims stood watch to protect them. There was no slurring in the protests. People who attended were of different races, religions, and social backgrounds; black and white, Muslim and Christian, rich and poor, we stood together. If people deep down inside had a certain hatred for others due to these differences, the protests helped them replace this hatred with understanding. In the end we were all the same. We were all Egyptian, and we all wanted freedom."

"Nearby dictators promised to support the regime. We heard rumors that the US Navy sent the fifth or sixth fleet and the Israeli Defense Force was grouping at the border. It didn’t matter. We were fighting for our rights, and we were ready to face anyone who interfered. The people weren’t afraid of losing what they had, they are winning something greater. When people aren’t afraid of losing, they are free, and great men can only be free men who build great countries."



Friday, February 11, 2011

The Economist Top 5


The Economist khảo sát trên 50 economists uy tín xem (i) ai là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất (most influential) trong thập kỷ vừa qua, và (ii) ai là nhà kinh tế có ý tưởng quan trọng nhất (most important ideas) sau khủng hoảng.

Top 5 của câu hỏi (i):
1 Ben Bernanke
2 John Maynard Keynes
3 Jeffrey Sachs
3 Hyman Minsky
3 Paul Krugman

Top 5 của câu hỏi (ii):
1. Raghuram Rajan
2. Robert Shiller
2. Kenneth Rogoff
4. Barry Eichengreen
4. Nouriel Roubini


Cá nhân tôi nếu được vote sẽ chọn Ben Bernanke cho câu (i) và Simon Johnson Paul Volcker cho câu (ii) [Update: có lẽ Paul Volcker không được tính là economist]. Nếu TBKTSG hay VNE làm một survey tương tự ở VN thì top 5 sẽ có những ai? Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Nghĩa, Võ Trí Thành, Trần Đình Thiên?


AER Top 20


Từ blog Krugman: AER vừa kỷ niệm 100 năm thành lập và chọn ra 20 bài báo quan trọng nhất trong lịch sử của mình, cũng là lịch sử của kinh tế học hiện đại. Thú thực (hơi xấu hổ) trong top 20 này có 4 bài tôi không hề biết (1, 10, 12, 19), 5 bài có biết nhưng chưa bao giờ đọc (2, 3, 9, 17, 20). Còn lại, ngoại trừ 3 bài (4, 8, 18) đã đọc đi đọc lại cẩn thận, 8 bài kia chỉ xem lướt qua một lần như tài liệu tham khảo. Khi nào có thời gian tôi sẽ đọc lại top 20 này (links đến bản online từng bài có trong bài tóm tắt tôi link bên trên) và sẽ cố gắng tóm tắt/review lại. Nếu bạn nào đã/sẽ đọc 1 trong những bài trong top 20 này và đã/sẽ viết review, blog kinhtetaichinh sẽ rất hân hạnh được đăng lại hoặc link đến bài review của bạn.


Top 20

1. Alchian, Armen A., and Harold Demsetz. 1972. “Production, Information Costs, and Economic Organization.” American Economic Review, 62(5): 777–95

2. Arrow, Kenneth J. 1963. “Uncertainty and the Welfare Economics of Medical Care.” American Economic Review, 53(5): 941–73

3. Cobb, Charles W., and Paul H. Douglas. 1928. “A Theory of Production.” American Economic Review, 18(1): 139–65

4. Deaton, Angus S., and John Muellbauer. 1980. “An Almost Ideal Demand System.” American Economic Review, 70(3): 312–2

5. Diamond, Peter A. 1965. “National Debt in a Neoclassical Growth Model.” American Economic Review, 55(5): 1126–5

6. Diamond, Peter A., and James A. Mirrlees. 1971. “Optimal Taxation and Public Production I: Production Efficiency.” American Economic Review, 61(1): 8–27.
Diamond, Peter A., and James A. Mirrlees. 1971. “Optimal Taxation and Public Production II: Tax Rules.” American Economic Review, 61(3): 261–7

7. Dixit, Avinash K., and Joseph E. Stiglitz. 1977. “Monopolistic Competition and Optimum Product Diversity.” American Economic Review, 67(3): 297–30

8. Friedman, Milton. 1968. “The Role of Monetary Policy.” American Economic Review, 58(1): 1–1

9. Grossman, Sanford J., and Joseph E. Stiglitz. 1980. “On the Impossibility of Informationally Efficient Markets.” American Economic Review, 70(3): 393–40

10. Harris, John R., and Michael P. Todaro. 1970. “Migration, Unemployment and Development: A Two-Sector Analysis.” American Economic Review, 60(1): 126–4

11. Hayek, F. A. 1945. “The Use of Knowledge in Society.” American Economic Review, 35(4): 519–3

12. Jorgenson, Dale W. 1963. “Capital Theory and Investment Behavior.” American Economic Review, 53(2): 247–5

13. Krueger, Anne O. 1974. “The Political Economy of the Rent-Seeking Society.” American Economic Review, 64(3): 291–30

14. Krugman, Paul. 1980. “Scale Economies, Product Differentiation, and the Pattern of Trade.” American Economic Review, 70(5): 950–5

15. Kuznets, Simon. 1955. “Economic Growth and Income Inequality.” American Economic Review, 45(1): 1–2

16. Lucas, Robert E., Jr. 1973. “Some International Evidence on Output-Inflation Tradeoffs.” American Economic Review, 63(3): 326–3

17. Modigliani, Franco, and Merton H. Miller. 1958. “The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment.” American Economic Review, 48(3): 261–97

18. Mundell, Robert A. 1961. “A Theory of Optimum Currency Areas.” American Economic Review, 51(4): 657–65.

19. Ross, Stephen A. 1973. “The Economic Theory of Agency: The Principal’s Problem.” American Economic Review, 63(2): 134–39.

20. Shiller, Robert J. 1981. “Do Stock Prices Move Too Much to Be Justified by Subsequent Changes in Dividends?” American Economic Review, 71(3): 421–36



Thursday, February 10, 2011

Bet of Q1


Tác giả Nguyễn Hoài (VNE) có 2 bài về vấn đề lạm phát và lãi suất. Bài đầu, phỏng vấn bà Dương Thu Hương - nguyên phó thống đốc NHNN, kết luận rằng "...giải bài toán “giảm lãi suất” phải lần lượt đi từ giảm lạm phát, muốn giảm lạm phát thì phải thắt chặt chi tiêu ngân sách. Và như thế, mong mỏi “hết quý 1/2011, lãi suất sẽ giảm” của doanh nghiệp có vẻ thật mong manh..."

Trong khi đó bài sau trích dẫn ông Cao Sĩ Kiêm - cựu thống đốc NHNN, cho rằng "...hết quý 1/2011, lãi suất cho vay sẽ giảm xuống 15%/năm.... [vì] hết quý 1 hàng năm, lạm phát bao giờ cũng giảm... [và] nguồn tiền doanh nghiệp thu về sau bán hàng được gửi vào ngân hàng nhiều hơn."

Chờ xem ai đúng nhé.



Wednesday, February 9, 2011

Arbitrage


Một bạn gửi cho tôi link bài báo này "Cleaning out the register" của The Economist về tình trạng dân VN sang Cambodia rút USD từ các máy ATM đem về bán với giá 21K rồi thanh toán lại cho ngân hàng với giá 19.5K. Trước đây mấy ngày tôi đã thấy FT và Bloomberg có bài tương tự, còn xa hơn thì một người bạn đã kể cho tôi nghe hiện tượng này khi tôi còn ở VN mấy tuần trước. Theo anh này ngay từ tháng 11/2010 giới cán bộ/quan chức cửa khẩu VN-Cambodia đã khám phá ra hình thức arbitrage này và chính họ là những người thực hiện nhiều nhất.

Nếu hình thức arbitrage tỷ giá mới diễn ra gần đây, một dạng arbitrage tương tự ở biên giới VN-Cambodia đã có từ lâu và nay đang tái diễn. Đây là qui luật bình thường trong một nền kinh tế thị trường, khi một sản phẩm có 2 giá khác nhau ở 2 thị trường khác nhau thì sẽ xuất hiện những "con buôn" hay "entrepreneur" (dùng thuật ngữ nào là tùy quan niệm của bạn) lưu thông hàng hóa giữa 2 thị trường đó để kiếm lời. Nếu chi phí vận chuyển (bao gồm cả khả năng bị bắt và bị pháp luật xử lý) nhỏ hơn lợi nhuận thì arbitrage sẽ xảy ra. Xét về mặt kinh tế, hoạt động này có ích vì nó giúp cho thị trường efficient hơn, resource được phân bổ hợp lý hơn trong hoàn cảnh các chính sách quản lý làm méo mó thị trường. Tuy nhiên xét trên quan điểm của người làm chính sách, nhất là trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN, thì các hoạt động arbitrage như vậy sẽ làm giảm tác dụng của nhiều chính sách kinh tế.

Những người làm chính sách có 2 lựa chọn: hoặc siết chặt quản lý (vd chống buôn lậu) hoặc sửa lại chính sách để xóa bỏ tình trạng 2 giá. Cách thứ nhất đơn giản hơn nhưng thường không hiệu quả vì arbitragers sẽ tìm ra những lỗ hổng mới, hoặc đơn giản là họ chấp nhận chia sẻ lợi nhuận cho những người làm công tác quản lý. Tôi prefer cách thứ hai, nhưng không dễ có thể đưa ra những chính sách như vậy vì nó vừa đòi hỏi năng lực hoạch định chính sách, vừa đòi hỏi political will - là những thứ VN đang rất thiếu.



Greenback(*)


[(*) - xem entry trước]

Nhân đọc bài "3 cô gái 'bí ẩn' trên tờ tiền 2000 đồng" của VNN, tôi tò mò tìm hiểu xem trên các tờ tiền mệnh giá khác của VN có hình gì. Vào trang web này của NHNN có hình của tất cả các đồng tiền đang được lưu hành, kể cả tiền xu. Tổng cộng VN hiện có 14 đồng tiền giấy (500K, 200K, 100K, 50K, 20K (mới), 20K (cũ), 10K (mới), 10K (cũ), 5K, 2K, 1K, 500, 200, 100), và 5 đồng tiền xu (5K, 2K, 1K, 500, 200). Trừ tờ 100 đồng và 5 đồng tiền xu, tất cả các tờ tiền giấy khác đều có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mặt trước (nhưng chân dung CT trên các tờ tiền polymer mới khác với chân dung trên các tờ tiền giấy cũ, mặt của cụ Hồ có vẻ "đầy đặn" hơn trong khi cặp mắt có vẻ to hơn trên các tờ tiền mới). Mặt sau có các hình sau:

- 500K: Nhà của CT HCM ở làng Kim Liên
- 200K: Vịnh Hạ long
- 100K: Quốc Tử Giám
- 50K: Đại nội Huế
- 20K (cũ): Xưởng sản xuất đồ hộp (Hạ long?)
- 20K (mới): Chùa Cầu, Hội an
- 10K (cũ): Vịnh Hạ long
- 10K (mới): Giàn khoan dầu khí (Vũng tàu?)
- 5K: Thủy điện Trị An, Đồng nai
- 2K: Dệt Nam định
- 1K: Voi kéo gỗ (Tây nguyên)
- 500: Cảng Hải phòng
- 200: Đồng lúa
- 100: Tháp Phổ minh, Nam định
- 5K xu: Chùa một cột
- 2K xu: Nhà rông, Tây nguyên
- 1K xu: Đền Đô, Bắc ninh

Xếp theo vùng miền (trừ đồng 200 không rõ ràng):
- Miền Bắc: 9 (200K, 100K, 20K (cũ), 10K (cũ), 2K, 500, 100, 5K xu, 1K xu)
- Miền Trung: 5 (500K, 50K, 20K (mới), 1K, 2K xu)
- Miền Nam: 2 (10K (mới), 5K)

Xếp theo tỉnh thành:
- Hạ long: 3 (200K, 20K (cũ), 10K (cũ))
- Hà nội: 2 (100K, 5K xu)
- Nam định: 2 (2K, 100)
- Tây nguyên: 2 (1K, 2K xu)
- Nghệ An, Huế, Hội an (Quảng nam), Vũng tàu, Đồng nai, Hải phòng, Bắc ninh: 1

Như vậy, kể cả loại bỏ tờ 20K và 10K cũ thì phong cảnh miền Bắc vẫn có mặt nhiều nhất trên các đồng tiền của VN. Xếp theo tỉnh thành thì hiện tại Hạ long dẫn đầu nhưng nếu loại 2 tờ tiền 20K, 10K cũ thì Hà nội sẽ dẫn đầu đồng hạng với Nam định và Tây nguyên. Hiện chưa có cảnh của TPHCM và đại diện cho các tỉnh miền Tây (đồng 200 có cảnh đồng lúa nhưng có lẽ ở miền Bắc).

Thắc mắc:
- Tại sao dãy số series trên các đồng tiền polymer lại có kích thước to dần về bên phải?
- Ai là người duyện thiết kế các đồng tiền VN?



Fun facts:
- 1 Kim liên = 2 Vịnh Hạ long + 1 Quốc Tử Giám
- 1 Đại nội Huế = 1 Xưởng sản xuất đồ hộp + 1 Chùa Cầu + 1 Giàn khoan dầu khí
- 1 Thủy điện Trị an = 1 Chùa một cột
- 4 Cảng Hải phòng = 1 Dệt Nam định
- 10 Tháp Phổ minh = 1 Đền Đô
.....


Update (6/6): Một bài viết hay về các thiết kế của đồng USD.



Monday, February 7, 2011

The redback


The Economist 2 tuần trước có một loạt bài nhân chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong đó có một bài về tương lai của đồng RMB với tiêu đề "The rise of the redback". Khác với đồng USD luôn có mầu xanh ở mặt sau (nên có tên lóng là greenback), đồng yuan TQ có nhiều màu khác nhau và "redback" là ám chỉ đồng có mệnh giá cao nhất 100 yuan. [Nếu cũng lấy chuẩn của đồng tiền có mệnh giá lớn nhất thì VNĐ sẽ được gọi là "greenback" :-)]

Câu hỏi mà The Economist đặt ra là đến khi nào đồng redback sẽ qua mặt đồng greenback trong vai trò đồng tiền thanh toán quốc tế. Một câu hỏi tương tự đã từng được đặt ra cho đồng yên Nhật trước đây, và gần đây hơn là đồng euro. Mặc dù đồng USD đang chiếm thế thượng phong trên thị trường tài chính quốc tế, cả JPY lẫn EUR đều có sự hiện diện nhất định dù không lớn như share của 2 nền kinh tế này, không như CHY cho đến thời điểm này vẫn gần như một con số không dù TQ đã vượt Nhật về GDP. Lý do của sự vắng mặt này của CNY chính là chính sách kiểm soát tài khoản vốn và kiểm soát tỷ giá của TQ. Chính sách này đã có mặt tích cực trong suốt 20-30 năm qua, nhưng gần đây đã đẩy TQ vào một "dollar trap".

TQ hiện đang tìm cách thoát ra khỏi dollar trap bằng cách khuyến khích các nước sử dụng CNY làm đồng tiền giao dịch thương mại với TQ. Điều này đòi hỏi TQ phải bơm CNY ra thị trường tài chính quốc tế bằng cách này hay cách khác. Đến thời điểm này, ngoài một số swap lines nhỏ và có vẻ chưa active với một số central banks, TQ đang sử dụng Hong Kong như một bước đệm để tránh phải mở cửa capital account. TQ cho phép các công ty mainland phát hành trái phiếu trên thị trường HK (gọi là dim sum bonds) định giá bằng đồng CNH, nghĩa là một dạng đồng yuan trung gian chỉ lưu hành ở HK. Vì capital account vẫn đóng nên tỷ giá của CNY và CNH không nhất thiết bằng nhau, thường thì CNH cao hơn. Nếu tốc độ bơm CNY thông qua CNH vẫn giữ như thời gian vừa qua (tổng số CNH deposit mới chỉ bằng 0.5% CNY deposit) thì chắc phải vài chục năm nữa CNY (hay CNH) mới có thể cạnh tranh được với USD đang được lưu hành ngoài Mỹ.

Tất nhiên TQ có thể đẩy mạnh tốc độ cung đồng redback ra bên ngoài với hai điều kiện quan trọng. Thứ nhất TQ phải giảm tốc độ cung CHY trong mainland để cung CNH không gây ra sức ép lên lạm phát. Điều này kéo theo domestic credit của TQ phải giảm, cũng có nghĩa tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm sút. Về mặt kinh tế đây có thể là điều tốt cho TQ vì hiện tại nền kinh tế này có credit growth vượt 20% và tỷ lệ đầu tư/GDP hơn 40%, rất mất cân bằng. Tuy nhiên về mặt chính trị tốc độ tăng trưởng là điều chính phủ TQ khó có thể "hi sinh" mặc dù có thể đây là điều không thể tránh khỏi. Thứ hai, TQ phải chấp nhận đồng CNY sẽ lên giá nếu muốn foreigners chấp nhận nắm giữ đồng redback. Đây cũng là điều chính phủ TQ cố gắng tránh trong suốt mấy năm vừa rồi và có vẻ chẳng hề muốn CNY tăng giá nhanh hơn. Đó cũng là dilemma của số dự trữ ngoại tệ đã gần $3 trillion, tăng giá CNY cũng đồng nghĩa mất một phần số dự trữ đó. Tóm lại mặc dù chính phủ TQ đang tìm cách quốc tế hóa CNY, thời điểm đồng tiền này qua mặt USD có lẽ còn khá xa nếu chỉ nhìn từ phía TQ.

Ngược lại, nếu nhìn từ phía Mỹ thì đồng USD cũng khó có thể tụt xuống hạng hai một sớm một chiều. Đây là quan điểm của Barry Eichengreen trong một quyển sách vừa xuất bản của ông. Theo tác giả này, đồng USD đã soán ngôi của đồng Bảng Anh trong 1-2 thập kỷ đầu của thế kỷ 20 không phải vì GDP của Mỹ vượt Anh mà chính vì sự ra đời của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) song song với sự thoái ngôi của London khỏi vai trò trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cho New York. Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của New York là sự phát triển của thị trường tài chính ở đây, bao gồm cả sự lớn mạnh của institutions lẫn sự gia tăng số lượng và chất lượng của các loại financial assets. Không chỉ Eichengreen mà nhiều tác giả khác cũng nhận thấy chỉ riêng số lượng các loại financial assets mà các nhà đầu tư có thể tin tưởng bỏ tiền vào ở Mỹ vẫn và sẽ còn vượt xa tất cả các thị trường khác. Dù chính phủ Obama có muốn hay không đồng USD vẫn chưa thể thóa trào chỉ đơn giản vì chưa có một thị trường tài chính nào thay thế được New York.

Nói vậy nhưng Eichengreen cảnh báo chính đồng USD sẽ nhanh chóng đánh mất vị trí số một của mình nếu Mỹ không có biện pháp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách trong tương lai do liabilities của social security quá lớn. Một khi khủng hoảng nợ công xảy ra đồng USD sẽ tuột dốc không phanh kéo theo cả thế giới rơi vào khủng hoảng. Lúc đó dù CNY có trở thành số một, ngôi vị đó cũng chẳng còn hữu ích gì cho TQ hay một quốc gia nào khác.



Saturday, February 5, 2011

Yasi


Ảnh "quan đầu tỉnh" Anna Bligh đi thị sát các vùng bang Queensland bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yasi vừa rồi (người đàn ông bên cạnh là Bộ trưởng Bộ Tài chính Úc Wayne Swan):



Còn đây là "quan đầu tỉnh" Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình đi thị sát các vùng bị lũ lụt hồi năm ngoái. Hôm trước tôi có "khen" các chính trị gia VN đã bắt đầu "chuyên nghiệp hóa", nhưng có lẽ ông này thì chưa.



Update (7/2): Không rõ có nhiều người Úc xem bức ảnh của Anna Bligh bên trên không nhưng kết quả survey mới nhất cho biết đa số dân Úc muốn thay Julia Gillard bằng Anna Bligh.


Honduras


Tôi đã có lần đề cập đến ý tưởng "charter city" của Paul Romer, một nhà kinh tế nổi tiếng có nhiều công trình về growth theory. Romer cho rằng các nước nghèo có thể phát triển bằng cách thiết lập các "charter city" trong đó luật pháp và chính quyền hoàn toàn tách biệt khỏi quốc gia chứa nó. Ông dẫn chứng sự thành công của Hong Kong như là bằng chứng về tính khả thi và hiệu quả của ý tưởng này. Rất nhiều người ủng hộ Romer, nhưng không phải không có những nghi ngờ và phê phán. Một trong những phê phán nặng nề nhất cho rằng ý tưởng này của Romer chỉ là một hình thức thực dân mới. Cá nhân tôi ủng hộ ý tưởng này và mơ ước một ngày nào đó Côn đảo, Phú quốc hay thậm chí SG trở thành một charter city.

WSJ vừa cho biết Honduras, một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ đã thông qua một sửa đổi hiến pháp cho phép tổng thống nước này được phép thành lập các charter cities. Đây là kết quả của sự vận động của Paul Romer, đồng thời là ý chí đột phá của một số chính trị gia và doanh nhân Honduras. Chắc chắn charter city đầu tiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chúng ta có thể phải đợi 10-20 năm nữa mới biết kết quả của cuộc thí nghiệm tham vọng này. Dẫu sao cũng xin chúc mừng đất nước và người dân Honduras, chúc mừng Paul Romer. Đưa được ý tưởng táo bạo này thành hiện thực quan trọng hơn nhiều giải Nobel Kinh tế mà nhiều người đã cho rằng ông xứng đáng được trao.


Friday, February 4, 2011

Singapore


Trong chuyến nghỉ phép vừa rồi về VN, tôi ghé thăm Singapore vài ngày cho mấy đứa nhỏ đi chơi Sentosa, Night Safari và một số địa điểm giải trí khác. So với lần đầu tới Singapore cách đây hơn 15 năm, thành phố này vẫn hào nhoáng, tất bật như xưa nhưng có lẽ không còn sạch bong như trước đây tôi đã từng cảm nhận. Khác với nhiều thành phố lớn của Đông Á (kể cả HN, SG), Singapore (và Tokyo) có một điểm khá rõ nét là có rất ít trẻ em trên đường phố. Ở các trung tâm thương mại lớn hầu như tôi chỉ thấy có giới trẻ (U30) đi mua sắm. Vào các khu chợ theo kiểu cũ như China town, Bugis village người đi chợ có vẻ già hơn (U40/50) nhưng cũng không có nhiều trẻ em. Một người bạn giải thích cho tôi rằng đây là một vấn đề đau đầu của Singapore, giới trẻ ngày nay không muốn lập gia đình chứ đừng nói gì tới chuyện có con.

Tôi không rõ natural birth rate của Singapore là bao nhiêu, nhưng chắc rất thấp và nếu không kể nhập cư có lẽ dân số Singapore không tăng hoặc thậm chí đang giảm. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi Singapore phải tìm cách thu hút nhân lực từ các nước láng giềng. Lần này tới Singapore tôi nghe thấy tiếng Việt khá nhiều lần trên đường phố, không như trước đây 15 năm bọn tôi cứ thoải mái "nói bậy" trên đường mà không lo ai đó hiểu mình nói gì. Tôi cũng biết khá nhiều bạn trẻ ở HN và SG được Singapore cho học bổng từ lúc học cấp 3, rồi đại học và sau đó ở lại làm việc cho đất nước này. Hiện tại người Việt giảng dạy trong các trường đại học và làm cho các ngân hàng, công ty tài chính lớn của Singapore không phải hiếm, tuy nhiên có lẽ đa số vẫn còn ở junior positions. Hi vọng trong 5-10 năm tới sẽ có những professors, CEO, hay thậm chí politician gốc Việt nổi tiếng trên đảo quốc này.

Chính sách thu hút nhân lực của Singapore đã có từ lâu. Tôi còn nhớ cách đây 10 năm khi tôi còn học ở Canberra, chính phủ Singapore đã tổ chức một hội chợ lớn giới thiệu về cơ hội việc làm và cuộc sống ở Singapore. Lần này tới Singapore một điều làm tôi khá ngạc nhiên là dường như việc mời chào các chuyên gia nước ngoài tới đây không chỉ là việc của chính phủ. Ít nhất tôi đã gặp một anh tour guide và 3-4 taxi drivers nhắc đến vấn đề này và rõ ràng có ý định quảng cáo cho Singapore. Một anh taxi driver rất nhiệt tình khuyên tôi nên chuyển sang Singapore sinh sống vì ở đây có tương lai hơn VN, một anh khác thậm chí nói Singapore dự định sẽ tăng dân số thêm nửa triệu nữa rồi dừng lại nên nếu tôi muốn nhập cư thì nên quyết định nhanh. Giống như đa số các thành phố khác trên thế giới, Singapore không hề có các khẩu hiệu tuyên truyền như ở HN và SG, nhưng tôi thấy người dân ở đây có lẽ ý thức được họ cần phải làm gì cho đất nước họ.

Những ngày ở VN tôi đã gặp vài bạn trẻ đã từng làm việc ở Singapore và nay quay về VN lập nghiệp. Khi ở Singapore tôi cũng gặp 2 người bạn cũ đã làm việc ở đây được vài năm, cả hai nói đang có ý định đi tìm một nơi khác. Mới hôm qua trong một buổi seminar ở Brisbane, một anh (gốc TQ) đang làm việc ở văn phòng của một ngân hàng lớn tại Singapore cũng nói sẽ tìm cách qua Úc hoặc một nước khác. Lý do được nhiều người đề cập là công việc ở Singapore khá stressful trong khi cuộc sống lại rất boring. Mời chào được người tài đến làm việc đã khó, giữ họ lại lâu dài càng khó hơn. Tôi có cảm giác Singapore chỉ là bệ phóng ban đầu cho những bạn trẻ có nhiều tham vọng, ngay cả VN có khi còn có tương lai hơn đảo quốc tí hon này, trái với lời khuyên của anh bạn lái taxi tốt bụng mà tôi đã gặp.



Tuesday, February 1, 2011

Vietnam



1.
Tôi đến thăm chú M khi VTV đang chiếu bộ phim truyền hình "Bí thư tỉnh ủy" về cuộc đời bí thư Kim Ngọc. Ngồi xem một đoạn phim cùng chú và được chú kể lại một giai đoạn cuộc đời mình, không kém phần ly kỳ và tủi nhục. Đó là khoảng năm 1982-1983, chú M là cán bộ công đoàn của một viên nghiên cứu nông nghiệp tại Hà nội. Nhìn cảnh từ viện trưởng đến các nhân viên phòng thí nghiệm đói rét, chú đã thực hiện một kế hoạch "xé rào" táo bạo chẳng kém gì bí thư Kim Ngọc trước đó vài năm. Kết cục chú M cũng bị "đấu tố" không thương tiếc và đã chịu rất nhiều mất mát cho đến ngày hôm nay.

Ngày đó khi tham gia "chạy" vật tư cho các phòng thí nghiệm của viện, chú M nhận thấy sự bất hợp lý của chỉ tiêu sản xuất hàng năm và quá trình cung cấp vật tư giữa các hợp tác xã nông nghiệp. Hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung những năm 70-80 dẫn đến tình trạng corruption trong mọi nấc thang của hệ thống kinh tế mà thuật ngữ thời đó gọi là "thói cửa quyền". Hầu như ai cũng "cửa quyền" nếu họ nắm giữ một loại hàng hóa/dịch vụ được phân phối ra xã hội hay cung cấp cho một mắt xích sản xuất tiếp theo. Khác với corruption trong xã hội VN hiện tại, "thói cửa quyền" thời bao cấp không có tính chất "bôi trơn" cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngược lại nó cản trở và kìm hãm hiệu quả toàn bộ nền kinh tế.

Chưa từng biết Friedrich Hayek và Janos Kornai là ai, chú M nhận ra rằng gốc rễ của vấn đề là nền kinh tế không có một hệ thống giá cả phản ánh đúng cung cầu trong xã hội. Một kế hoạch táo bạo được đề ra, chú M dùng con dấu của viện để thực hiện chức năng một công ty thương mại điều phối lại quá trình phân phối sản phẩm giữa một số hợp tác xã chăn nuôi và một vài nhà máy xay sát lúa. Những đơn vị đó thông qua viện của chú M thực hiện việc trao đổi cám và thịt heo theo một tỷ lệ hợp lý thay vì theo kế hoạch định trước của nhà nước, tương tự như những gì bà Ba Thi làm ở miền Nam vài năm sau. Cả hai phía đều có lợi còn quĩ công đoàn của viện được một phần thịt và gạo thặng dư trong quá trình trao đổi đó.

Tuy nhiên sau một thời gian "kinh doanh" rất thành công giúp cải thiện đời sống nhân viên của viện, chú M bị công an bắt vì tội tổ chức buôn lậu và lập quĩ đen (tội lập quĩ đen công đoàn vẫn còn đến tận ngày nay mà điển hình là vụ bà Ba Sương nông trường Sông Hậu). Sau một thời gian bị giam giữ điều tra khá lâu, mặc dù kết luận của công an là chú M không hề tham ô một đồng nào cho bản thân, chú vẫn bị kỷ luật và mất tất cả. Cuộc sống của chú rất khó khăn trong những năm tháng sau đó, nhưng giờ này chú đã rất thanh thản và chỉ tiếc một điều là công cuộc "Đổi mới" của VN không diễn ra sớm hơn vài năm. Có lẽ trong những năm 70-80 VN đã có không ít những người như chú M hay bí thư Kim Ngọc.


2.
Vào những ngày cuối năm 2010, cũng là những ngày cuối trước Đại hội Đảng lần thứ 11 - một sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống chính trị VN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống Kê Đỗ Thức tuyên bố yếu tố tiền tệ góp 4.6% vào tỷ lệ lạm phát 11.75% của cả năm 2010. Tuy không nói thẳng ra nhưng rõ ràng người chịu trách nhiệm về "yếu tố tiền tệ" đó không là ai khác ngoài đương kim thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu. Có vài điểm đáng quan tâm liên quan đến sự kiện này.

Thứ nhất, so với thời của bí thư Kim Ngọc hay chú M, VN đã có một bước ... lùi vượt bực: từ một nước trên tuyến đầu của khối xã hội chủ nghĩa, ngày nay VN đã biết thế nào là lạm phát, thất nghiệp, thâm hụt, tiền tệ, tài khóa..., những thứ mà trước đây CNXH đã muốn xóa bỏ hoàn toàn. Trong giai đoạn "đỉnh cao trí tuệ" 30-40 năm trước vấn đề công hữu không có gì phải bàn cãi, vậy mà ngày nay những đại biểu ưu tú nhất của Đảng lại quay lại tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên đánh đổi sự tụt lùi về mặt tư tưởng như vậy lấy sự tiến bộ về mặt kinh tế và cải thiện mức sống người dân là một bước đi sáng suốt của Đảng. Liệu Đảng còn những đánh đổi nào trong tương lai?

Thứ hai, cho dù VN chưa có và không cần đa nguyên như lời ông Đinh Thế Huynh tuyên bố, các chính trị gia của VN đang trên con đường "chuyên nghiệp hóa" như các đồng nghiệp ở những nước mà các đảng phái chính trị phải đấu tranh quyết liệt. Thời của bí thư Kim Ngọc và chú M mấy chục năm trước, các hoạt động chính trị chủ yếu xoay quanh các nghị quyết của đảng bộ, trung ương đến địa phương. Ngày nay, bên cạnh nghị quyết và đại hội, các chính trị gia đã biết vận dụng media và dư luận xã hội như những công cụ quan trọng cho hoạt động chính trị của mình. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các hoạt động lobby cũng như các interest groups đã và đang xuất hiện trong hậu trường chính trị VN, cùng lúc là sự nổi lên của tầng lớp middle class với những quan tâm vượt ra ngoài vấn đề cơm áo gạo tiền hàng ngày. Đấy là dấu hiệu của một môi trường chính trị đang dần trưởng thành, dù chưa rõ theo chiều hướng tốt hay xấu.

Thứ ba, tuyên bố của ông Đỗ Thức bóc tách lạm phát thành 2 phần như vậy quả thực rất "không giống ai". Về mặt nguyên tắc Tổng cục thống kê chỉ nên là nơi thu thập và công bố số liệu một cách chính xác và khách quan nhất, không nên và không cần đưa ra những phát biểu có tính chất phán xét như vậy. Việc bóc tách lạm phát theo yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ còn là một sai lầm trên quan điểm kinh tế học. Lạm phát theo định nghĩa là một hiện tượng tiền tệ, một ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được con số này (nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới theo đuổi inflation targeting là một minh chứng). Chính sách tiền tệ của một ngân hàng trung ương thường được đưa ra để đối phó/trợ giúp một real shock nào đó (vd kinh tế suy thoái, thâm hụt ngân sách, giá dầu thô và các nguyên liệu thô tăng...). Bởi vậy nguyên nhân sâu xa của con số 11.75% phải là thâm hụt ngân sách lớn, đầu tư dàn trải không hiệu quả để chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng, inflexibility của nền kinh tế khi phải đối mặt với giá dầu và nguyên liệu thô gia tăng. Lạm phát của VN sẽ vẫn tiếp tục cao chừng nào những yếu tố này chưa được khắc phục, cho dù VN có mời được Ben Bernanke hay Jean-Claude Trichet ngồi vào ghế thống đốc NHNN.


3.
Anh T chạy xe ôm cạnh cổng trường Hùng Vương Q.5 từ 9AM đến 4PM, sau đó làm bảo vệ khu chế xuất Tân thuận từ 6PM đến 6AM hôm sau. Mỗi ngày anh chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng và ở nhà với vợ con không quá 2 tiếng. Anh nói làm việc như vậy đã quen rồi và anh cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì có ba người con đang học đại học và cao đẳng ở SG. Năm 2000, khi đang là cán bộ vật tư một huyện ở Thanh hóa, anh đã quyết định bán hết nhà cửa và đưa cả gia đình vào SG, một quyết định "xé rào" so với truyền thống gia đình lúc đó (bố anh cũng là cán bộ huyện). Có năm chiều 30 tết anh vẫn phải chạy vạy kiếm tiền trả nợ nóng, nhưng nay anh đã có một ngôi nhà nhỏ ở quận Tân phú và đã sắm cho mỗi đứa con một chiếc xe máy để tụi nó đi học. Với anh cuộc sống còn rất khó khăn nhưng anh tin con cái anh sẽ có tương lai tốt đẹp hơn.

Một buổi tối cuối năm 2010, Bruce Krasting dự một bữa tiệc tất niên ở NYC và tường thuật câu chuyện sau: "One fellow ... [says] “If you don’t have some non US exposure you’re not wisely invested.” Another who was looking for some free advice asks the follow on, “Yes, but which country?” He answers, “I focus on the countries that have the highest work ethic.” ... The talk was about which countries ranked high on that list. This was not about which worker produced more. The answer to that is easy. A worker for VW in Germany produces much more than does a worker in Viet Nam. However, the conclusion at the table was that on the narrow issue of work ethic, Vietnamese workers had a better attitude than German workers."

Tôi tin người đàn ông trong bữa tiệc ở NYC nói đúng, VN có rất nhiều người như anh T, chú M, bí thư Kim Ngọc. Những người con của chú M đã trưởng thành và thành đạt không cần bất cứ thứ ô dù nào cả, tôi tin những đứa con của anh T cũng vậy. Và tôi cũng lạc quan về tương lai của VN, một dân tộc không may mắn trong suốt thế kỷ qua, nhưng có sức chịu đựng phi thường như đã được minh chứng trong hàng nghìn năm lịch sử.