Monday, September 7, 2009

Original sin III


"Mỗi lần điều chỉnh biên độ là một bài toán và không khéo thì lại phải trả thêm nợ"- Nguyễn Văn Giàu.

(Note: Cũng theo ông Giàu trong bài báo nói trên, nếu phá giá VNĐ 5% thì mỗi năm ngân sách phải trả thêm 26,000 tỷ đồng còn doanh nghiệp trả thêm 13,000 tỷ đồng. Giả sử ông Giàu lấy lãi suất hiện tại là 17,000 VNĐ/USD, phá giá 5% tỷ giá sẽ là 17,850VNĐ/USD. Như vậy VNĐ26000 tỷ tương đương USD1.46 tỷ, là phần VN phải trả thêm hàng năm cho số nợ nước ngoài. Số tiền này tương đương 5% của tổng số tiền phải trả hàng năm (lãi+gốc) nghĩa là hàng năm VN phải trả khoảng USD29.13 tỷ. Tương tự như vậy, khối doanh nghiệp phải trả USD14.57 tỷ. Như vậy chỉ riêng phần trả nợ nước ngoài này hàng năm VN cần phải có USD 43.7 tỷ, khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu. Hi vọng ông Giàu nhầm hoặc phóng viên ghi sai chứ không thì...)

Update (17/11): Theo như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải trình trước QH, tổng số nợ (stock) của giới doanh nghiệp hiện đang là $17b.

Update (20/11): Lưu Hảo (TBKTSG) có một bài rất chi tiết về tổng số nợ quốc gia của VN. Đến nay có vẻ con số $23b (stock) là con số được nhiều người nhắc đến nhất. Bài này còn cho biết flow của năm 2008 là $2.6b. Cũng trong năm 2008, tổng số tiền trả nợ là $1.104b.

Update (1/12): Theo Bộ trưởng BTT Vũ Văn Ninh, số tiền trả nợ (lãi+gốc) trong năm 2009 là VNĐ58.8trillion (chính xác ông Ninh cho biết chi trả nợ từ ngân sách tăng 10.2% so với dự toán tương đương VNĐ6tril). Tính theo tỷ giá hiện tại khoảng 19000VNĐ/USD thì số tiền này tương đương $3.1b.

12 comments:

  1. xin lỗi anh Giang ( hay chú Giang, tiếng việt mình đôi lúc cũng hơi khó xài ^^) vì câu hỏi hơi lạc đề, hiện tại em đang đọc bộ tư bản của Karl Marx, theo em thấy thì bộ sách này thực sự cực kỳ giá trị. Tất nhiên là không phải mọi thư đúng 100%, nhưng những gì ông ấy viết có thể nói là rất chi là cốt lõi,bản chất, cái gốc của hệ thống tư bản. Khi đọc bộ tư bản, em có cảm giác các học thuyết kinh tế đang tranh cãi hiện nay đều được ông ấy giải thích rõ ràng, tận gốc, ngay cả các vấn đề kiểu như thuyết âm mưu cũng được đề cập (một số vấn đề mà cuốn Chiến Tranh Tiền Tệ đề cập cũng được Karl Marx nhắc đến, nhưng cái cách ông ấy giải thích thể hiện bản chất vấn đề chứ không cảm giác "âm mưu" "bí hiểm" ^^). Nói chung là em cảm nhận là hệ thống tư bản giống như là con voi thì Karl Marx tuy không nhận ra nó là con voi thì cũng nhìn ra được là nó là con vật gì gần như con voi so với các trường phái kinh tế hay các học thuyết như thuyết âm mưu chỉ sờ nắn được cái vòi, cái đưôi, của con voi.
    Tất nhiên là đó chỉ là ý kiến cá nhân của riêng em thôi, chắc chắc là có nhiều sai sót, bởi vậy nên em mới post lên đây, nhờ anh/chú Giang cho ý kiến ^^

    ReplyDelete
  2. @boygiadinhsg: Cách đây gần 20 năm anh cũng phải đọc bộ Tư bản của Marx khi còn ngồi dưới "mái trường XHCN". Thời đó học kinh tế chính trị với anh là một cực hình, một phần vì sự giáo điều của giáo viên, một phần vì mình chẳng hề quan tâm gì đến kinh tế và chính trị cả (đa số thanh niên thời đó đều nhu vậy). Đến giờ thì thấy tiếc nên vẫn dự định lúc nào có thời gian sẽ đọc lại bộ sách này, có điều thời gian bây giờ là thứ xa xỉ. Dẫu sao rất cám ơn em đã nhắc đến Marx và Tư bản luận. Nếu em có thời gian viết một bài điểm lại những ý mà em tâm đắc từ bộ sách kinh điển này rồi gửi cho anh, anh sẽ guest post lên đây để mọi người tham khảo.

    ReplyDelete
  3. @giangle: em cũng y chang anh, cách đây 9 năm ( vậy gọi anh Giang là anh cũng tương đối ổn ^^)," dưới mái trường XHCN" tiết kinh tế chính trị quả là một cực hình, chả ai quan tâm, không chỉ ơ' thời anh đâu. Tuy nhiên sau này, khi đi làm rồi, tiếp xúc nhiều mới nhận ra có những thứ bản thân nó không dỡ, nó dỡ là vì người ta cứ "định hướng" nó. Bộ tư bản luận này, từ lâu rồi, thỉnh thoảng em có đọc được một số trích dẫn của nó, thấy rất hay và lần cuối là khi em đọc được bài báo có nói về những gì Marx viết và so sánh với cuộc khủng khoảng kinh tế hiện nay nên quyết tâm lùng mua trọn bộ về đọc luôn. Quả thật là ngay như cái phần giới thiệu của bộ sách, thể hiện mục đích của tác giả là muốn tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu một cách khoa học hệ thống tư bản và quy luật vận động của nó chứ chả có dính dáng gì đến chính trị, chính em gì cả, và ngay dưới tiêu đề Tư Bản là dòng chữ Phê phán khoa kinh tế chính trị ^^.
    Vê việc điểm lại em thì thua, có lẽ việc điểm lại cũng như nhận xét thì phải dành cho anh làm thì tốt hơn

    ReplyDelete
  4. @boygiadinhsg: cái từ "chính trị" trong "kinh tế chính trị" (political economy) thực chất chẳng liên quan gì tới chính trị cả. Những vị tiền bối của khoa này cách đây mấy trăm năm gắn thêm chữ political vào để phân biệt với từ economy, thường được hiểu theo nghĩa "kinh tế gia đình". Họ muốn nói đây là bộ môn nghiên cứu nền kinh tế quốc dân.
    Cái từ "phê phán" mà Marx hay dùng cũng không có nghĩa là chê bai, chỉ trích, mà có nghĩa là phân tích. Nhưng dân ta cứ thấy "phê phán" là nghĩ rằng chê bai.

    Bộ Tư bản rất hay, rất sâu sắc, đọc nó rồi thì thấy các lý thuyết kinh tế hiện đại không đi vào bản chất, mà chỉ tập trung vào các hiện tượng bề mặt, như bạn nhận xét. Tuy nhiên nếu tự mình mà đọc bộ sách đó thì chỉ hiểu được một ít thôi. Nếu bạn kiếm được cuốn "Giới thiệu bộ Tư bản" của tác giả là David Rosenberg (Liên Xô), đã được dịch ra tiếng Việt cách đây mấy chục năm, bây giờ may ra chỉ còn ở thư viện hay các hiệu sách cũ, sẽ thấy tư tưởng của Marx sâu sắc đến mức nào, và người thường như chúng ta mới chỉ hiểu tác phẩm của ông một cách lớt phớt, hời hợt thế nào.
    Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các nhà marxist Nhật Bản cũng rất đáng xem, ví dụ như các cuốn "Marx's Labor theory of value - A defense" của Hayshi Hiroyoshi, "Marx's theory of the genesis of money" của Samezo Kuruma v.v... Những cuốn này bằng tiếng Anh, nhưng hình như không có ở Việt Nam.
    Nếu biết tiếng Pháp, bạn có thể tìm đọc cuốn "Relire Le Capital" của Trần Hải Hạc - chắc hẳn bạn cũng biết đến tác giả này.

    Chúc bạn thành công trong việc tìm hiểu tư tưởng Marx.

    Girlhanoi

    ReplyDelete
  5. Cảm ơn bác Giang đã tính toán đầy đủ. Em chỉ không hiểu rõ là tổng lượng tiền trả nợ hàng năm (flow) bằng bao nhiêu phần của khối lượng nợ (stock). À, nếu dựa vào con số tổng khối lượng nợ (em nhớ khoảng 3-40% GDP), bác Giang có thể tính hàng năm phải trả bao nhiêu phần nợ (để có thể được vay tiếp). Em ước lượng luôn nếu GDP của Việt Nam vào khoảng USD 80 tỷ, thì con số hơn USD 40 tỷ có lẽ là tổng khối lượng nợ chứ không phải là lượng tiền trả nợ hàng năm như bác Giàu nói. (Theo như bác Giàu nói, thì hàng năm Việt Nam trả gần hết nợ ngay, rồi lại lập tức vay tiếp từng đấy :-).)

    ReplyDelete
  6. @Đổ Quốc Anh: Vậy nên tôi mới hi vọng bác Giàu nhầm hoặc phóng viên ghi sai. Con số đó có lẽ là tổng số (debt stock) tăng lên chứ không phải số tiền trả hàng năm (debt service) tăng lên.

    Theo số liệu trong cái debt chart của The Economist thì tổng số public debt của VN năm 2009 là $52b, bằng 53% GDP rồi.

    @girlhanoi: Bạn biết nhiều về tư tưởng của Marx ghê, rất mong bạn chia sẻ dưới dạng một bài introduction to Marx.

    Có một điểm tôi không hoàn toàn đồng ý với bạn. Các lý thuyết kinh tế hiện đại không hẳn là chỉ nghiên cứu các hiện tượng bề mặt. Có lẽ điều này chỉ đúng với các undergrad textbooks, chứ nếu đọc Keynes, Hayek, Sen, Stiglitz, hay cả Krugman cũng có những bài đi sâu vào bản chất của hệ thống tư bản. Tất nhiên sâu có bằng Marx không thì tôi không dám bàn, nhưng chắc chắn là họ không chỉ dừng lại ở demand/supply.

    ReplyDelete
  7. Bác Giang ơi, trong cái chart đấy em cảm giác là nợ sau khi đã tính stimulus package, nên tổng số nợ đã tăng lên nhiều (giống như các nước có stimulus package lớn). À, nếu dựa vào số liệu của bác Giàu thì có khi tính được xem stimulus package của Việt Nam đã làm tăng nợ nhà nước lên bao nhiêu % của GDP.

    ReplyDelete
  8. Xin lỗi anh Giang vì tội post comment lạc đề, đấy là lỗi tại bạn boygiadinhsg tự dưng lôi Marx ra đây...
    Nhận xét kia có được là sau khi tôi đã đọc tương đối kỹ bộ Tư bản và hầu hết các tác phẩm của Marx, Engels, và so sánh chúng với Keynes, Hayek, Stiglitz, Krugman (các vị này tôi cũng đã đọc cả). So với những gì Marx đã làm thì các vị này mới chỉ đụng được đến bề mặt của nền kinh tế TBCN mà thôi. Thú thực, xem các bài phân tích nguyên nhân cuộc khủng hoảng vừa rồi của các kinh tế gia, thực sự thấy rất chán.

    Nếu anh chịu khó bỏ công đọc bộ Tư bản, và nếu có thể thì đọc độ vài lần, kèm thêm cuốn hướng dẫn của Rosenberg để hiểu rõ tư tưởng của Marx (việc này chắc hơi khó thực hiện đối với người bận rộn như anh Giang) có thể anh sẽ thông cảm với nhận xét dở hơi đó của tôi và bạn boygiadinhsg cũng nên.
    Nói cho vui thế thôi, chứ thời buổi này ai hơi đâu đi đọc Marx làm gì, dễ bị cho là khùng lắm.

    ReplyDelete
  9. @Girlhanoi: Cám ơn bác recommend Rosenberg, đúng là tôi bận nhưng sẽ cố gắng đọc lại Marx trong kế hoạch 5 năm lần này (lần trước tôi đã không hoàn thành kế hoạch :-)). Bây giờ càng có incentive hơn vì muốn biết tại sao bác lại cho rằng Marx/Engel viết về kinh tế sâu hơn những bậc tiền bối mà tôi đã đọc.

    ReplyDelete
  10. Mấy hôm nay bận rộn quá, không có thời gian commnet
    @girlhanoi: những gì girlhanoi nói hoàn toàn chính xác. Như boygiadinhsg nói: có những thứ, do người ta cứ "định hướng" cho mình hiểu sai đi cái bản chất của nó. Tiếng Pháp thì chỉ biết mỗi câu anh yêu em thôi nên nếu có thời gian thì có lẽ se chọn bộ "giới thiệu bộ tư bản" vậy, kiếm không ra tiếng việt thì chơi luôn bản gốc. Hy vọng đuợc trao đổi thêm với girlhanoi ve bộ tư bản luận nick yahoo boygiadinhsg
    @giangle: em hoàn toàn đồng ý với girlhanoi. Đọc Marx cảm thấy ông ấy giải thích vấn đề ở tận gốc rễ và các học thuyết kinh tệ hiện đại bây giờ chỉ là giải thích bên ngoài. Tuy nhiên do không phải là dân kinh tế chính gốc nên không dám lạm bàn, chính vì vậy nên mới hỏi ý kiến anh Giang với tư cách là nhà kinh tế học đưong đại nhận xét như thế nào về bộ tư bản

    ReplyDelete
  11. @BOYGIADINHGS:

    Rất ủng hộ bác, em không biết tiếng Pháp, thành ra nếu có tliệu tiếng Anh bác cho em xin địa chỉ.

    Nói riêng về bộ tư bản, em chỉ đọc có vài lần, không biết đã đủ chưa, nhưng nếu bác đã nghiên cứu nhiều, em thấy bác nên kết hợp C và M để tìm hiểu thêm về Macro, em thấy rất phù hợp

    Xin lỗi các bác, dạo này em đang tìm NH khác kiếm tiền nuôi gia đình, thành ra không có thời gian đầu tư vào đi sâu để pt Mark để cân đối với Macro hiện tại

    Em xuất phát từ một câu hỏi rất đơn giản:

    Nếu Mark đúng, tức là các mô hình Macro hiện đại đều có thể sử dụng cơ cấu giá trị của Mark để tính lạm phát, Y, r, i, ...

    Nếu bác có nghiên cứu sâu về Mark, cho em biết để cùng nghiên cứu theo địa chỉ vcbshark@gmail.com

    Rất mạnh dạn đề đạt, có gì các bác thông cảm

    ReplyDelete
  12. đọc topic này, bỗng dưng thấy...có phải mình đã bỏ lỡ hay không? giờ có muốn đọc Marx thì cũng khó trở thành hiện thực. Time not allowed

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.