Friday, September 18, 2009

Oil price


Tôi đã complain về việc các nhà kinh tế không đưa được gold price vào các lý thuyết/mô hình của mình. Oil price có khá hơn, ít nhất tôi biết một nhà kinh tế đã cố gắng nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên theo tôi, hiểu biết của các nhà kinh tế về oil price và business cycle chưa đủ, hi vọng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu kỹ hơn về lĩnh vực này.

Hôm nay tình cờ đọc được bài báo này về oil price và recession có một chi tiết rất thú vị. Theo Steven Kopits, cứ mỗi khi nền kinh tế Mỹ phải chi hơn 4% GDP cho xăng dầu thì chắc chắn sẽ xảy ra recession, ít nhất từ năm 1972 trở lại đây. Với mức độ tiêu thụ hiện nay, nếu giá dầu thô vượt $80/thùng thì cái ngưỡng 4% GDP đó sẽ bị phá (hiện tại giá dầu đang là $72/thùng).

Số liệu từ nguồn này cho biết toàn bộ lượng dầu thô thế giới tiêu thụ một ngày năm 2007 là 85.09 triệu thùng (trong đó Mỹ khoảng 20 triệu, EU khoảng 14 triệu, TQ khoảng 7.5 triệu, Japan khoảng 5 triệu). Như vậy trong một năm tổng số dầu tiêu thụ trên toàn thế giới vào khoảng 31 tỷ thùng. Nếu giá dầu lên đến $73/thùng (ngưỡng 4% GDP của Mỹ năm 2007) thì tổng số tiền chi cho xăng dầu trên toàn thế giới sẽ khoảng 4.1% GDP toàn cầu (GDP thế giới năm 2007 khoảng $55 trillion). Do đó có vẻ 4% GDP chi tiêu cho xăng dầu là ngưỡng "suy thoái vì dầu tăng giá" khá phổ biến chứ không chỉ đặc thù cho Mỹ.

Cũng từ nguồn số liệu trên, VN tiêu thụ 271,100 thùng/ngày năm 2007, nghĩa là gần 99 triệu thùng/năm. GDP của VN năm 2007 khoảng 71 tỷ USD (số liệu IMF), Như vậy nếu giá dầu lên đến $73/thùng thì VN sẽ tiêu tốn hơn 10% GDP cho xăng dầu trong năm 2007, vượt xa ngưỡng 4% của thế giới. Tuy nhiên cần lưu ý là VN xuất dầu thô nên phần thu từ giá dầu tăng sẽ bù đắp phần nào cho chi tiêu xăng dầu (cho nên giá xăng của VN rẻ hơn nhiều nước khác), do vậy ngưỡng "suy thoái vì dầu tăng giá" của VN chắc cao hơn 4%, nhưng có lẽ 10% thì quá cao.

Cũng từ số liệu về tiêu thụ xăng dầu và GDP năm 2007, có thể tính được GDP/thùng dầu tiêu thụ trong năm này của thế giới là $1765, của Mỹ là $1828, của EU là $3218, Nhật là $2407, TQ là $1,229. Còn con số tương đương của VN là $718, thấp hơn cả của Philippines ($1160) và Thailand ($726). Như vậy có thể nói mức độ energy efficiency của VN rất thấp, chưa bằng 50% trung bình thế giới. Do đó khi giá dầu thế giới tăng lên thì VN sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn đa số các nước khác.

Update (03/10): Số liệu của Viện Nghiên cứu dầu khí cho biết 1 người VN dùng trung bình 0.95 thùng dầu/năm, nghĩa là tổng cộng VN dùng 0.95 x 85 triệu = 80.75 triệu thùng/năm.

Update (11/11): James Hamilton có một mô hình dự báo GDP rất thú vị: chỉ cần dùng AR và oil price, Hamilton cho biết đã dự báo GDP chính xác đến 99.5% cho Q3 2008. Thậm chí sau khi Lehman phá sản và khủng hoảng nổ ra, mô hình của Hamilton cũng dự báo khá chính xác diễn tiến của cuộc suy thoái. Một điểm đặc biệt là Hamilton cho rằng ngưỡng suy thoái vì giá dầu cao là 6% energy expenditure trong personal consumption. Nếu lấy tỷ lệ private consumption của Mỹ vào khoảng 70% nhân với 6% sẽ ra 4.2%, khá gần với số mà Kopits đưa ra bên trên.


7 comments:

  1. Em nhận thấy trong các posts cua anh mang tính "đời thực" một chút thì lại ít các "đồng chí" vào tranh luận. Không hiểu là mọi người không thích hay đó là bản chất "học thuật" của người VN ta nhỉ. Mạo muội thế thôi, nếu sai thì anh em bỏ quá nhé. Vì tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng kinh tế học gì đi nữa thì cũng phải ứng dụng được.

    ReplyDelete
  2. gửi anh Giang Lê, không biết anh có phải là bạn của chị Phạm Thùy Dương - Oshin ko, em là em họ của chị ấy, em cũng yêu thích kinh tế học và tài chính, nhưng em lại học Business administration, và mong muốn tự học economic, anh có lời khuyên nào cho em ko, nên bắt đầu ra sao, nghiên cứu gì trước ạh. Rồi cả vai trò của toán học nữa, em có nên tự học cả calculus để hiểu các mô hình kinh tế ko ạh

    ReplyDelete
  3. @Anonymous: Anh nghĩ tranh luận cũng là "sở thích" của mỗi người. Không phải ai cũng quê "Quảng nam hay cãi" như anh :-).

    @testsuda: Anh chắc không phải là bạn của chị họ em, dù thời đại blog/social network hiện này cũng khó có thể định nghĩa chữ "friend".

    Học kinh tế có lẽ nên bắt đầu từ microeconomics để có cơ sở suy luận. Sau đó tùy vào quan tâm và khả năng của em (thời gian, nhu cầu, sở thích) em có thể học thêm toán và các môn chuyên sâu khác như financial economics, labor economics, macroeconomics. Một trong những môn/lĩnh vực anh recommend cho tất cả mọi người (kể cả những người không định tìm hiểu về kinh tế học) là history of economic thoughts. Chúc em thành công.

    ReplyDelete
  4. @anonymous: thực tế thì ai cũng muốn bàn các vấn đề thực tế và rất muốn bàn là khác, nhiều khi còn định đề nghị bác GIANG nói sâu hơn, nhưng để có thể nói chuyện thực tế gần gụi như bác GIANG thì "trình" phải cao lắm, mà phải có nhiều "kinh nghiệm trận mạc" nữa. Như em, học lực lỗ mỗ, không biết nhiều, có đến 80% các vấn đề ban đầu đọc còn chỉ lờ mờ, không hiểu nằm ở đoạn nào trong đầu mình, hoặc ngoài đầu mình, có bác GIANG, mạnh dạn học hỏi, giờ chỉ còn 79,9% thôi, thế thì làm sao mà cãi nhau về thực tế được.

    Bởi vì, lý thuyết thì có nhiều tiên đề, còn thực tế chẳng có tiên đề nào cả, thành ra phải biết tất cả các lý thuyết để không phải sử dụng bất cứ một tiên đề nào.

    Em mà giỏi như bác GIANG, em làm như ông gì ấy nói, một hình vẽ bằng nghìn lời nói, để cho "con cháu" nhanh tiếp thu, nước nhà nhanh giàu mạnh, bác GIANG nhỉ.

    ReplyDelete
  5. nếu giá dầu thô vượt $80/thùng thì cái ngưỡng 4% GDP đó sẽ bị phá (hiện tại giá dầu đang là $72/thùng).
    =============
    @Anh Giang: Giá dầu thô đã vượt 80 USD/thùng rồi, chắc chắn sẽ xảy ra recession không anh?

    ReplyDelete
  6. @Duy Linh: Từ 2009 đến nay NGDP đã tăng lên nên cái ngưỡng $80/thùng chắc cũng đã tăng lên, nhưng với mức đỉnh >$100 cách đây vài tháng thì chắc chắn vượt qua ngưỡng 4% của Kopits hay 4.2% của Hamilton rồi. Thực ra kinh tế Mỹ trong 12 tháng vừa rồi đã rất tệ dù chưa officially rơi vào recession bất chấp gói kích cầu của Obama và QE của Fed. Rất nhiều analyst cho rằng giá dầu cao vừa rồi là một trong những nguyên nhân chính làm kinh tế Mỹ không phục hồi được.

    Bên cạnh giá dầu, tác giả này còn cho rằng giá lương thực tăng cao cũng là một tác nhân. Ngưỡng gia tăng giá lương thực là 7.5% yoy inflation sẽ dẫn đến recession.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.