Phê phán kinh tế học dường như đang là mốt trong thời gian gần đây, gần nhất là một bài khá dài của Krugman trên NYT. Trước đó là những bài phê phán ở đây, đây, đây, và có lẽ còn nhiều bài khác mà tôi không biết. Tựu trung các nhà kinh tế "tự phê" ngành khoa học của mình đã dựa quá nhiều vào các mô hình toán "neat, plausible and wrong", dựa vào giả định rationality và efficient markets, quên lãng những ý tưởng quan trọng của Keynes hay của Mises/Hayek, v.v. và v.v.
Tuy nhiên tôi chưa thấy một phê phán nào từ giới academic về sự tách rời của lý thuyết kinh tế với thực tế nền kinh tế. Cụ thể, chưa có ai chỉ ra rằng có những loại assets có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra boom-bust cycles: stock market price, house price, oil price, gold price,... Thực ra giới professional economists (những người làm việc trong finance industry hay policy maker) đã nhận thấy khiếm khuyết này từ lâu. Tôi nhớ cách đây 7 năm một chief economist của một ngân hàng lớn ở đây đã nói rằng các macroeconomists đang nợ một mô hình macro có explicit house price. Trước đó nữa tôi cũng được nghe một financial economist phàn nàn rằng gold price không được đưa vào các mô hình kinh tế chính thống.
Nói riêng về gold price, việc thiếu vắng gold trong các mô hình macro dường như thật khó hiểu khi gold đã đóng một vai trò quan trọng như vậy trong suốt lịch sử tiến hóa của nhân loại. Cho đến tận ngày nay tuy gold không còn vai trò chính yếu đằng sau các đồng tiền quốc gia, một lượng lớn gold vẫn được các ngân hàng trung ương và cả IMF dự trữ, Chí ít ở những quốc gia như VN, gold còn có vai trò quan trọng hơn khi dân chúng vẫn giữ một phần tương đối lớn tài sản của mình dưới dạng gold, các tiệm vàng hiện diện nhiều hơn tổng số các chi nhánh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Giá vàng lên xuống chắc chắn có ảnh hưởng lên quyết định đầu tư, tiêu dùng của một bộ phận lớn dân chúng, khó có thể nói ảnh hưởng này đã được tính toán đầy đủ trong CPI hay một chỉ số giá tổng hợp nào khác. Bản thân chính phủ VN explicitly "điều tiết" việc xuất nhập khẩu vàng, tương đương như việc kiểm soát tỷ giá hay capital accounts. Vậy mà gold vẫn không tồn tại trong các mô hình kinh tế (macro/monetary).
Khiếm khuyết này chính là nguyên nhân tại sao khi được hỏi về gold price, các nhà kinh tế chỉ "cười trừ" và phán chung chung rằng khi lạm phát tăng thì vàng sẽ lên giá. Tôi cũng không phải là ngoại lệ :-(
Vàng là 1 dạng tiền mặt của dân chúng toàn cầu?
ReplyDeleteTôi thấy vài năm gần đây, vàng lên xuống thì chẳng liên quan gì đến cung cầu hay đồng tiền mất giá. Hình như có 1 thế lực vô hình đang làm tha đổi giá vàng trên thế giới để kiếm lợi nhuận từ những nhà đầu tư nhỏ lẽ, ngắn hạn và lướt sóng thì đúng hơn với qui lậut kinh tế.
ReplyDeleteChào anh Giang,
ReplyDeleteEm theo blog của a cũng khá lâu (e nghĩ vậy) nhưng vẫn thắc mắc là chưa thấy a đưa ra nhận định hay dự báo hay phân tích như một trader hoặc fund management, vì theo e biết a cũng làm việc có liên quan.
@X30: Không hẳn là tiền mặt vì không mấy ai cầm vàng đi giao dịch. Nhưng vàng có vai trò store of value của tiền tệ và ở VN còn có chức năng unit of account.
ReplyDelete@BS Hồ Hải: Như tôi đã viết ở trên, các nhà kinh tế hầu như không có khả năng giải thích được sự lên xuống của giá vàng. Mô hình supply/demand đơn giản không áp dụng được cho loại hàng hóa đặc biệt này, lý thuyết tiền tệ cũng vậy. Thế lực vô hình bác nói đến có thể là TQ như trong bài báo Telegraph nhắc tới, tuy nhiên không hẳn là để kiếm lợi nhuận từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
@Anonymous: Với anh viết blog là hobby chứ không phải công việc, dù cũng có ích cho công việc hàng ngày. Anh không muốn phân tích/dự báo thị trường trên blog vì đa phần các dự báo đó sai :-(, còn lúc nó đúng thì phải để anh kiếm tiền chứ :-)
cũng tại vì nhiều công cụ phái sinh nên vàng giờ không còn là store of value hay unit of account nữa, giờ nó là một phương tiện để các nhà đầu tư đầu cơ, cái cách họ đầu cơ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới
ReplyDeleteThực ra khi hỏi anh nhận xét về gold price thời gian qua em cũng đã biết rằng câu trả lời của anh là như thế nào rồi. Lý do là chưa thấy anh có post nào về gold nên em "đánh động" anh cho vui thôi.
ReplyDeleteBác Giang ơi, néu coi giá vàng là tỷ giá giữa hai loại tiền tệ khác nhau có tính thanh khoản rất cao, thì các nhà kinh tế từ trước tới nay đã có nhiều cố gắng mà vẫn không tài nào đưa ra được mô hình dự đoán khả quan. Mà có lẽ giá vàng còn khó dự đoán hơn là tỷ giá tiền tệ nữa.
ReplyDeleteBạn Quốc Anh thử nói cụ thể những vướng mắc xem sao. Có thể sẽ lại là một chủ đề hay để các anh em thảo luận.
ReplyDelete@Đỗ Quốc Anh: Khi xây dựng lý thuyết/mô hình các nhà kinh tế phải đơn giản hóa thực tế rất nhiều, nhưng nhiều khi đơn giản hóa quá nên đánh mất bản chất của vấn đề. Vàng cũng vậy, tôi nghĩ vàng không phải là một loại hàng hóa bình thường cũng như không phải là một loại tiền tệ bình thường nên relative price hay exchange rate models không áp dụng được cho trường hợp vàng.
ReplyDeleteVai trò store of value của vàng rất quan trọng, đặc biệt là nó được các quốc gia (central banks) và cả IMF tích trữ với một khối lượng lớn. Cho nên một mô hình tạm chấp nhận được về mặt phản ánh đúng reality phải mô tả được tính chất store of value của vàng đối với người tiêu dùng, đồng thời phải mô tả được behaviours của central banks/IMF với gold reserve. Theo tôi biết modelling behaviours của CB còn rất sơ khai (eg Taylor's rule) còn IMF thì chưa thấy có ai làm model về tổ chức này cả.