Tình cờ phát hiện ra hai nhà kinh tế rất nổi tiếng từng là những kỳ thủ nặng ký trong làng cờ vua. Tyler Cowen, giáo sư kinh tế đại học George Mason và là đồng tác giả blog Marginal Revolusion, từng vô định cờ bang New Jersey năm 15 tuổi (trẻ nhất trong lịch sử) và có hệ số Elo 2350 vào thời điểm đó. Ấn tượng hơn, Kenneth Rogoff, giáo sư đại học Harvard và cựu chief economist của IMF, từng là kỳ thủ chuyên nghiệp và được phong Đại kiện tướng quốc tế năm 1978. Các bạn Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn... khi nào chán nghiệp cờ nên cân nhắc đi học kinh tế :-)
Monday, June 6, 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
người chơi cờ vua giỏi, ngoài năng khiếu với những gì liên quan đến ma trận, sự rèn luyện thường xuyên, thì điều quan trọng nhất là sự thông minh, tinh tế và sáng tạo...Thật sự, do người chơi cờ vua, cứ mãi chơi cờ vua, luyện cờ vua nên không có thời gian học cái khác (ngoài game), nếu có và chịu rèn luyện, chắc sẽ rất nhanh tiến bộ.
ReplyDeleteHệ số ELO đo lường khả năng chơi cờ vua.
suy ngược ra là những chiên da kinh tế của VN nên rèn luyện thêm môn cờ vua
ReplyDeleteThực ra như câu chuyện: chuyên toán học gì cũng giỏi, ở đây 2 người này xuất chúng nên làm gì cũng sáng chói trong đó có ... cờ vua.
ReplyDelete@anonymous: đúng, thưa bác. Nói chung, cũng có nhiều ý kiến chê bai người học giỏi toán, rằng toán học khi đã đi quá sâu xa vào nghiên cứu thì không có nhiều ý nghĩa thực tế, và họ không đồng tình ý kiến: người giỏi toán có thể giỏi cái khác, như kinh doanh...Tuy nhiên, không ai phủ nhận, những người giỏi toán và có khiếu học toán là những người thông minh và tư duy rất sáng tạo. Bác có thể thấy, lúc đi học phổ thông, sinh viên, những hs/sv học giỏi toán toàn là đứa thông minh, tư duy tốt (nếu bác phản bác ý này thì em xin chịu, em là em thấy vậy). Đành rằng toán học khi đi sâu xa thì ý nghĩa thực tế không nhiều, nhưng những người đã nghiên cứu về toán là họ có niềm đam mê với toán và tính tư duy cao. nếu hồi xưa họ không theo nghề toán, mà theo nghề khác thì khả năng thành công vẫn cao. Mỗi người có 1 nghề khác nhau, nghề nào cũng đáng trân trọng nếu hợp pháp. Về khoa học thì cần phân biệt khoa học thực nghiệm và khoa học ứng dụng để khỏi nhầm lẫn khi so sánh.
ReplyDeleteXin lỗi bác, tôi nói không rõ. Thực ra ý tôi chỉ đùa thôi, làm tôi nhớ lại ngày xưa cấp III bọn chuyên toán tôi luôn có quan niệm (do người khác bơm vào, và cả vì bọn tôi nữa) là giỏi toán là nhất. Ai giỏi toán vừa thì đi học lý, tin, ... kinh tế :D. Bác công nhận nhà mình 1 thời rất trọng toán (và khoa học TN nói chung) giống các nước XHCN khác không?
ReplyDeleteChỉ vậy thôi, không có đi xa hơn đâu :D
Ý là người ta hay bảo : thấy chưa dân toán ra toàn người thành công. Thực ra vì người giỏi toàn được/bị khuyến khích học toán ở nhà mình mà :D
ReplyDeleteChẳng biết các cụ nhà mình học toán lúc nào nhưng toàn là những người "chơi cờ" giỏi cả. Toàn cờ tưởng ko à. Thế nên các chú Tây mũi lõ cứ phải gào lên là chính sách của mình uncertainty và ko dự báo trước được,...
ReplyDeleteThực sự, có một nghịch lý:
ReplyDeleteHọc toán ra cuối cùng chỉ cắm cúi với con số, máy móc, nghiên cứu.. vừa nhàn vừa ít phải tiếp xúc..
Học văn nghe tưởng mộng mơ, là phái yếu..ra làm nhà báo, là diễn giả..lại xông pha trên mọi mặt trận.
thi truong bat dong san