Theo bài báo này một người đàn ông Mỹ sau vài năm mất việc ở Coca-Cola đã vào ngân hàng cướp 1 đô la rồi bình thản ngồi đợi cảnh sát đến bắt. Lý do của hành động kỳ quặc này là sau khi thất nghiệp và không có bảo hiểm y tế ông ta không có tiền chữa bệnh trong khi nếu vào tù ông ta sẽ được khám/chữa bệnh (và ăn ở) miễn phí.
Wednesday, June 22, 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Dù sao chăng nữa, xã hội được xây dựng trên nền tảng của Capitalism vẫn đủ nguồn lực chi tiêu cho hệ thống nhà tù để người đàn ông Mỹ bất hạnh đó được khám/chữa bệnh và ăn ở miễn phí.
ReplyDeleteNếu người đàn ông Mỹ đó sống ở một quốc gia Socialism, chắc chắn ông ta sẽ nghĩ đến việc đi kiếm một việc làm, dù với đồng lương rẻ mạt, hơn là nghĩ đến nghĩ đến việc vào tù.
Hơ hơ, có 1 nguyên nhân nho nhỏ giải thích điều này, là ở tù ở Mỹ chắc không vất vả và bị đánh đập hay kỳ thị, gấu lớn, gấu bé, đại bàng bự, đại bàng con như ở một số nước..hơ hơ.
ReplyDeletenguyên nhân nho nhỏ nữa, có thể ở Mỹ khó kiếm việc làm quá hay chăng? đối với những người có tiền sử xấu về công việc (như ông này chẳng hạn - bị đuổi việc)
Chẳng có cái gì gọi là "khám/chữa bệnh và ăn ở miễn phí" hết bạn Duy Linh ạ. Tiền duy trì hệ thống nhà tù chính là từ tiền thuế (trong đó có phần đóng góp của người đàn ông nọ) mà ra, bạn quá biết điều đó. Ngoài ra đừng có mơ là vào tù thì cứ việc ăn ngủ mà không phải làm lụng gì hết nhá!
ReplyDeleteXét từ một góc độ, có thể tuyên truyền rằng nhà tù ở Mỹ không tệ lắm, cho nên có người sẵn sàng vào tù. Nhưng xét từ góc độ khác, vụ này cho thấy sống trong xã hội TBCN nhiều khi tồi tệ đến mức thà đi tù còn hơn! Đó là điều mà người dân sống trong các chế độ khác không thể hình dung nổi, vì ở đâu thì nhà tù cũng là biểu tượng cho cái gì đó cực kỳ kinh khủng - tất nhiên là "kinh khủng" khi so sánh một cách tương đối với cuộc sống tự do bên ngoài!
@Anonymous June 22, 2011 7:52 PM
ReplyDeleteVấn đề là xã hội TBCN có đủ tiền để duy trì hệ thống nhà tù ít ra tốt hơn các hệ thống xã hội khác.
Từ vụ việc này, bạn có thể bảo cuộc sống TBCN nhiều khi tồi tệ đến mức thà đi tù còn hơn. Nhưng bạn quên mất một điều rằng trong kinh tế học luôn luôn có sự đánh đổi, bạn không thể vừa muốn có một miếng bánh thật to, vừa muốn chiếc bánh đó chia đều cho tất cả mọi người.
Về phía cá nhân người đàn ông này, hình như ông ta không biết "tích gốc phòng cơ" thì phải?
@ Duy Linh
ReplyDeleteChả hiểu bạn suy diễn kiểu gì mà lại khẳng định là tôi quên mất chuyện "đánh đổi" trong kinh tế học nhở?
Còn cái câu "bạn không thể vừa muốn có một miếng bánh thật to, vừa muốn chiếc bánh đó chia đều cho tất cả mọi người" của bạn thì sai bét. Nếu ta có cái bánh rất to thì có thể chia đều cho mọi người, và mỗi người đều có miếng bánh thật to. Chả có gì gọi là "đánh đổi" ở đây hết. Bạn nên tìm ví dụ khác thì hơn.
Căn cứ vào đâu mà bạn khẳng định là xã hội TBCN có đủ tiền để duy trì hệ thống nhà tù ít ra tốt hơn các hệ thống xã hội khác? Bạn thử chứng minh cho pà con xem! Ai đời lại đi dựa vào một hiện tượng cực kỳ hãn hữu như vụ này để đưa ra một kết luận như thế, chẳng có phong cách nghiên cứu khoa học chút nào!
Mà cứ tạm cho là hệ thống nhà tù của Mỹ tốt hơn của Liên Xô đi, thì liệu có phải vì Liên Xô không có tiền để làm như Mỹ, hay là vì Liên Xô cho rằng đổ quá nhiều tiền vào nhà tù là trò dở hơi, nên để tiền đó phục vụ những người dân không bị đi tù thì tốt hơn? "Đánh đổi" đấy, bạn chọn cái nào?
Cho mình ham hố tí nhé, kinh tế Mỹ đã vượt chúng ta khá xa nên không nên so sánh làm để xảy ra tranh cãi.Dân Mỹ chấp nhận chi tiêu tăng thêm để tạo thêm công ăn việc làm và rủi ro đánh đổi là họ sẽ có nguy cơ như người đàn ông kia(k có tiết kiệm dự phòng) , cái này là đánh đổi.Vì vậy người đàn ông kia cũng xứng đáng dc hưởng những phúc lợi đó vì thời gian cống hiến của mình.
ReplyDeleteVà quả thật dân TBCN dư tiền làm điều này thưa bạn vì hệ thống an sinh xã hội họ tốt hơn chúng ta rất nhiều...Dân ta nghèo tiết kiệm k dám ăn dám mặc nên hay bệnh, chứ dân Mỹ nó ăn uống chi tiêu thoải mái, dễ bệnh lắm T T...Công an việc làm tạo ra liên tục wa mức chi tiêu khiến xã hội k cần chi cho an sinh xa hoi nhieu, VN thi nguoc lai....
2 hệ thống kinh tế xã hội quá khác nhau , bạn Anonymes 23/june cứ dùng cái TBCN với XHCN mà so sánh, k bít bạn cho cái nào là đúng đã????
@ Pham Ngoc Chan: Chả hiểu bạn viết cái gì nữa hết ấy!
ReplyDeleteChi tiền cho nhà tù cũng là thuộc phạm vi "an sinh xã hội" hay sao hở bạn? Đi tù mà là "hưởng phúc lợi vì thời gian cống hiến của mình" ấy à? Bạn có quan niệm về an sinh xã hội hay nhể!
Vấn đề ở đây là: có thực chế độ TBCN có nhiều tiền để duy trì hệ thống nhà tù tốt hơn các chế độ khác không? Hay là, các chế độ khác tuy thừa tiền để làm như thế, nhưng không làm vì thấy thế là dở hơi, để dành tiền đó cho an sinh xã hội (theo nghĩa thông thường, không phải theo cách hiểu như bạn PNC)thì tốt hơn!
@Anonymous:
ReplyDeleteNếu ta có cái bánh rất to thì có thể chia đều cho mọi người, và mỗi người đều có miếng bánh thật to.
====================
Tôi cho rằng luôn có sự đánh đổi giữa công bằng (chia đều miếng bánh) và hiệu quả (làm cho miếng bánh trở nên thật to).
Lập luận của bạn không ổn ở chỗ bạn đang giả thiết rằng nếu có một miếng bánh thật to thì có thể chia đều cho tất cả mọi người.
Miếng bánh thật to ấy (như bạn mong muốn) chỉ có thể có được nếu như bạn phải chấp nhận rằng nó không thể nào chia đều hết cho tất cả mọi người.
Bạn có thể sử dụng ví dụ các nước Bắc Âu để nói rằng họ đã chia miếng bánh đều cho tất cả mọi người bằng một chế độ an sinh xã hội tốt nhưng có thể bạn quên mất rằng để làm được điều đó thì họ phải chấp nhận đánh đổi tính hiệu quả.
Về hệ thống nhà tù TBCN thì mình căn cứ vào chính bản tin anh Giang đưa, người đàn ông đó được khám/chữa bệnh (và ăn ở) miễn phí.
Nếu bạn biết có một xã hội nào (không phải TBCN) có một hệ thống nhà tù tốt hơn, tiện nghi hơn, ở tù giống như ở khách sạn thì bạn chỉ giúp.
minh noi la phuc loi trong viec o tu` dc coi nhu an sinh xa hoi, hinh nhu ban k muon hieu y minh lam....co the minh dung tu` k chinh xac
ReplyDelete@ Duy Linh: Lập luận của tớ chả có gì không ổn cả, khi tớ giả định là có một cái bánh thật to để chia đều cho mọi người, mỗi người một miếng to. Nó cho thấy không có gì gọi là "đánh đổi" giữa việc "chia đều" và "có miếng bánh to" hết. Lập luận của tớ hoàn toàn chặt chẽ.
ReplyDeleteNếu muốn tìm mâu thuẫn hay sơ hở trong lập luận của tớ thì bạn hãy tìm trong chuỗi quan hệ giữa giả định ban đầu và các hệ quả tiếp theo ấy, chứ đừng có đi lạc đề rằng "ở đâu ra cái bánh thật to ấy?". Đi chệch khỏi vấn đề đang bàn là hiện tượng khá là phổ biến, chứng tỏ kỹ năng tranh luận còn chưa hoàn thiện lắm.
Chẳng qua bạn có vẻ chưa nắm vững lắm khái niệm "đánh đổi" trong kinh tế học nên mới đưa ra ví dụ rất không ăn nhập như thế mà thôi, hic hic hic...
@ Duy Linh (Tiếp) "Đánh đổi" là khi có nhiều phương án, với mỗi phương án đều có mặt được mặt mất và chỉ được chọn một phương án mà thôi. Còn "chia đều miếng bánh" và "miếng bánh thật to" không phải là các phương án kiểu đó; người ta có thể thực hiện cả hai cùng một lúc nên không có "đánh đổi" gì ở đây hết.
ReplyDeleteCòn chuyện hệ thống nhà tù thì ai mà chả biết bạn dựa vào bản tin của anh Giang. Chính cái kiểu chỉ dựa vào một hiện tượng cực kỳ hãn hữu như thế mà đưa ra kết luận là việc làm thiếu phong cách khoa học.
Hơn nữa, việc gì tớ phải tìm ra một hệ thống xã hội nào đó không phải TBCN mà có hệ thống nhà tù tốt hơn, tiện nghi hơn, ở tù giống như ở khách sạn, vì tớ đâu có nói rằng các hệ thống xã hội khác cũng có nhà tù tốt không kém ở Mỹ. Tớ chỉ nói rằng nếu như nhà tù ở các chế độ khác không tốt bằng Mỹ đi chăng nữa thì đó cũng không hẳn là vì họ không có tiền, mà có thể vì họ không muốn chi nhiều tiền cho nhà tù mà thôi. Bạn lại lạc đề rồi đới...
@Anonymous June26
ReplyDeleteHihi..bác là CS thứ thiệt rùi. Thế thì ai làm ra "cái bánh thật to" đó rồi "chia đều cái bánh" đó cho mọi người!? Là bác à!?
Nếu NN cứ chăm chăm nhìn vào túi tiền của dân chúng thì ai sẽ làm ra những "cái bánh thật to" đó cho XH!? Vậy thì nên nói là mọi người hài lòng vì chia đều miếng bánh bé tí thì đúng hơn. À, mà nếu mọi người hài lòng về điều đó thì VN ko chuyển sang kinh tế thị trường đâu đấy nhé!!!