Wednesday, April 22, 2009

Leverage ratio


Leverage ratio (có người dịch là tỷ lệ đòn bẩy tài chính) là một chỉ số được nhắc đến khá nhiều khi nói về mức độ rủi ro của một ngân hàng hay một tổ chức tài chính (và có lẽ cả các doanh nghiệp thông thường khác). Tuy nhiên khái niệm này không có định nghĩa rõ ràng và chính thức. Với một nhà đầu tư cá nhân nếu anh ta mua cổ phiếu "on margin", ví dụ 10% là tiền túi còn 90% là tiền vay thì leverage ratio là 10x. Với một ngân hàng khái niệm này không thống nhất, có người dùng total assets/book equity, có người dùng total assets/tangible equity, có người lại dùng risk adjusted assets và hiệu chỉnh equity với off-balance-sheet liabilities. 

Lý do của những hiệu chỉnh này khi tính leverage ratio là từng ngân hàng hay tổ chức tài chính có đặc thù riêng liên quan đến business của mình. Ví dụ các market maker khi họ vừa mua vừa bán một loại chứng khoán thì notional book value có thể sẽ rất lớn, hoặc một ngân hàng chuyên giao dịch options có thể có off-balance-sheet liabilities rất lớn, do vậy có thể có leverage ratio cao. Đây là nguyên nhân mà Falkenblog cho rằng so sánh leverage ratio của các financial institutions với nhau giống như so sánh apple với organge, điều mà nhiều người trong đó có tôi vẫn làm.

Theo Falkenblog, các investment banks như Bear Stearns, Lehman Brothers có leverage ratio trên 30x trong suốt thập kỷ 90 trở lại đây (tính theo assets/book equity). Điều này khác với lập luận của Rober Solow và rất nhiều người cho rằng leverage ratio đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua (tôi cũng lập luận như vậy trong một số entries trước đây). Thực ra Falkenblog đã bỏ qua sự bùng nổ của derivatives, securitization và structured finance products trong thời gian gần đây, là cách thông dụng mà các investment banks sử dụng để đưa liabilites ra ngoài balance sheets. Thêm vào đó sau khi tạo ra các CDO, investment banks thường giữ lại phần rủi ro nhất ("equity") cho nên dù leverage ratio không tăng nhưng rủi ro thực tế đã tăng hơn trước. Bởi vậy dù Bear Stearns cũng có leverage 30x cách đây 20 năm hệt như tỷ lệ leverage 30x trước khi Bear sụp đổ, ý nghĩa của hai con số 30x này khác nhau rất nhiều. Có lẽ chính Falkenblog đã so sánh apple với orange trong trường hợp này.

Bài học rút ra là với các tổ chức tài chính kinh doanh các sản phẩm phức tạp, nhìn vào leverage ratio tính bằng total assets/book equity sẽ rất misleading. Nhiều khi một công ty có leverage 30x (ví dụ market makers) vẫn có thể ít rủi ro hơn nhiều một công ty có leverage chỉ 10x (hedge fund). Cho nên tôi ủng hộ regulation theo hướng chia tách các hoạt động khác nhau của các tổ chức tài chính lớn thành các công ty con và giám sát rủi ro cho từng loại business khác nhau với các chỉ số khác nhau. Do đó tôi hoan nghênh việc NHNN đang dự thảo luật quản lý hệ thống ngân hàng theo hướng này.

Update: Gần đây xuất hiện một số ETF leverage hộ cho clients, nghĩa là clients ETF đó track một index với Nx volatility, N có thể là 2, 3 lần. Ngoài ra một số ETF cho tract inverse return của một index, coi như một hình thức giúp retail investors có thể short sell index. Đây là một paper về các sản phẩm này. Nếu một investor mua share/unit của một leveraged ETF thì không rõ leverage của investor đó sẽ được tính như thế nào.


5 comments:

  1. Chào anh Giang, em đã theo dõi các bài viết của anh một thời gian dài và gần đây thấy có thể comment được nên rất thích thú. Anh Giang nghĩ sao khi hiện nay TTCK của VN đã quá thê thảm mà lại nhận được tin không cho các Ngân hàng đầu tư chéo vào nhau và một Big boy là SCIC cứ lăm le chờ thị trường lên là thoái vốn. Liệu các nhà đầu tư cá nhân có còn niềm tin vào sự phát triển của TTCK hay không?

    ReplyDelete
  2. Em nghĩ cách chia ra thành business khác nhau thuận lợi cho việc thực hiện quản trị rủi ro của ngân hàng theo hệ số rủi ro, cũng dễ tính những chỉ số an toàn vốn và RWA theo chuẩn của Basel mà NHNN định áp dụng. Nói chung, là thuận tiện giám sát, mà cũng có nhiều transparency hơn dễ cho dân làm finance có thể nhận định chính xác hơn cash flow của ngân hàng chạy từ đâu ra.

    Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy các qui định riêng biệt liên quan từng hoạt động kinh doanh của các business đang rơi vào tình trạng over-regulation sau khủng hoảng, làm ngân hàng khó tham gia nhiều mảng business khác nhau quá: "theo hướng hạn chế tối đa các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng". Nếu duy trì những yêu cầu này, cộng với những yêu cầu về ngành kinh doanh cụ thể khác (CK, BDS) ngân hàng muốn có một business line riêng của CK & BDS thuộc sở hữu của mình không phải là chuyện dễ (?!) Nhưng qua đây em thấy là interst group của nhóm Finance dường như không làm gì được (chắc lỡ làm lỗ nhiều quá, khó ăn nói lắm). Do vậy em có 1 hypothesis là nhóm interest group của Finance do là đối tượng bị chỉ trích nhiều quá nên thật sự suy yếu?

    ReplyDelete
  3. @Kim: anh vẫn cho mình là một economist, dù không biết có đúng thế không :-), nên quan niệm rằng đầu tư (không chỉ vào chứng khoán) là một cách để mình defer consumption vào tương lai. Do vậy quyết định đầu tư nên dựa vào khả năng cash flow dài hạn của cơ hội đầu tư mà mình định bỏ tiền vào, dù là chứng khoán, nhà đất, vàng, đô la... Do vậy những tác động ngắn hạn như hoạt động can thiệp của SCIC hay các qui định của NHNN không quan trọng bằng đánh giá fundametal của những loại chứng khoán mà em định đầu tư, tất nhiên phải tính đến các rủi ro kinh tế, chính trị nữa.

    Ngược lại, những nhà đầu cơ (ở VN có rất nhiều) sẽ quan tâm đến những điều em đề cập. Hoạt động đầu cơ là một zero-sum-game nên có người thắng chắc chắn phải có người thua. Trong thị trường chứng khoán VN khi mà cơ hội đầu cơ của các bên tham gia không công bằng (vd các nhân viên công ty chứng khoán có lợi thế hơn) thì phần thua thiệt sẽ rơi nhiều vào phía retail investors. Cho nên giới này nên trấnh các hoạt động đầu cơ ("lướt song") mà nên chuyển sang hướng đầu tư lâu dài. Khi mà số đông các nhà đầu tư có quan điểm này thì tương lai phát triển của TTCK VN sẽ bền vững hơn.

    @Big Happy Man: Em xem thêm entry Banking Regulation II sau đây của anh. Anh không biết giới finance ở VN đã đủ sức lập ra một interest group có trọng lượng chưa, nhưng gần đây một số cựu quan chức cao cấp như Trần Xuân Giá, Nguyễn Văn Lý được mời tham gia HĐQT của một số tổ chức tài chính lớn cho thấy họ đang có ý định này.

    ReplyDelete
  4. chào anh, em không hiểu lắm về sự ảnh hưởng trong đòn bẫy tài chính nếu như trên thực tế mình mua chứng khoán với giá là 50$ nhưng có thể bán ra với giá là 100$, thì ảnh hưởng của nó sẽ thế nào à? initial margin requirement is 70%, no margin, em cảm ơn rất nhiều ạ.

    ReplyDelete
  5. Bác Giang ơi, bác có thể cập nhật lại link paper bác gửi được không ạ? Con mở không được thưa bác.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.