Olympic hay FIFA World Cup là những sự kiện thể thao lớn và các nước chủ nhà phải chi ra hàng tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức các sự kiện đó. Đây thực sự là một fiscal stimulus lớn cho các nước chưa kể đến các lợi ích khác như hình ảnh quốc gia được quảng bá, tăng tự hào dân tộc... Tuy nhiên từ trước đến giờ các nhà kinh tế cho rằng nhận tổ chức Olympic xét về mặt kinh tế không phải là một chính sách tốt vì quá tốn kém và ít hiệu quả. Thậm chí người ta còn nhận thấy sau mỗi kỳ Olympic qua đi kinh tế của nước chủ nhà thường đi xuống, hậu quả của giai đoạn fiscal expansion trước đó. Và hiện tượng này đã được đặt tên là post-Olympic effect.
Vậy nhưng Andrew Rose và Mark Speigel vừa tìm ra được một Olympic effect mới, cái này lại rất có lợi về mặt kinh tế. Đó là các nước đã từng đăng cai Olympic hay WC có lượng xuất khẩu cao hơn trung bình 30% so với các nước khác. Quan trọng hơn mức tăng xuất khẩu này là permanent (chứ không phải chỉ vì khách du lịch đổ vào trong thời gian Olympic). Do vậy lợi ích của việc đăng cai Olympic hay WC chắc chắn sẽ cao hơn cái giá phải trả cho nó. Không biết sau bài báo này các nước có đua nhau xin đăng cai các sự kiện này không? Tiếc là Rose và Spiegel không nghiên cứu về Miss-World effect. Nếu tổ chức Hoa hậu Thế giới cũng có effect tương tự, hoặc thậm chí nhỏ hơn một chút, thì nhà nước cần phong anh hùng cho ông Hoàng Kiều.
Nếu tình hình xuất khẩu cô dâu sang Hàn Quốc mà suy giảm thì sẽ lại phải nhờ tới Mr Hoàng Kiều, anh Giang ạ.
ReplyDeleteHiện nay sắc đẹp trai Việt koi bộ có giá hơn ấy anh Giang ơi! Biết đâu theo hướng đó thì effect còn hơn 30%.=))
ReplyDeleteVăn hóa - thể thao vẫn có vai trò lớn thật. Anh Giang ơi, sắp tới bang Victoria mời Tiger Woods sang thi đấu giải Australian Master mà cũng phải lót tay những 3 triệu AUD, với hy vọng mất 3 triệu nhưng số tiền được bơm vào nền kinh tế sẽ tới 19 triệu AUD.
ReplyDeletehttp://www.telegraph.co.uk/sport/golf/tigerwoods/5018724/Row-erupts-over-Tiger-Woodss-involvement-in-the-Australian-Masters.html
Còn nhớ năm ngoái Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chi tới gần 10 tỷ để tổ chức trận giao hữu với tuyển Olympic Bra-xin, nhưng hình như lãi to lắm, nên giờ rất mạnh bạo mời những đội tuyển/CLB tầm cỡ đến VN thi đấu.
Xa hơn nữa thì em vẫn còn nhớ lúc siêu sao bóng rổ Michael Jordan giải nghệ năm 1998, tạp chí Fortune có làm một bài về "The Jordan Effect", đánh giá ước tính đóng góp của Jordan vào nền kinh tế Mỹ tới gần 10 tỷ USD (1/8 GDP Việt Nam). Lớn như vậy nên bọn Mẽo luôn tìm siêu sao. Hết Jordan thì đã có Woods rồi.