Sunday, April 5, 2009

Market-based regulation


Vấn đề thắt chặt quản lý hệ thống tài chính là không phải bàn cãi. Thậm chí Willem Buiter còn khuyến nghị phải over-regulate rồi sau này thả ra từ từ. Tuy nhiên cũng có những lo ngại cuộc khủng hoảng này sẽ làm policy makers quá tay trong việc re-regulation. Một nguy cơ nữa theo Oliver Hart và Luigi Zingales là khi đặt quá nhiều trọng trách vào các regulators họ có thể không đủ khả năng để quản lý hoặc sẽ lạm dụng quyền hạn của mình. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học thì dùng government intervention để chống lại market failure có thể bị rủi ro government failure.

Làm thế nào để tránh government failure? Kinh tế học nói là phải dựa vào market, và đó chính là đề nghị của Hart và Zingales trong trường hợp qui định capital/asset ratio tối thiểu. Việc qui định tỷ lệ capital/asset tối thiểu này giống như hình thức margin account khi các cá nhân vay tiền của ngân hàng để đầu tư chứng khoán. Ví dụ tôi vay $100 của ngân hàng để mua cổ phiếu, ngân hàng yêu cầu tôi bỏ số tiền $10 vào một margin account để phòng ngừa rủi ro cổ phiếu mất giá. Capital/asset ratio của tôi trong trường hợp này là 10%.

Nếu số cổ phiếu tôi mua qua hình thức margin account mất giá, ngân hàng sẽ yêu cầu tôi bỏ thêm tiền vào margin account (margin call) để khôi phục tỷ lệ margin 10% ban đầu. Nếu tôi không có tiền bỏ thêm vào, ngân hàng sẽ tự động bán một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu đó để loại bỏ rủi ro tôi quịt nợ. Đây là phần mà qui định capital/asset ratio cho ngân hàng đã không theo kịp thị trường. Nếu giá trị assets của các ngân hàng giảm, việc tăng capital hay bán bớt assets hoàn toàn do ngân hàng tự nguyện. Trong nhiều trường hợp họ sẽ tìm cách che giấu hoặc làm sai lệch tỷ lệ capital/asset ratio để tránh phải bán tài sản với giá rẻ hoặc raise capital với giá đắt.

Nếu tăng regulation về vấn đề này bằng cách lập ra một cơ quan giám sát capital/asset ratio độc lập với ngân hàng và có quyền buộc ngân hàng phải raise capital hoặc bán bớt assets thì có nguy cơ thay market failure bằng government failure. Đơn giản vì việc định giá assets và tính toán giá trị capital cực kỳ phức tạp, một regulator dù giỏi đến mấy cũng có khả năng sẽ tính sai. Do vậy regulator này sẽ hoặc thắt quá chặt hoặc quá dễ dãi, dẫn đến regulation sẽ không có tính thực tế và tạo thêm gánh nặng cho các ngân hàng.

Giải pháp của Hart và Zingales là dùng CDS spread để định vị mức độ rủi ro của các ngân hàng, nghĩa là độ lớn/nhỏ của capital/asset ratio. Nếu CDS spread của một ngân hàng tăng quá một ngưỡng nào đó thì regulator sẽ yêu cầu ngân hàng đó tăng capital hoặc giảm assets để kéo CDS spread xuống. Nếu ngân hàng không thực hiện được sẽ bị regulator tước quyền kiểm soát. Như vậy regulator sẽ dùng market, cụ thể là CDS market, để làm một công cụ quản lý, nghĩa là market-based regulation.

Mặc dù đề nghị này còn xa mới có thể được thực hiện, nhưng nó cho thấy niềm tin vào market vẫn chưa bị mất, ít nhất là với Oliver Hart và Luigi Zingales.

Update (28/05): William Poole, cựu giám đốc Fed St Louis, đề suất một biện pháp market based regulation khác để adjust capital/asset ratio tùy thuộc vào risk của từng ngân hàng. Poole đề nghị bắt buộc tất cả các ngân hàng phải có ít nhất 10% liability dưới dạng 10-year subordinated debts, nghĩa là debt có priority chỉ trên equity. Hàng năm các ngân hàng buộc phải rollover ít nhất 1% của số sub-debt đó. Như vậy số debt này gần tương đương với equity nhưng sẽ bị thị trường đánh giá hàng năm. Nếu thị trường cho rằng ngân hàng có rủi ro thì yield sẽ tăng làm giảm giá trị của 99% sub-debt không rollover trong năm đó, nghĩa là số sub-debt này sẽ phải mark-to-market giảm xuống. Nếu sau khi mark-to-market, số debt này không còn đủ 10% liability thì hoặc bank phải giảm assets (nghĩa là deleveraging) hoặc phải tăng equity hoặc sub-debt.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.