Thursday, April 9, 2009

Swap lines II


Hồi tháng 9/2008 tôi có viết một entry về swap lines của Fed với 9 central banks lớn. Lúc đó tôi liên hệ swap lines của Fed với Chiangmai Initiatives của châu Á sau cuộc khủng hoảng 97-98. Tôi cho rằng mục đích mở ra các swap lines này là để chống lại khả năng USD collapse vì foreign investors sẽ tháo chạy khỏi Mỹ, giống như trường hợp Asian Crisis. Thực sự lúc đó rất ít người để ý đến các swap lines, một phần vì cuộc khủng hoảng đang trong cao trào còn nhiều thứ khác phải lo, một phần vì đây là một biện pháp khá mới mẻ của Fed nên mọi người chưa hiểu rõ.

Ngược hoàn toàn với nhận định của tôi vào cuối tháng 9, đồng USD đã lên giá rất mạnh vì quá trình deleveraging ở các nước bên ngoài Mỹ. Hóa ra Fed đã nhìn thấy điều này và mục tiêu lập ra các swap lines là cung cấp USD cho các nước khác chứ không phải để phòng ngừa USD mất giá như tôi tưởng (may mà tôi chưa mất việc). Thực ra trong thông báo của Fed vào thời điểm đó, Fed đã nói rất rõ các swap lines mở ra để cung cấp USD cho các ngân hàng trung ương đối tác. Nhưng tôi và nhiều người khác đã overlook câu này và nghĩ rất đơn giản swap là một công cụ hai chiều, nghĩa là Fed cung cấp USD cũng tương tự như Fed nhận các đồng tiền khác.

Với kinh nghiệm "xương máu" lần trước, lần này tôi đã đọc rất kỹ thông báo của Fed ngày 06/04/2009 về việc mở swap lines với 4 ngân hàng trung ương (ECB, BoE, BoJ, SNB). Trong thông báo Fed nói rõ mở swap lines để khi cần thiết sẽ nhận các đồng tiền khác từ bốn nước kia, nghĩa là ngược lại với lần trước. Nếu vậy hẳn Fed phải lo có lúc thị trường tài chính Mỹ sẽ bị thiếu các loại ngoại tệ mạnh khác, hệ quả hiển nhiên là đồng USD sẽ mất giá hệt như những gì xảy ra với đồng Euro hồi tháng 9-10 năm ngoái. Từ giữa tháng 3 đến giờ, đồng USD đã mất giá khá mạnh, có thể những gì Fed lo xa đang trở thành hiện thực?

Cũng giống như lần trước, ngoài các bản tin ngắn về đợt swap lines lần này, hầu như không thấy ai phân tích gì thêm, ngoại trừ một bản tin của WSJ và một thắc mắc nhỏ của blog Alea. Cho đến hôm nay, Willem Buiter đưa ra một giả thiết rất đáng lo ngại. Quay lại vấn đề bản chất của công cụ swap, rõ ràng đây là một công cụ hai chiều nên nói Fed cung cấp USD hay Fed nhận các ngoại tệ khác qua một hợp đồng swap là tương đương nhau, y hệt như tôi nghĩ hồi tháng 9/2008. Vậy tại sao Fed không sử dụng các swap lines hiện hữu để đổi USD lấy các ngoại tệ khác mà phải lập ra swap lines mới? Buiter cho rằng Fed và bốn ngân hàng trung ương kia đã cố tình đánh lạc hướng market.

Trên thực tế, vấn đề thiếu hụt USD vẫn đang đe dọa các nước châu Âu như Alea nghi ngờ và rất có thể các ngân hàng trung ương kia sẽ tiếp tục cần USD từ Fed. Nhưng Buiter nghi ngờ các swap lines hiện hữu đã sắp đến giới hạn, cho nên Fed cần phải mở rộng và gia hạn cho các swap lines đang có. Nhưng làm như vậy có thể sẽ đánh động thị trường và tạo ra một làn sóng lo sợ không có lợi trong khi thị trường đang có dấu hiệu hồi phục. Bởi vậy Fed đã đánh lạc hướng dư luận bằng cách tuyên bố mở swap lines mới để nhận ngoại tệ, trong khi thực tế là một hình thức mở rộng các swap lines cũ để Fed có khả năng cung cấp thêm USD cho các ngân hàng trung ương kia. Nghi ngờ này của Buiter không phải không có cơ sở khi tôi xem lại một entry của mình viết hồi cuối tháng 2/2009 về khả năng thiếu USD của Thụy sĩ.

Nếu Buiter đúng, chắc sẽ có nhiều người hối tiếc đã quá vội tin vào green shoots của Bernanke.

Update (15/04): Alea dường như đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc của mình. Với các swap lines ban đầu Fed cho các ngân hàng trung ương khác vay USD và nhận ngoại tệ làm thế chấp. Theo qui định trong các swap constracts số thế chấp này không được phép cho vay ra hệ thống ngân hàng Mỹ nếu Fed muốn. Do đó dù swap thông thường là sản phẩm hai chiều, có lẽ trong trường hợp swap lines đặc biệt này Fed buộc phải mở swap lines mới với chiều ngược lại để phòng trường hợp thiếu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng Mỹ vay. Hãy đợi xem Alea đúng hay Buiter đúng.

Update (01/05): Số liệu swap lines của Fed tính đến ngày hôm nay (nguồn: Alea blog):


Update (29/05): Alea tiếp tục update tình hình swaplines, hiện đã giảm xuống $185b (giảm $51b trong vòng 1 tuần):




4 comments:

  1. Trước tiên cám ơn Anh Bài viết hôm nay.

    Năm trước. Khi giao dịch . Tôi từng không hiểu vì sao Đô lại tăng giá so với EURO. từ cái đĩnh 1.6 năm trước.

    Cám ơn Anh bài viết rất nhiều.
    Phúc Hậu

    ReplyDelete
  2. Bài viết Quá hay.
    Voting 5*++
    cám ơn anh và mong có nhiều bài như thế.
    Xuân Hoàng

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  4. cam on anh ve mot bai viet hay va bo ich. chuc anh suc khoe, may man va thanh cong

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.