Qua blog của Greg Mankiw được biết danh sách top 200 economists trẻ theo đánh giá của IDEAS. Trẻ ở đây có nghĩa là có công trình nghiên cứu đầu tiên trong vòng 10 năm lại đây. Rất tiếc không có người VN nào lọt vào danh sách này. Nhìn qua danh sách này thấy các nhà kinh tế gốc châu Á không nhiều, dưới 10%. Chủ yếu các họ gốc TQ, một người Nhật, một Hàn quốc, một Malaysia (gốc TQ), và một vài người có vẻ gốc Nam Á (Ấn độ, Bangladesh) hoặc Ả rập (Iran).
Bên dưới danh sách này IDEAS còn thống kê danh sách top 100 các nhà kinh tế có công trình đầu tiên dưới 5 năm. Cũng không có người Việt nào, nhưng số lượng các họ gốc Á đã tăng lên đáng kể, tất nhiên họ gốc TQ vẫn nhiều nhất. Điều này cho thấy châu Á đang hòa nhập dần vào nền khoa học kinh tế của thế giới và các nước châu Á sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế của mình.
Đáng buồn là thế hệ các nhà kinh tế VN ở độ tuổi như tôi không có ai đứng trong 2 danh sách này. Điều này có lý do khách quan nhưng phần nhiều là sự yếu kém của chính chúng tôi. Hi vọng thế hệ các bạn trẻ sẽ giỏi hơn và sẽ góp mặt vào những danh sách như thế này trong tương lai.
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteCơ bản là e thấy chính sách khuyến khích nghiên cứu của Việt Nam mình còn chưa tốt a ạ :( giới trẻ bây h thik đi làm giàu hơn là nghiên cứu học thuật :( mà cũng vì nghiên cứu thì nghèo quá, hiếm ai đủ kiên nhẫn :(
ReplyDeleteNghiên cứu kinh tế rất khó, cộng với việc đòi hỏi sự trợ giúp tài chính tốt nên em nghĩ rằng hiếm có ai ở VN đủ can đảm đi theo con đường học thuật để nghiên cứu kinh tế.
ReplyDeleteHọc về tài chính thì sẽ dễ kiếm việc hơn, lương cao hơn và nói chung là dễ hơn việc đi sâu vào con đường học thuật.
Em vẫn thấy rằng ở VN chưa có được một tổ chức (chính phủ hay tư nhân) nào dám mạo hiểm bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho những nhà nghiên cứu.
Nếu không ai chịu đầu tư thì rất khó xuất hiện những công trình nghiên cứu kinh tế có tầm cỡ quốc tế.
Các bạn nói đúng, xã hội VN bây giờ không có incentive cho những người muốn+có khả năng làm nghiên cứu.
ReplyDeleteNhưng hoàn cảnh và điều kiện của TQ, Ấn độ, và nhất là Bangladesh, Iran, không khác nhiều so với VN. Có thể VN mới chỉ có 2-3 thế hệ ra nước ngoài học kinh tế nên cần phải chờ thêm một thời gian nữa.
Nhìn số publications của những người đứng chót bảng của cả 2 bảng đã thấy ... bó tay.
ReplyDeleteThưa chú, theo quan điểm cháu tại sao học quá nhiều về học thuật, mà không học về vận dung như Singapore, nghĩa là vẫn cần base là GPD, CPI, inflation, fiscal stimulus... nhưng sin áp dung 1 ít giáo dục của anh (như cháu nhớ), kinh doanh của..., quân sự của, y tế của...
ReplyDeleteTóm lại là cháu thấy Singapore có nhiều yếu tố để làm nền tang, nhưng một cái nhất là Ông Lý Quang Diệu và Việt Nam chắc chắn... một ai dám thể hiện thì sẽ có một ban bệ kéo xuống.