Tuesday, April 14, 2009

Negative interest rate


Tôi đã đọc được ý tưởng bắt các ngân hàng trả lãi suất cho số tiền reserve họ gửi trong tài khoản ở Fed nhưng không hiểu lắm. Bây giờ đọc bài này của Robert Hall và Susan Woodward mới vỡ lẽ đó thực ra là một cách central banks có thể tạo ra tình trạng negative interest rate trong một sector đặc biệt.

Nhớ lại hồi tháng 10 năm ngoái Fed đã bắt đầu trả lãi suất cho các khoản tiền reserve của các ngân hàng gửi tại Fed. Đây là điều nhiều central banks khác (BoE, ECB, RBA) đã làm và Fed đã được QH Mỹ đồng ý về mặt nguyên tắc nhưng phải đợi đến năm 2011 mới được thực hiện. Khi TARP được thông qua, QH Mỹ cũng đồng thời cho phép Fed không phải đợi điều này đến năm 2011 nữa vì tình thế khẩn cấp. 

Lúc đó tôi không hiểu lắm tại sao Fed lại cần điều này khi điều mà Fed muốn là các ngân hàng tăng cho vay, nghĩa là giảm reserve. Bây giờ đọc bài của Hall và Woodward mới hiểu rằng Fed sợ inflation. Việc Fed phát hành reserve ra rồi lại giữ lại trong tài khoản của mình bằng cách trả lãi suất cho các ngân hàng chỉ là biện pháp giúp các ngân hàng trấn an các đối tác rằng họ có đủ liquidity nếu xảy ra (wholesale) bankruns. Lúc đó Fed vẫn sợ quá nhiều liquidity trong nền kinh tế sẽ tạo ra inflation, do đó cần chính sách trả lãi suất trên reserve để kiểm soát rủi ro này.

Bây giờ khi nguy cơ lạm phát đã qua đi, Fed có thể sẽ giảm hoặc thậm chí công bố lãi suất âm trên số tiền reserve của các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ buộc các ngân hàng phải giảm số reserve của mình bằng cách bơm liquidity ra nền kinh tế (cho vay). Do vậy cái sàn lãi suất zero và vấn đề liquidity trap sẽ được giải quyết. Đây là một vấn đề rất mới trong lý thuyết tiền tệ và là một vũ khí lợi hại của Fed và các central banks có trả lãi suất cho reserve (NHNN VN cũng trả lãi suất thông qua trái phiếu NHNN bắt buộc). Lý thuyết tiền tệ sẽ có một thay đổi căn bản khi central banks không còn chỉ control money base nữa mà còn có ảnh hưởng trực tiếp lên money multiplier.

Một hệ quả quan trọng, theo Robert Hall và Susan Woodward, là Fed có thể sẽ có exit strategy vừa tránh được inflation vừa không làm thị trường hoảng sợ khi phải thắt chặt chính sách tiền tệ theo cách thông thường (tăng Fed funds rate). Tôi đang rất trông đợi John Taylor respond bài viét này.

(Note: Xét trên khía cạnh Fed trả negative interest rate để giữ tiền cho các ngân hàng có lẽ có điểm giống vấn đề negative yield tôi đã đề cập ở đây.)

Update (23/04): Greg Mankiw lập luận rằng chính sách negative interest rate của Hall và Woodward (thông qua fee cho reserves gửi tại Fed) có thể không có tác dụng vì banks sẽ pass chi phí này cho deposit holders, nghĩa là sẽ làm giảm xu hướng gửi tiền mặt vào ngân hàng của người dân.


5 comments:

  1. Em có nghe một giáo sư của Anh nói về vấn đề này theo một khía cạnh về cost of funds của bank. Nếu anh phải hold 1 lượng reserve ở FED, thì chia làm 2 loại là required reserve và phần không required. Nếu trả lãi suất cho reserve thì là thật ra giúp banks giảm cost of fund, vì họ mobilize 10 đồng đã mất 1 đồng để lại ở FED, và 1 đồng đó không được trả lãi suất như trước đây thì phần lãi suất mất đi coi như là cost của họ. Nay trả lãi suất thì là giúp các bank giảm cost trong thời kỳ khó khăn. Do đó nhìn về khía cạnh của reserve phải nhìn ở cả cost và return đối với bank.

    Theo em, vấn đề là các bank duy trì excessive reserve nhiều hơn mức required reserve. Nguyên nhân là vì họ không đánh giá được mức độ risky của nhiều khoản loan và investment do họ không tín nhiệm các rating agency nữa (thậm chí bây giờ cũng vậy) và thị trường quá phức tạp. Vậy thì đến thời điểm thấy phù hợp họ sẽ tự động đem số reserve này ra, còn nếu họ thấy risks còn nhiều thì họ thà chấp nhận để tiền reserve chứ đem ra họ sẽ phải gia tăng Risk Assets của mình, từ đó mà tính ra các hệ số an toàn của họ giảm, sẽ bị rating agency "dòm ngó", đồng thời cũng ảnh hửong chỉ tiêu RWA mà các analysts dùng để value bank trong các report gửi cho nhà đầu tư. Do đó, vấn đề này em nghĩ phức tạp hơn chuyện chỉ cần tăng hay giảm lãi suất thì reserve có thể rời khỏi tủ chứa tiền của FED và đi vào liquidity. Vấn đề là cân nhắc giữa risk-return của các bank và mục tiêu ngắn hạn của họ. Khi họ thấy thị trường ok thì có tăng lãi suất trả cho reserve thì có thể cũng không có đồng reserve dư ra nào ở FED.

    Mong anh góp ý thêm về ý kiến của em.

    ReplyDelete
  2. @Big Happy Man: Từ trước đến giờ mọi người vẫn nghĩ theo hướng trả lãi suất trên reserve của các ngân hàng là giúp ngân hàng giảm cost of fund như em nói. Anh nhớ có đọc đâu đó lúc BoE thực hiện chính sách này lý do chính là để nâng tính cạnh tranh cho các ngân hàng của Anh vì các ngân hàng châu Âu đã được hưởng quyền lợi này trước đó. Nhưng bài viết của Hall và Woodward chỉ ra rằng thực hiện chính sách này sẽ tạo ra cho các central banks một phương thức mới để thực hiện monetary policy, và điều này rất quan trọng vì nó sẽ đảo lộn lý thuyết tiền tệ cổ điển. Đấy là lý do vì sao anh muôn đọc phản hồi của John Taylor.

    Ạm đồng ý là hiện tại bank giữ reserve ở Fed vì họ không muốn take risk chứ không phải vì họ được trả lãi suất (hiện tại cũng gần bằng không anyway). Nhưng thực ra đây cũng là trade off và risk cũng có giá của nó. Nếu Fed charge lãi suất các ngân hàng trên số reserve họ gửi ở Fed (negative interest rate) thì đến một mức độ nào đó các ngân hàng sẽ buộc phải withdraw liquidity ra đơn giản vì cost sẽ cao hơn benefit.

    ReplyDelete
  3. Theo như anh Giang nói thì nếu apply fees cho reserve thì nền kinh tế có bị lạm phát hay không? Bây giờ em thấy là government deficit cao quá thông qua bán bonds và tăng money supply. Nếu ngân hàng mà tung lượng tiền mặt ra ngoài nhiều quá thì chắc cuối năm 2009 hay đầu năm 2010, Mỹ sẽ bị inflation hay hyperinflation. Điều đó có thể xảy ra không vậy anh, để em còn tranh thủ bán bớt đô la.

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Theo Hall và Woodward thì đây là một cách để Fed chống lại lạm phát trong tương lai mà không cần thay đổi lãi suất liên ngân hàng (Fed funds rate). Từ chính sách này đến việc lạm phát có bị ngăn chặn không thì còn nhiều bàn cãi, chưa kể chắc gì Fed đã nghe lời Hall và Woodward. Cho nên ngay cả Hall và Woodward cũng không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi của bạn và cũng là câu hỏi của tôi.

    ReplyDelete
  5. Tình cơ tôi tìm qua google.com.vn thấy được blog của anh.thật sự đây là blog rất tuyệt vời cho tôi.nó cung cấp cho tôi nhiều thông tin và kiến thức.thật sự cảm ơn bạn
    http://thitruong247.blogspot.com/

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.