Monday, July 18, 2011

NGDP growth


Trả lời cho câu hỏi của Paul Krugman, Scott Sumner cho rằng "...long run nominal interest rates are closely linked to long run NGDP growth". Rất nhiều mô hình kinh tế (dynamic) cũng sử dụng assumption này vì nó khá chính xác trên thực tế và có ý nghĩa về mặt kinh tế học, i.e. phản ánh real growth và inflation. Một điểm cần lưu ý là khi tính nominal GDP (NGDP) growth thì phải sử dụng một sample đủ dài, ít nhất phải dài hơn một business cycle để tránh số liệu bị nhiễu do các chính sách fiscal và monetary.

Đồ thị dưới đây là nominal GDP của VN (đã hiệu chỉnh seasonal effect) với trục hoành theo log scale. Trong khoảng sample từ 1994Q4 đến 2011Q2 có thể thấy NGDP của VN tăng trưởng khá "linear", nghĩa là độ dốc của NGDP (theo log) khá ổn định. Do đó có thể áp dụng nguyên tắc mà Scott Sumner chỉ ra bên trên, cụ thể NGDP tăng 15.6%/năm (without SA) và 16.4% (with SA) nên (risk free) long-run nominal interest rate của VN vào khoảng 16%/năm. Con số này không có nhiều ý nghĩa trên thị trường tài chính VN hiện tại vì ngay cả chính phủ cũng không/chưa phát hành được trái phiếu dài hạn (>10 năm), tuy nhiên có thể là một starting point cho việc tính NPV cho các dự án dài hạn của cả doanh nghiệp lẫn nhà nước. IRR các dự án đầu tư công (dài hạn) nên có nominal IRR cao hơn 16% thì mới nên triển khai, các dự án tư nhân cần có thêm 2-3% risk premium nữa.



20 comments:

  1. Reuters đang quote Lợi suất TP Chính phủ 15 năm là 11.9 - 12% anh ạ. Chưa hiểu họ lấy ở đâu.

    ReplyDelete
  2. Bài này hay quá anh Giang ơi. Em làm tài chính bao nhiêu năm mà không bao giờ tự xác định được risk free rate của Việt Nam là bao nhiêu, cứ mù mà mù mờ. May mà ước lượng theo practice của thị trường cũng không xa con số 16% của anh nhiều lắm.

    ReplyDelete
  3. em không biết tính risk free rate như thế nào, nhưng khi dùng mô hình capm
    Re = Rf + Beta*(Rm - Rf)
    Cai Rm em thường dùng Vn-Index, không biết có cách nào khác không, do em cũng làm vẹt

    ReplyDelete
  4. @the: Reuters và các data vendors khác thường cung cấp synthetic yield curve data, tức là yield curve được tính/ước lượng từ một số physical bonds. Đường yield curve đó thường có tất cả các maturity phổ thông trên thế giới nhưng không nhất thiết có một/vài physical bond cho maturity đó.

    @Thích ăn nhậu: Về mặt lý thuyết thì không một equity index nào phản ánh đúng market return. Tuy nhiên trên thực tế người ta phải chấp nhận một convention nào đó, thường là một index có cover đủ rộng và popular. Trong trường hợp của VN có lẽ VN-Index còn có nhiều khiếm khuyết hơn nữa, nhưng chắc không/chưa có lựa chọn nào khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác giang ơi, cho cháu xin số liệu GDP bác dùng để lên đồ thị trên được ko bác? Cháu đang làm LV cần số liệu này gấp! Cảm ơn bác nhiều!

      Delete
    2. DC email của cháu: nguyenlinh102@gmail.com

      Delete
  5. Thời gian gần đây, khi định giá cổ phiếu, các đồng nghiệp của em thường tính Re bằng cách cộng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (giờ khoảng 12,5%/năm) với phần bù rủi ro (total risk premium) hiện là 11%/năm từ nguồn của giáo sư Damodaran. Như vậy có chính xác không hả thầy?

    ReplyDelete
  6. @Binhtt: không có phương pháp nào "chính xác" cả, nếu không thì cần gì market nữa. Tôi không biết phương pháp tính risk premium của Damodaran như thế nào, một điều bạn cần lưu ý là risk premium cho các investor khác nhau không nhất thiết như nhau. Theo tôi với domestic investor thì ERP=11% có lẽ hơi cao, còn với foreign investor thì chấp nhận được.

    ReplyDelete
  7. Cháu chào chú ! cháu là sinh viên ngành kinh tế, đang có 1 số vấn đề khúc mắc xin chú có thể tư vấn giúp chấu ko ạ! Cháu có đọc 1 tài liệu có nói rằng, ta có thể tính 1 cách gián tiếp: MRP_VN* = MRP_Mỹ + Rn + Rx.với Rn là rủi ro quốc gia, Rx là rủi ro tỷ giá. Cháu đang thắc mắc không biết Rn và Rx có thể tìm như thế nào ạ. Trong damodaran cháu thấy có 2 chỉ số: “Total Risk Premium” và “Country Risk Premium”, vậy liệu mình có thể sử dụng chỉ số “Total Risk Premium” như là tổng của mức bù rủi ro quốc gia (Rn) và phần bù rủi ro ngoại hối (Rx) được ko ạ ? Mong chú giúp đỡ, cháu cám ơn chú .

    ReplyDelete
  8. @linhd: khi nói đến rủi ro bạn không nên nghĩ có một công thức nào tuyệt đối đúng cả, tất cả đều là ước lượng và tùy vào ứng dụng và số liệu available bạn có thể chọn phương pháp nào thích hợp cho mình. Tôi không rõ Damodaran định nghĩa Total risk premium và Country risk premium như thế nào nên không thể trả lời bạn được. Còn phương pháp tính exchange rate risk premium thường dựa vào forward spread (covered interest rate parity), country risk premium có thể là CDS spread hoặc trung bình của government bond spread trong một giai đoạn nào đó.

    ReplyDelete
  9. Dạ Vâng, cháu cám ơn chú. Chú cho cháu hỏi vậy muốn tính "mức bù rủi ro quốc gia" và " mưc bù rủi ro ngoại hối" thì có cần phải lấy trong 1 giai đoạn cụ thể ko ạ, hay chỉ cần lấy lãi suất tiền gửi 12 tháng trong năm ấy thôi ? Ví dụ như cháu lấy bình quân mỗi tháng 1 lần từ năm 2009-> nay sẽ được 34 mẫu, như vậy có được ko ạ ?

    ReplyDelete
  10. Và cái khoảng thời gian cháu lấy để tính Rn và Rx có cần phải cân xứng nhau không ạ, giả sử như cháu tính Rn sẽ lấy 1 trung bình mỗi tháng giai đoạn từ năm 2007-> nay, còn Rx cháu sẽ tính trung bình từng tháng từ 2009-> nay. Mong chú chỉ bảo giúp !

    ReplyDelete
  11. Risk premium ở các nước phát triển khoảng 5%, ở VN chắc khoảng 7-10% tùy vào domestic hay foreign investors, nếu lấy risk free là 16% thì em nghĩ cost of equity sẽ khá cao, dẫn đến các dự án khó khả thi.
    Em đang tính cost of capital cho Việt Nam thì thấy số liệu về govt. bond yield ở VN chỉ có từ 2007 (datastream), lúc này chứng khoán đang ở đỉnh (VNindex cỡ 1000). Nên nếu dùng CAPM thì historical equity risk premium sẽ âm vì cost of equity âm do phải lấy cùng mốc thời gian với bond. Nếu tính cost of equity trên toàn bộ lịch sử từ năm 2000 thì kết quả có vẻ hợp lý hơn nhưng bị lệch về khoảng thời gian tính giữa cost of equity và risk free.
    Anh Giang có biết cách nào để xử lý vấn đề này không ạ?
    Cảm ơn anh nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực ra real rate = 16% - 10% (inflation) thì cũng không quá cao. Các dự án khi dự báo revenue cũng phải tính đến inflation cao nữa chứ, còn không tính tất cả về real.

      Delete
  12. Do thiếu số liệu nên em định tính total equity risk premium = world ERP + country risk premium.
    Country risk premium có thể ước lượng từ CDS spread hoặc từ sovereign credit rating. Anh Giang thấy có được không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó là cho foreign investor, còn cho domestic investor thì em phải estimate dựa vào số liệu domestic thôi.

      Delete
    2. Em cảm ơn anh đã góp ý ạ. Nếu tính equity cost of capital từ VNindex thì chỉ được tầm 13%, em nghĩ là quá thấp. Còn nếu tính equity risk premium (ERP) thì phải tính từ năm 2007 vì số liệu govt. bonds chỉ có từ năm này, mà 2007 đang là đỉnh của VNindex nên thậm chí tính ra ERP bị âm.
      Còn một cách nữa là tính bằng qua dividend ví như Gordon Growth model. Nhưng giai đoạn vừa rồi có nhiều công ty không trả cổ tức, em nghĩ là kết quả có khi còn tệ hơn dùng VNindex ấy. Ngoài các phương pháp trên, anh Giang còn biết phương pháp nào nữa không ạ?
      Cảm ơn anh rất nhiều.

      Delete
  13. Bác giang ơi, bác có thể giúp cháu tính chỉ số GDP thực tế theo giá so sánh với năm 2010 đc ko ạ

    ReplyDelete
  14. Bác ơi, bác giúp cháu với ạ, mail của cháu là vuthingat94@gmail.com, cháu đang rất cần số liệu ạ

    ReplyDelete
  15. Cháu chào Bác Giang! Bác có thể cho cháu xin dữ liệu GDP danh nghĩa và GDP theo giá so sánh 1994, thời gian theo quý từ năm 1994 đến 2014 được không ạ!
    Địa chỉ mail của cháu là trtqn122@yahoo.com.
    Cháu rất cảm ơn Bác!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.