Friday, April 24, 2009

American dream


Ở Mỹ, mọi giấc mơ đều có thể trở thành hiện thực miễn là bạn work hard enough, Randy Pausch là một ví dụ điển hình. Tất nhiên giấc mơ mà nhiều người mơ nhất là làm giầu và điều này cũng đúng, ít nhất là đa số người Mỹ tin là đúng. Theo Alberto Alesina và Paula Guiliano, đã từng có 60% người Mỹ (trong World Value Survey) cho rằng nếu họ try hard họ sẽ có thể vươn lên trong nấc thang xã hội, đặc biệt là làm giầu. Trong khi đó ở châu Âu già cỗi với hệ thống bảo hiểm xã hội tốt hơn Mỹ, chỉ có 40% dân số tin vào điều này.

Tôi tự hỏi nếu người VN được hỏi một câu tương tự sẽ có bao nhiêu % tin vào những giấc mơ như vậy? Chắc là không nhiều, cứ thử hỏi những bác lái xe ôm, chị bán hàng rong, hay các em bé bán vé xố dạo, họ đã tried hard bao nhiêu năm rồi mà có thoát nghèo được đâu. Philosophy của người VN vẫn là "con vua thì lại làm vua", cho nên để đổi đời cần phải có "can qua" chứ không phải "work hard".



Update (27/04): American dream after all (source: NYT):




2 comments:

  1. Đoàn Thị HằngApril 24, 2009 at 11:51 AM

    Trước khi người Mỹ hard word để thực hiện giấc mơ của mình, chúng ta nên nhắc đến hai giá trị cơ bản của người Mỹ: Individual freedom và Self-Reliance, muốn vậy cần độc lập về financial và emotional. Họ rất coi trọng và hard word để đạt được điều này và không thích sự phụ thuộc vào gia đình, xã hội hay những khoản trợ cấp từ Chính Phủ. Họ thích những cuộc đua, mặc dù chắc chắn sẽ có người thắng, kẻ thua. Nguồn gốc sâu sa là từ văn hoá gốc du mục, thích chinh phục tự nhiên.

    Còn với người Viêt Nam thuộc văn hoá gốc nông nghiệp, coi trọng gia đình, trọng tập thể, thích định cư, sự cạnh tranh ít hơn. Nếu thất nghiệp, họ quay trở về và được sự che chở của gia đình, cộng đồng. Với Phương Tây (MỸ) nếu quay về với gia đình sẽ vi phạm nguyên tắc " stand on their own two feet".

    Động lực lớn, biết được mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó làm người Mỹ tin tưởng vào giấc mơ thành công.
    Các bác lái xe ôm, chị bán hàng rong, em bé bán vé xố tuy chăm chỉ nhưng cần có thêm mục tiêu lớn hơn là chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản.
    Hard word + mục tiêu nghề nghiệp => Thành công!
    Chỉ hard word thì mọi cố gắng đều trở nên vô nghĩa.

    ReplyDelete
  2. Hoàn toàn ý với anh là "để đổi đời cần phải có "can qua" chứ không phải "work hard" ". Nhưng vì "Philosophy của người VN vẫn là con vua thì lại làm vua" nên các bác nông dân, công nhân ... xem việc "work hard" mà vẫn nghèo là bình thường. Do đó sẽ không có "can qua". Cái vòng luẩn quẩn này còn tồn tại đến ngày nào thì ngày đó người dân vẫn còn nghèo. Nên vấn đề là phải thay đổi cái philosophy của người dân, mà người dân lại chỉ đọc báo "lề phải". Đến khi nào mà người dân được đọc những bài viết như của anh Giang Lê thì may ra... Mong lắm thay!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.