Thụy sĩ vẫn nổi tiếng thế giới về đồng hồ, choclolate, và ngân hàng. Trong khi đồng hồ và chocolate vẫn còn nguyên uy tín, những tin tức mới nhất về hệ thống ngân hàng Thụy sĩ đang làm giới đầu tư lo lắng. Edward Harrison tiếp tục đưa ra những số liệu đáng ngại cho hệ thống ngân hàng Thụy sĩ. Harrison cho biết theo số liệu BIS có khoảng $675b các khoản cho vay được denominated bằng đồng franc Thụy sĩ (CHF), trong đó có $150b trực tiếp phát hành từ Thụy sĩ. Bên cạnh đó số dư nợ bằng CHF của các ngân hàng Đông Âu lên đến $200b.
Sở dĩ trong những năm trước các khoản vay nợ được denominated bằng CHF vì lãi suất của Thụy sĩ luôn thấp nhất châu Âu. Đồng CHF trong một thời gian dài được coi là funding currency của các carry trades tương tự như đồng yen Nhật. Tuy nhiên trong giai đoạn sau tháng 9/2007, khi deleveraging diễn ra rất mạnh trên khắp thế giới kéo theo đồng USD và JPY tăng giá, đồng CHF mất lại giá khá nhiều tương tự như EUR hay GBP hoàn toàn không phản ánh vai trò funding currency. Vậy nhiều khả năng các khoản cho vay bằng CHF chưa được unwind. Lý do chính có lẽ các khoản cho vay bằng CHF ở các nước Đông Âu chủ yếu là cho vay bất động sản mà lúc đó thị trường bất động sản của Đông Âu chưa suy sụp.
Sau khi Hungary, Ba lan, và Ukraine rơi vào khủng hoảng, tình hình các khoản vay bất động sản bắt đầu xấu đi, nhất là khi giá bất động sản ở Đông Âu bắt đầu sụt giảm. Một kịch bản khủng hoảng ngân hàng giống hệt như ở Mỹ có thể sẽ tái diễn ở các nước này. Có điều nếu các ngân hàng Đông Âu sụp đổ thì nhiều ngân hàng Tây Âu, trong đó điển hình là UBS và Credit Suisse, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Nếu vậy chính phủ Thụy sĩ sẽ phải chi ra một khoản tiền rất lớn so với GDP để trợ giúp/giải cứu các ngân hàng của mình. Và điều này sẽ làm Thụy sĩ đứng trước rủi ro bị downgrade giống như Anh. Khi đó đồng CHF có thể sẽ mất giá trầm trọng.
Trong khi đó, Harrison cũng cho biết Fed sẽ không gia hạn swap line với SNB vào tháng 4 này, điều này có thể làm SNB thiếu USD để rollover các khoản đã cho vay và có thể phải tiếp tục bơn tiền vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, không có gì khó hiểu khi SNB đang phải đàm phán với ECB để mở các swap line thay thế. Và cũng không có gì khó hiểu khi vừa rồi lần đầu tiên trong lịch sử SNB đã phải phát hành bond bằng USD.
Update: Hiện đang có nhiều tin đồn Citigroup và Bank of America sẽ bị nationalize trong weekend này (ở đây và đây). Hôm qua giá cổ phiếu City giảm 22%, BoA giảm 18%, Wells Fargo cũng mất 18%. White House đang cố dập tắt tin đồn này. Hãy chờ xem.
Update (23/02): Cho đến giờ này, những tin đồn về Citi và BoA nationalization mới đúng một nửa. WSJ cho biết Citi đang negotiate với US government (có lẽ là Geithner) về tỷ lệ common share Citi sẽ phải mất vào tay chính phủ. Có thể con số này sẽ lên đến 40%, thừa đủ để biến Citi thành một SOE giống như Vietcombank.
Update (04/03): Hóa ra đồng hồ Thụy sĩ cũng bị ảnh hưởng. Theo Free Exchange, doanh số đồng hồ đeo tay giảm trên toàn cầu.
phải gi nhận . Bài viết này của Anh đã dự báo một đợt rớt giá thuộc loại cao của đồng CHF trong thị trường forex.
ReplyDeleteRất ngưởng mộ kiến thức kinh tế tài chính của Anh.
chúc anh sức khỏe và có nhiều bài viết giá trị