Friday, February 13, 2009

Alternatives


Kế hoạch "Bad Bank" của Geithner đang phải tạm dấu dưới cái tên "Public-Private Investment Fund". Nhưng dù với tên gọi nào hay hình thức nào, vấn đề toxic assets phải được giải quyết thì nước Mỹ và cả thế giới mới thóat khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong khi Geithner còn loay hoay với kế hoạch của mình, đã có rất nhiều gợi ý về hình thức giải cứu từ các nhà kinh tế và cả giới tài chính. Sau đây là 4 gợi ý mà tôi thấy khá khác biệt với ý tưởng "bad bank" của Geithner.

1. Accrued Interest (AI): Về cơ bản AI cũng đề suất lập một bad bank (BB) với một số vốn ban đầu là tiền của taxpayer. Hàng tuần BB này sẽ tiến hành đấu thầu mua một lượng toxic assets nhất định từ các ngân hàng. Tuy nhiên khác với bad bank của Geithner, AI đề nghị không trả tiền mặt cho các ngân hàng bán toxic assets mà trả bằng cổ phiếu của chính BB. Nếu các toxic assets sau này BB bán có lời thì tiền lời sẽ chia theo tỷ lệ cổ phần cho các cổ đông là các ngân hàng trước kia đã bán toxic assets, còn nếu lỗ thì taxpayers (chính phủ) coi như mất số vốn đầu tư ban đầu.

Phương án này có một số ưu điểm. Thứ nhất là nó có khả năng leverage số tiền chính phủ bỏ ra ban đầu. Nghĩa là với $500b vốn ban đầu và giả sử leverage ratio là 10 thì BB này có thể mua được $5 trillion toxic assets, đủ để giúp hệ thống ngân hàng giải phóng hết số tài sản này. Thứ hai là nó tạo cơ hội cho các ngân hàng bán toxic assets được giá hơn so với market price. Đơn giản vì các ngân hàng khi tham gia đấu thầu sẽ chỉ đồng ý bán cho BB với gía cao hơn (khá nhiều) so với market price do họ không nhận được cash payments. Cho dù không nhận được cash, số equity mà họ nhận được từ BB sẽ giúp giữ được balance sheets không bị lỗ quá nặng, tránh bị phá sản. Thứ ba là về bản chất Treasury không phải bơm một lượng cash vào hệ thống tài chính nên sẽ tránh được các hiệu quả phụ không mong muốn (ví dụ lạm phát).

2. Andy Kessler (AK): Nhiều tác giả đã nhận xét rằng không sớm thì muộn Mỹ sẽ phải nationalize những ngân hàng có quá nhiều toxic assets. Đơn giản vì hiện giờ không còn bất kỳ nhà đầu tư tư nhân nào còn đủ khả năng và đủ "liều" đầu tư vào các ngân hàng này nữa, cho nên capital injection tương đương với nationalization. Có điều nationalization là một khái niệm "cấm kỵ" ở Mỹ, bởi vậy vấn đề quan trọng nhất là làm sao thực hiện nationalization de-facto nhưng tạo cho nó một cái tên de-jure có vẻ "tư bản" một tý. AK gợi ý cách làm như sau: tiếp tục inject capital cho các ngân hàng lớn đổi lại buộc các ngân hàng này phải bán toxic assets cho Treasury và buộc họ phải write-off ngay lập tức. Điều này tương đương với loại bỏ gần hết shareholders hiện tại và Treasury sẽ trở thành shareholder lớn nhất. Sau đó Treasury "rebate" share của các ngân hàng này cho taxpayers theo tỷ lệ số tax đã đóng trong 3 năm gần đây. Như vậy ngay lập tức toàn thể taxpayers của Mỹ trở thành shareholders của các ngân hàng được nhận capital injection. Họ có thể đem số cổ phiếu này bán lại trên thị trường thứ cấp để lấy tiền mặt tiêu dùng, coi như tiền stimulus. Cung cầu trên thị trường sẽ xác định giá của các cổ phiếu này.

Cách làm này ngoài việc giải quyết triệt để vấn đề toxic assets và tiếng xấu "nationalization" còn là một chính sách kích cầu hiệu quả.

3. Roger Farmer (RF): Cả phương án "bad bank" của Geithner và đề suất của AI và AK đều liên quan đến mua lại toxic assets cho các ngân hàng. Việc này đòi hỏi các bên liên quan phải định giá số toxic assets này, một việc không dễ làm. RF đưa ra một phương án hoàn toàn khác biệt: gộp số toxic assets với good assets của một ngân hàng thành một cục và để thị trường tự tìm giá tương đối cho một ngân hàng so với một ngân hàng khác trong khi Fed sẽ dùng chính sách tiền tệ để đảm bảo giá trung bình của hệ thống ngân hàng không bị rớt quá mạnh. Cách làm như sau.

Fed xác định một bank index bao gồm các ngân hàng lớn có vẫn đề, sau đó khuyến khích một (vài) công ty quản lý quĩ lập ra index funds phản ánh index đó. Fed sẽ bỏ ra một khoản tiền mua vào một lượng share/unit của (các) index funds đó và bắt đầu target trực tiếp index level và growth rate (coi như một inflation measure mới). Fed sẽ cam kết sẽ bán ra/mua vào một lượng share/unit của index funds đó để đảm bảo target của mình sẽ đạt được. Như vậy giới traders/hedge funds sẽ tìm cách kiếm lời bằng cách trade cổ phiếu của các ngân hàng nếu họ có thông tin về tình hình balance sheet của các ngân hàng đó. Ví dụ, giả sử ngân hàng A có weight trong index là 10% và giả sử Fed tuyên bố sẽ giữ giá của index đó là $100. Nếu một trader/hedge fund đánh giá tình hình toxic assets của ngân hàng A đang tệ đi và weight sẽ giảm xuống 5%, trader/hedge fund đó sẽ bán cổ phiếu của ngân hàng này và mua cổ phiếu của các ngân hàng khác (để đảm bảo tổng số weight cho các ngân hàng trong index vẫn là 100%). Như vậy các "good banks" sẽ không bị "vạ lây" khi một vài "bad bank" phá sản vì toxic assets. Quan trọng hơn, nó cho phép "invisible hands" xác định giá không chỉ của toxic assets mà còn của cả toàn bộ assets của một ngân hàng. Nó khuyết khích private sector xóa bỏ các "bad banks" và bỏ tiền vào các "good banks".

4. Paul Romer (PR): Cũng giống như RF, PR không quan tâm đến toxic assets, thậm chí không quan tâm đến "bad banks". PR cho rằng chỉ với số tiền $350b còn lại của TARP I, có thể mở ra một vài ngân hàng hoàn toàn mới không liên quan gì đến những ngân hàng hiện tại. Nếu các ngân hàng mới này cho vay với tỷ lệ leverage khoảng 9:1, tổng số credits từ $350b này tạo ra sẽ vào khoảng $3.5 trillion, vượt xa số tiền bất kỳ stimulus package nào có thể bơm vào nền kinh tế Mỹ. Các ngân hàng hiện tại sẽ phải tự lo liệu về toxic assets, nếu không xong thì sẽ bị phá sản nhưng sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều nếu các ngân hàng mới đã đi vào hoạt động. Về lâu dài, giới tư nhân Mỹ sẽ bỏ tiền mở thêm các ngân hàng mới để cạnh tranh với các ngân hàng của chính phủ và chính phủ sẽ tư nhân hóa dần dần những ngân hàng này.

Update (16/02): Theo Krugman (trích dẫn nguồn NYT), tổng số toxic assets trong 4 "đại gia" ngân hàng hiện tại (City, BoA, JPM, Wells Fargo) khoảng $450b, trong khi market cap chỉ còn $200. Mà mức market cap này đã phản ánh "Geithner put", nghĩa là phản ánh khả năng Geithner sẽ bailout. Do vậy nếu Geithner muốn cứu các đại gia này bằng cách inject capital thì đồng nghĩa với nationalization hoàn toàn.

Update (19/02): Bây giờ đến cả Alan Greenspan cũng ủng hộ nationalize các ngân hàng đang gặp khó khăn.

Update (22/02): Willem Buiter cũng đề nghị mở ngân hàng mới chứ không nên tiếp tục cứu các ngân hàng đang khó khăn.


3 comments:

  1. Hello anh Giang,

    I have one question here. For the bad banks that govt was going to create to buy the toxic asset, they need to leverage to have enough capital to buy back the bad asset. WHo will help them leverage, given that those banks are destined to be bad or to go BK? From my limited experience, a company leverages by taking more debts through loan or bond. I can't think of any org or investors that are willing to loan to the mentioned" bad banks". What do you think?

    Many thanks,

    Nhan

    ReplyDelete
  2. @Nhan: The "bad banks" can leveraged as long as the government provides backstops and/or guarantees. It's precisely what PPIP is about. See my posts on PPIP.

    ReplyDelete
  3. Thank you for the reply, anh Giang.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.