Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm những nước có chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu điêu đứng vì global demand sụt giảm và trade credit thắt chặt. Với TQ, VN và các nước đang phát triển đây là chiến lược đã được WB/IMF khuyết cáo và kiểm chứng bằng kinh nghiệm của các con hổ châu Á. Tuy nhiên trường hợp của Nhật và Đức, hai nước trong nhóm G7 và cũng dựa nhiều vào xuất khẩu, có nguyên nhân hoàn toàn khác theo Edward Hugh.
Hai nền kinh tế này bị vấn đề aging population nặng nhất trong số các nước phát triển, một phần vì tỷ lệ fertility thấp, một phần vì chính sách nhập cư rất khó khăn. Hậu quả của population aging là domestic demand không thể tăng trưởng đủ mạnh để support tăng trưởng GDP, trong khi nhu cầu chi tiêu chính phủ càng ngày càng cao cho pension và healthcare. Bởi vậy những nước này buộc phải dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng. Hơn nữa để đối phó với tương lai thu nhập trong nước sẽ giảm sút vì working population giảm, Nhật đầu tư mạnh mẽ ra bên ngoài (capital account deficit) do vậy cần phải có tăng trưởng xuất khẩu mạnh để đảm bảo current account surplus.
Cuộc khủng hoảng này cho thấy chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu không chỉ có rủi ro cho các nước đang phát triển mà cả Nhật và Đức cũng vậy. Số liệu tăng trưởng GDP Q4 2008 của Nhật cho thấy nền kinh tế này giảm 12.7% qoq (annualized), thấp nhất trong vòng 35 năm qua và là kỷ lục của G7 trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Bởi vậy xem xét lại chiến lược tăng trưởng không chỉ là vấn đề của VN và TQ mà cả Nhật và Đức cũng cần quan tâm. Tất nhiên để có thể thúc đẩy domestic demand, Nhật phải giải quyết phần nào vấn đề population aging, mà cách trực tiếp nhất là thay đổi chính sách nhập cư. Nếu vậy trong tương lai không xa lượng tu nghiệp sinh từ VN và các nước đang phát triển khác đến Nhật sẽ tiếp tục gia tăng. Thậm chí Nhật có thể sẽ mở ra các chương trình di dân như Mỹ, Anh, Úc để thu hút lao động có tay nghề.
Không biết khi nào Bộ Giáo dục sẽ đưa tiếng Nhật vào chương trình phổ thông?
Update (19/02): Krugman phân tích các nguyên nhân phục hồi của Nhật trong giai đoạn 2003-2007 chỉ ra rằng chủ yếu do xuất khẩu. Do đó không có gì khó hiểu khi Nhật chìm sâu vào suy thoái nhanh như vậy khi global demand sụt giảm. Krugman cũng chỉ ra rằng chiến lược dựa vào xuất khẩu lần này sẽ không thể thực hiện được vì tổng NX của thế giới phải bằng không.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.