Wednesday, March 11, 2009

Re-regulation


Đến thời điểm này đã có rất nhiều lời kêu gọi gia tăng regulation hệ thống tài chính thế giới, ví dụ ở đây. Willem Buiter vừa có một bài về vấn đề này với rất nhiều đề suất. Tuy nhiên với tôi điểm quan trọng nhất trong bài này không phải là những đề suất cải cách mà là quan điểm "thà có quá nhiều regulation còn hơn là quá ít" của Buiter. Nguyên nhân của quan điểm này xuất phát từ cơ chế lobby mà luật pháp Mỹ đã tạo ra cho giới tài chính nói riêng và các interest group khác nói chung.

Buiter cho rằng vào thời điểm này các nhóm lobby của giới tài chính đang rất yếu, bởi vậy chính phủ Mỹ nên mạnh tay đưa ra các regulation thắt chặt tất cả các mặt liên quan đến hệ thống tài chính: cơ chế vận hành, sản phẩm tài chính, hình thức sở hữu, các cơ quan quản lý (Fed, Treasury), phối hợp quốc tế. Thời điểm hiện tại rất thuận lợi cho một cuộc "đại phẫu" như vậy vì vừa ít chống đối từ bản thân hệ thống tài chính vừa được support từ dân chúng và các chính trị gia. Buiter lập luận rằng nên over-regulate rồi từ từ chỉnh sửa những regulation không hợp lý vì đây là cơ hội "ngàn năm có một".

Trong khi có rất nhiều tranh luận đang xoay quanh vấn đề vai trò của nhà nướcthị trường, Buiter là người đầu tiên nhắc đến vai trò của lobby group. Đây là một điểm rất thú vị vì nó vừa làm tăng vai trò của nhà nước vừa cho thấy nhà nước có thể là nguyên nhân của nhiều problems đã và đang xảy ra. Rõ ràng hoạt động lobby sẽ làm méo mó thị trường ở một mức độ nào đó. Do đó market failure còn có thể do lobby của các interest groups gây ra và do vậy cần phải tăng vai trò của nhà nước thông qua một hệ thống regulation chặt chẽ.

Tuy nhiên, chính vì sự tồn tại của nhà nước mới có các hoạt động lobby. Xét trên khía cạnh này quyền lực nhà nước có thể là nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý trong các chính sách kinh tế, ví dụ vụ giải cứu AIG vừa rồi đã có những nghi ngờ do ảnh hưởng của Goldman Sachs đằng sau. Kể cả khi các hoạt động lobby bị cấm, chính sách của nhà nước vẫn có thể bị các interest groups ảnh hưởng. Ngay cả trong trường hợp tác động từ các interest group không tạo ra market failure, ít nhất nó sẽ gây ra dịch chuyển income/wealth từ đại bộ phận dân chúng đến các interest groups. Điều này càng làm giảm vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, những tranh luận về vai trò của nhà nước và thị trường cần phải tính đến các interest groups và các hoạt động lobby của họ (chính thức hoặc không chính thức). Bên cạnh "too-big-to-fail" có lẽ chúng ta còn phải để ý đến "too-big-to-dominate" nữa.

Update (14/04): Càng ngày càng có nhiều nghi ngờ ảnh hưởng của GS vào các chính sách kinh tế tài chính của Mỹ, ví dụ ở đâyđây.


6 comments:

  1. Tiến sĩ Lê Hồng Giang có nhiều bài viết về kinh tế rất hay, nhưng lại kén độc giả. Phải có hiểu biết về những thuật ngữ kinh tế Anh ngữ mới có thể lĩnh hội được những bài viết của TS. Lê Hồng Giang trên Blog của ông ấy. Tuy vậy, những bài viết của TS. Lê Hồng Giang trên các báo trong nước thì không còn mặt hạn chế này, độc giả bình thường có thể lĩnh hội được những vấn đề do TS nêu ra.

    Để bạn đọc có thể hiểu khái niện Re-regulation, tôi xin mạn phép giải thích đôi chút về khái niệm này. Nhưng trước khi đề cập đến Re-regulation, thiết nghĩ chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm De-regulation trước.

    De-regulation được một số người dịch là giải quy (giải trừ, giảm bớt những quy tắc luật lệ), nói nôm na dễ hiểu là chính quyền (bàn tay hữu hình) không can thiệp vào thị trường, mà hãy để bàn tay vô hình tự điều tiết. Chính sách De-regulation này dưới thời TT Reagan đã được đem ra thực thi và kéo dài đến nay, nó cũng được xem như một chuẩn mực của Tổ chức Thương mại thế giới. Đến bây giờ thì người ta xem chính sách này là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ, chính phủ Mỹ đã buông lỏng việc giám sát hoạt động cho vay địa ốc dưới chuẩn. Nguyên tắc truyền thống của ngành ngân hàng là không cho vay những khách hàng không chứng minh được khả năng thanh toán. Đã có không ít cảnh báo cho vấn đề này. Năm 1994, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Quyền sở hữu nhà và Bảo vệ tài sản, cho phép Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) buộc các tổ chức cho vay địa ốc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cho vay truyền thống. Nhưng Chủ tịch FED khi đó là Alan Greenspan đã từ chối quyền lực được giao này, vì cho rằng thị trường tài chính sẽ tự điều chỉnh.

    Nay các nhà kinh tế học đề xuất chính sách Re-regulation, có thể dịch là tái lập quy tắc luật lệ và có thể hiểu chính quyền phải can thiệp và thị trường, không thể trông chờ vào bàn tay vô hình tự điều tiết thị trường.

    Các bạn có thể đọc bài “Việt Nam nên làm gì trước khủng hoảng? (phần 2)” ( http://danluan.org/node/506 ) phần tham luận của TS. Vũ Thành Tự Anh “Thay đổi mô hình kinh tế và mô hình tăng trưởng” có đề cập đến vấn đề sự can thiệp của chính quyền vào thị trường.

    Nguồn: http://danluan.org/node/568

    ReplyDelete
  2. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tiến sỹ Lê Hồng Giang vì những bài viết của ông rất có chiều sâu và phản ánh kịp thời những "vấn đề thời sự" trong giới kinh tế, tài chính.

    Chỉ vài tháng gần đây tôi mới tình cờ được biết đến blog của tiến sỹ, và đã có tuần ngày nào tôi cũng phải vào nhiều lần vì không hiểu sao tiến sỹ bỗng "biến mất", tôi chỉ sợ blog giới hạn độc giả, mà tôi thì không có cách nào gửi thư liên lạc với tác giả được, thậm chí tôi đã phải nhờ cả bên IT của mình xem có phải blog giới hạn bạn đọc không.

    Câu chuyện tôi vừa kể là rất có thật, nó diễn ra vào đúng tuần từ 21-2/2009 đến 27/2/2009. Tôi chủ quan nghĩ rằng không chỉ có mình tôi có cảm giác đó.

    Hy vọng Tiến sĩ luôn "phong độ" và đừng "biến mất" trong im lặng lâu thế chứ. (sau này tiến sĩ bảo bận viết bài, tôi thở phào...)

    ReplyDelete
  3. Tôi thật sự ngưỡng mộ TS Giang, đã theo dõi blog của TS từ khá lâu. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tôi được comment vào blog của TS :-). Hy vọng TS tiếp tục có những bài viết hay và thật sâu sắc. Bản thân tôi sẽ cố gắng có những trao đổi với TS.

    ReplyDelete
  4. @all: Cám ơn các bạn đã đọc blog của tôi và có những lời động viên. Tôi rất vui thấy blog của mình có ích cho các bạn và sẽ cố gằng tiếp tục blogging trong thời gian tới. Hi vọng sẽ có nhiều bạn start bloging về lĩnh vực này để chúng ta có thể cùng nhau trao đổi và học hỏi. Chúc các bạn thành công.

    Một điểm nhỏ nữa, thú thật tôi không quen được gọi là tiến sĩ LHG..., nhất là trên cyberspace. Tôi sẽ cảm thấy vui và thoải mái nếu các bạn address tôi một cách bình thường như một người bạn. Goi là anh, hay chú/bác cũng được (còn vài ngày nữa tôi bị loại khỏi giới U40 rồi :-( nên phải làm quen dần với việc mình đang già đi)

    ReplyDelete
  5. cháu chào chú Giang (cháu xin phép đc gọi chú là chú cho nó trẻ ạ :P )
    cháu hiện là sv kinh tế tài chính học tại Anh và cháu truy cập blog chú gần như hàng ngày. cháu cảm ơn chú rất nhiều vì blog của chú đã truyền đam mê với thị trường cho cháu. cháu chúc chú luôn mạnh khỏe và có thật nhiều entry bổ ích dành cho mọi ng trong thời gian tới ạ!

    ReplyDelete
  6. @Kai: Chào Kai, chúc cháu học giỏi và sẽ thành công trong thị trường tài chính sau khi ra trường. À và cũng tham gia viết blog về kinh tế tài chính nữa :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.