Saturday, March 21, 2009

G20


Tình cờ đọc blog Dani Rodrik phát hiện ra năm 1933, vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên đến đỉnh điểm, Hội Quốc liên đã tổ chức một cuộc họp quốc tế gồm 66 nước (London Economic Conference) nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, hệt như cuộc họp G20 sắp diễn ra ngày 2/4 tới cũng ở London.

Vào thời điểm 1933, gold standard còn rất phổ biến và bản thân Fed cũng bị gold standard trói buộc nên không tăng liquidity đủ nhanh như Bernanke đã và đang làm. Một trong những nỗ lực đầu tiên của Roosevelt sau khi nhậm chức là bãi bỏ gold standard ở Mỹ, gián tiếp phá giá đồng USD so với các đồng tiền châu Âu khác. Có lẽ lúc đó nhiều nước châu Âu cho rằng việc Mỹ bỏ gold standard là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thương mại quốc tế. Bởi vậy một trong các mục đích chính của London Economic Conference là thuyết phục Mỹ thiết lập lại gold standard.

Dani Rodrik cho rằng Roosevelt đã đúng khi từ chối ủng hộ giải pháp này vì lúc đó Mỹ cần phải tăng money supply đối phó với tình trạng deflation đang rất nguy hiểm (debt deflation cycle). Chính vì Mỹ tẩy chay nên London Economic Conference đã thất bại, kéo theo cả kế hoạch giải quyết các gánh nặng nợ nần cho các nươc thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo một số nhà lịch sử, chính những gánh nặng nợ nần này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến thế giới lần thứ hai.

Cuộc gặp G20 sắp tới, Mỹ đã đề suất một kế hoạch phối hợp fiscal stimulus toàn cầu. Dường như châu Âu không hào hứng gì với kế hoạch này, mà lại đề xướng một kế hoạch tăng cường regulation cho hệ thống tài chính toàn cầu, điều mà Dani Rodrik không ủng hộ. Khác với lần họp trước, lần này China sẽ có một tiếng nói quan trọng. Dường như China đang ủng hộ ý tưởng fiscal stimulus toàn cầu của Mỹ, nhưng cũng chính China đang "cứng đầu" không chịu để đồng Nhân dân tệ lên giá, hệt như Roosevelt đã làm
76 năm trước.

Update (24/03): Tôi có lần đã đề cập đến ý tưởng khôi phục lại đồng SDR ở đây, bây giờ China đã chính thức lên tiếng về vấn đề này, có lẽ lo sợ đồng USD sẽ collapse.

Update (08/04): G20 đã kết thúc và Dani Rodrik tổng kết kết quả của hội nghị này ở đây. Về cơ bản Mỹ không thuyết phục được châu Âu phối hợp kích cầu và châu Âu cũng không đạt được một thỏa thuận quốc tế nào về financial regulation, ngoại trừ một số điều khoản về tax haven có tính tượng trưng. Trong khi đó dù không đặt được mục đích khôi phục lại đồng SDR, TQ đã đi được nửa đường là nâng cao vai trò và dự trữ của IMF, điều mà nhiều nhà kinh tế đồng tình.

Update (10/06): Hai tháng sau khi G20 họp thượng đỉnh, có vẻ như các lời hứa góp thêm tiền vào IMF đang bị trục trặc.


5 comments:

  1. Năm 2050, các nhà sử gia thế giới cho rằng việc các nước mang quá nhiều nợ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thế chiến thứ 3 :D

    Hi vọng điều này không xảy ra !

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Bác lạc quan quá, theo Einstein thì sau thế chiến thứ ba, trái đất sẽ phải đợi vài chục nghìn năm nữa để thế chiến thứ tư với các vũ khí đồ đá xảy ra.

    ReplyDelete
  3. Trước thềm hội nghị G20 2/4. Mỹ vẫn đang từng bước cố gắng thuyết phục cả thế giới (lời nói và hành động) tin vào các kế hoạch cứu trợ của mình là bước đi tốt nhất.
    _ Theo bác dự đoán kết quả G20 sẽ nghiên về phía bên nào?
    _ Nếu Mỹ đạt được mục đích, bác nhận xét như thế nào về tình trạng thâm hụt dự trữ của quốc qia trong thời gian tới.
    Thanks bác.

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Còn nhớ hồi chiến tranh Iraq, Mỹ đã từng tuyên bố hoặc theo Mỹ hoặc trở thành kẻ thù của Mỹ. Tôi nghĩ hiện tại Mỹ bị mất sức mạnh và uy tín khá nhiều nên khó có thể áp đặt quan điểm của mình cho các nước khác như trước nữa.

    Nhiều bloggers và cả professionals cho rằng hội nghị G20 lần này sẽ khó có một kết quả nào cụ thể. Quan điểm của Mỹ muốn coordinated fiscal stimulus, nhưng bản thân Mỹ đã thực hiện stimulus package của mình trước khi G20 diễn ra, như vậy bargaining power đã giảm đáng kể. Chưa kể fiscal policy với nhiều nước không dễ đưa ra (không phải như VN và TQ vì còn phải xin QH duyệt) nên không thể có cam kết quốc tế về vấn đề này. Cùng lắm thì chỉ một vài lời hứa xã giao.

    Quan điểm của EU nghiêng về tăng cường regulation hệ thống tài chính quốc tế. Điều này kiểu gì cũng phải làm nên G20 có đưa ra một thông cáo gì đó về vấn đề này thì cũng không làm thị trường surprise. Những biện pháp control radical hơn như hạn chế capital flow hay can thiệp vào tỷ giá cũng khó có thể đạt được. Chắc chắn TQ sẽ không chịu cam kết tăng giá đồng RMB. Tuy nhiên có thể sẽ có thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức không phá giá đồng tiền của mình và/hoặc cam kết không can thiệp vào thị trường FX nữa (Thụy sĩ đã nhanh chân làm điều này trước G20, VN hôm qua cũng vậy tuy hơi nhỏ).

    Vấn đề đồng tiền quốc tế mới, hay phục hồi SDR, mà TQ kêu gọi mấy hôm nay, theo tôi không có nhiều ý nghĩa thực tế. Có thể đây chỉ là đòn đánh lạc hứong dư luận mà TQ muốn lái các cuộc thảo luận ở G20 khỏi vấn đề tỷ giá RMB. Cũng có thể đây là cách để TQ chứng tỏ cho thế giới thấy mình bắt đầu có leading role trên trường quốc tế. Chứ về mặt kinh tế và thực tế trên thị trường một đồng tiền "nhân tạo" kiểu như SDR sẽ không có chỗ đứng nếu market không support. Và chẳng có lý do gì để market support một đồng tiền như vậy dù TQ và/hoặc một số nước có muốn áp đặt. Chính sự lãng quên đồng SDR là một ví dụ.

    Điểm cuối cùng có thể là trọng tâm của G20 là protectionism. Các nước chắc sẽ đưa ra một cam kết chung không áp đặt thêm trade barrier. Nhưng những tuyên bố này chỉ là hình thức nếu không có WTO tham gia, mà WTO trong thời gian vừa qua rất mờ nhạt.

    Vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ trong ngắn hạn chưa phải là điều nguy hiểm. Mỹ có tỷ lệ nợ quốc gia chưa là gì so với Nhật và nhiều nước châu Âu khác. Thậm chí nếu cuộc khủng hoảng này qua nhanh như mọi người mong đợi, Mỹ sẽ phải đối mặt với việc thoát ra khỏi các portfolio đã mua vào trong thời khủng hoảng (TALF, PPIP, Citi/AIG), với ảnh hưởng macro thế nào chưa ai biết nhưng ảnh hưởng vào ngân sách có lẽ sẽ positive. Về dài hạn Mỹ sẽ phải đối đầu với một vấn đề đau đầu hơn nhiều, đó là hệ thống bảo hiểm/an sinh xã hội mà ngân sách Mỹ sẽ không thể cáng đáng được. Nhưng đó là dài hạn, còn trước mắt người ta chỉ lo đối phó với khủng hoảng cái đã.

    ReplyDelete
  5. Trước tiên Thanks bác!
    Còn về ý kiến của Ano..@ thì cũng ủng hộ ý kiến của bác chiến thắng trong G20 lần này cõ lẽ nghiêng về quan điểm của EU. Theo Ano..@ thì
    _ Mỹ chịu rất nhiều áp lực từ cuộc khủng hoảng này: Do Mỹ nơi khởi nguồn của cuộc suy thoái, Mỹ có một hệ thống trợ cấp xã hội không "an toàn" như Eu, thất nghiệp Mỹ tăng đến chóng mặt trong thời gian qua (==> Lực tiêu dùng mấu chốt của sự phát triển kinh tế Mỹ _ Mỹ theo Ano..@ được biết là một xã hội của tiêu dùng), Fed đã duy trì một mức lãi suất cực thấp trong thời gian dài mà không có kết quả....Cách lực chọn tốt nhất bây giờ đối với Mỹ không thể nào là chờ đợi và tập trung kiểm tra giám sát lại hệ thống như ý kiến của EU mà chỉ có con đường duy nhất đó là stimulus package để vượt qua giai đoạn ngắn hạn này....
    _Châu Âu do không chịu nhiều áp lực như Mỹ nên họ có nhiều sự lựa chọn hơn, họ vẫn có time để chờ xem kết quả những gói stimulus package của Mỹ như thế nào rồi mới ra tay hành động...

    Nhưng theo Ano..@ sao người ta cứ phải tách bạch 2 problems này ra để xét đoán mà không tìm cách kết hợp cả hai để có một tiếng nói chung. Vì dù sao về ngắn hạn Ano..@ vẫn thấy chính sách của Mỹ là một lực tác động lớn giúp chặn đà suy thoái đang lao dốc như thời điểm vừa qua.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.