Nếu tôi phải dịch sang tiếng Anh cụm từ "lợi dụng kẽ hở pháp luật" có lẽ tôi sẽ dùng thuật ngữ "regulatory arbitrage", không chính xác lắm nhưng phản ánh khá đầy đủ bản chất vấn đề. Tôi không rõ thuật ngữ này ra đời từ khi nào nhưng hoạt động "regulatory arbitrage" đã có từ thời Hi lạp cổ đại.
Về cơ bản, đây là cách các doanh nhân/con buôn (gọi thế nào là tùy vào quan điểm của bạn) dịch chuyển các hoạt động kinh tế của mình từ những vùng lãnh thổ có regulation hà khắc sang những vùng lãnh thổ khác để giảm bớt gánh nặng liên quan đến regulation của nhà cầm quyền (không nhất thiết là nhà nước). Trong thế giới hiện đại "vùng lãnh thổ" ở đây không chỉ là các giới hạn địa lý mà còn là các giới hạn luật pháp (eg bank vs SIV). Một vài ví dụ điển hình của regulatory arbitrage:
Flag of Convenience: Đội tàu vận tải trên thế giới có một số lớn đăng ký tại Panama, Liberia, hay Bahamas. Lý do vì những nước này có thủ tục và phí đăng ký tàu biển thấp, qui trình đơn giản và được các cơ quan đăng kiểm quốc tế chấp nhận. VN cũng có nhiều tàu đăng ký ở Liberia và Panama.
Tax Haven: Rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty tài chính, được đăng ký ở các nước có luật thuế thu nhập doanh nghiệp dễ dãi và mức thuế thấp, thậm chí bằng không nếu nguồn thu nhập chính ở bên ngoài lãnh thổ nước đó. Những tax haven điển hình là Thụy sĩ, Monaco, Liechtenstein, Luxembourg, và những hòn đảo cựu thuộc địa như Cayman Island, Bristish Virgin Island. Nhiều quĩ đầu tư hoạt động ở VN cũng được đăng ký tại các tax haven này.
Bên cạnh việc đăng ký ở các tax haven, các công ty đa quốc gia còn có một hình thức regulatory arbitrage khác rất phổ biến là "transfer pricing", nghĩa là khai lỗ ở các vùng lãnh thổ có corporate tax cao và dồn lợi nhuận vào các chi nhánh ở các tax haven. Hiện nay đa số các nước đều coi transfer pricing là bất hợp pháp, nhưng rất khó enforce.
Tax avoidance: Đây là hình thức gửi tiền vào tài khoản ngân hàng ở các nước, đặc biệt là Thụy sĩ, nơi không coi tax avoidance là một tội hình sự. Thụy sĩ khác hầu hết các nước là chỉ coi tax fraud (gian lận thuế) là tội hình sự, còn tax avoidance/evasion (trốn thuế) chỉ là một quan hệ dân sự giữa tax authority và người phải đóng thuế. Do vậy Thụy sĩ từ chối cung cấp thông tin khi các nước yêu cầu về các tài khoản của công dân các nước đó có nghi vấn đã trốn thuế. Cộng thêm luật bảo vệ privacy cho khách hàng trong hệ thống ngân hàng Thụy sĩ, đây là nơi lý tưởng để các doanh nhân/con buôn khắp nơi trên thế giới che dấu thu nhập của mình.
Cũng liên quan đến client privacy trong hệ thống ngân hàng Thụy sĩ, nhiều người nhầm tưởng đây là nơi có thể cất giấu an toàn những khoản tiền bất hợp pháp như tiền tham nhũng, buôn lậu, tội phạm, khủng bố. Tuy nhiên Thụy sĩ cũng như tất cả các nước phát triển khác đều rất nghiêm ngặt trong các cam kết chống rửa tiền. Hầu như ai làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư ở các nước phát triển cũng phải học qua một lớp anti money laundering và luật pháp các nước này coi viêc che dấu hoặc không report các nghi vấn money laundering là phạm pháp. Một số người cho rằng các quan chức tham nhũng gửi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la trong các tài khoản ngân hàng Thụy sĩ. Tôi nghĩ điều này khá naive, một lệnh chuyển tiền cá nhân dù chỉ vài triệu chắc chắn đã bị các cơ quan anti-money laundering để mắt đến. Nếu họ có trốn được thì đó là sơ hở của các cơ quan này chứ không phải vì đặc thù của các ngân hàng Thụy sĩ. Theo tôi giấu tiền bất chính ở các đảo quốc nhỏ như Bahamas, Cayman Island, có lẽ còn an toàn hơn ở các ngân hàng Thụy sĩ như nhiều người nhầm tưởng.
Vậy vụ UBS bị phạt $780m vừa rồi và buộc phải giao nộp thông tin tài khoản khách hàng Mỹ cho IRS có ý nghĩa gì? Rồi việc Thụy sĩ, Monaco, và nhiều tax haven khác chấp nhận Article 26 của Modern Tax Convension do OECD đưa ra có ý nghĩa gì? Đây chính là kết quả của các nỗ lực chống lại regulation arbitrage mà OECD, trong đó tích cực nhất là Mỹ, đã vận động trong nhiều năm qua để tạo một sân chơi công bằng hơn cho các doanh nghiệp và người phải đóng thuế. Trước đây ngân hàng ở các tax haven chỉ có trách nhiệm giao nộp thông tin tài khoản nghi là trốn thuế cho cơ quan thuế nước khác sau khi có lệnh của tòa án. Nếu tuân thủ theo Article 26 của MTC, ngân hàng các nước thông qua cơ quan thuế ở nước đó sẽ có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho các nước khác, bypass hệ thống tòa án nước mình. Điều này sẽ giúp các cuộc điều tra trốn thuế dễ dàng hơn do vậy sẽ giảm bớt hành vi trốn thuế của doanh nghiệp cũng như cá nhân.
Nhưng xin nhắc lại một lần nữa, các khoản tiền bất hợp pháp (tham nhũng, tội phạm) trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được các ngân hàng nước ngoài bảo vệ, ít nhất là trên lý thuyết.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.