Monday, September 21, 2009

SWF


Hôm trước có một bạn hỏi tôi về sovereign wealth funds (SWF), tình cờ tìm lại từ blog của Brad Setser thấy một trang FAQ về SWF thấy thông tin quan trọng này. Tính đến đầu năm 2008, tổng số assets các SWF quản lý lên đến $3 trillions, gấp đôi tổng số assets của toàn bộ giới hedge funds trên thế giới. Brad Setser ước tính vào đầu năm 2009, tổng số lỗ của các SWF của vùng Vịnh vào khoảng 27%, tương đương với $359b. Mặc dầu vậy, theo nguồn này, đến tháng 6/2009 tổng số assets của các SWF đã tăng lên $3.6tr.

Mặc dù tổng số $3tr assets của các SWF chỉ là một phần nhỏ trong tổng số $53tr assets của toàn bộ giới instituitional investors toàn thế giới, giai đoạn 2007-2008 các SWF có một thời gây ồn ào trong giới đầu tư vì tốc độ tăng trưởng và tham vọng của họ. Trong năm 2008, cả IMF và WB đã có hội thảo và discussion về SWF, một phần là để trấn an chính phủ các nước có thị trường tài chính lớn (Anh, Mỹ) và giới đầu tư quốc tế, một phần là đưa ra một số guidelines cho các SWF này khi họ đi đầu tư để tránh bị mang tiếng chính trị hóa các quyết định đầu tư. Từ giữa năm 2008 các cuộc thảo luận về SWF tạm thời lắng xuống vì mọi chú ý đổ hết vào cuộc khủng hoảng, nhưng trong tương lai chắc chắn giới đầu tư và cả các chính phủ sẽ quan tâm trở lại.

Vậy SWF là gì? Về cơ bản đây là những quĩ đầu tư mà tiền vốn bỏ vào là của nhà nước và đa số là quĩ đóng. Trên nguyên tắc, nhà nước chỉ bỏ tiền vào các quĩ đầu tư nếu họ có budget surplus, ví dụ trường hợp Future Fund của Úc. Dưới thời Clinton, khi Mỹ có budget surplus, đã có dạo giới policy makers của Mỹ tính chuyện sẽ mở một SWF nhưng Greenspan phản đối kế hoạch này. Ngoài ra một số nước có nguồn thu lớn từ tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ) trích một phần thu nhập vào quĩ này để giành cho tương lai (ví dụ Canada hay các nước vùng Vịnh). Họ lập luận rằng thế hệ hiện tại phải chia sẻ lợi nhuận từ việc khai thác những tài nguyên có hạn này với những thế hệ tương lai chứ không được ăn tiêu hết.

Một nguồn tiền khác chảy vào SWF là từ dự trữ ngoại tệ quốc gia, điển hình là trường hợp của TQ. Trước đây dự trữ ngoại tệ chỉ được dùng để smooth exchange rate, nghĩa là dự trữ ngoại tệ chỉ cần đủ để bán ra vào một số thời điểm trong năm khi nguồn thu ngoại tệ không đủ cung cho nhu cầu nhập khẩu. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 97-99, nhiều nước bắt đầu tích trữ ngoại tệ để phòng vệ trường hợp bị currency attack hay capital flight. Thế rồi TQ nổi lên qua việc dùng foreign reserve policy để giúp export thông qua giữ cho đồng RMB không lên giá. Hệ quả là foreign reserve của TQ đã vượt xa nhu cầu FX smoothing truyền thống và TQ buộc phải bỏ vào CIC để không bị phí resouces, hay tệ hơn là không bị mang tiếng là hàng năm đóng inflation tax cho Mỹ.

Cho đến nay, ngoại trừ bài báo của nhà báo Danh Đức mà tôi đã trích dẫn, ở VN chưa thấy ai gọi SCIC là SWF, mặc dù SWF Institute đã liệt kê SCIC vào danh sách này và theo định nghĩa thì đây chính là một SWF. Có điều nguồn vốn của SCIC hoàn toàn khác hẳn các SWF khác. Trong khi chính phủ VN đang có budget deficit khá nặng và NHNN đang chật vật build foreign reserve vì vẫn chưa đủ cho nhu cầu FX liquidity của nền kinh tế thì chính phủ giành toàn bộ số tiền thu được từ cổ phần hóa dồn vào cho SCIC đi đầu tư. Thực ra việc sử dụng resource từ ngân sách (có thể coi nguồn tiền từ cổ phần hóa là tiền của ngân sách) cho SWF cũng không phải mới, Singapore đã bỏ tiền vào Temasek từ những năm 70. Tuy nhiên Singapore là một nước có truyền thống budget surplus.

Có lẽ SCIC còn quá trẻ để có thể đánh giá hiệu quả đầu tư của SWF này để so với cost of funding khoảng 7-9% của chính phủ VN, nhưng tôi không thấy thuyết phục lắm khi nhìn vào staff của SCIC. Nếu net annual returns (long term) của SCIC không vượt 7-9% thì việc chính phủ lập ra SWF này là không hiệu quả về mặt đầu tư. Tất nhiên ngoài mục tiêu kinh tế, SCIC còn các mục tiêu chính trị khác không thể đo đếm bằng tiền. Các SWF khác cũng vậy và đó chính là lý do giới finance quốc tế ngờ vực các SWF.


Update (19/11): Hai reference rất chi tiết về SWF.


4 comments:

  1. TPHCM cũng muốn lập một SCIC con. Không biết các SWF của nước ngoài đầu tư cả trong và ngoài nước hay chỉ đầu tư ra nước ngoài ? Của VN thì hình như chưa thấy nói đến đầu tư ra nước ngoài (cũng có thể vì chưa đủ năng lực). Nếu đầu tư trong nước phải chăng là bất bình đẳng vì SCIC có quá nhiều lợi thế ?
    Chu Mạnh Quân

    ReplyDelete
  2. hehehehe đại ka Abu Dhabi là SWF lớn nhất thế giới với khoảng 900B USD, họ là ông chủ của Man City. hiện tại một trong những cái tên được nhiều người dân trên thế giới biết đến nhất là Giải Ngoại Hang Anh, Abu Dhabi mua lại Man City cũng chỉ để quảng bá thương hiệu, họ cử một người trong hoàng tộc làm chủ tịch Man City, người này học MBA ở Mỹ vê. ít hay nhiều những người học MBA bên Mỹ về có mau Marketing trong người

    ReplyDelete
  3. @Chu Mạnh Quân: Những SWF có nguồn gốc từ foreign reserve buộc phải đầu tư ra bên ngoài, các SWF khác có thể đầu tư nội địa. Temasek thời đầu chủ yếu đầu tư nội địa.

    @Pham Viet Hung: Theo Wikipedia thì ADUG không phải là thành viên của ADIA, là SWF mà em nói đến.

    ReplyDelete
  4. wikipedia có lúc nào chính xác đâu chú, Abu Dhabi là của UAE đấy chú ạ,giờ chú thích lên chú đổi thông tin đó trên Wikipedia cũng được ạ. đến cuối năm ngoái cháu được biết có 7 cái SWF thôi, CIC này, Temasek, 1 cái của Na Uy, 1 cái của Thụy Sĩ hay sao ấy, Singapore có tận 2 cái, ko nhớ cái còn lại. mà CIC của china lúc đó cũng có 200b thôi

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.