Chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của VN nằm trong tổng thể cải tổ nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Đây là một quyết định đúng đắn xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của nhiều nước và của bản thân VN, đồng thời cũng là khuyến cáo của những nghiên cứu kinh điển về chuyển đổi kinh tế của Janos Kornai hay Joseph Stiglitz. Tuy nhiên VN cũng như TQ đã quyết định giữ lại sở hữu nhà nước trong một số ngành/doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế, những "commanding heights" như Lenin đã gọi.
Sau một thời gian loay hoay tìm cách quản lý những doanh nghiệp nhà nước (SOE) còn lại này, SCIC đã ra đời như một sự kết hợp giữa quản lý nhà nước với kinh tế thị trường. SCIC ra đời là hậu quả tất yếu vì hình thức "bộ chủ quản" trước đây ngày càng không phù hợp với sự phát triển của các SOE. Các tổng công ty, nay sắp được gọi là tập đoàn, càng ngày càng bành trướng sang các lĩnh vực kinh doanh không thuộc thẩm quyền của bộ chủ quản nữa, ví dụ Tổng Công ty Hàng hải tham gia lĩnh vực ngân hàng hay Tổng công ty Điện lực nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Bản thân các hoạt động kinh doanh "core" của các SOE cũng phức tạp lên rất nhiều, đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý chuyên sâu chứ không phải các quan chức hành chính như trước nữa.
Xét trong bối cảnh đó, SCIC ra đời là một điều đáng hoan nghênh và là một bước tiến trong corporate governance cho các SOE. Vì chính phủ vẫn muốn kiểm soát và ảnh hưởng vào chiến lược kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp trong portfolio của SCIC, cơ quan này buộc phải có đại diện trong các hội đồng quản trị của các công ty đó. Website của SCIC có công bố một bản qui định khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người đại diện SCIC tại các doanh nghiệp, nhưng tiếc là không công bố danh sách cụ thể các đại diện đó.
Vì VN chưa có đội ngũ những người làm board member chuyên nghiệp nên có thể suy đoán rằng đa số những người đại diện của SCIC đều là giám đốc/phó giám đốc tại các doanh nghiệp mà họ đại diện. Nếu những người đại diện này cũng có cổ phần trong công ty mà mình đại diện thì họ có thể lợi dụng phần cổ phần của SCIC để leverage quyền quyết định của mình trong HĐQT. Ngoài ra những người này về nguyên tắc đều biết trước những thông tin liên quan đến quyết định của SCIC trước các thành viên HĐQT khác nên dễ có khả năng họ lợi dụng thông tin insider này cho mình. Dẫu sao những khó khăn này là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu, chỉ hi vọng SCIC có chính sách dần thay thế những internal board members này bằng các chuyên gia bên ngoài khi điều kiện có thể.
Nếu SCIC chỉ dừng lại ở vai trò quản lý vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì sẽ ít người nhớ đến nó như trong giai đoạn 2006-2007, dù SCIC vẫn luôn là một "siêu" tổng công ty và là "bánh lái" chính của nền kinh tế. Thế nhưng những tháng đầu năm 2008 dư luận và báo giới lại sôi sục bàn tán về SCIC khi có tin tổng công ty này sẽ can thiệp vào thị trường chứng khoán để "cứu" chỉ số VN-Index đang rơi không phanh lúc đó. Mặc dù chi tiết SCIC sẽ can thiệp vào thị trường chứng khoán như thế nào không được công bố, chỉ riêng việc Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, đồng thời là chủ tịch HĐQT của SCIC, tuyên bố sẽ không "hi sinh thị trường chứng khoán" và "nếu có tiền tôi sẽ mua cổ phiếu" cho thấy quyết tâm của SCIC.
Việc SCIC can thiệp vào thị trường chứng khoán là dấu hiệu chuyển hướng đầu tiên của tổ chức này khỏi vai trò quản lý vốn nhà nước một cách thụ động. Với số "lãi lớn" từ việc thoái vốn khỏi những công ty không còn được coi là commanding heights nữa giúp cho SCIC có năng lực tài chính vào hàng "đại gia" trong số các quĩ đầu tư hiện hữu ở VN. Không lâu sau đó SCIC tuyên bố sẽ cùng một số tổng công ty nhà nước (điện lực, dầu khí) đầu tư vào các dự án chiến lược để đảm bảo nhà nước có sở hữu đa số trong các ngành công nghiệp đó. Sang năm 2009, SCIC đánh tiếng với TPHCM xin đầu tư vào khu trung tâm tài chính Thủ thiêm và khu đô thị cảng Hiệp phước. Đến lúc này có thể thấy một hình ảnh Temasek của VN đang dần dần xuất hiện, chỉ chưa biết đến khi nào SCIC sẽ đầu tư ra nước ngoài để thế giới biết đến một sovereign wealth fund (SWF) mới từ VN.
Có thể nói Temasek đã thành công trong việc xây dựng một Singapore Inc., tiếng lóng của giới kinh tế về một nước Singapore như là một doanh nghiệp chứ không phải một quốc gia. Tuy nhiên SCIC sẽ có nhiều khó khăn khi muốn copy lại mô hình hoạt động của Temasek. Xét trên khía cạnh khách quan, SCIC phải quản lý một loạt các doanh nghiệp nhà nước đã được hình thành hàng chục năm nay với cơ cấu và nhân sự cũ kỹ và productivity kém cỏi. Trong khi Temasek chỉ phải lo phát triển kinh tế, SCIC sẽ phải đảm bảo cả 'định hướng xã hội chủ nghĩa" trong các dự án đầu tư của mình. Điều này vừa làm giảm lợi nhuận của SCIC vừa không khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư. Hoàn cảnh quốc tế của SCIC hiện tại cũng khó khăn hơn Temasek cách đây hơn 30 năm rất nhiều. Các qui định của WTO hiện rất chặt chẽ, các vụ kiện phá giá sẽ làm các doanh nghiệp lo ngại khi mang danh có cổ phần của SCIC.
Xét về góc độ chủ quan, ngay từ khi thành lập SCIC đã gần như bê nguyên một bộ phận của Bộ Tài chính về thành lập bộ máy của mình. Cho đến thời điểm này, Tổng Giám đốc của SCIC đều là cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính, còn Chủ tịch HĐQT là đương kim Bộ trưởng Bộ này. Khác với Temasek chỉ có hai quan chức chính phủ trong HĐQT chín người, toàn bộ HĐQT của SCIC đều đã hoặc đang là quan chức nhà nước lâu năm. Trong khi xóa bỏ hình thức bộ chủ quản là một bước tiến trong quản trị doanh nghiệp thì việc thiếu vắng các nhà quản trị kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong nội bộ SCIC là một bước lùi rất lớn. Nếu chính phủ muốn giữ quyền kiểm soát SCIC và rộng hơn nữa là các doanh nghiệp do SCIC quản lý thì nên học theo cơ chế của chính Temasek. Đó là chính phủ chỉ có một đại diện nhưng giữ quyền veto tất cả các quyết định của HĐQT nếu cần. Song song với cơ chế này cần phải xây dựng một HĐQT chuyên nghiệp và phi hành chính.
Vấn đề chuyên nghiệp hóa các vị trí chủ chốt của SCIC là điều cần thiết, tuy nhiên kinh nghiệm của các SWF lớn trên thế giới cho thấy quá trình đầu tư hiệu quả luôn đòi hỏi phải có tư vấn đầu tư chuyên nghiệp và độc lập. SCIC dù có đội ngũ chuyên gia nội bộ lớn và chuyên nghiệp đến đâu cũng không thể cover được hết các lĩnh vực của nền kinh tế, chưa kể tương lai SCIC có thể sẽ đầu tư ra ngoài VN. Outsource quá trình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho SCIC tập trung vào việc hoạch định chiến lươc đầu tư phục vụ cho các mục đích non-economic. Thay vì phải lo qui hoạch thiết kế hay giải tỏa mặt bằng cho khu tài chính Thủ thiêm, lãnh đạo SCIC sẽ có thời gian tính toán chiến lược xem liệu đầu tư vào Thủ thiêm có phục vụ cho mục tiêu lâu dài của chính phủ và đất nước hay không. Hoặc đơn giản hơn là liệu một tổ chức tư nhân có làm được điều này không để SCIC dùng vốn cho những dự án khác quan trọng hơn về mặt chiến lược. Mặt khác, việc SCIC oursource các dự án đầu tư sẽ là hình thức tự kỷ luật mình giúp cho chính phủ yên tâm về tính khách quan và tầm nhìn của các quyết định đầu tư của SCIC. Đấy cũng là cách để chính phủ có option trong tương lai thiết lập thêm một vài SWF khác vừa cạnh tranh vừa bổ trợ cho SCIC, tất nhiên hi vọng là trong tương lai chính phủ sẽ có budget surplus lớn giống như Singapore hay Úc.
Trước mắt, trong hoàn cảnh chính phủ vẫn tiếp tục bị thâm hụt ngân sách và phải huy động vốn cả trong và ngoài nước với lãi suất khá cao, có lẽ nguồn vốn của SCIC thu được từ việc thoái vốn các doanh nghiệp do mình quản lý nên được chuyển về cho ngân sách để tránh gánh nặng nợ nần cho quốc gia và cho các thế hệ mai sau. SCIC nên tập trung củng cố và chuyên nghiệp hóa đội ngũ những người đại diện cho mình ở các HĐQT của các công ty. Việc này vừa có lợi cho SCIC vừa có lợi cho giới corporate của VN về lâu dài. Trong khi bản thân SCIC chưa chuyên nghiệp hóa, khả năng lặp lại thành công của Singapore trong những năm 60-70 là vô cùng khó và đầy rủi ro.
(Note: Một version của bài viết này đã được đăng trên SGTT)
Các khó khăn mà anh Giang nói sẽ hết khi SCIC bán hết vốn cp trong các công ty cp hoá.
ReplyDeleteHàng năm SCIC đang bán cp còn lại trong các công ty nhỏ.
"SCIC sẽ phải đảm bảo cả 'định hướng xã hội chủ nghĩa" trong các dự án đầu tư của mình" . Quá hay
ReplyDeleteDoanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ thì cũng cần phải có vốn. SCIC làm 1 việc rất có ích là lấy vốn của những công ty không hiệu quả bằng cách bán đi cổ phần và đem vốn đầu tư vào nơi cần thiết. Như vậy chẳng khác gì SCIC đem resources ra làm cái việc mà để "allocation efficient."
ReplyDeleteNhưng bác Giang nói cũng đúng. Nhiều quan chức trong thành phần HDQT thì sẽ đâm ra hệ thống quan liêu vì những thành phần chủ chốt sẽ ưu tiên cho "anh họ hay cháu rể" hơn là những người tài năng nhưng không hề quen biết.
Còn 1 ý nữa là cái gì cũng nên có sự cạnh tranh thì tốt hơn độc quyền. Ví dụ như cái "bán công ty" Fannie Mae and Freddie Mac của chính phủ Mỹ chẳng hạn. Tức là cũng cùng có cổ phần của chính phủ Mỹ nhưng cũng phải chia ra làm 2 để cho cạnh tranh công bằng hơn. Nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân bởi vì nếu áp dụng vào VN thì có lẽ nếu tách SCIC ra làm nhiều mảnh thì càng phải tuyển thêm nhiều quan chức vô nữa. Thế thì chắc cũng phải tăng thêm gánh nặng hành chính đáng kể chứ nhỉ.
Anh Giang,
ReplyDeleteTừ mấy hôm trước khi anh viết loạt bài SCIC 1, 2, em đã định comment 1 chút
Thứ nhất, siêu lợi nhuận mà anh đề cập đến trong các bài trước không phải là từ việc thoái vốn với giá cao. SCIC hoạt động như mô hình Fund nên việc bán vốn của nhà nước đi, dù bán được nhiều hay ít, đắt hay rẻ đều phải trả cho nhà nước chứ không được giữ phần thặng dư đó làm lợi nhuận cho mình. Họ có thể được giữ 1 phần thặng dư nào đó để bổ sung vào vốn cho SCIC nhưng không được phép coi đó là doanh thu hay lợi nhuận.
Doanh thu của SCIC đến từ phí quản lý. Ngoài ra, nhiều khả năng là SCIC có một nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn mang đi gửi ở các tổ chức tín dụng và trong năm 2008 tiền gửi sinh lời khá cao.
Thứ hai, đúng như bác nói, SCIC không thể có đủ năng lực để quản lý các doanh nghiệp trong portfolio của nó. Và em hoàn toàn đồng ý với bác là nó nên outsource việc đầu tư và quản lý đầu tư của mình. Tuy nhiên, cái em muốn hỏi bác là giả sử như SCIC muốn outsource thì họ lên làm thế nào, theo mô hình nào. Thuê công ty quản lý quỹ quản lý các fund của mình hay trở thành mô hình FoF hay thuê tư vấn đầu tư hay cụ thể ra sao...
Theo em thấy, việc chỉ thuê chuyên gia hoặc tư vấn đầu tư thôi thì không đủ bởi vì quyền quyết định cuối cùng vẫn là SCIC thì cũng vẫn vậy thôi.
Nên chăng là SCIC có quy chế dành 1 phần danh mục của mình, chia ra cho các quỹ hoặc các công ty quản lý quỹ nhỏ hơn quản lý, vừa sử dụng được khả năng, true independent board member có trình độ của các công ty quản lý quỹ nào, vừa tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh giữa họ thì hay hơn.
Cháu có 1 góp ý nhỏ, trước khi số entry trong blog chú thành vài nghìn :-ss.
ReplyDeleteChú nên thêm 2 cái gadgets là:
1. Label: chia bài viết thành các group/topic thì sẽ dễ hơn cho người đọc khi muốn tìm lại 1 cái bài nào đó.
2. Google search => reader có thể gõ keyword => Google sẽ giúp tìm kiếm các entry có title tương ứng.
Ngoài ra nếu chú thêm cái quick comments cũng được ạ, để những cái comment như này cháu có thể gửi vào đó, thay vì comment vào entry như này.
Cách làm thì rất là đơn giản. Chú vào mục Customize => Lay outs => page Elements => add gadgets => Google đã để sẵn rất là nhiều gadgets.
Chú có thể tham khảo thêm ở đây:
http://boyprodx.blogspot.com/search/label/Th%E1%BB%A7%20thu%E1%BA%ADt%20cho%20blog?&max-results=5
Vài góp ý để blog dễ sử dụng & thân thiện với người đọc hơn. Chú tiếp tục nhé, cháu rất thích blog này :).
Chào Anh Giang, em rất thích cách anh nói "leverage quyền quyết định". Em đồng ý với nhận định SCIC đi theo mô hình Temasek tuy nhiên theo gợi ý của Anh thì mới chỉ có thay đổi trong đội ngũ quản trị điều hành của SCIC, theo em còn một hướng khác là SCIC cần có cơ chế "đấu thầu" các chức danh đại diện SCIC tại doanh nghiệp để nâng cao năng lực của người đại diện tại các đơn vị này.
ReplyDeleteChúc Anh sức khỏe và có nhiều bài viết hay.
@Evil Economy: Nhà nước mà làm chức năng "resource allocation" thì không hiệu quả bằng thị trường. Quan điểm của tôi là SCIC sau khi thoái vốn nên trả lại số tiền đó cho ngân sách, đem đi đầu tư các nơi chưa chắc đã có lơi nhuận cao hơn 7-9% là lãi suất mà chính phủ phải trả khi đi vay.
ReplyDelete@Nhat Nam: Anh cũng nghi ngờ con số 800 tỷ lợi nhuận của SCIC. Có thể phóng viên hiểu sai, có thể SCIC công bố sai, nhưng đáng sợ nhất là accounting practice của SCIC sai. Chắc chắn con số 800 tỷ này không thể là phí quản lý hay lãi suất tiền gửi do có vốn nhàn rỗi. Anh cho rằng phần lớn số lợi nhuận này là thặng dư do bán cổ phần trước đó được định giá quá thấp. Sau đó SCIC vô tình hoặc cố tình nhập số tiền này vào lợi nhuận. Cho đến thời điểm này SCIC chưa/không công bố annual report nên không rõ thực hư thế nào, worst case: SCIC dùng accounting practice sai và cứ nghĩ đó là lợi nhuận do mình làm ra.
Việc thành lập SCIC là để nhà nước vẫn nắm kiểm soát trong các commanding heights, do đó trước sau gì SCIC cũng vẫn giữ tiếng nói quyết định. Cho nên SCIC sẽ phải xây dựng một lực lượng professional chuyên đi làm board member. Còn vấn đề oursourcing ý anh là khi SCIC bành trướng thành một SWF đem tiềm đi đầu tư các dự án khác thì cần phải có tư vấn đầu tư chuyên nghiệp chứ không thể làm in house hết được.
Anh đọc lại bài này thấy mình viết lộn xộn quá, đáng ra phải phân biệt rõ 3 vấn đề: HĐQT của SCIC, HĐQT của các doanh nghiệp trong portfolio của SCIC, các dự án đầu tư mới mà SCIC sẽ tham gia (Thủ thiêm, Hiệp phước). Nói ngắn gọn là HĐQT của SCIC cần phải phi hành chính hóa, HĐQT của các doanh nghiệp bên ngoài cần phải có professional board member, các dự án đầu tư cần phải outsource.
@Trang La: Cám ơn cháu đã góp ý. Chú biết là cần phải có keyword nhưng "lười" quá nên chưa làm được, sẽ cố gắng thêm keyword trong các entry tới. Hôm nào chú rảnh sẽ add phần quick comment vào để mọi người dễ comment hơn.
@Kim: Ý tưởng đấu thầu của em rất hay, nhưng anh sợ sẽ khó thực hiện vì conflict of interests. Giả sử ACB cho người đấu thầu quyền ngồi board của Vietcombank, và bỏ thầu rất attractive, thì làm thế nào SCIC biết được để loại người này ra?
Một điểm quan trọng mà anh chưa viết trong bài này là qui chế quản lý các đại diện của SCIC. Theo anh qui chế hiện tại còn rất sơ sài và không nêu bật được vấn đề conflict of interests. Ngoài ra qui chế hiện tại cũng không có incentives cho các đại diện làm việc tốt, ví dụ bonus từ lợi nhuận của công ty, bonus bằng share, options...
Theo cháu được biết thì lợi nhuận chủ yếu của SCIC là từ cổ tức và lợi nhuận được chia trong năm
ReplyDelete@Anonymous (Dec 21): Cám ơn bạn. Tôi không rõ thông lệ ở VN thế nào chứ ở các nước phát triển dividend yield thường chỉ 1-2%, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu (được giao) khoảng 13 nghìn tỷ khả năng dividend trong 6 tháng đầu năm giỏi lắm khoảng 300 tỷ với điều kiện tất cả các công ty trong portfolio của SCIC đều có lãi và trả dividend. Do đó tôi không tin tưởng vào khả năng này mà vẫn cho rằng SCIC gộp thu nhập thoái vốn nhà nước vào doanh thu và tính lợi nhuận từ số doanh thu này.
ReplyDeleteCháu thấy ở đây nói là SCIC nhận tới gần nghìn tỷ tiền cổ tức trong nửa đầu năm 2012.
ReplyDeletehttp://cafef.vn/20120711111930922CA31/nua-dau-nam-2012-scic-nhan-gan-950-ty-dong-co-tuc.chn
Cám ơn bạn. Bài này tôi viết từ năm 2009, lúc đó AUM của SCIC thấp hơn bây giờ nhiều nên khó có thể tin được họ nhận được 800 tỷ từ dividend ở thời điểm đó.
Delete