Friday, March 23, 2012

Fixed income market


Tôi sẽ post một số entry về các khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường trái phiếu, sẽ không có gì "cao siêu" cả mà chỉ là một góc nhìn thực tế từ thị trường để các bạn bổ sung cho những kiến thức đọc trong sách vở.


Trên thị trường tài chính quốc tế công cụ nợ (debt instrument) là giao kèo giữa một bên (người vay nợ) đồng ý trả gốc và lãi cho một khoản tiền trong tương lai, đổi lại được bên kia (người cho vay) giao cho một khoản tiền ở thời điểm hiện tại. Công cụ nợ có phạm vi rất rộng, bao gồm từ một khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân ở ngân hàng (deposit), một kênh hạn mức tín dụng (line of credit) cho doanh nghiệp, đến những sản phẩm nghĩa vụ nợ có bảo đảm (collateralized debt obligation - CDO) rất thông dụng trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi ở Mỹ.

Thông lệ quốc tế phân loại những công cụ nợ có thể mua bán được trên thị trường với lãi suất định trước (nhưng có thể không cố định) vào một nhánh gọi là công cụ nợ có thu nhập cố định (fixed income - FI). Hầu hết các ngân hàng đầu tư quốc tế đều có một bộ phân chuyên trách cho giao dịch FI, trái phiếu là một phần trong phân khúc này. Ngoài trái phiếu (bond), thường có thời hạn dài hơn hai năm, thị trường tài chính quốc tế còn gộp các loại công cụ nợ ngắn hạn hơn như thương phiếu (commercial paper), kỳ phiếu (note, bill), công cụ nợ trung hạn (MTN), và các loại công cụ nợ phát sinh từ chứng khoán hóa như CDO vào phân khúc FI. Giới tài chính quốc tê thường nói về thị trường FI chứ ít khi tách riêng thị trường trái phiếu mặc dù đây là thành phần lớn nhất của phân khúc FI.

Một số tổ chức quốc tế như BIS, IMF, ADB khi đề cập đến thị trường trái phiếu thường gộp một số sản phẩm phái sinh (derivatives) liên quan đến trái phiếu như hợp đồng kỳ hạn (forward/futures), hợp đồng mua bán lại (repo), bảo hiểm hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap - CDS). Những công cụ này là một bộ phận rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu nói riêng và FI nói chung. Khi một người được giới thiệu là FI trader, anh ta có thể giao dịch hầu hết các công cụ nợ và thường bao gồm luôn cả CDS và bond futures. Bond trader, chỉ trade trên thị trường trái phiếu giao ngay (cash bond), càng ngày càng ít.



13 comments:

  1. Để loạt bài giảng rất hay này phổ cập (đến những đứa ngoại đạo như nhà cháu), đề nghị bác chú thích phần tiếng Anh xuống cuối mỗi bài.
    Cảm ơn ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài này tôi chỉ để các từ tiếng Anh trong ngoạc để làm rõ thêm cho những từ tiếng Việt vì tôi không chắc cách dịch của tôi giống với cách mọi người sử dụng trong nước.

      Delete
  2. góp ý chút thôi. CDS đừng dịch là bảo hiểm rủi ro tín dụng, rất dễ gây hiểu lầm và khó hiểu. CDS đúng là sẽ tạo ra fix income cho buyer,nên có thể đưa vào FI. Chỉ đừng dịch là bảo hiểm... cứ để english lại hay và dễ hiểu hơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng ý với bạn, tôi sẽ sửa lại.

      Delete
  3. "Line of credit" hình như chính là "hạn mức tín dụng" đấy anh Giang ạ!

    ReplyDelete
  4. Tình cờ đọc cái comment pencil của chủ blog. Tôi thấy nhiều người giải thích chưa thỏa đáng , nên đàng mạo muội viết lại vấn đề này mong chủ blog lượng thứ cho sự đường đột. Thấy phiền thì nên xóa đi.
    Bài nói M. Friedman là để công kích Liên Xô nhiều hơn là để nói về chủ nghĩa Marx. Thật chất Marx khồng hề bắt ai làm kinh tế kế hoạch mà Stalin muốn ép nó phải thế. Về thời kỳ đầu nhà nước Xô Viết qua tác phẩm : cuộc cách mạng bị phản bội của Trosky ta thấy rất rõ mô hình thị trường tự do kết hợp với các công ty nhà nước nhưng lại không bị nhà nước chi phối. Thật chất Marx rất gần với M. Friedman ( có chung quan điểm về lạm phát chẳng hặn ) và rất xa Keynes.
    Về chuyện cái bút chì thật ra nó nằm ở bộ 3 của tư bản luận. Ở bộ 1 Marx giả định giá cả = giá trị. Dòng chử nhỏ xíu nhiều người bỏ qua.
    Quá trình SX tư bản theo Marx : W= V+C+M. Giá bán B Tuy nhiên :
    W do mức độ cạnh tranh của thị trường quyết định. Nên tính W khi biết V và C thì khó lắm. Chỉ trong thị trường hoàn hảo về dài hạn ta mới định được B thôi.
    Chưa kể V cũng phải bán đúng giá trị. Và C ( tạm chỉ xét là tiền lương) do thị trường mà cái này thì cung luôn vượt cầu ( cái này Marx rất giống M.Friedman khi nói về thất nghiệp tự nhiên , có đôi chổ khác ). Đó là chưa kể đến sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch.
    Thế nên , không thể tính được giá trị của một cây bút chì từ tất cả các dữ liệu ta có. Marx chưa bao giờ bảo xóa bỏ thị trường , ông chỉ muốn tư liệu SX không còn là một dạng độc quyền nhóm mà nó được phân chia đều hơn ( càng nhỏ càng tốt và tốt nhất là không ai sở hữu nó ). Lập luận này chết theo Trosky khi ông rời khỏi LX , sau này ko ai dám nhắc nó nữa. Tuy nhiên , theo Marx độc quyền là trạng thái bền vững hơn cạnh tranh , tư bản có xu hướng tập hợp lại hơn là phân tách ra.
    Vì vậy , cần có một chính quyền TW để chia nhỏ khối tư bản này ra.
    Tất nhiên việc không thể tính giá trị về mặt định lượng không có nghĩa không chứng minh được nó tồn tại về mặt định lượng. Thậm chí xác định được khối lượng tổng của nó trong nền kinh tế.
    Hiện tại tôi thử tính tỷ suất GTTD bất ngờ là cao nhất ở TQ , thấp nhất ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
    Một người Trosky.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tất nhiên không có gì phiền, có điều nếu bác cứ để comment ở entry Pencil đó thì tiện theo dõi hơn. Tôi sẽ quay lại vấn đề này khi có điều kiện.

      Delete
    2. @:Anonymous: Mar 27, 2012 10:07 AM

      Giá như bài viết của Bác được giải thích rõ hơn một chút thì sẽ tốt hơn.

      Tôi xin phép được chia sẻ một vài điều.

      Tôi đồng ý là Marx không bắt buộc phải xây dựng một nền kinh tế kế hoạch, mà đó là do Stalin và các chế độ xã hội chủ nghĩa sau này xây dựng.

      Tôi chưa hiểu nhiều về lạm phát nên xin phép không bàn đến. Tuy nhiên mối liên hệ giữa Marx và Keynes thì tôi nghĩ là có. Về lý thuyết tăng trưởng thì Keynes và Marx rất gần nhau, hay Keynes là người hiện thực hóa lý thuyết tăng trưởng của Marx, mặc dù trong thư gửi cho George Bernard Shaw thì Keynes lại cho rằng lý thuyết của Marx không có ích nhiều đối với Ông.

      Vấn đề "giá trị" bằng "giá cả" mà Marx đã nêu ra ở quyển I thì tôi nghĩ rằng những người nghiên cứu Marx đều hiểu rõ. Cái gây tranh cãi chính là ở quyển III, khi ông nêu ra vấn đề chuyển hóa từ "giá trị tới giá cả sản xuất". Khi đó mọi tranh cãi lúc này không xoay quanh "giá trị" - "giá cả" nữa, mà lúc này xoay quanh vấn đề "giá trị" - "giá cả sản xuất" với hai phương pháp tính khác nhau. Còn giá cả hay chính xác hơn "giá cả thị trường" lúc này xoay quanh "giá cả sản xuất" và vấn đề này không phải nằm ở trọng tâm của cuộc tranh cãi vẫn còn kéo dài đến tận bây giờ.

      Tôi cho rằng nói đến "giá trị" là nói đến điều gì tạo ra "giá cả" đang tồn tại trong thị trường? cái gì quyết định cho giá cả ở mức đó? Và xét về tổng thể thì Tổng giá trị = Tổng giá cả sản xuất. Mặc dù quan điểm này còn quá nhiều điểm gây tranh cãi, và như anh Giang đã nói, hiếm khi các nhà kinh tế có cùng quan điểm. hì hì

      Vấn đề sở hữu thì tôi không đồng ý với tác giả, không phải Marx muốn hay một ai đó muốn xóa bỏ sở hữu tư nhân. Đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Và sở hữu tư nhân vừa là cơ sở cho sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN lại vừa là yếu tố cần phải phá bỏ khi phương thức này phát triển đến mức độ nhất định (điều này tôi thấy còn xa vời).

      Còn kết luận cuối cùng của tác giả nếu có phương thức tính toán và dữ liệu thì tốt quá. hì hì

      Delete
    3. Em có 1 cái comment báo đã xuất bản mà không biết nó chạy đi đâu mất. hu hu, Bác xem lại cho em với nhé.

      Delete
  5. Chào bác !
    Tôi phải đính chính lại là giống nhau không có nghĩa có quan hệ với nhau .
    Bác hay nhiều thành phần giáo điều , đều bái vật hóa cái "giá trị " quá mức . Như Marx nói rất rõ ràng : Nhà tư bản bán có thể bán một vật giá trị 100 đồng lấy 70, 80 đồng , nó do mức độ cạnh tranh ( tất nhiên Marx vẩn chấp nhận cung cầu ) của thị trường quyết định .
    Độc quyền nó khác , khi có lợi nhuận siêu ngạch nó khác , .... Mỗi hàng hóa trong thị trường phải liên hệ với nhau theo cách này hay cách khác , một cây bút chì được bán ở Mỹ , phải liên quan đến 1 siêu xe được bán ở VN . Vì vậy , không thể tính được "giá trị" vì nó quá phức tạp .
    Bản thân giá cả SX cũng đã là một loại giá cả rồi . Tất nhiên việc định giá hàng hóa ở những thị trường liên quan đến giá cả SX thế nào thì bác đã biết . Vấn đề "giá trị" và "giá cả SX" cũng đã bị bóp méo nghiêm trọng , không phải vì bộ phận tư bản khả biến mà là tư bản bất biến. Ta giờ đây không thể biết tư bản bất biến trong quá khứ được bán chênh lệch so với giá trị thế nào ( muốn biết ta phải biết giá trị của tư bản bất biến trước nữa , trước mãi ) . Chúng ta đành chấp nhận nó là một biến "ngoại sinh" mà thôi , tính giá cả SX theo cách này thì không đảm bảo chính xác , vì vậy về tông thể ta có thể biết , nhưng phân tích từng bộ phận riêng lẽ là không thể về mặt định lượng .
    Bác nên phân biệt rõ sở hữu về tư liệu SX và sở hữu tư nhân . Đất đai là tư liệu SX có thể sở hữu toàn XH , nhưng cái bánh bác cho vào bụng sở hữu toàn XH thế nào được .
    Bác xem bài của ông Trần Hải Hạc trên tạp chí thời đại mới ( số mới nhất ) có cách tính của 1 GS TQ , tỷ lệ bóc lột giá trị thặng dư của TQ là khoảng 85 % , Hoa Kỳ luôn ổn định và đang tăng trong khoảng 3 năm gần đây , tôi nhớ là 30-35% . Nhưng theo tôi cách tính này bộc lộ điểm yếu là những nhà tư bản bóc lột chính mình , vì tổng tiền lương thật chất không hoàn toàn thuộc về công nhân . Nếu giả định nhà tư bản bóc lột chính mình thì lại bỏ sót nhà tư bản đồng thời là CEO , rất phổ biến ở TQ .
    Một người Trotsky

    ReplyDelete
    Replies
    1. 2 bác ơi, rất cám ơn 2 bác đã cho những thông tin hữu ích, nhưng mà 2 bác qua kia commment đi (Pencil gì đó) thì nhìn nó đẹp, pro và quan trọng là dễ theo dõi hơn. Còn topic này là về Trái phiếu mà. hehe. thạnks

      Delete
  6. @ AnonymousApr 12, 2012 10:22 AM

    Cảm ơn Bác đã trao đổi, nhưng tôi cũng không hiểu rõ lắm Bác viết gì. Tôi xin dừng trao đổi ở đây

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.