Thursday, June 17, 2010

200-day MA


Mấy hôm nay nhiều người (bloggers/analysts) chỉ ra rằng SP500 vừa phá vỡ đường 200-day moving average, một dấu hiệu quan trọng của bull-market quay trở lại. Tôi không sử dụng TA nhưng cũng tò mò muốn tìm hiểu tín hiệu này nên thử kiểm tra với số liệu thực xem sao. Từ năm 1964 đến nay, không kể lần cross vừa rồi, có tổng cộng 140 lần SPX vượt qua đường 200-day MA từ dưới lên và cũng từng đó lần cross từ trên xuống. Nếu định nghĩa (ex-post) bull market là giai đoạn giữa 2 lần cross liên tiếp (từ dưới lên và từ trên xuống), trung bình một bull market dài khoảng 40 ngày. Tuy nhiên vì có rất nhiều giai đoạn SPX dao động quanh đường 200-day MA (noise signals) nên tôi lọc ra những khoảng có độ dài nhỏ hơn median của toàn sample (8 ngày). Sau đó tính lại độ dài trung bình của bull-market và có kết quả 80 ngày, nghĩa là khoảng gần 3 tháng.

Như vậy nếu tín hiệu này đúng, mỗi khi SPX cross đường 200-day MA từ dưới lên thì trong khoảng hơn 3 tháng sau chỉ số này sẽ phải có positive return. Tôi lần lượt tính forward returns (annualized) cho 140 lần cross đó trong 3 tháng sau, nghĩa là xem kết quả của một nhà đầu tư trong suốt 45 năm qua mua SPX một ngày sau mỗi positive cross và bán ra sau 3 tháng. Kết quả là hơn 60% số lần cross có profit, trung bình là 9.2% (annualized), tuy nhiên t-stat chỉ xấp xỉ 0.3.

Như vậy, không kể vấn đề t-stat nhỏ, tín hiệu TA này có vẻ xác lập bull-market đúng như nhiều người đã tin. Trong vòng 45 năm qua, SPX có average annual return khoảng 5.8% nên nếu một nhà đầu tư có horizon dài bằng hoặc hơn như vậy có thể sử dụng tín hiệu TA này để "beat the market". Cụ thể nếu một người bỏ $80 vào một index fund từ ngày 1/1/1964 và giữ nguyên ở đó thì đến ngày 16/6/2010 số tiền đầu tư sẽ thành $1146. Trong khi đó nếu người đó mua index fund mỗi khi SPX cross 200-day MA từ dưới lên và bán ra 3 tháng sau đó rồi lại reinvest lần cross tiếp theo, số tiền hiện tại sẽ là $1516 (chưa trừ transaction costs). Có điều 45 năm và 140 lần cross thì quá lâu, chắc ít người có đủ kiên nhẫn như vậy.


Update (21/6): Các tính toán bên trên tôi dùng số liệu của Datastream, tuy nhiên khi định kiểm tra lại kết quả bên trên conditioned to volume như bác Anonymous (June 20) gợi ý bên dưới thì phải dùng số liệu từ Yahoo Finance. Kết quả sau:

Trong giai đoạn 1950 đến nay, có 171 lần cross (closing price), trong đó 68.4% số lần có positive 3-month forward return, trung bình là 11.55% (annualized). Trung bình ex-post annual return là 7% trong sample này, như vậy TA signal này có vẻ "beat the market" (tuy nhiên t-stat vẫn rất thấp).

Tiếp theo tôi tính 200-day MA cho volume và so sánh volume tại các cross với đường MA này. Trung bình của tỷ số này cho 171 lần cross là 1.14, nghĩa là vào các ngày cross volume cao hơn trung bình 200 ngày trước đó 14%. Nếu chỉ lấy những cross có volume lớn hơn giá trị trung bình này, tỷ lệ positive return tăng lên 72.7% và average return tăng lên 14.3%.

Lần SPX cross vừa rồi (15/6) tỷ lệ volume tính theo cách trên là 0.93, nhỏ hơn so với trung bình của 171 lần cross trước. Nếu filter các cross có tỷ lệ volume lớn hơn 0.95, số cross còn lại vẫn có tỷ lệ positive return là 63.8% và average return là 7.6%, tuy nhiên nhỏ hơn nhiều so với full sample và nhất là sample có volume cao hơn trung bình. Như vậy đúng là low volume trong ngày 15/6 cho thấy lần positive cross này có tín hiệu không mạnh như trong lịch sử.


5 comments:

  1. Theo em thấy, thông thường trong các phần mềm phân tích kỹ thuật đều có phần Backtest các chiến thuật đầu tư (đặc biệt các phần mềm có mã nguồn mở) họ thường sử dụng nhiều đường khác nhau và lập trình tín hiệu vào/ra, sau đó Backtest lại history, một là chọn ra chiến thuật trading của mình, hai là để kiểm tra lại độ chính xác và hiệu quả của công cụ mình đã sử dụng.

    ReplyDelete
  2. Dear Anh Giang,

    Trong một vài bài viết gần đây, Anh có nêu rõ những ý kiến, quan điểm của mình về tình hình tăng vốn của ngành Ngân hàng lên 3.000 tỷ, em muốn hỏi Anh thêm về đánh giá và dự đoán của Anh về tình hình M&A ngành Ngân hàng trong những giai đoạn sắp tới, đặc biệt là giai đoạn tăng lên 5.000 tỳ và 10.000 tỷ. Cám ơn Anh rất nhều!

    ReplyDelete
  3. Lần cross MA gần đây có volume quá thấp bác Giang ạ. Do là thị trường không có thêm tin gì xấu unexpected.

    Những lúc như thế này dễ rơi vào số 40% cross có loss. TA dạo này không có giá trị gì cả

    ReplyDelete
  4. @Hoang Thien Long: Anh không định lập một chiến thuật trading với TA signal này, chỉ muốn kiểm chứng liệu nó có thực sự mở đầu cho một bull market như nhiều người nói không thôi. Theo như kết quả thống kê bên trên thì nó có vẻ đúng, nhung không mạnh lắm.

    Anh có cảm giác NHNN đang tìm cách "chơi khó" các ngân hàng nhỏ để họ buộc phải chào bán lại cho các ông lớn. Có thể chiến lược của NHNN là giảm bớt số lượng NHTM xuống, để dễ quản lý, giảm cạnh tranh, hay một lý do đặc biệt nào đó thì anh không biết. Bởi vậy bắt tăng lên 3000 tỷ các ngân hàng con chưa chịu đầu hàng thì sẽ bắt tăng lên 5000 hay 10000 tỷ. Bởi vậy nếu NHNN vẫn tiếp tục chính sách này, M&A giữa các NHTM là không thể tránh khỏi.

    @Anonymous (June 20): Cám ơn bác đã nhắc về volume, tôi đã kiểm tra lại bên trên.

    ReplyDelete
  5. Cám ơn Anh Giang đã dành thời gian trả lời! Chúc Anh sức khỏe, luôn "sung sức" để lúc nào cũng blogging :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.