Friday, June 11, 2010

World Cup 2010


Tôi không thuộc loại máu mê bóng đá như nhiều người VN, nhưng nhân bác Evil Economist nhắc đến World Cup, mời các bạn xem đội hình Dream Team do Goldman Sachs xây dựng dựa trên phiếu bầu của 2955 clients:


Goldman Sachs dự báo Brazil sẽ vô địch, UBS và Danske Bank cũng vậy. Trong khi đó JPM đặt cược cho England. Và đây là links đến các mô hình dự báo của các IB này, có điều tôi nghĩ dự báo kết quả WC chắc chắn khó hơn dự báo kinh tế, mà chất lượng dự báo kinh tế thế nào các bạn đã biết rồi đấy.

Chúc các bạn xem World Cup vui vẻ.

Update (15/6): ...."We analyse goal-scoring in more than 1500 important football matches played by the national teams of Belgium, Brazil, England, Germany, Italy, and the Netherlands since 1960."

Update (16/6): Is There a Correlation between World Cups and S&P 500 Performance? Answer: -2% over the WC periods.

Update (28/6): Jeong Tae-se, tiền đạo Bắc Triều tiên được báo chí (VN) nhắc đến rất nhiều vì đã khóc khi quốc ca nước này nổi lên trước trận Brazil-North Korea, hóa ra chưa từng sống và đá bóng ở Bắc Triều tiên. Jeong Tae-se sinh ra ở Nhật và có quốc tịch gốc Nam Triều tiên và đã từ bỏ quốc tịch này để đá cho đội tuyển miền Bắc.

Update (29/6): Sau khi được lên tinh thần và được báo chí khắp nơi ca ngợi sau trận gặp Brazil, Bắc Triều tiên đã cho truyền hình trực tiếp cho dân chúng xem trận thứ hai với Portugal, tiêc là họ đã thua tan tác.

Update (29/6): Một báo cáo mới đây của Bank of Korea (tất nhiên là South Korea) đưa ra estimation về GDP của North Korea vào khoảng $25b. Tính theo đầu người North Korea có thu nhập khoảng $1000, tương đương với VN. Như vậy sau hàng thập kỷ khủng hoảng, và suy thoái trong 4 năm vừa qua (có tăng trưởng GDP âm), North Korea vẫn có GDP per capita bằng với VN đã mở cửa và cải tổ kinh tế hơn 20 năm nay. Nếu North Korea mở cửa và cải cách, đặc biệt nếu thống nhất với South Korea, thì đất nước này sẽ nhanh chóng vượt mặt VN :-(

Update (29/6): Một mô hình về golden rule, trong đó tác giả chứng minh rằng luật này (đã bị FIFA bãi bỏ) thực tế có tạo ra incentive cho các đội chơi tấn công hơn trong 2 hiệp phụ. Tuy nhiên kết luận này phụ thuộc nhiều vào một số giả thiết của mô hình và không tính đến yếu tố tâm lý của cầu thủ.

Update (22/7): Một nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trả lương cho trọng tài và performance của họ trong giải ngoại hạng Anh.

Update (30/7): Toàn đội Bắc Triều tiên đã phải đứng chịu "phê bình" của công chúng trong 6 tiếng liền về kết quả thi đấu tệ hại tại WC vừa rồi.


6 comments:

  1. Chào anh Giang,
    Biết là anh rất bận rộn, nhưng cũng xin anh dàn chút thời gian bình luận về bài viết này nhé:Ngân hàng “quên” quản trị rủi ro http://cafef.vn/20100610114655975CA34/ngan-hang-quen-quan-tri-rui-ro.chn
    Em rất mong được biết ý kiến của anh về khả năng khủng hoảng tài chính của VN
    Cản ơn anh rất nhiều

    ReplyDelete
  2. Các nhà kinh tế cũng bỏ khá nhiều thời giờ để viết cuốn kinh tế chuyên về World Cup 1 cách nghiêm túc dài 65 trang thì quả thật cũng phí chất xám quá nhỉ. Trong cái phỏng đóan này ta thấy sự quá chênh lệch về trình độ. Trong khi xác suất vô địch của top 3 khỏang trên 10% (Brazil 13.76) thì bottom 3 khỏang 0.1%. Cá biệt nhất là Bắc Hàn khi xác suất vô địch chỉ 0.05%, tức là việc vô địch còn khó hơn là việc gặp tai nạn nữa.
    Người dân nước nào cũng mong họ sẽ vô địch World Cup 2010 này cho dù xác suất có nhỏ đến đâu đi nữa. Giống như nhiều người trong chúng ta đôi khi cũng bỏ vài đồng mua 1 tờ vé số để hy vọng trúng giải độc đắc. Nhưng xác suất trúng của nhiều lọai vé số như Powerball hay Mega Million thì lên tới 1 phần 120 triệu. Bởi vậy chỉ dựa vào xác suất để cân nhắc thì có lẽ sẽ không ai mua bất cứ tờ vé số nào cả.
    Nhưng trong World Cup thì không phải dựa vào thành tích, bảng xếp hạng của FIFA để đưa ra dự đóan mà yếu tố may rủi cũng rất quan trọng. Nhưng yếu tố may rủi thì chắc chắn các nhà bói tóan có lẽ đóan hay hơn các nhà kinh tế học.

    ReplyDelete
  3. @Đức Ngọc: Tôi không rõ xác suất khủng hoảng của hệ thống ngân hàng VN là bao nhiêu, nhưng tôi tin rằng sau khi NHNN buộc các ngân hàng nhỏ phải tăng vốn điều lệ lên thì xác suất này cũng tăng lên. Lý do như những gì ông Lê Xuân Nghĩa đã giải thích trong bài phỏng vấn và tôi đã phân tích trước đây. Có điều tôi không đồng ý với ông Nghĩa khi cho rằng khủng hoảng cán cân thanh toán sẽ xảy ra trước rồi dẫn đến khủng hoảng tài chính/ngân hàng.

    Khủng hoảng cán cân thanh toán chỉ kéo theo khủng hoảng tài chính khi hệ thống ngân hàng có quá nhiều foreign liabilities (vay nợ nước ngoài, foreigners' deposits) và capital account mở. Cả hai yếu tố này đều không/ít hiện diện ở VN vào thời điểm hiện tại. Ngay khi có dấu hiệu capital flight thì NHNN hoàn toàn có thể đóng capital account như Malaysia làm năm 97, nghĩa là dùng mệnh lệnh hành chính để chặn không cho dòng vốn nước ngoài rút ra quá nhanh. Mà nợ nước ngoài của VN hiện tại đa số là dài hạn nên nếu có khủng hoảng cán cân thanh toán thì VN chắc có đủ thời gian để xoay sở (cầu cứu IMF, sử dụng ASEAN-Asia swapline).

    Theo tôi khủng hoảng tài chính/ngân hàng nếu xảy ra nhiều khả năng do chính sách giật cục của NHNN, cộng với quản lý lỏng lẻo vào không kiên quyết. Hiện tại NHNN đang bơm liquidity ra để tìm cách hạ lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng. Nếu khủng hoảng ở châu Âu dịu xuống và commodity/oil price tăng trở lại, gây sức ép lạm phát ở VN, đến lúc nào đó có thể NHNN sẽ phải tăng mạnh lãi suất và thắt chặt liquidity để chống lạm phát như đầu năm 2008. Lúc đó những ngân hàng nhỏ sẽ rất khó khăn, cộng với các khoản nợ xấu đổ vỡ, sẽ dễ dẫn đến phá sản.

    Thực tế theo ông Lê Xuân Nghĩa nhiều ngân hàng hiện tại có tỷ lệ nợ xấu lên đến 13-14%, trong khi capital chỉ khoảng 8%, nên chỉ cần một vài biến động kinh tế nhỏ là các ngân hàng đó phá sản (technical). Lúc đó tùy thuộc vào NHNN có bailout hay không hoặc có ngân hàng lớn nào chịu mua lại hay không, còn không những ngân hàng đó khó có thể survive.

    Nhưng một vài ngân hàng nhỏ sụp đổ không có nghĩa sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính. Quan trọng nhất là NHNN phải quarantine những ngân hàng xấu đó, nghĩa là không để các ngân hàng khác có cross assets quá nhiều và phải có phương án giải quyết assets/liabilities của các ngân hàng bị phá sản một cách êm thấm. Ví dụ nếu một ngân hàng phá sản thì phải chuyển được credits/deposits của khách hàng sang một ngân hàng khác mà không gây xáo trộn mạnh. Tôi hi vọng NHNN đã có những sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với tình huống này.

    ReplyDelete
  4. Cám ơn anh Giang đã dành chút thời gian cho em. Chúc anh luôn mạnh khỏe

    ReplyDelete
  5. thầy giang ơi, thầy cho em hỏi là liệu rằng Việt Nam nếu có nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính, thì sẽ rơi vào thế hệ khủng hoảng thứ mấy? em cảm ơn thầy vì đã dành thời gian cho câu hỏi của em ạ

    ReplyDelete
  6. @bich tram: khủng hoảng tài chính ở VN nếu xảy ra chắc sẽ "không giống ai", cho nên không thể phân loại được. Tuy nhiên một đặc điểm quan trọng ở VN là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng quá lớn, dẫn đến nếu khủng hoảng xảy ra các ngân hàng sẽ phá sản hàng loạt vì nợ xấu chứ không phải vì maturity/currency mismatch. Cái này đã xảy ra hàng trăm năm nay rồi và có lẽ phải xếp vào thế hệ khủng hoảng thứ zero :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.