Saturday, July 31, 2010

July


World Cup cuối cùng đã kết thúc với phần thắng thuộc về ... Paul the Octopus. Bốn investment banks lớn dám "dũng cảm" đưa ra dự báo của mình về nhà vô định WC đã không thể thắng được Paul, liệu investors có còn tin vào các quantitative models của họ nữa không đây? Nhưng có vẻ investors lại tin vào models của ECB dùng trong bank stress test tháng rồi, thị trường toàn cầu vực dậy mạnh mẽ trong tháng 7, ngay cả Shanghai Index cũng bắt chấp
cảnh báo của Rogoff tăng hơn 10%. Chớ trêu thay, Tây ban nha vừa mới ăn mừng lần đầu tiên vô địch WC thì kết quả stress test cho biết 5/7 các ngân hàng châu Âu sẽ fail là của nước này. Tháng trước nhiều pundits đã phán đồng Euro và kinh tế châu Âu chỉ đợi WC chấm dứt là sẽ sụp đổ vì traders quay về từ Nam Phi. Chưa rõ chức vô địch của TBN hay stress test của ECB đã giúp cho những tiên đoán này không/chưa thành hiện thực?

Ngoài kết quả stress test khá khả quan, chỉ 7/91 ngân hàng có khả năng phá sản và cần khoảng €3.5b để giải cứu, kết quả thành công các cuộc đấu thầu trái phiếu của Hi lạp và Tây ban nha trong tháng 7 có lẽ đã giúp nhiều người thở phào. Gần 2 năm lại đây, WS đã thay hẳn cặp từ "bull/bear" bằng cặp "risk on/risk off". Cứ mỗi khi "risk on" là cổ phiếu ào ào giảm giá, vàng ào ào tăng giá, dầu thô giảm, và đồng USD tăng. Tháng 7 vừa rồi rõ ràng là một tháng có "risk off", chỉ riêng đồng Yen đã đi ngược lại truyền thống, nhưng có lẽ nó tăng giá vì nghe đồn TQ đang giảm bớt dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD và EUR để
chuyển sang JPY. PBoC và SAFE không tuyên bố công khai kế hoạch này nhưng đã bắt đầu tính và công bố REER của đồng RMB, một động thái cho thấy TQ sẽ target một rổ tiền tệ thay vì chỉ một đồng USD như trước.

Thực ra đây là một chiến lược đúng và có lợi cho TQ, vừa tránh bị mang tiếng không giữ lời hứa thả nổi tỷ giá RMB với USD, vừa giúp TQ tránh không bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá EURUSD hay USDJPY như trong mấy tháng vừa qua. Chưa kể, như tôi có đề cập đến trước đây, việc này sẽ giúp TQ tiến gần hơn đến giấc mơ biến đồng RMB thành một đồng tiền dự trữ quốc tế. Chí ít cả IMF và ECB đã đánh tiếng về việc đưa RMB vào rổ tính tỷ giá SDR, có vẻ cả Dominique Strauss Kahn và Jean-Claude Trichet đều bị nghi ngờ đang muốn lấy lòng TQ để nước này đồng ý mở hầu bao ra mua bonds của các nước châu Âu và cả bonds của IMF.

Quả đúng là "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", trong khi Ireland, Hungary, Portugal, hay cả VN phải ngâm bồ hòn làm ngọt khi bị 3 đại gia rating đánh tụt hạng, TQ thẳng thừng tuyên bố không thèm coi những rating đó ra gì. Tự mình lập một rating agency mới (
Dagong), tự mình đánh giá và tự mình cho rằng credit rating của Mỹ, Đức, Anh, Pháp còn thấp hơn của TQ. Có lẽ Dagong nể tình "môi hở răng lạnh" nên vẫn giữ cho VN hạng BB- chứ không cắt xuống B+ như Fitch. Đáng ra NHNN và VNBA đừng "xử" Vietnam Credit thì biết đâu có ngày công ty này xếp rating của VN cao hơn Mỹ.

Nhưng dù Dagong có nói thế nào đi nữa và CSI có tăng hơn 10% trong tháng 7, bản thân PBoC cũng phải thừa nhận tăng trưởng sẽ chậm lại trong nửa cuối 2010 và khả năng easing đang tăng lên. Hàng loạt các ngân hàng trung ương cũng có chung nhận định H2 growth sẽ thấp: Fed, ECB, BoE, RBA. IMF dù có lạc quan hơn vẫn phải đánh tụt dự báo tăng trưởng cho các nước phát triển xuống trong bản WEO mới nhất. Mới chỉ đầu tháng 7 xác suất RBA sẽ tăng lãi suất vào tuần tới còn ở mức xấp xỉ 30%, vậy mà trong tuần cuối cùng market gần như chắc chắn sẽ không có chuyện tăng nữa. Fed và cả ECB đang chịu nhiều sức ép mở lại QE, trong khi BoE và BoC dù phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao hơn nhiều nhưng có lẽ sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng tới.

Duy nhất BoJ lại rất lạc quan dù chính trường Nhật vừa có biến động lớn trong tháng trước. Đây là nước phát triển duy nhất trong tháng 7 điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2010 tăng lên, mà tăng lên đến 1% chứ không nhỏ. Dù không lạc quan được như Nhật, nhiều nước Đông-ĐNÁ đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất (Malaysia, Philippines, Korea, Thailand, India). Lần này các nhà kinh tế nhắc đến decoupling nhưng không phải giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới mà là giữa TQ và phần còn lại của châu Á, tiếc rằng không có VN. Không biết có phải vì NHNN đang tìm cách hạ lãi suất xuống không mà thống đốc Nguyễn Văn Giàu không được mời dự một hội nghị 20 central bankers châu Á do RBA tổ chức hồi trung tuần tháng 7 mà FT gọi là "
rate raisers' meeting".

Cũng trong tháng 7, GS được cho là đã thắng SEC khi chỉ phải nộp phạt $550m cho vụ Abacus, thấp hơn nhiều số tiền phạt nhiều người dự đoán trong khi vẫn phủ nhận "wrong doing". Cũng tương tự như vậy, giới WS đã "thắng" Obama/Dodd/Frank khi dự luật thắt chặt lại quản lý hệ thống tài chính Mỹ đã phải có nhiều nhượng bộ vào giờ chót. Gần như toàn bộ ý tưởng của Volcker's rules đã bị bỏ ra hoặc bị suy yếu rất nhiều, chưa kể luật này để cho Fed/SEC/FDIC quá nhiều discretion sẽ là những lỗ hổng cho WS tiếp tục lobby. Thực tế một ngày trước khi Obama đặt bút ký vào Dodd-Frank bill, cả 3 credit rating agencies lớn đã đồng loạt "
đình công" viện dẫn qui định mới về liability của họ khi đưa ra rating quá rủi ro.

Có lẽ chỉ có một discretion duy nhất không có lợi cho giới bankers là khả năng Fed sẽ nhanh chóng áp dụng Basel III vào cuối năm nay mà không cần QH Mỹ phê chuẩn như lần Basel II trước đây. Và có nhiều lý do để tin rằng Basel III sẽ thắt chặt hơn khả năng kiếm tiền của giới bankers. Với qui định về leverage tối đa, những mánh khóe book dressing như dùng CDS để giảm VaR của các ngân hàng trước đây sẽ không còn tác dụng. Việc đưa ra yêu cầu quản lý liquidity và maturity mismatch cũng làm các banks khó có thể huy động vốn rẻ trên thị trường vốn ngắn hạn để fund cho các long-term assets. Qui định về CAR sẽ minh bạch hơn và không cứng nhắc như trước mà sẽ có tính chất couter-cyclical, nghĩa là khi kinh tế booming CAR sẽ phải tăng lên để các banks có buffer cho thua lỗ khi kinh tế suy thoái. Chi tiết về Basel III sẽ được BIS công bố cuối năm nay, hi vọng các nước sẽ nhanh chóng áp dụng những qui định mới này giống như Mỹ.

Tháng 7 năm nay có nhiệt độ trung bình cao kỷ lục, chẳng biết thời tiết nóng bức làm Paul Krugman khó chịu hay vì các "bonds vigilantes". Hết "gây gổ" với Prescott lại đến Rajan, hết Trichet lại đến Reinhart-Rogoff, Krugman có vẻ càng ngày càng mất kiên nhẫn với conservatism. Sự thực là economist/economic theory/model phản ánh ideology nhiều hơn là science, cho nên khi đã có ideology trái ngược nhau thì dùng mô hình hay lý thuyết cãi nhau chẳng có ý nghĩa gì, như trường hợp mô hình của Zandi và Blinder vậy. Cứ khiêm tốn và thực tế như nhà kinh tế này có lẽ lại có ích hơn cho xã hội.



6 comments:

  1. Em thích đoạn anh viết về rating agency:
    -Sao lại "cả VN cũng phải ngậm bồ hòn..." ạ? đương nhiên là VN phải ngậm... miệng chứ ạ!
    -Em có đọc mấy hôm trước về việc Tàu tự lập rating agency và challenge bọn Fitch hay Moody. Cũng dễ hiểu thôi, bọn Đại Bá mà anh! Nhưng anh so sánh với việc Vietnam Credit bị người nhà "dập tắt từ trong trứng nước" thì quá đúng! Lý ra mình phải làm như Tàu chứ ạ, giống như muốn có 2 vạn ông tiến sỹ thì các trường nhà mình cứ tự cấp bằng cho nhau là đủ, cần gì theo chuẩn của thằng nào, phải không anh!

    ReplyDelete
  2. @Nguyen Duong Hieu: Anh mới update credit spread và CDS của VN, từ giữa tháng 6 đến nay spread giảm hơn 100bps còn CDS giảm gần 50bps. Đúng ra VN có thể cãi lại Fitch một chút, dù chẳng thay đổi được gì nhưng có thể trấn ai được một vài nhà đầu tư.

    Có thể sau khi thấy TQ thành lập Dagong các bác ở NHNN ân hận vụ VC. Hoặc có thể các bác ấy cũng muốn có rating agency nhưng không muốn tư nhân làm.

    ReplyDelete
  3. Bình luận của bác Giang rất dí dỏm. Nếu mà 1 chú bạch tuộc mà có thể thắng cả các nhà kinh tế gia lão luyện hàng đầu thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn. Tôi nghĩ rằng trong tương lai sau này, các chính phủ sẽ phải mở thêm những chương trình đào tạo... bạch tuộc, két, heo... để dần thay thế các kinh tế gia. Như vậy social sẽ đạt được cả effectiveness and resource allocation.

    ReplyDelete
  4. @Evil Economist: Bác nói chí phải, có điều ai sẽ dạy trong các chương trình đào tạo bạch tuộc, két, heo... đó? Chẳng lẽ lại để đám kinh tế gia "bất tài, vô dụng" dạy?

    ReplyDelete
  5. Để tôi kể lại 1 chuyện vui nổi tiếng trong giới economic nhé. Một giáo sư economist khi đi bộ trên khuôn viên trường đông đúc thì bỗng nghe 1 sinh viên đi bộ kế bên la lên rằng: "Tờ 100 đô ai rớt duới đất kìa." Vị giáo sư này mặt lạnh như tiền và tiếp tục bước đi. Khi có nguời thắc mắc rằng tại sao ông không cúi xuống nhặt tờ 100 đô thì ông mới bình thản trả lời: "Nếu dùng quantitative model thì việc giữa 1 đường đông đúc người qua lại, xác suất để 1 tờ 100 đô vẫn còn nằm dưới đất hầu như là zero. Vậy thì kết luận rằng không có tờ 100 đô nào nằm dưới đất ở đây cả."
    Câu chuyện nói lên tính cứng nhắc của các nhà kinh tế học. Dĩ nhiên đây chỉ là chuyện đùa mang tính cách thư giãn thôi. Mong bác Giang đừng bị stress vì những lời châm chọc đại lọai như vậy nhé.

    ReplyDelete
  6. @Evil Economist: Cám ơn bác đã "châm chọc", thực ra như vậy là de-stress đấy chứ. Tôi nghe nói version đầu tiên của câu chuyện này do Paul Samuelson nghĩ ra và có lẽ là second popular joke, chỉ sau one-handed economist thôi.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.